Bát nhã ba la mật hay nạp thọ tất cả pháp lành, hoặc pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật, hoặc pháp Bồ Tát và Phật pháp.
Nầy Xá Lợi Phất! Quá khứ chư Phật thật hành Bát nhã ba la mật được Vô thượng Bồ đề. Vị lai chư Phật cũng thật hành Bát nhã ba la mật sẽ được Vô thượng Bồ đề. Hiện tại nay, chư Phật trong các quốc độ mười phương cũng thật hành Bát nhã ba la mật được Vô thượng Bồ đề.
Nếu lúc nghe nói Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát chẳng nghi ngờ, chẳng cho là khó, thời nên biết đại Bồ Tát nầy thật hành Bồ Tát đạo.
Người thật hành Bồ Tát đạo vì cứu tất cả chúng sanh nên tâm chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh, bởi vô tâm đắc vậy.
Bồ Tát phải thường chẳng rời niệm nầy: Chính là đại bi niệm”.
Ngài Xá Lợi Phất lại hỏi: “Muốn khiến đại Bồ Tát thường chẳng rời niệm nầy: chính là đại bi niệm. Nếu đại Bồ Tát thường chẳng rời đại bi niệm, thời nay đây tất cả chúng sanh sẽ làm Bồ Tát. Vì tất cả chúng sanh cũng chẳng rời các niệm vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Lành thay, lành thay! Xá Lợi Phất muốn chất vấn tôi mà trở thành nghĩa của tôi.
Tại sao vậy? Vì chúng sanh không có nên niệm cũng không. Vì
chúng sanh tánh không có nên niệm tánh cũng không. Vì chúng sanh pháp không có nên niệm pháp cũng không. Vì chúng sanh ly nên niệm cũng ly. Vì chúng sanh rỗng không nên niệm cũng rỗng không. Vì chúng sanh bất khả tri nên niệm cũng bất khả tri.
Nầy Xá Lợi Phất! Vì sắc không có nên niệm cũng không. Vì sắc tánh không có nên niệm tánh cũng không. Vì sắc pháp không có nên niệm pháp cũng không. Vì sắc ly nên niệm cũng ly. Vì sắc rỗng không nên niệm cũng rỗng không. Vì sắc bất khả tri nên niệm cũng bất khả tri. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề cũng như vậy.
Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát thật hành Bồ Tát đạo, tôi muốn khiến chẳng rời niệm nầy: chính là đại bi niệm”.
Bấy giờ đức Phật khen: “Lành thay, lành thay! Đây chính là Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát. Ai muốn nói thời phải nói như vậy.
Tu Bồ Đề nói về Bát nhã ba la mật đều là tuân thừa ý của Phật. Đại Bồ Tát học Bát nhã ba la mật phải học như lời của Tu Bồ Đề nói”.
Lúc Ngài Tu Bồ Đề nói phẩm Bát nhã ba la mật, cõi Đại Thiên chấn động sáu cách.
Bấy giờ đức Phật mỉm cười.
Ngài Tu Bồ Đề bạch hỏi duyên do.
Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Như ta nói Bát nhã ba la mật tại quốc độ nầy, mười phương trong vô lượng vô số quốc độ, chư Phật cũng nói Bát nhã ba la mật như vậy”.
Lúc đức Phật nói phẩm Bát nhã ba la mật, có mười hai na do tha Nhơn, Thiên được vô sanh pháp nhẫn.
Lúc mười phương chư Phật nói Bát nhã ba la mật cũng có vô lượng vô số chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề”.
Nguồn: www.drukpa.org Chắc hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trong bức hình này tôi bỗng nhiên trông như trẻ hẳn ra. Một vài người trong các bạn có thể nghĩ “Ồ,
Chủ đề của tiểu luận này, mahaprajnaparamita (đại trí huệ ba la mật) trong tiếng Sanskrit, là tiêu đề tổng quát và vấn đề căn bản của một nhóm kinh điển Phật
Một người bình thường tin rằng thế giới đang hiển bày là có thực và trạng thái trong mơ là không thực, trong khi chư Phật đều xem cõi Ta Bà là
Sự thấu hiểu về giáo lý tánh không trong Phật giáo là điều vô cùng thiết yếu để có thể trải qua tiến trình sống và chết một cách thực tiễn và
Này ông, tâm không khổVới người không kỳ vọngMọi sợ hãi không cònVới người kiết sử đoạnNhờ đoạn nhân sanh hữuPháp được thấy như thật Ðối chết, không sợ hãiNhờ gánh nặng
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt