Ở một thời điểm nào đó, cuộc sống sẽ không còn bí mật để khám phá nữa. Bạn sống như thế chỉ có một thực tại duy nhất và nó sẽ đền đáp lại bạn một cách hào phóng. Nỗi sợ hãi phát sinh từ tính hai mặt không còn và được thay thế bởi một thái độ hài lòng không thể lay chuyển. Tâm thức hiểu rõ về chính nó một cách trọn vẹn. Khi chúng ta đạt đến trạng thái tự do này thì cuộc sống sẽ bắt đầu lại. Đây là lý do khiến sự giác ngộ được gọi một cách chính xác là sự tái sinh.
Dù lớn lên ở Ấn Độ nhưng tôi chưa bao giờ gặp gỡ một người thật sự giác ngộ. Gia đình tôi rất sùng đạo, đặc biệt là nhà bên ngoài. Nhưng khi tôi chào đời thì cả nước đang lâm vào cảnh rối loạn từ một “sự chào đời chính trị”. Đây quả là những thời khắc khủng khiếp: Những cuộc bạo loạn diễn ra khắp nơi, khi thái độ không khoan nhượng giữa các tôn giáo dẫn đến tình trạng rối ren ở vùng Bắc Ấn Độ.
Khi Mahatma Gandhi bị ám sát bởi một kẻ cuồn tín vào ngày 30 tháng 1 năm 1948 thì kẻ sát nhân đã khai ra một nạn nhân khác. Bằng chứng từ một sợi chỉ. Trang phục truyền thống của đẳng cấp học giả Brahmin có một sợi chỉ kép được thêu trên vai. Có rất nhiều điều xấu xa trong chế độ đẳng cấp, nhưng trong tâm trí tôi thì sợi chỉ kép tượng trưng cho một sự thật sâu xa – rằng giác ngộ là điều khả thi. Mãi cho đến thời hiện đại thì người dân Ấn Độ mới biết rằng sợi chỉ kép là lời hứa về sự tái sinh. Nó đại diện cho một truyền thống đã bắt đầu từ trước khi ký ức hình thành. Ngày nay, giác ngộ không còn là mục đích sống nữa, thậm chí ngay cả ở Ấn Độ. Điều tốt nhất mà một bậc thầy có thể làm là mở lại cánh cửa này và trả lời 3 câu hỏi sau theo phong cách cổ xưa:
Tôi là ai? Bạn là toàn thể vũ trụ đang thể hiện qua tâm trí con người.
Tôi đến từ đâu? Bạn đến từ nơi chưa bao giờ sinh ra và cũng không bao giờ chết đi.
Tại sao tôi ở đây? Để tạo ra thế giới trong mọi khoảnh khắc.
Việc hiểu rõ kiến thức này cũng giống như được sinh ra lần nữa. Bạn có thể lại thốt ra tiếng khóc vì ngạc nhiên – và có lẽ là cả vì sốc và đau đớn – khi phát hiện ra mình đang tồn tại trong một thế giới chưa biết. Sau khi chấp nhận sự tái sinh thì bạn sẽ tiếp tục suy nghĩ và cảm nhận, nhưng giờ đây, chúng chỉ là những sự thôi thúc nhẹ nhàng trên nền tảng một nhận thức thầm lặng, giống như những đợt sóng yếu ớt đang nhấp nhô mà không gây phiền nhiễu cho đại dương của sự tồn tại.
Tôi không thể không nghĩ rằng sự giác ngộ chưa bao giờ là phần thưởng dành cho người Ấn Độ - hay bất kỳ nền văn hóa nào khác. Sự tái sinh bắt nguồn từ việc nhìn vào cuộc sống với bản chất của nó, nhìn thấy điểm cốt lõi ở bên trong nó. Khi con người làm được điều ấy thì họ sẽ giác ngộ. Vũ trụ đi đến điểm cốt lõi để có thể tạo ra không gian và thời gian. Bạn đến đó để tìm thấy một lời nói, một ký ức, một khuôn mặt hay mùi hương của một đóa hồng. Ở khoảnh khắc này, thế giới như đang rộng mở một cách vô tận trước khi chìm vào sự yên lặng và kinh ngạc trước phép mầu mà nó vừa đạt được.
Trích "Cuốn Sách Của Những Bí Mật" - Deepak Chopra - Người dịch: Thế Anh
NXB: Hồng Đức, 2017
* Là Chú thích của Trang Nhà
Chúc PhúViết để tặng bạn tôi, nhà sư-họa sĩ.Trong kinh điển Phật giáo, danh xưng Sa-môn, Bà-la-môn có tần suất xuất hiện rất cao và mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo
Interview with His Holiness at Vietnamnet - the Dharma talkNhà báo Nguyễn Quang Thiều: Hôm nay là một ngày của hòa bình, ân phúc, của điều gì đó thật kì diệu, khi
🤹Randy Pausch là giáo sư bộ môn khoa học Máy tính, tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại Đại Học Carnegie Mellon. Từ năm 1988 đến năm 1997,
I. Ý nghĩa Bồ tát Bồ tát, từ người mới bắt đầu (sơ phát tâm) cho đến những vị đã nhiều đời sống theo hạnh Bồ tát (Đại Bồ tát) đều có
To see a World in a Grain of SandAnd a Heaven in a Wild Flower,Hold Infinity in the palm of your handAnd Eternity in an hour.Dịch nghĩa:Để thấy Vũ trụ trong một
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt