Tin Tức (680)


CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC LÀ CÁI ĐẦU TIÊN VÀ CŨNG LÀ CÁI CUỐI CÙNG CỦA MỌI TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO

480

Mục đích và phương pháp mà thầy giảng dạy cho chúng ta tu Chánh niệm tỉnh giác kỳ Năm này là một chủ đề trong kinh điển nói tới nhiều nhất và nó có sức hấp dẫn nhất bởi vì nó hết sức bất ngờ nhưng lại bí hiểm.
Đầu tiên thầy trích đọc lời khai thị của ngài Liên Hoa Sanh như sau:

“Tánh giác nội tại này tự do khỏi tám cực đoan, như thường kiến và đoạn kiến, và những cái còn lại.
Như thế chúng ta nói đến Trung Đạo nơi người ta không rơi vào bất kỳ cực đoan nào,
Và chúng ta nói đến tánh giác nội tại như sự hiện tiền chánh niệm không dứt.
Bởi ‘tánh Không’ sở hữu một trái tim là tánh giác nội tại,
Thế nên nó được gọi là Như Lai Tạng, tức là, “bào thai hay trái tim của Phật quả”.
Nếu con hiểu nghĩa của cái này, bấy giờ nó sẽ siêu vượt mọi cái khác.
Thế nên, nó được gọi là Bát Nhã ba là mật, tức là, “Sự hoàn thiện của Trí huệ”.
Bởi vì nó không thể quan niệm bằng trí năng và tự do khỏi giới hạn (khái niệm) từ sơ thủy,
Thế nên nó được gọi là Mahamudra, tức là, “Đại Ấn”. Nhờ đó tùy thuận với sự được hiểu hay không được hiểu,
Bởi vì nó là cơ sở của mọi sự, của tất cả an lạc của niết bàn và của tất cả buồn vui của sanh tử, Thế nên nó được gọi là A lại da, tức là, “nền tảng của mọi vật”.”
(trích Tự Giải Thoát Qua Thấy Với Tánh Giác Trần Trụi, nxb Thiện Tri Thức)

Thầy dạy chúng ta tu học trong 24 giờ là để chánh niệm trên tánh giác nội tại này, chúng ta thiền định và thiền quán là chỉ ở trên tánh giác bất sanh bất diệt này mà thôi. Và tu hành Phật giáo chính là tu hành cái này, “đây là là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng của mọi tông phái Phật Giáo.”
Tánh giác nội tại là sự hiện tiền không dứt, nó chính là Tan tra nói đến trong Phật giáo Tây Tạng, là dòng tương tục của tâm thanh tịnh hay là sự biểu hiện của Phật tánh. Và chúng ta tu hành trong ngày Chánh niệm tỉnh giác là chánh niệm trên tánh giác thường trụ đó.
Theo ngài Liên Hoa Sanh thì nó luôn luôn hiện tiền, cho nên nó có từ thờì Phật Thích Ca cách đây hơn hai ngàn năm đến thời đức Phật Di Lặc; và nó có mặt ngay ở đây, nghĩa là nó trùm khắp ba thời, chúng ta chỉ làm quen với nó mà thôi.
Nghĩa của chữ “thiền định” của Tây Tạng là “làm quen”, và làm quen chính là làm quen với Tánh giác tương tục này.
Cuộc đời tu của chúng ta là nhìn ngay hiện tại này, tại đây và bây giờ tánh giác đó đang hiện tiền. Vấn đề là mình phải phát hiện ra nó.
Tánh giác này trong Thiền Tông gọi là Bản Lai Diện Mục, nó như tấm gương sáng gọi là Đại viên cảnh trí hay Pháp thân. Chúng ta đang sống đây sở dĩ có không gian, cây cối, các hình tướng có hiện diện; tất cả đều là bóng. Chúng ta khi thấy bóng thì chúng ta phải thấy được gương.
Vấn đề của mình là phải tìm cho ra cái gương bất sanh bất diệt này.
Gương hay A lại da, Như Lai Tạng là Chánh niệm tỉnh giác. Có mọi bóng phải thấy gương nhưng gương không bao giờ là bóng. Ngay cả trong mộng chúng ta cũng thấy mộng, tức là thấy bóng, chứng tỏ có bóng là phải có gương.
Có bốn trạng thái của đời sống con người đó là: trạng thái khi thức, khi ngủ, khi thiền định, trạng thái trung ấm. Bốn trạng thái là sự ứng hiện của bóng mà có bóng thì phải có gương vì bóng không có ngoài gương, và khi biết được gương là chúng ta thoát được sanh tử. Chúng ta tu hành là làm sao đạt được cái thấy của gương.
Đại Toàn Thiện biểu thị tánh giác là quả cầu pha lê, quả cầu này phản ánh tất cả các bóng mà nó không dính vào một bóng nào cả, bởi vì nó trong suốt.
Nếu chúng ta biết được Tánh giác thì chúng ta đi đứng nằm ngồi, tụng kinh ngồi thiền… tất cả những hiện hữu đều là động dụng trong gương tâm này mà thôi.
Chúng ta có thể hình dung tánh giác như màn hình của cái ti vi, nó có nền trắng làm ánh sáng nền, các hình ảnh biểu hiện trên đó. Mỗi chúng ta, ai cũng có nghiệp riêng của mỗi người; nhưng dù nghiệp riêng như thế nào cũng là biểu hiện trên một màn hình trắng. Nếu không có màn hình trắng làm nền thì không có hình ảnh nào có thể hiện lên được cả.
Đại viên cảnh trí là gương của mình, của chư Phật và của các vị Bồ tát. Phải tin mình có cái đó và tin nó thường trụ. Vì tin nó có mặt cho nên mình mới tu hành để nhận ra nó. Thiền tông gọi là “đương niệm” (niệm hiện tiền). Phiền não là nghiệp riêng của mỗi người khi khởi khi diệt nhưng tánh giác nền tảng này thì hiện tiền không dứt.
Tư tưởng khởi lên từ tánh giác, không có tánh giác thì sẽ không có tư tưởng. Sóng có được là nhờ có nước, không có nước thì sẽ không có sóng.
Tu hành là nhìn vào tâm để thấy trước khi khởi niệm như thế nào? Khi thấy trước khi khởi niệm chính là thấy tánh giác.
“Tánh giác nội tại” nghĩa là nó thường có ở đây, nhận ra và sống hoàn toàn thì không có sanh tử, bóng không thể làm nhơ gương vì gương vốn giải thoát.
Tánh giác thì vốn bình đẳng, còn nghiệp của chúng ta thì có sai biệt sai biệt cỡ nào cũng là chuyện của nghiệp còn tánh giác thì vốn bình đẳng.
Tu hành nếu muốn tương ưng chúng ta phải tin sự thật này, và chúng ta thực hành gỡ những ngăn che, vì các pháp môn của Phật giáo nhằm gỡ những bức màn che chướng ngăn che chúng ta thấy giải thoát.
Phật tánh như nước thắm vào các sóng đến độ phân tử, nguyên tử, nhưng lỗi là “mình chỉ thấy sóng mà không nhận ra chính mình là nước!”
Tu hành là chúng ta phải ứng dụng tất cả những gì mà Phật giáo có trong 37 phẩm trợ đạo, phải biết ứng dụng nó để phá tất cả che chướng.

Đó là toàn văn mà thầy đã dạy về ý nghĩa mục đích của kỳ tu này, là cái nhìn tổng quan và cốt lõi tinh túy nhất của các bài pháp từ trước đến giờ thầy đã giảng dạy cho chúng ta.
Một điều hết sức tưởng tượng là: những lời dạy này, câu nào cũng là vàng ròng. Từ mọi hướng chính của Phật giáo, thầy chỉ ra cho chúng ta; ai có duyên và cảm kích một câu nào nhất, chúng tham thiền về nó, suy nghiệm về nó; cùng với thực hành tu hành hàng ngày, khi thấu được; chúng ta sẽ biết được hết những lời dạy còn lại; nghĩa là, chúng ta biết “nhúng cuộc đời ngỗn ngang sanh tử của mình vào Pháp tánh” như thầy đã dạy.
Thật là khó tin, bất ngờ nhưng bí hiểm. Khó tin vì đây là một sự khai thị cái có trước mắt cái gần gũi mình nhất, những ai còn mơ mộng tưởng tượng sẽ thấy toàn văn của bài giảng này chỗ nào cũng khó tin. Khó tin bởi vì nó thật quá đến nỗi không ngờ, và nó thật bất ngờ nếu người tin được chỉ một câu có thể vở hòa ra mà khóc.
Ở sát bên mình ở ngay nơi mình, muốn nhận ra nó phải làm sao đây?
Thật bí hiểm!
Chúng ta mới thấy trong Phật giáo Chánh kiến là “cái thấy” quí vô cùng, thầy đã dùng mọi cách để chúng ta có cái này và khi đã có cái này chúng ta sẽ biết đường thực hành và chúng ta sẽ ở trên Phật đạo (con đường của Phật).

Tất cả các cánh cửa đều mở, chúng ta phải tin và chỉ thực hành để không tự ngăn cách mình với tánh giác mà thôi!

Tháng 12 năm 2016
Tánh Hải

480

Thiền Viện Tịnh Chiếu - Long Hải, Long Đất - Bà Rịa, Vũng Tàu

Tên thường gọi: Tịnh Chiếu.Địa chỉ: Thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868922.Thiền viện toạ lạc tại thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, tỉnh

1,242
VÔ NGÃ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG CÓ CÁI NGÃ ĐỂ LÀM VIỆC

Thưa thầy con xin hỏi, trong kinh Kim Cương có câu: Trang nghiêm quốc độ Phật tức là chẳng phải trang nghiêm tức là trang nghiêm có nghĩa như thế nào?_Trang nghiêm

514
MỘT CẦU NGUYỆN KHI RỜI ĐI - Milarepa

Người cha bảo vệ của những chúng sanh lưu lạcNgài đã làm tròn ước nguyện chân thành của mìnhDưới chân thầy, ôi Marpa Dịch giảCon lễ lạy với lòng biết ơnTất cả

1,040
DALAI LAMA NÓI VỀ GIÁO DỤC

"Tôn giáo là một công việc cá nhân. Chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự hẹp hòi. Hãy suy nghĩ về nhân loại và sự an lạc". Đây là thông điệp mà

825
MILAREPA, ĐẠI THIỀN GIẢ MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT CỦA TÂY TẠNG

Trong thời gian khi những lời này được hoàn thành, có một lama rất giàu và rất có ảnh hưởng là Geshe Tsakpuhwa sống ở Drin. Ban đầu, ông tỏ ra tôn

1,110
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc