4
Đây là nơi của Đức Từ Thị (Maitreya) tôn quí,
Đại bi, thanh tịnh trí, lợi ích chúng sinh,
Là con trưởng của Phật, trong Quán đỉnh vị (Abhisekha)[18];
Nhập trong các cảnh giới Như Lai.
Đây là trụ xứ của các hàng vô đẳng,
Là con của Phật, có tiếng tăm vang dội,
Đã bước vào cửa giải thoát của Đại thừa,
Du hành trong pháp giới, Tâm không đắm trước.
Đây là trụ xứ của những vị đã đầy đủ
Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, Thiền định và trí tuệ.
Phương tiện, thệ nguyện lực và thần thông;
Là tất cả các Ba la mật của Đại thừa.
Đây là trụ xứ của những vị có trí vô ngại;
Với tâm rộng lớn vô ngại như hư không;
Biết khắp hết thân pháp trong ba đời,
Biết tường tận các loài thọ sinh và các hữu.
Đây là trụ xứ của hàng đại trí
Khéo hiểu rõ hết thảy các pháp
Vốn vô tánh, vô sinh, vô sở y,
Tư tại như chim bay giữa trời.
Đây là trụ xứ của các bậc tịch tĩnh
Biết rõ ba độc[19] không thật tánh
Phân biệt nhân duyên do hư vọng mà khởi ;
Cũng không nhàm chán chúng mà mong xuất li
Đây là trụ xứ của các bậc khéo léo
Biết rõ ba giải thoát, tám thánh đạo.
Các Uẩn, Xứ, Giới và Duyên khởi,
Mà vẫn không rơi vào cõi tịch diệt,
Đây là trụ xứ của bậc tịch diệt
Dùng vô ngại trí mà quán sát khắp
mời phương quốc độ và chúng sinh
Biết là tánh không, không phân biệt
Đây là trụ xứ của các bậc không nương tựa.
Đi khắp Pháp giới không trở ngại,
Mà không thấy có bản tánh đi.
Như gió đi giữa trời không lối đi.
Đây là trụ xứ của các bậc hay thương xót,
Thấy khắp các loại quần sinh trong ác đạo,
Chịu các khổ sở không nơi nương tựa,
Phóng ánh sáng đại từ để dứt hết.
Đây là trụ xứ của các bậc đạo sư
Thấy các chúng sinh lạc nẻo chính
Như người mù bẩm sinh dẫm vào lối hiểm
Dẫn dắt họ vào thành trì giải thoát
Đây là trụ xứ của các người dũng kiện,
Thấy chúng sinh lọt lưới ma quỷ
Sinh, già, bịnh, chết, hằng bức bách,
Khiến họ giải thoát được yên ổn
Đây là trụ xứ của các đại y vương,
Thấy chúng sinh như trẻ thơ bịnh mê hoặc
Nên mở lòng đại bi rộng lớn
Đem thuốc trí tuệ mà trừ diệt
Đây là trụ xứ của các bậc khéo lèo lái,
Thấy chúng sinh chìm đắm trong biển hữu,
Trôi nổi lo sợ, chịu các khổ,
Nên đem Pháp thuyền đến cứu vớt.
Đây là trụ xứ bậc khéo chài lưới,
Thấy chúng sinh trong biển mê hoặc
Vẫn có thể phát tâm Bồ đề như báu lạ,
Nên vào trong đó mà vớt ra.
Đây là trụ xứ của Kim súy vương (Garuda)
Hằng với con mắt đại nguyện từ bi
Xem khắp hết thảy các chúng sinh
Mà vớt ra khỏi các biển hữu.
Đây là trụ xứ bậc soi tỏ thế gian
Như mặt trời, mặt trăng giữa hư không,
Hết thảy thế gian không đâu là không sáng;
Ánh sáng của trí tuệ cũng vậy,
Đây là trụ xứ của các bậc cứu thế;
Bồ tát vì giáo hóa một chúng sinh
Mà Phải trải qua vô lượng kiếp suốt vị lai;
Vì một người như thế, vì hết thảy cũng thế.
Đây là trụ xứ bậc kiên cố ý;
Giáo hóa chúng sinh một quốc độ,
Suốt kiếp vị lai không ngừng nghỉ;
Mỗi một quốc độ đều như thế
Đây là trụ xứ bậc trí tuệ như biển;
Dù suốt kiếp vị lai không mệt mỏi
Nghe hết pháp luật trong mười phương
Mà mỗi hội ghi nhớ trọn vẹn
Đây là trụ xứ của các bậc tu hành,
Rảo khắp hết thảy biển thế giới,
Vào khắp hết thảy biển đạo tràng,
Cúng dường hết thảy biển Như Lai.
Đây là trụ xứ của bậc công đức,
Tu hành hết thảy biển diệu hạnh,
Phát khởi vô biên biển đại nguyện,
Như thế trải suốt biển thời gian,
Đây là trụ xứ bậc có mắt vô ngại,
Thấy suốt khắp cả vô 1ượng cõi
Trên đầu một sợi lông, và thấy khắp
Bất khả thuyết Phật, chúng sinh kiếp.
Đây là trụ xứ bậc đủ các đức,
Một niệm gói hết vô lượng kiếp,
Quốc độ, chư Phật và chúng sinh,
Trí tuệ vô ngại nên biết rõ.
Đây là trụ xứ bậc vô ngại,
Nghiền mười phương quốc độ thành bụi
Hay đếm số giọt nước trong biển cả;
Bồ tát phát nguyện nhiều như vậy,
Đây là trụ xứ chân Phật tử,
Thành tựu môn tổng trì tam muội
Đại nguyện, các Thiền, và giải thoát,
Mỗi mỗi đều trụ vô biên kiếp.
Vô lượng vô biên các Phật tử
Đủ cách thuyết pháp độ chúng sinh
Cũng nói cả các kỹ thuật thế gian,
Hà trụ xứ của bậc tu hành đó.
Đây là trụ xứ của bậc vô ngại,
Thành tựu thần thông, phương tiện trí,
Tu pháp môn Như huyển nhiệm mầu,
Hiện thân khắp mười phương lục đạo.
Đây là trụ xứ bậc thần lục,
Bồ tát là khi mới phát tâm,
Tu hành đầy đủ hết thảy hạnh,
Hóa thân vô lượng khắp hư không.
Đây là trụ xứ bậc khó lường,
Thành tựu bồ đề trong một niệm,
Làm khắp nghiệp trí tuệ vô biên;
Tâm niệm thế gian chắc phải cuồng.
Đây là trụ xứ bậc vô ngã,
Bồ tát tu hành vô ngại huệ.
Vào các quốc độ không ràng buộc,
Dũng trí vô nhi soi tỏ hết
Đây là trụ xứ bậc ly cấu
Biết rõ, các pháp không nương tựa,
Bản tính vắng lặng như hư không,
Thường đi trong cảnh giới như vậy.
Đây là trụ xứ bậc bi mẫn,
Thấy khắp quần sinh chịu các khổ,
Phát tâm trí tuệ đại nhân từ,
Nguyện thường lợi ích các thế gian.
Đây là trụ xứ của Phật tử,
Như mặt trời, mặt trăng
Hiện thân truớc khắp chúng sinh;
Trừ bóng tối sinh tử cho chúng, bằng thiền định giải thoát.
Đây là trụ xứ của Phật tử, theo gót chư Phật,
Hiện thân khắp các quốc độ qua vô biên kiếp,
Đây là trụ xứ Phật tử tùy căn cơ chúng sinh,
Hóa thân như mây khắp mời phương
Đây là trụ xứ của các bậc đại nhân đã vào cảnh giới chư Phật,
An trụ và du hành trong đó qua vô số kiếp không mệt mỏi.
Đây trụ xứ những ai, biết rõ từng các đặc tính của vô số tam muội vô phân biệt.
Thị hiện cảnh giới Phật khi nhập tam muội đó.
Đây 1à trụ xứ những ai trong một niệm biết rõ hết thảy số kiếp quốc độ, danh hiệu Phật; và những ai có tri kiến quảng đại trong một niệm có thể thâu tóm hết thảy vô số kiếp.
Đây là trụ xứ của những ai trong một niệm thấy suốt vô số kiếp; và những ai, tuy dù tùy thuận tâm tưởng của thế gian, mà không ức tuởng phân biệt.
Phật tử trụ ở đây
Tu tập các Tam muội
Trong mỗi mỗi tâm niệm
Biết rõ pháp ba đời
Phật tử trụ ở đây
Kiết già thân không động
Hẹn khắp hết thảy cõi
Trong hết thảy các nẻo
Phật tử trụ ở đây
Uống biển pháp chư Phật
Vào sâu biển trí tuệ
Đầy đủ biển công đức.
Phật tử trụ ở đây
Biết con số các cõi
Các đời và chúng sinh
Và số danh hiệu chư Phật.
Phật tử trụ ở đây
Trong một niệm tất biết
Quốc độ thành hay hoại
Trong hết thảy ba đời.
Phật tử trụ ở đây
Tu tập Bồ tát đạo
Noi gương hạnh nguyện Phật
Và tùy căn tánh chúng sinh.
Phật tử trụ ở đây
Trong một hạt bụi nhỏ
Thảy vô lượng quốc độ, đạo tràng
Chúng sinh và các kiếp.
Trong một hạt bụi như thế
Trong hết thảy hạt bụi cũng thế
Tất cả đều chứa đủ
Thảy đều không ngại nhau.
Trong mỗi một hạt bụi
Thấy đại dương quốc độ
Chúng sinh, kiếp, như vi trần
Lẫn lộn mà không ngại nhau
Phật tử trụ ở đây
Quán khắp hết thảy pháp
Chúng sinh, quốc độ và thời gian
Không sinh khởi và không thật hữu.
Quán sát lý bình đẳng
Nơi chúng sinh, nơi Pháp
Như lai, quốc độ và nguyện
Và thời gian, thảy bình đẳng.
Phật tử trụ ở đây
Giáo hóa các quần sinh
Cúng dường các Như Lai
Tu duy các pháp tánh.
Vô lượng nghìn vạn kiếp
Tụ tập, nguyện, trí, hạnh
Bao la không kể xiết
Khen ngợi cũng không cùng
Các bậc dũng mãnh vĩ đại đó
Đã thành tựu vô số hạng
An trụ nơi tháp này
Tôi chắp tay kỉnh lễ.
Tôi nay cung kính lễ
Đức Di Lặc tôn quí
Là con trưởng chư Phật
Mong ngài đoái tưởng tôi
5
Bấy giờ Thiện Tài yêu cầu Bồ Tát Di Lặc mở cửa Lầu các và cho phép mình bước vào Bồ Tát đến trước lầu các và khảy móng tay, và kìa! cửa đã mở. Thiện Tài hết sức hoan hỉ bước vào, rồi thì cửa tự động khép lại cũng nhiệm mầu như khi mở ra!
Bấy giờ, một quang cảnh hiện ra trước mắt, lạ thay!
Lầu các rộng rãi bao la cũng đồng như hư không. Mặt đất được dát bằng vô số cẩm thạch đủ loại, và ngay giữa lầu các có vô số cung điện, vô số cửa lớn, vô số cửa sổ, vô số thềm cấp, vô số lan can, vô số đường đi, tất cả đều được làn bằng bảy báu. Lại có vô số phướn, lọng, dây giăng, lưới, đủ loại màn buông, cũng làm bằng vô số các thứ châu báu. Vô số chuông nhỏ reo vang trong gió, rải vô số các thứ hoa trời, treo vô số giải tràng hoa, đặt khắp nơi vô số lư hương, mưa vô số lá vàng ròng, treo vô số mặt gương báu, đốt vô số ngọn đèn, giăng vô số áo đẹp, làm vô số bảo trướng, đặt vô số bảo toà bên trên phủ vô số lụa quý.
Lại cũng có vô số hình tượng, làm bằng vàng ròng diêm phù đàn (Jambùnada) hay bằng các châu ngọc - tượng ngọc nữ, tượng Bồ tát, v.v...
Vô số loài chim đẹp đang hát du dương, vô số hoa sen nhiều màu nở rộ, vô số cây báu được trồng thứ tự từng hàng, vô số ngọc ma ni phóng các tia sáng chói lọi – và như thế, khắp cùng cả Lầu các có vô lượng a tăng kỳ kiếp các thứ trang nghiêm được dùng để trang nghiêm.
Và phía trong Lầu các rộng lớn, huy hoàng tráng lệ này, cũng có hàng trăm nghìn vô số lầu các, mỗi lầu các đó cũng huy hoàng tráng lệ như lầu các chính, và cùng rộng lớn như hư không. Và hết thảy vô số lầu các này, không đứng riêng rẽ với nhau; mỗi cái y nguyên bản vị tồn tại của nó trong sự hoà điệu toàn diện với tất cả lầu các khác; ở đây, không có gì cản trở lầu các này hỗn nhập lầu các nọ, riêng và chung; có một trạng thái hỗn giao toàn diện, nhưng hoàn toàn có trật tự. Thiện Tài đồng tử thấy mình trong hết thảy các lầu các, cũng như trong mỗi một lầu các, trong cái một bao hàm tất cả và tất cả bao hàm một.
Khi thấy mình ở trong cảnh kỳ diệu này, với tâm trí bay lượn từ cái màu nhiệm này đến cái màu nhiệm nọ, niềm vui của Thiện Tài không biết đâu là bờ bến. Rời hết thảy các tướng, trừ hết thảy các chướng, diệt hết thảy các hoặc; vì bấy giờ đang ở giữa môn vô ngại giải thoát không giới hạn.
Được gia trì bởi uy lực của Bồ tát Di Lặc, Thiện Tài tự thấy mình có trong hết thảy các lầu, đồng thời thấy đủ các cảnh giới tự tại bất khả tư nghị, về cuộc đời của Bồ tát Di Lặc. Tức là thấy Bồ tát Di Lặc vừa mới phát tâm cầu chứng vô thượng Bồ đề; thấy ngài có danh hiệu như vầy, chủng tộc như vầy, thiện hữu như vầy, gieo trồng thiện căn như vầy, tuổi thọ như vầy, trang nghiêm cõi Phật như vầy, phát những nguyện như vầy, tham dự chúng hội Phật và Bồ tát như vầy, trải qua bao nhiêu kiếp thân cận cúng dường cung thỉnh Phật như vầy. Như thế tất cả những việc trong đời của Bồ tát Di Lặc, Thiện Tài thấy hết.
Lại thấy, Bồ tát Di lặc vừa chứng Từ tâm tam muội (Maitra Samàdhi) như thế nào, mà từ đó về sau được gọi là Từ Thị (maitreya). Lại thấy Di Lặc tu các diệu hạnh, thành tựu các Ba la mật, được các Nhẫn (Ksanti), chứng các trụ địa thành tựu các cõi Phật, hộ trì chánh giáo các Như Lai. Lại thấy, Di Lặc chứng ngộ pháp Hộ sinh, và được Như Lai thọ ký cho vô thượng Bồ đề, lúc nào và ở đâu.
Thiện Tài lại thấy, trong mỗi lầu các, Bồ tát được một vị thế giới chủ khuyến thỉnh dìu dắt hết thảy chúng sinh tu hành mười thiện đạo; được một vị hộ thế khuyến thỉnh làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh; được Đế thích (Sakra) khuyến thỉnh mà quở trách vì nhũng bản năng khát dục của chúng sinh; được Phạm thiên khuyến thỉnh mà tán dương vô lượng phước báo của Thiền định; được trời Dạ ma (Yàma) khuyến thỉnh mà tán dương vô 1ượng phước báo của Thiền định; được trời Dạ ma (Yama) khuyến thỉnh mà tán dương vô lượng phước báo của hạnh nhiếp tâm; được trời Đâu suất (Tusita) khuyến thỉnh mà tán dương các công đức của Bồ tát sẽ thành Phật trong một đời nữa; được trời Hóa Lạc (Nirmita) khuyến thỉnh mà hiện các biến hóa thân cho thiên chúng thấy, được trời Tha hoá tự tạI (Vasvartin) khuyến thỉnh mà diễn thuyết Phật pháp cho những tùy tùng.
Thiện Tài thấy, hoặc Bồ tát hiện làm Ma vương mà thuyết hết thảy các pháp đều vô thường; hoặc vì Phạm vương mà thuyết thiền định, vô lượng hỉ và lạc; hoặc vì A-tu-la (Asura) mà lặn vào biển Đại trí để biết rằng hết thảy pháp vốn như huyễn, giảng cho Atula vương và quân đội Atula hãy đoạn trừ hết thảy kiêu mạn, cuồng ngạo và say sưa. Hoặc thấy Bồ tát phóng đại quang minh vào cõi chết để cứu vớt chúng sinh khỏi các khổ não của địa ngục; hoặc thấy Bồ tát ở thế giới ngạ quỷ bố thí các thứ ẩm thực để cứu rỗi sự đói khát của chúng ngạ quỷ; hoặc thấy Bồ tát trong cõi súc sinh đặt đủ các phương tiện để điều phục chúng. Hoặc thấy Bồ tát giảng pháp cho các chúng hội chư thiên trong các cõi trời Hộ thế, trời Đâu suất, trời Dạ ma, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại và trời Đại phạm, giảng cho các chúng hội Long vương (Nga), Dạ xoa (Yaksa), La sát (Raksa), Càn thát bà (Gandhara), Atula (Asura), Ca lâu đa (Garuda), Khẩn na la (Kinnara), Ma hầu la già (Mahoraga). Nhân (Manusya) và Phi nhân (Amanusya). Hoặc thấy Bồ tát giảng pháp cho các chúng hội Thanh văn (Sraavaka) Duyên giác (Pratyekabuddha), Bồ tát (Bodhisattva) từ mới phát tâm cho đến địa vị cứu cánh. Hoặc thấy tán dương các công đức của các Bồ tát từ Sơ địa cho đến Thập địa, viên mãn hết thảy Ba la mật, chứng nhập hết thảy các Nhẫn, thành tựu hết thảy Đại tam muội, thâm nhập giải thoát, tán quang cảnh giới thần thông do Thiền định và Tam muội, tán dương hạnh của Bồ tát, đại thệ nguyện của Bồ tát. Lại thấy Bồ tát Di Lặc, cùng các vị Bồ tát đồng hành khác, tán dương các công xảo của thế gian, và hết thảy các phương thuật có thể đem lại lợi ích cho chúng sinh. Lại thấy Bồ tát Di Lặc, cùng với các Bồ tát sẽ thành Phật trong một đời nữa, tán dương môn Quán đỉnh (Abhisekha) của hết thảy chư Phật. Lại thấy Bồ tát Di Lặc tinh tấn không hề mỏi mệt, tụ tập các Thiền định và bốn vô lượng tâm, các nhập biến xứ (Krtsnàyatana), và các giải thoát, hoặc nhập tam muội mà thị hiện các năng lực thần biến.
Thiện Tài lại thấy Bồ Tát Di Lặc cùng với các Bồ tát khác nhập vào Tam muội và từ mỗi lỗ chân lông hiện ra vô số hóa thân như mây: mây thiên chúng, mây long vương, mây Dạ xoa, mây Càn thát bà, mây Atula, mây Ca lâu la, mây Khẩn na la, mây La hầu la già, mây Đế thích, mây Phạm vương, mây Hộ thế, mây Chuyển luân thánh vương, mây Tiểu vương, mây Vương tử, mây Đại thần, mây Quan thuộc, mây Trưởng giả, mây Cư sĩ, mây Thanh văn, mây Duyên giác, mây Bồ tát, mây Như Lai, mây hết thảy chúng sinh.
Bấy giờ Thiện Tài nghe hết thảy các pháp môn của Phật phát ra du dương từ mỗi lỗ chân lông của hết thảy các Bồ Tát như tán thuyết công đức của Bồ đề tâm, tán thuyết bố thí, trì giới nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ, bốn nhiếp pháp, bốn vô lượng tâm, các tam muội (samàdhi), tam ma bát để (samapatti), các thần thông, các minh huệ (vidyà), các tổng trí (Dhàrani), biện tài (Matibhàna) các đế (satya), các trí, Chi (Samatha), Quán (vipasya), giải thoát, các duyên các y (pratisarana), các môn thuyết pháp (nidhana), các niệm xứ, các chánh cần (upasthana), các thần túc, các căn lực, bảy phần bồ đề, tám chi Chánh đạo, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa Bồ tát thừa, các nhẫn, các hạnh, các nguyện.
Thiện Tài lại thấy các Như Lai có đại chúng vây quanh; hoặc thấy các nơi Phật giáng sinh, thấy giòng họ, thân hình, tuổi thọ, số kiếp, quốc độ, danh hiệu, các pháp hội, các phương tiện lợi sinh, các giai đoạn kế thừa, v.v..., với tất cả sai khác nơi các Như lai.
Thiện Tài lại thấy một tòa lầu các đặc biệt cao rộng và trang nghiêm huy hoàng nhất, tráng lệ vô song, ở giữa hết thảy những tòa lầu các được nhìn thấy bên trong lầu các Tì lô giá na. Trong tòa lâu các vô tỉ này, Thiện Tài thấy cả tam thiên thế giới trong chớp mắt, gồm cả trăm ức cõi trời Đâu suất (Tusita). Và trong mỗi thế giới đó lại thấy Bồ tát Di Lặc giáng thần đản sinh, Đế thích (Sakra), Phạm vương (Brahma) và các thiên thần đang kính lễ Bồ tát, ngài đi bảy bước, quay nhìn mười phương, cất tiếng rống sư tử, rồi hiện làm đồng tử trong triều đình, rời cung điện, nơi du hí, rồi bỏ đi để cầu nhất thiết trí rồi tu khổ hạnh, nhận sữa, rồi bước tới đạo tràng, chinh phục ma quân, thành tựu vô thượng chánh giác dưới cội Bồ đề, Phạn vương khuyến thỉnh chuyển pháp luân, Phật đến các cõi trời giảng pháp; và kiếp số, tuổi thọ, chúng hội trang nghiêm, quốc độ thanh tịnh, tu các hạnh và nguyện, giáo hóa thành thục chúng sinh, phân bố xá lợi, trụ trì Chánh pháp, thảy đều khác nhau nơi mỗi Phật, đều được thấy hết.
Lúc bấy giờ Thiện Tài thấy mình cũng ở nơi các đức Phật đang thi hành vô số Phật sự trong vô số chúng hội. Liền ghi nhớ sâu xa những cảnh tượng này, vĩnh viễn không quên.
Rồi thì, Thiện Tài nghe hết thảy những chuông, những linh những lưới ngọc hết thảy các nhạc cụ trong hết thảy các tòa lầu các diễn thuyết vô số giáo pháp trong một tiết tấu hòa nhã không thể nghi bàn. Mỗi âm thanh phát ra là một bài thuyết pháp; hoặc thuyết Bồ tát phát tâm mong cầu giác ngộ; hoá thuyết tu hành các Ba la mật; hoặc thuyết các nguyện hoặc thuyết các Bồ tát địa; hoặc thuyết cung thỉnh và cúng dường các Như lai hoặc thuyết sư trang nghiêm các cõi Phật; hoặc thuyết những pháp thoại sai biệt của chư Phật - Tất cả những giáo thuyết đó được nghe tuyên dương đầy đủ của tiếng nhạc trời.
Thiện Tài lại nghe có âm thanh nói, chỗ nào có Bồ tát nào đang giảng thuyết pháp nào, thiện trí thúc nào đã cổ võ phát Bồ đề tâm, trong kiếp nào quốc độ nào tại công hội nào nghe Phật nào giảng pháp.
Thiện Tài lại nghe có âm thanh nói, các Bồ tát này vì các công đức này, nên phát tâm như thế, phát nguyện như thế gieo trồng thiện căn rộng lớn như thế, và, sau khi trải qua một số kiếp nào đó tu các Bồ tát hạnh, thành chánh giác với những danh hiệu như thế, tuổi thọ nhu thế, cụ túc trang nghiêm các quốc độ như thế viên mãn các thệ nguyện nhu thế, giáo hóa các loại như thế, các Thanh văn như thế, các Bồ tát như thế, và sau khi niết bàn, chánh pháp vẫn tiếp tục truyền vì sự ích lợi và hạnh phúc của hết thảy chúng sinh.
Thiện Tài lại nghe có âm thanh nói, những Bồ tát này, tại chỗ này, tu hành sáu Ba la mật; những Bồ tát kia, lìa bỏ ngai vàng và hết thảy tài bảo trân quý, cho đến tay chân, đầu mặt, trọn cả thân thể, bỏ không oán hận vì Chánh pháp; lại có những Bồ tát khác ở những nơi khác. Để hộ trì Chánh pháp của hết thảy các Như lai không cho đoạn diệt, nên trở thành những đại pháp sư, hăng hái truyền bá, dựng các tháp Phật, các điện Phật tạo các tông Phật, và cũng mang lại cho dân chúng nhũng gì họ ưa thích.
Thiện Tài lại nghe âm thanh khác nói, các Như lai ấy thị hiện những chỗ ấy và trong những kiếp ấy, sau khi thành chánh giác đang trụ thế tại những xứ ấy, trong những chúng hội ấy, tuổi thọ chừng ấy, tròn đầy các thệ nguyện ấy, và giáo hóa vô số chúng sinh ấy.
Khi nghe những âm thanh hòa nhã dịu ngọt này, không thể nghĩ bàn nổi Thiện Tài đồng tử hết sức vui vẻ trong lòng. Chứng được vô số các Tổng trì (Dhàrani), các biện tài, các hạnh và nguyện, các Ba la mật, các thần thông, các trí tuệ, các kiến văn, các giải thoát và các Tam muội.
Thiện Tài lại thấy trong hết thảy các mặt gương có vô số những ảnh và tượng đủ loại. Hoặc thấy có những chúng hội đạo tràng của chư Phật, của Bồ tát, của Thanh văn, của Duyên giác; hoặc thấy có những quốc độ uế trược, những quốc độ thanh tịnh, những thế giới không Phật, những thế giới rộng lớn trung bình và nhỏ hẹp, những thế giới, như màng lưới của trời Indra, những thế giới gồ ghề, những thế giới bằng phẳng, những thế giới có địa ngục, nga quỷ, các loài súc sinh, những thế giới mà các loại trời và loài người ở.
Và trong các thế giới này có vô số Bồ tát đang đi hay ngồi, đang làm các công việc, đang mở rộng lòng từ bố thí, đang viết các luận làm lợi ích chúng sinh, đang thọ trì các luận với sư trưởng, đang hộ trì các luận cho những thế hệ tương lai, đang sao chép, đang tụng đọc, đang hỏi han, đang giải đáp, đang sám hối mỗi ngày ba thời, và đang hồi hướng phước báo cho giác ngộ, hoặc đang lễ bái vì hết thảy chúng sinh.
Lại thấy hết thảy các cột phóng ra đủ loại ánh sáng ngọc ma ni: xanh, vàng, đỏ, trắng, màu pha lê, màu thủy tinh, màu mống cầu, màu vàng ròng, hay các thứ màu quang minh.
Lại thấy những tượng của các đồng nữ, bằng thứ vàng diêm phù đàn (Jambunada), và những tượng khách bằng các loại ngọc quý. Hoặc có tượng cầm trong tay những đám mây hoa, hoặc những đám mây xiêm áo, cờ phướn, dù lọng; hoặc mang đủ các loại hương, những lưới ngọc ma ni; hoặc đeo những vòng vàng, chuỗi ngọc; hoặc đeo các loại trang sức nơi cánh tay; hoặc trang sức bằng các mão ngọc. Hết thảy đều cúi mình, chiêm ngưỡng Như lai không nháy mắt.
Thiện Tài lại thấy nước thơm có tám thứ công đức chảy ra từ các chuỗi ngọc, những tia sáng dài tỏa ra từ những xâu chuỗi bằng lưu li; lại thấy những phướn, những lưới, những cờ xí, những tàn lọng, tất cả đều được làm bằng đủ loại châu báu, trông đẹp mắt vô cùng.
Thiện Tài thấy những ao hồ trồng đủ các loại hoa sen như bát la (Utpala). Câu vật đầu (kumada) Phân đà lị (pundarika), Ba đầu ma (Padma), mỗi thứ nở vô lượng hoa vô cùng tráng lệ; và ở giữa mỗi đóa hoa thảy đều thị hiện đủ loại sắc tượng thật là đẹp, tất cả trong dáng cúc cung, và chấp tay kính cẩn: nào là đàn ông, đàn bà, đồng nam, đồng nữ, Đế thích, Phạm vương, Hộ thế (Lokapãla), thiên thần (De va), rồng, dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu đà, Khẩn na la, Ma hầu là già, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
Thiện Tài thấy các Như Lai, ngồi kiết già, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm của bậc đại trượng phu. Thiện Tài thấy mặt đất hoàn toàn được dát lưu li, trong từng mỗi bước thực hiện đủ các sắc tượng lạ lùng như: các cõi Phật, các Bồ tát, các Như lai và các lầu các trang nghiêm.
Thiện Tài thấy những cây bằng ngọc, cành, lá, hoa và quả thảy đều thị hiện sắc tượng bán thân một cách kỳ điệu của các Phật, các Bồ tát, các thiên thần, các Rồng, các Dạ xoa, Hộ thế, Chuyển luân thánh vương (Cakrvartin), tiểu vương, vương tử đại thần, quan trọng và bốn chúng Phật tử. Trong số đó hoặc có sắc tượng mang các tràng hoa trong tay, hoặc mang các tràng anh lạc, hoặc các loại trang sức khác. Hết thảy đều đang ở trong dáng cúc cung, chắp tay, chiêm ngưỡng chư Phật không nháy mắt. Hoặc tán thán chư Phật, hoặc thâm nhập thiền định. Thân thể của chúng tỏa ra đủ các loại hào quang trong nhiều màu sắc, kim nhũ, bạc, san hô, đâu sa la (Tũsara), đế thanh (Indra xanh), ngọc Tì lô giá na (Vairochana), chiêm bắc, (Campaka) v.v...
Thiện Tài thấy trong các tượng bán nguyệt trong Lầu các có vô số mặt trời mặt trăng, tinh tú, đủ loại tinh hà, sáng tỏ cả muời phương.
Thiện Tài thấy hết thảy các lầu các chung quanh mọi phía có những tượng trang nghiêm đủ loại châu báu trong từng mỗi bước, và trong mỗi châu báu này thấy hiện lên Bồ tát Di Lặc như đã từng tu các hạnh Bồ tát trong quá khứ. Hoặc ngài đang bố thí đầu, mắt, tay chân, môi, răng, lưỡi, xuống, tủy, v.v...Hoặc lại thấy ngài đang bố thí hết thảy sở hữu như: vợ, thê thiếp, đồng bộc nam, nữ, quốc thành, cung điện, làng xóm, xứ sở, và cả đến ngai vàng, cho không ai cần đến chúng. Ngài giải thoát những ai giam giữ trong tù ngục, ngài cởi thả những ai bị trói buộc, ngài chữa trị những bịnh tật, dắt dẫn những ai lạc lối đến con đường thẳng. Khi làm một thuyền trưởng, ngài giúp mọi người vượt qua biển; khi làm phu xe ngài đưa mọi người qua những hiểm nạn; khi làm một đại hiền triết ngài giảng đủ các luận; khi làm một hoàng đế ngài tu hành thập thiện và khuyên dạy mọi người cũng hành theo; khi làm một y sĩ, ngài cứu chữa đủ các chứng bịnh. Đối với cha mẹ, làm một ngườI con hiếu; đối với bằng hữu, làm một người bạn trung tín. Hoặc thành một vị Thanh văn, một Duyên giác, một Bồ tát, một Như Lai, thì tu tập, giáo hóa, điều phục hết thảy chúng sinh. Hoặc làm một vị Pháp sư để phụng sự cho chính nghĩa của Phật pháp bằng tuân hành, thọ trì, đọc tụng, tư duy theo con đường ngay chính, hoặc bằng cách xây tháp (caitya) thờ Phật, đặt các tượng Phật, tự mình cung kính và khuyên kẻ khác cũng cung kính, cúng dường hương hoa, những sự tu hành lễ bái như thế tiếp nối không dứt.
Lại thấy Bồ tát Di Lặc đang ngồi trên tòa sư tử vì hết thảy chúng sinh mà giảng pháp, dạy họ tu mười thiện nghiệp, quy y tam bảo, hộ trì ngũ giới và bát quan trai giới; lại nữa, ngài giáo hóa mọi người dẫn họ đến đời sống xuất gia, nghe pháp, thọ trì đọc tụng và tư duy về pháp một cách chân chính. Bồ tát lại thị hiện như đang tu sáu Ba la mật và các công hạnh khác trải qua vô lượng vô số kiếp; lại thấy hết thảy những điều thiện tri thức mà ngài Di Lặc đã từng phụng sự trong quá khứ, thảy đều đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lại thấy Bồ tát Di Lặc được hết thảy các thiện tri thúc thân cận hộ trì. .
Rồi thì các vị thiện tri thức này nói: “Này Thiện Tài, hoan nghinh Thiện Tài! Ông hãy xem hết thảy sự diệu kỳ đó của Bồ tát và đừng sinh tâm mệt mỏi !”
6
Sau đó, kinh tiếp tục giải thích bởi đâu mà thiện Tài, đồng tử được Bồ tát Di Lặc cho phép chứng kiến tất cả những mầu nhiệm này.
Sở dĩ Thiện Tài đồng tử được thấy tất cả những sự này, và vô số những thần thông biến hóa bất khả tư nghì khác là vì đã được năng lực ghi nhớ chớ không hề quên, là vì đã được con mắt thanh tịnh nhìn suốt khắp mười phương, vì đã được trí vô ngại, vì đã được trí Bồ tát gia trì lực và tự tại lực của Bồ tát, vì đã được trí quảng đại của Bồ tát đã vào Sơ địa.
Cũng y như một người nằm mộng, thấy đủ các sự việc như thành, ấp, tụ, lạc, cung điện vườn núi, rừng, ao, hồ, y phục. ẩm thực, và hết thảy nhu yếu phẩm của đời sống. Y lại thấy nào cha, mẹ, anh, em, thân quyến, biển lớn, núi tu di, cung điện của chư thiên, cõi Diêm phù đề (jambudvìpa) v.v... Y lại thấy thân thể mình trải rộng ra hằng mấy trăm do tuần (yojyana) và phòng xá, đồ trang sức hay những thứ khác thảy đều vừa vặn tương xứng. Mặc dù kinh nghiệm của y có thể kéo dài chỉ một ngày hay một đêm, y vẫn tưởng nó đã là một thời kỳ dài vô kể, và y đã là người thụ hưởng mọi thứ dục lạc trong khoảng thời gian đó. Nhng khi tỉnh giấc y biết rằng tất cả hiện ra cho mình đều trong một giấc mộng dù y vẫn nhớ lại hết mọi việc.
Cũng vậy, Thiện Tài đã chứng kiến hết thảy sự thần biến (vikurvita) này vì là nhờ những năng lực gia trì của Bồ tát Di Lặc, vì biết rằng ba cõi thế gian như mộng, vì đã chấm dứt kiến giải chật hẹp của hàng chúng sinh, vì đã thành tựu trí giải rằng lớn vô ngại, vì đã an trụ trong trí tuệ vô tỉ và cảnh giới tối thắng của Bồ tát, vì có phương tiện trì bất khả tư nghị có thể tùy thuận theo các kiến giải của hết thảy chúng sinh.
Khi một người sắp chết, y thấy tất cả những gì sẽ xảy ra cho y sau khi chết đều phù hợp với đời sống sinh tiền của y. Nếu trước kia y là một kẻ làm ác, y sẽ cảm thấy địa ngục, hay cảnh giới ma quỷ, hay cảnh giới súc sinh, chịu đủ mọi hình thức khổ não. Y có thể thấy quỷ sứ cầm khí giới khiếp đảm hành hạ những kẻ nào rơi vào hay chúng, y có thể nghe những tiếng kêu than hay khóc thét khổ sở. Y có thể thấy một dòng thác than đỏ, chảo dầu, núi dao, rừng thông, cây lá bằng kiếm. Tất cả cốt để bức bách thống khổ tội nhân. Trong khi đó, kẻ hành thiện có thể thấy những cung điện, những thiên thần, những thiên nữ, những y phục diễm lệ, những vườn tược, những lầu gác huy hoàng v.v... Mặc dù họ chưa chết hẳn, vì bởi nghiệp của mình, họ có thể thấy những huyễn cảnh như thế trước mặt. Cũng vậy, Thiện Tài đã có thể thấy những cảnh thần biến đó là nhờ nghiệp lực Bồ tát bất khả tư nghì
Lại nữa, như người bị quỷ nhập, có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào. Thiện Tài đã có thể thấy những sự thần biến đó và có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào là vì được gia trì bởi trí tuệ của Bồ tát Di Lặc.
Lại nữa, như có người, do ma lực của rồng, tưởng mình là rồng. Nên bước vào cung điện của chúng, và qua một thời gian vắn ở đây, nghĩ rằng đã trải qua một năm chung đụng với chúng. Thiện Tài, vì đã an trụ trong trí tuệ của Bồ tát và cùng do sức gia trì của Bồ tát Di Lặc, đã có thể thấy những biến cố của hàng mấy vạn kiếp chỉ trong một chớp mắt.
Lại nữa, như cung điện Phạm vương có tên Trang nghiêm tạng (Vyuhagarbha) vượt hơn hết thảy thế gian này; trong đó bao hàm cả đại thiên thế giới những mọi vật không tạp loạn; tất cả mọi vật trong tòa lầu các Tì lô Trang nghiêm mà Thiện Tài đã thấy, cũng vậy, được sắp đặt rất có ngăn nắp mà hết thảy những sự khác nhau hoàn toàn không lẫn lộn với nhau.
Lại nữa, như một thầy Tì khưu nhập biến xứ định (krtsnãyatanasamàpatti), dù đi đứng hay nằm ngồi, tùy theo ánh sáng của thiền định mà mình nhập vào, thấy các cảnh giới hiện tiến, Thiện Tài cũng thấy rõ ràng hết thảy những cảnh thần biến trong tòa lâu các này.
Lại nũa như một người đang thấy thành của Càn thát bà (Gandhvara) giữa trời, đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm mà không gián tạp, không ngăn lại lẫn nhau.
Lại nữa, như chỗ ở của dạ xoa và thế giới của loài người đồng tại một chỗ, nhưng cách biệt nhau tùy theo nghiệp lực mà thấy mỗi bên.
Lại nữa, như biển cả, nơi đó người ta có thể thấy phản chiếu mọi vật trong đại thiên thế giới.
Lại nữa, như nhà huyễn thuật, vì hiểu biết nghệ thuật này có thể biến hiện đủ loại vật mà khiến chúng cùng làm một việc như nhau.
Cũng vậy, Thiện Tài, vì năng lực bất khả tư nghì của trí như huyễn đã có thể thấy hết thảy những thần thông biến hóa trong tòa lầu các này.