Tin Tức (680)


GIẢI QUẺ ĐẦU NĂM

624

_Tuấn đi, hồi nãy bốc nhầm cái gì thầy xem bói cho.
_Dạ: Chân thật, đó thầy.
_Thưa thầy có người nói, mình bốc trúng cái gì là do mình thiếu cái đó.
_Bây giờ Tuấn có hỏi gì về cái đó hông?
_Thưa thầy, thầy giảng cho con chân thật là như thế nào?
_Bây giờ thầy giảng chân thật há, thì mình dòm coi cái gì không chân thật đâu, bởi vì mình cứ nhìn, cứ vọng tưởng thêm vô nên nó mất cái chân thật, chớ có gì mà không chân thật đâu? Cây cột là cây cột, cây đèn là cây đèn, ông Dũng là ông Dũng, chớ có gì là không chân thật đâu?
Bởi vì mình sinh sự khi nhìn ông Dũng mình nghĩ ông này thế này, ông kia thế kia này nọ, chớ cái nhìn đầu tiên bao giờ cũng chân thật hết, chỉ cái nhìn có phân biệt nó xen vô mới không chân thật, chớ có cái gì không chân thật đâu? Núi là núi sông là sông, ba mươi năm trước thì núi là núi, sông là sông, tu cho lắm núi chẳng phải là núi sông chẳng phải là sông, nhưng mà khi tới nơi rồi thì thấy núi vẫn là núi sông vẫn là sông, có cái gì mà không chân thật đâu? Cái quá trình không chân thật của mình, bởi vì mình xen vô nhiều phân biệt, xen vô nhiều vọng tưởng, chớ không phải là nó không chân thật. Không thấy là tụng kinh Duy Ma Cật mình thường tụng là: Phật cũng như, mà Tu Bồ Đề cũng như, mà chúng sanh cũng như.
Sao, có hỏi tiếp hông?
_Dạ không, thưa thầy.

_Còn ông Lượng, ngày hôm qua xin cạo đầu rồi bắt cái gì?
_Dạ thưa, hôm nay con bắt được là: Đồng thể.
Đồng thể còn pháp danh của Lượng là: Thông Thể phải hông?
_Kính thầy xem bói đầu năm cho con!
(Cả chúng đều cười)
_Bây giờ thầy chỉ ngắn ngắn thôi, nói vậy chớ thầy coi bói dỡ lắm. Đồng Thể là tất cả sóng đều là nước, tất cả tướng đều là tánh, đó là Đồng Thể, bây giờ cứ như vậy mà lo tu đi, chớ thầy nói sao nổi nữa.

_Anh sáu muốn hỏi Nhất Tâm là sao thưa thầy?
_Mà anh có hay lộn xộn, có hay suy nghĩ lung tung hông?
_Dạ có.
_Theo anh thì Nhất Tâm là sao?
_Dạ hổng biết.
_Muốn cho nó hết lộn xộn, nó hết nghĩ lung tung thì mình phải biết tất cả những cái ý tưởng của mình khởi ra đều là từ nhất tâm hết. Đều từ nhất tâm, nên chính nó cũng là nhất tâm. Bởi vì tất cả sóng đều khởi ra từ đại dương, đại dương là nhất tâm, tất cả sóng nó khởi ra từ đại dương cho nên tất cả sóng đều là đại dương hết, đó là nhất tâm.

_Dạ con bắt thăm được chữ thông lạc, thưa thầy.
_Hễ mình thông được, nó có lạc chớ có gì đâu, năm rồi có thông hông? Mình cứ coi mình thông bao nhiêu thì lạc bấy nhiêu. Và mình thông tới đâu nó nghẽn thì ráng thông tiếp để nó lạc tiếp.

_Cô này bắt được trí tuệ hả?
_Mấy bữa nay cầu an trì minh, trì minh là giữ cái trí tuệ chớ gì nữa.

_Thưa thầy đầu năm con bắt được cái lộc là vị tha, con đi ngược thời gian của cuộc đời con thì trước đây con nghịch với từ vị tha, tâm con lúc đó sân si, từ khi biết thầy khoảng ba năm rồi thì thật sự tâm sân si của con giảm được chín mươi phần trăm rồi.
_Sân si là vị kỷ phải hông? Vị tha là từ bi.
_Là nóng tánh đó thầy, trong Phật giáo thì phải có lòng từ bi, con dựa theo hai câu đó con thực hiện ba năm nay đã giảm được chín mươi phần trăm rồi. Mà hôm nay con bắt được hai từ vị tha này nữa có nghĩa là Phật nhắc nhỡ con là phải từ bi hơn nữa chắc như vậy chưa đủ, thầy giải thích cho con cái lộc đầu năm của con.
_Chính mươi phần trăm, thầy cũng xin tóp tóp bớt lại bởi vì là, chưa tới năm mươi đâu! (Mọi người đều cười)
Vị tha là sao biết hông? Vị tha là khi nào mình không còn cái tôi mình nữa mới vị tha. Bây giờ mình vị tha đây mình trao đổi chớ đâu có vị tha. Xin lỗi, chớ nhiều khi mình ở đời này mình cũng mua bán thôi chớ đâu có vị tha. Mua bán là sao? Mình làm cái phước nhưng mà mình mong cái phước nó về lại, làm phước là vì lợi chớ đâu có vị tha đâu?
Còn vị tha thứ thiệt nó chỉ bắt đầu khi nào cái tôi của mình không có nữa. Như thầy hay nói là không có trung tâm. Mà khi không có trung tâm thì cái gì nó cũng vị tha hết, chớ không đợi tới ông Sáu Minh vị tha đâu. Ông Sáu Minh vị tha là còn ông Sáu Minh vị tha. Vị tha làm sao để không có cái trung tâm là Sáu Minh nữa.
Không khí nó không vị tha sao? Nó không vị tha, nó đứng lại nó không cho mình, nó khóa máy cái mình chết queo liền. Hai phút là mình chết liền. Nước nó không vị tha sao, đất nước lửa gió đều vị tha, chỉ có mình đây là tính toán cho mình kỹ quá chớ còn không có gì không vị tha đâu? Cây cột này nó vị tha lắm nó mới cho tôi thấy chớ còn nó không vị tha nó che lại làm sao tôi thấy? Tất cả mọi cái đều vị tha, pháp là nó mở bung ra hết, vấn đề là mình phải học theo pháp để mà mình vị tha, mà mình càng mở bung ra chừng nào thì mình càng sướng chừng đó. Chớ còn mình cứ ôm vô thu vén thì mình khổ chừng đó.
_Cái hiểu biết của con như ông Dũng ông chửi con, con không chấp nhứt, đó là vị tha.
_Thì đúng rồi, đó là vị tha nhưng mà vị tha quan trọng nhất phải là không có cái trung tâm là ông Sáu Minh, không còn trung tâm thì lúc đó nó đầy dẫy đại từ đại bi đó. Chớ còn từ bi nó phát từ ông Sáu Minh tới hồi ông bệnh, nhà máy phát điện này lỡ nó có chuyện gì rồi làm sao đây?
_Nếu từ bi mà có cái tôi thì chưa đạt, con hiểu rồi!
_Vị tha làm sao nó tiêu mất cái tôi đó chớ còn vị tha chỗ nào cũng có năng lượng hết á, còn bây giờ mình nói chỉ có nhà máy điện của Sáu Minh mới là phát điện thôi, lỡ ông bị cái gì ông bệnh cái rồi thôi, thế gian này nó tắt ngúm hết. Đó, mình thấy chỗ nào cũng có năng lượng, chỗ nào cũng là điện hết, phải hông? Không khí đó, quạt gió, thủy triều, cái gì cũng phát điện được, đâu chỉ có Sáu Minh mới vị tha đâu. Thành ra vị tha thật sự là phải không có một trung tâm, năng lượng ở khắp nơi hết, đó là vị tha.
Vị tha thầy chỉ nghĩ vậy thôi, chớ thầy cũng không dám. Đó, vị tha đó! Nó như vậy, nó tỏa ra khắp hết, đến cái mức độ mình là cả vũ trụ này.

_Rồi, Nam bắt nhằm cái gì? Có cần thầy coi bói cho, giải quẻ hông?
_Thưa thầy con bắt chữ tùy thuận.
Mình cứ tùy thuận đi chớ, ai biểu lâu nay cứ tùy thuận bà xã miết, không tùy thuận ai hết. Ông tiết kiệm thời gian ông quá cho nên ông không tùy thuận nổi.

_Con thầy, thầy hồi nãy thầy dạy tự giác giác tha, thầy nói để giác tha mình phải học rất nhiều pháp, để cho mình giống như siêu thị, con nghe con khoái tại con thích học nhiều, có cái con học dỡ. Con bốc được chữ tin tấn.
_Sau năm ngoái tới năm này cứ tinh tấn miết vậy? Tinh tấn đến bao giờ? Ông này làm sao ông phải chấm dứt cái chuyện tinh tấn này đi chớ. Như ngài Trí Khải ngài tụng kinh Pháp Hoa đến chữ: thị chân tinh tấn, đó là tinh tấn đích thật, ngài thấy cái tinh tấn đó không phải là nằm trong ngài nữa rồi.
Cái nào nó không tinh tấn đâu? Lửa nó tinh tấn hông? Quẹt cái là nó cháy, nó bốc lên liền, nước thì nó luôn luôn nó vậy, tất cả mọi cái đều tinh tấn chỉ có mình không biết cái chánh tinh tấn là gì? Cái quan trọng là biết chân tinh tấn để mình đỡ mệt, chớ còn mình tinh tấn, hỏi ông tinh tấn được bao nhiêu năm? Không tới một trăm năm đâu, phải hông?
Nên nhớ thầy hay nói cái chữ Tantra của Tây Tạng, những bản văn nó kêu là Tantra, mà Tantra có nghĩa là một dòng tương tục thanh tịnh, cái đó mới thiệt là tin tấn đó. Nó tương tục nó thanh tịnh chớ không phải là anh trì chú hay không trì chú gì. Nó là một dòng tương tục thanh tịnh, đó mới thiệt là tinh tấn.

_Rồi ông Long đi, tuần sau về Hải Dương lại rồi, về trú xứ rồi, bốc nhằm chữ gì?
_Thưa thầy, con bắt nhằm chữ diệu thông ạ.
_Diệu thông hả,
_Dữ quá!
_Dữ luôn, mà thôi bây giờ bắt nhằm chữ diệu thông, ông Hải này ông nói dữ quá, ông Hải nhờ giảng giùm coi.
_Con nghe con hết hồn rồi, con đâu nói được nữa thầy, diệu mà thông nữa.

_Thưa thầy, thầy có nói rằng cái nhìn đầu tiên, đầu tiên thì nó chính xác còn sau đó nó khởi vọng thì nó không chính xác nữa.
_Cách đây bốn năm con đến chùa con thấy thầy, thầy nghiêm con sợ, cảm giác đầu tiên bị thầy quát thầy nói là: tu đi không có học gì hết, vì lúc đó con nói con đi học Phật học, con cứ nhớ cái đó mãi, và con thấy thầy rất là nghiêm.
Nhưng mà sau này con tới đây, con thấy thầy rất là gần gũi mà hài hước nữa, hai cái cảm giác đó cái nào là đúng, cái đầu tiên hay là cái sau này.
_Mà ai biểu khi thấy thầy hài hước, phải nhìn thầy hài hước ở nơi cái nhìn đầu tiên đó, chớ đừng có nhìn cái nhìn đầu tiên bốn năm trước, đầu tiên bốn năm sau rồi so sánh chi cho mệt vậy?
_Không cái đó…
_Bây giờ bộ không có cái nhìn đầu tiên hả?
(Mọi người vỗ tay và cười)
_Con bắt được câu hồi hướng, các bạn nói là không có cái gì thì bắt cái đó, con thì con hồi hướng thì nó đơn giản quá ai cũng tụng kinh xong thì hồi hướng, nhưng mà con cứ nghĩ là con chả có gì để mà hồi hướng cả, không có gì cho chúng sanh, không có gì cho mọi người chung quanh.
_Rồi bây giờ để thầy giải quẻ cho, nói một hồi thầy không biết giải á.
Hồi hướng phải hông? Chính cái người không có gì hết người đó hồi hướng được nhiều nhất, người đó có thể hồi hướng cho tất cả, còn cái người mà có thì bao giờ cái có đó nó cũng giới hạn lắm, có được không có gì hết chưa?
_Không có gì hết.
_Không có gì hết thì đó là hồi hướng,
Cách đây mấy ngày mình có đăng Tại Đây Bây Giờ, pháp cúng dường của ngài Hungkar phải hông? Trong đó cúng dường thứ nhất là cái gì thầy không đánh máy thầy không biết, cúng dường thứ nhất là gì, ai đánh? Cúng dường thứ nhất là cúng dường ở cấp bậc Hóa thân, phải hông? Là cúng dường làm sao?
_Con quên.
_Trời! Giao cho ông đánh là ông có cả gia tài đó mà ông quên. Thôi thầy không coi, nhưng mà cúng dường thứ nhất là cúng dường ở mức độ hóa thân, cúng dường thứ hai là cúng dường mức độ Báo thân, và cúng dường thứ ba là cúng dường cao nhất là an trụ trong Pháp tánh, ở trong cái mà không có gì cả thì đó là hồi hướng số một. Đó là thầy nói theo mấy vị Tây Tạng chớ không phải thầy nghĩ ra lôi thôi đâu. Cúng dường thứ ba là ở trong Pháp thân, không có gì cả, đó là cúng dường tốt nhất.
Thì trong kinh Hoa Nghiêm cũng hay nói vậy đó, có thể dùng một bông hoa mà trang nghiêm tất cả các cõi. Một bông hoa thôi, chớ đừng có nghe nói vậy rồi ra ngoài kia mua, rồi thấy tết người ta đập bông đồ gì đó rồi mình lượm mình cúng dường cho nhiều.

_Thưa thầy con bốc được bố thí.
_Có nhiều hông mà bố thí? Vấn đề là anh phải có, phải có nhiều, phải giàu có lắm, đây là thầy nói sơ sơ một chuyện thôi, ví dụ như ngài Yeshe ngài có viết trong cuốn tu hành Kim Cương Tát Đỏa đó, ngài nói mình có thể đi vào trong siêu thị, mình thấy tất cả đồ đó và mình cúng dường Mandala, thay vì mình làm một cái Mandala, thì mình cúng dường tất cả những cái đó như là cúng dường Mandala cho tất cả những bậc giác ngộ.
Theo ông Trọng thì sao, anh thấy núi sông, trời đất cây cỏ anh cúng dường hết đi, đó là cúng dường Pháp tánh, đó là cúng dường tối cao đó. Chớ còn đâu phải ngày nào cũng bỏ Mandala trong túi rồi đi đâu là cúng dường đó đâu, đây là ngài Yeshe nói đó, mình có thể vô trong một siêu thị mình không có một đồng tiền nào hết, mình có thể cúng dường tất cả những cái mắt thấy tai nghe, trong một siêu thị thì thấy biết bao nhiêu. Đó coi như cúng dường Mandala, thành ra anh cúng dường, anh cúng dường liên tục anh thấy cái gì anh cúng dường cái đó thôi. Vậy nó mới hạnh phúc, nó mới sướng chớ còn chờ tới cái lúc nào đó cúng dường, thì cúng dường của mình nó giới hạn, thấy cái gì cúng dường cái đó hà, khi mình cúng dường đó là giữa mình và các bậc giác ngộ, hồi nãy ông nào đồng thể gì đó, đồng thể, vừa khởi tâm cúng dường mình đồng thể liền.
Bố thí cúng dường, đó, cũng như nãy giờ, lúc tám giờ tới giờ thầy vẫn cúng dường đó chớ, cúng dường những vị Phật sẽ thành, thì thầy mới sướng được chớ thầy ngồi thầy nói tôi ngon lành hơn mấy ông, tôi chỉ thị tôi giáo cho mấy ông thì thầy đâu có vui nổi, thành ra bởi vậy Tây nó hay có những cái câu như vậy đó: của cho không bằng cách cho.
Thầy cho hồi nãy đâu có năm chục, của cho không bằng cách cho. Năm chục chỉ là một chút cúng dường thôi, còn cúng dường quan trọng là cúng dường đây nè.

_Dạ, thưa thầy con bốc chữ quang minh.
_Bốc nhằm quang minh tạng hả? (Mọi người đều cười)
_Sao mà hỏi khó thầy vậy? Quang minh phải hông? Cái này thôi để tính sau.

_Cô Nghĩa đi.
_Thưa thầy con bốc bất khinh.
_Phải chọn lựa thôi, nếu như anh bất khinh với tất cả mọi sự thì anh đối với tất cả mọi sự đều là bạn bè thân cận, cái tâm anh nó trùm hết, nó chỉ cần đừng khinh thôi. Còn mình trọng cái này mình khinh cái kia, cái tâm mình nó phân hai nó uổng lắm, còn mình không có khinh cái gì hết thì cái tâm mình nó trùm hết. Dơ sạch, tăng giảm, sanh diệt, mình không khinh cái gì hết, thì tâm mình nó trùm hết, còn khổ là mình khinh cái gì đó, nên nhớ mình thích cái này mà mình không thích cái kia đó là khinh cái kia, phải hông? Thành ra làm sao như ngài Mã Tổ nói: hớp một hớp cả sông Tây giang. Còn khinh, còn đồ gì nữa? Vấn đề là vậy thôi, làm một hớp cho hết sông Tây giang là hết khinh.

_Dạ, thưa thầy con bốc được hai chữ đạo thành.
_Đạo thành, dữ dội vậy?
_Đạo thành là sao?
_Đạo thành là chưa thành đạo.
_Đây là mới phó giáo chủ vô sanh thôi, chớ còn giáo chủ vô sanh đâu rồi?
_Dạ về rồi.
_Trời ơi! Mới thấy đó mà về rồi hả, ăn mặc đẹp vậy để cho người ta chụp hình cái, mà về.
Cái tên này ở đâu ra mà vậy, đạo mà còn thành gì nữa, đạo nó vốn như vậy rồi.

_Phu nhân của ông Châu nè, người dám tuyên bố ông Châu nghỉ có một bữa mà dám tuyên bố ông tụt hậu. Nghỉ có một bữa mà dám nói ông tụt hậu, thầy thấy câu đó là câu nổ nhứt trong năm.
_Thưa thầy con bắt được cái câu là Viên Từ.
_Viên từ hả, viên từ thì hỏi cái cô đó đó! (Hỏi cô Viên Từ)

_Thưa thầy con bốc quyết định, thầy giải giùm con.
_Quyết định hả?
_Quyết định này căng lắm đó thầy!
_Thôi, để cho ông suy nghĩ chớ thầy nghĩ giùm ông mệt lắm.

_Hải Tần
_Thưa thầy con bốc được, phụng sự, thầy giảng giùm con.
_Thì Hải Tần thấy sao, khi phụng sự mình có vui hay là mình buồn?
_Dạ vui thưa thầy, thầy có nói một câu khi chúng con đem đá từ ngoài vô là: phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật, thành ra con nhớ thầy dạy như vậy.
Cứ tu làm sao vui là được rồi, vui thì nó mới cởi mở những cái vách ngăn của mình đi, cuộc đời mình mình che chắn nhiều vách ngăn, bởi vậy, Sơ địa nó gọi là Hoan Hỷ địa là vậy đó, mình cởi mở vách ngăn của mình đối với tam bảo, đối với chúng sanh, đối với lời nguyện của mình, mở tung ra hết thì không vui sao được? Còn ông nào cảm thấy buồn là mình biết mình đóng thêm cửa.

_Hai vị mới này tới nói giao duyên với chúng,
_Dạ con bốc: tâm từ, con tên: Tâm
_Mà thấy mình có từ hông? Hay là thiếu thầy mới nói chớ còn thấy đủ rồi thôi chớ. Thật sự từ là cái kho báu của mình, mình không từ thì uổng thôi, thành ra thầy không biết đủ hay thiếu, thầy cứ nói vậy thôi. Từ là cái kho báu của mình mà mình không mở ra mình tuông cho nó nhiều ra, nên nhớ, mấy cái chuyện Phật pháp là vậy, càng xài nhiều càng khai thác nhiều nó càng nhiều ra, chớ không phải như dầu lửa của mình ngoài đó, hai chục năm múc lên cái là nó hết. Cái này càng múc nhiều chừng nào nó càng có thêm chừng đó.

_Rồi anh chàng này nè, hồi nãy là vô tới kho sách của thầy mà mượn cuốn của Krishnamurti photo, phải hông?
_Thưa thầy, con bốc tùy hỷ.
_Tùy hỷ, ông tùy hỷ nhiều quá, sáng nay thầy gặp ông thầy chặn lại liền, chưa gì đầu năm ông vô tuốt luốt trong đó, ông lấy cuốn của Krishnamurti ông nói thầy cho mượn photo. Thầy không tùy hỷ liền.
Sao thấy thầy sao, thầy có tùy hỷ hông? Thầy không tùy hỷ có nghĩa là thầy tùy hỷ đó, chớ còn để ông tùy hỷ kiểu đó là nó hư.

_Dạ con bốc được chữ nhẫn.
_Nhẫn hả, nhẫn bấy lâu nay là nhiều quá rồi, bây giờ mình nhẫn sao cho nó hết nhẫn chớ còn nhẫn miết rồi khổ lắm á, ép một chập, sức ép nó quá nặng chịu đâu có nổi.

_Rồi bây giờ, sư cô
_Dạ con bốc được chữ kiên trì.
_Mà lâu nay sư cô đi tu cũng kiên trì mà kiên trì có đúng chỗ đúng đối tượng hay không hay là kiên trì khơi khơi thôi. Ví dụ mình tu hành mình phải có cái đối tượng, như mình quyết tâm tôi trì cái chú Đại Bi chẳng hạn, thì kiên trì cho tới khi mà mình thấy trong lòng mình nó nở cái cây đại bi ra, nở tỏa hương thơm.
Cũng một pháp đó mà mình cứ làm sao cho mình thấy trong lòng mình khô khan vậy mà bỗng nhiên nó từ từ qua mấy mùa mưa nó trổ hoa nó mọc lên nó trổ hoa ra hương thơm. Tu hành phải chứng thực chớ không phải là chữ nghĩa thôi đâu, mấy cái câu đó, bởi vậy mới kêu là Đà la Ni là vậy. Đà la ni là tổng trì tất cả cái gì đó, mà trên cái tâm Đà la ni đó, cũng như mình niệm sáu âm đó mình trì để cho lần lần cái tâm mình nó bắt đầu nảy nở ra, cái từ bi của đức Quán Âm, từ bi đó nó lần lần theo như là sáu âm đó là nó thông cả sáu cỏi lận.
Thì mình tu hành mình phải vậy, nó phải có những cái chứng nghiệm dần dần nho nhỏ, như đào giếng vậy trong kinh Phật nói đào giếng, lần lần thấy hình như có nước, rồi đào nữa nước nó rỉ ra, đào nữa thấy nó rỉ ra nhiều hơn, đúng cái mạch nó đây, rồi đào vét nó thành cái giếng, nó luôn có nước.
Tu hành là phải vậy, phải làm sao thể nghiệm, lần lần cho tới khi nó thường, luôn luôn có. Theo sư cô thì sao thầy nói vậy tu hành mình có nhắm như vậy hông, hay là mình tu hành mình chỉ sơ sơ thôi?
Thành ra mình tu hành để đạt tới cái nền tảng của chúng sanh và chư Phật, Phật tánh đó, Phật tánh đó nó hiển lộ từ bi trí huệ, mười ba la mật đó là sự hiển lộ của Phật tánh đây, tùy theo cái duyên của mình đời trước mình tu cái gì, bây giờ cái đó là cái chính của mình, thì mình cứ đi lần lần, tới khi mà nó đạt tới cái nền tảng của tất cả các pháp môn.

_Con xin hỏi thầy, cái chữ Đà la Ni nó có phải là tổng trì mà tổng trì là nó đi tới cái ngã Không và cái pháp Không?
_Mà cô bắt chữ Đà la Ni hả,
_Dạ, thưa con bắt chữ diệu không. Con tự nghĩ con thiếu cái diệu mà con bị dính mắc.
_Bắt chữ diệu thông, con nghĩ chữ tổng trì là ngã Không và pháp Không.
_Tổng trì là nó gồm tất cả lại, ví dụ như ngài Nhật Liên Nhật Bản mà làm ra phái Nhật Liên Tông đó, ngài chỉ nói các người theo ngài, là phái Nhật Liên đó chỉ có niệm một cái thôi, là: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, chỉ có chữ đó, nó tổng trì tất cả Phật pháp, tổng trì là nó gom lại và nó tổng trì hết. Và nếu như mình thấy trên con đường tu hành của mình vậy đó, lâu lâu nó gặp những chướng ngại, khi mà mình đạt tới cái tổng trì rồi, chỉ cần đọc lên cái đầu đề của một phẩm thôi, là mình đã bắt đầu giải tỏa lập tức liền. Ví dụ: như bây giờ mình thấy mình buồn bã phiền não gì đó, mình chỉ cần đọc lên cái đầu đề của một phẩm đó thôi, Như Lai Thọ Lượng, cái phẩm Như Lai Thọ Lượng thì tất cả cái phẩm đó tổng trì tất cả kinh Pháp Hoa, chỉ cần đọc lên cái đó là nó hết buồn hà. Đó là khi đạt tới tổng trì là vậy đó, thành ra hồi xưa thời đức Phật có những vị A la hán mà bị bệnh đức Phật nói ngài Ca Diếp ngài A Nan tới chỉ cần đọc bảy Thất Giác Chi thôi, bảy Thất Giác Chi là nó tổng trì tất cả, đọc xong là nó hết bệnh liền. Thành ra cái tổng trì là vậy đó, cái tổng trì là làm sao trong một câu, trong một pháp, nó có tất cả những cái khác, cho nên là khi mình hiểu được câu đó, là câu đó tổng trì, thí dụ như câu: An Ma Ni Bát Di Hồng là tổng trì tất cả tâm của tất cả chư Phật, nó gồm có thêm chử Hơ Ri nữa, thành ra cái vấn đề mình không phải cần tu nhiều, mình tu một cái làm sao nó đạt tới tổng trì, chỉ cần nhắc tới như: Nam Mô A Di Đà Phật chẳng hạn, đó là tổng trì tất cả Tây Phương Tịnh Độ, chỉ cần chừng đó thôi. Trong đó, có cả công đức, có cả trí huệ, có cả thọ mạng của đức A Di Đà và có cả tịnh độ của đức A Di Đà, chỉ cần tổng trì một câu đó thôi. Câu đó là tổng trì tất cả.
Đó, thành ra cái vấn đề mình chỉ làm một pháp, làm sao nó bắt đầu có pháp vị, là cái vị của pháp đó tiến tới nữa, tiến nữa, cho tới khi mình đạt tới pháp thật sự thôi, chớ không cần gì tu nhiều, thành bên Tây Tạng có những vị chỉ cần tu Ngondro trong ba năm, Ngondro chỉ là thực hành sơ bộ thôi, nhưng có nhiều vị đã thấy trực tiếp tánh Không trong khoảng thời gian tu Ngonro thôi, chớ không cần tu pháp cao. Mà khi anh đạt tới cái nền tảng đó rồi anh mới tu, thì lúc đó anh mới có cái nền tảng, cái nguồn lực đó, anh tu pháp khác anh dễ dàng lắm, bởi vì từ đây là có cái nguồn lực để mà mình tu pháp khác, chớ mình không đạt tới cái đó, cũng giống như ở đời thường thôi, mình không có đất mà mình nói trồng cái cây này tốt lắm ba năm nó ra những trái, nhưng mà mình không có, đất cũng không.

_Nghiêm hạnh này.
_Dạ Mô Phật, con bắt được chữ thiện hạnh. Trước đây con có pháp danh là Nghiêm Hạnh, rồi thầy cho con chữ là Viên hạnh, bây giờ con bắt được chữ là Thiện Hạnh, chắc nó nhắc nhỡ con việc làm của mình như thế nào đó cho nó phù hợp để cho…
_Thiện hạnh là sao, thiện hạnh là tất cả những hành động của mình đều lưu xuất từ nền tảng. Chớ còn hạnh chi cho lắm đâu, chẳng lẻ sáng giờ thầy có làm gì đâu mà không có thiện hạnh sao? Thiện hạnh là tất cả những hành động của mình đều lưu xuất từ nền tảng, còn nói hơn nữa, nếu không lưu xuất từ nền tảng thì đó là ác hạnh. Và ác hạnh đó nó dẫn mình vô sanh tử.

_Thưa thầy con bắt được từ thông chân.
_Nãy giờ thầy thấy bắt chữ thông nhiều lắm, theo ông Dũng đây ông nói bế tắt nhiều mà sao thông nhiều dữ vậy?

_Còn Long ở đây bắt chữ gì?
_Thưa thầy con bắt chữ ái ngữ.
_Ái ngữ hả, ông im miết mà ái ngữ, không đụng chạm tới ai, là ái ngữ hả?
Rồi, cứ năm nay làm sao ráng ái ngữ đi. Thầy đã nói rồi, ông cần nói nhiều, nói nhiều cái tôi cái ta của ông nó mới phá ra được, chớ ông im lặng là nó không phá ra được đâu.

_Còn anh Long đây?
_Con bắt được: xuất gia. (Mọi người đều vỗ tay)
Xuất gia hả, bây giờ thầy chỉ lấy theo kinh điển thầy nói thôi. Xuất gia có nghĩa là xuất ra khỏi tam giới gia, là cái nhà của ba cõi chớ không phải là cạo đầu xuất gia đâu, xuất gia ra khỏi tam giới nổi không? Cạo đầu thì dễ quá rồi, ra khỏi cái nhà của ba cõi mới gọi là xuất gia, còn xuất gia cạo đầu chỉ là phương tiện thôi. Cạo bao nhiêu nó mọc bao nhiêu chớ đâu phải cạo một lần nó hết đâu, phải hông? Có ông nào cạo một lần nó hết thì mới nói đó.
Thành ra, quan trọng nhất là xuất tam giới gia, xuất gia khỏi cái nhà ba cõi này.
Rồi bây giờ thầy hỏi: ra khỏi nhà ba cõi là sao?
_Ra khỏi nhà ba cõi cũng ở trong ba cõi này vậy thầy.
_Thưa thầy ra khỏi tham sân si.
_Coi chừng đến cuối năm sau chưa ra khỏi nhà ba cõi được bắt xuất gia thiệt xuất gia trên sự tướng chớ không phải chơi.

_Rồi một vị nào đó thay thế trả lời ra khỏi nhà ba cõi là sao? Ông Trọng này nè, trả lời giùm ông Long coi. Không thôi thầy cuối năm thầy chuẩn bị dao kéo là ông cũng mệt lắm á.
_Thưa thầy và đại chúng thầy dạy chúng con cái nền tảng…
_Con thấy trả lời chưa ra khỏi ba cõi.
_Vô tâm vô pháp thản nhiên vô sự là ra khỏi ba cõi.
_Vô tâm là ra khỏi ba cõi phải hông? Mà làm nổi mới xuất gia được, chớ nhiều khi mình nói mình làm không nổi đâu.
_Ba cõi chỉ là tâm.
_Ông Hải, với ông này chấm dùm thầy ba cõi chỉ là tâm, thấy chịu chưa?
_Con thấy, nếu mà muốn xuất ra ba cõi thì phải thấy được cái gì nó sanh ra ba cõi, thấy như vậy là ở trong ba cõi thì nó cũng ra ba cõi rồi, lúc trước giờ thầy dạy như vậy đó. Con thuộc bài lắm.
_Ông kéo thầy vô để mà, thôi bây giờ chấm dứt ở đây, mọi người phải về thiền định: chỉ, quán, chỉ quán song tu sao cho ông Dũng này ông vừa lòng, ông này khó tính lắm, trả lời làm sao ra khỏi được ba cõi khi nào ông chịu, thì ông không có phá rầy thầy, chớ ông phá rầy thầy lắm, phải hông?
Thầy trả lời ông chịu, chắc là ông sợ thầy, ông không dám phản ứng gì hết còn người khác nói thì ông phản ứng tùm lum hết.
Rồi, vậy đó, tham một năm đi, chỉ quán rồi tánh gì, đủ thứ hết làm sao mà trả lời được cái câu, làm sao ra khỏi ba cõi.
Người nào ra tới đâu cũng phải trả lời hết. Chớ không phải ông Dũng này mà tha ổng đâu. Ông bị cái tâm sự riêng tâm sự chung đó là cả một vấn đề!

Mọi người đều vui vẻ.

Tánh Hải Kính ghi.

624

BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ÐÁ CUỘI - Tâm Diệu

BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ÐÁ CUỘITâm Diệu trích dịch Một ngày nọ có chàng trai trẻ vừa buồn vừa khóc, tìm đến Ðức Phật. Ðức Phật hỏi, "Cái gì sai trái đã làm

14,815
KHÔNG CHỖ TRỤ MÀ HÀNH BỐ THÍ

KINH:“Lại nữa, Tu Bồ Đề! Bồ tát ở nơi pháp hãy không chỗ trụ mà hành bố thí. Nghĩa là chẳng trụ sắc mà bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc

522
KHÔNG VẾT HẰN - Zen Master SHUNRYU SUZUKI (1904-1971)

Shunryu Suzuki (1904-1971) là một thiền sư phái Tào Động, người lập Tu Viện Phật giáo đầu tiên ngoài châu Á (Trung tâm Núi Thiền Tassajara). Ông lập trung tâm Thiền San

759
LÒNG TỐT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Emma Seppala - Tiến sĩ Đại học Stanford chứng minh lòng tốt dẫn đến thành côngĐại học Stanford có hẳn một trung tâm dành cho ngành khoa học về tình thương và

962
THIỀN ĐỊNH - Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện,

Không được hướng dẫn bởi một vị thầy trong tham thiền, khi tu chúng ta thấy mình an định nhưng không biết mình đang định vào trạng thái nào. Khi nói ra

906
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc