Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

II.A.2.a2- Trừng giới (Răn đe)

Nếu chẳng như thế, xen lộn chúng tăng.

 Câu trên, trái với việc tu; câu dưới, lộn vào pháp chúng. Nghĩa là, chẳng noi tu như trên chỉ vẽ, lộn xộn vào trong đám pháp chúng. Tức là kẻ phi người tục, phi chúng tăng, tội lỗi nhẫy trời! Tỷ như con lừa lộn bầy trâu, với sừng và lông dù có tương tợ, mà cái đầu và sừng chẳng đồng giống nhau, đến cái tiếng kêu cũng khác lạ hẳn!

 : Lám (tục đọc sai là lạm): nước nhẫy đầy tràn lan, là xen lẫn lộn xộn.

 Với kẻ có cái thân năm thước mà chẳng có trí huệ, Phật gọi là si tăng (ông sư ngu si), có cái lưỡi ba tấc mà nói pháp không được, Phật bảo là á dương tăng (4) (sư dê câm). Người mà chẳng phải kẻ tục vì cũng đầu tròn áo vuông, chẳng phải tăng, vì lòng nhiễm trần tục, Phật cho là điểu thử tăng (5) (thầy chim chuột), cũng gọi là thốc cư sĩ (6) (ông cư sĩ sói đầu).

 Phật dạy “Thế nào là kẻ đạo tặc? - Vì giả dối bận cái pháp y của ta, đem hình tượng và đạo pháp của ta ra làm sự buôn bán (7) tạo tác ra mỗi mỗi ác nghiệp”. Đó, chánh chỗ bảo là “lám xí tăng luân”.

Lời nói việc làm hoang đàng thưa thớt, luống uổng ăn dùng của người thí chủ.

 Câu trên hiểu và làm; câu dưới ăn hao của thí chủ. Lời nói, nết làm, phẩm tánh chẳng thuần túy, nói là hoang đàng; chẳng có công đức để đền đáp cái ơn của tín thí, nên nói là luống uổng ăn dùng.

 Hiền triết xưa nói “Với đạo đức không tu, đấy là uổng phí áo cơm”. Đây gọi là thế!

 : Ngôn là lời nói, tức trí hiểu; hành tức là tu hành; hoang là hoang vu, tức cỏ, dây mọc bò lan hàng lan lối; sơ là lai rai rải rác, cũng là sơ lược, nghĩa là lổm xổm. Đây chẳng có cái đức hành và giải tu hành và hiểu biết, thành thử thí chủ chẳng được phúc, nên nói tín thí mất!

Chỗ đi năm trước, tấc bước không dời, ngơ ngáo một đời, toan chi nương cậy?

 Hai câu trên thói cũ chẳng quên; hai câu dưới không có điều thiện gì khá ghi.

 Năm trước, tức thuở cũ; chỗ đi là hành động của tâm, như là điều vọng hoặc, thói quen đắm nhiễm. Đây có hai: một, cái vô minh hoặc từ vô thỉ thuộc về đời quá khứ; hai, cái thói quen xông ướp những ngày trước.

 Tấc bước chẳng dời: Với các thói quen, chưa hề có một niệm bỏ lỗi để sửa lại mình cho được tân tiến.

 Ngơ ngáo một đời, … nghĩa lứ, chẳng có cái tinh thần yên lặng để soi xét lại mình, trọn ngày ý thức mãi rượt theo cảnh giới lục trần, có biết đâu, tháng đã qua, năm vẫn lại mà chả có một chút lành gì khá nương, cũng chẳng có công đức gì khá nhờ!

 Đại Trí Luật Sư nói “Vói xa trả ơn, từ Nho qua Thích. Gọt bỏ thói cũ, rửa sạch duyên đời. Ngăn dứt các dòng, vách đứng ngàn nhẫn (8). Văn chương nghiên bút, đều đã đốt dẹp, trăng tuyết gió hoa, chớ nhọc vịnh ngâm (9). Lại chớ quày đầu vào tửu sắc tài khí (10), đâu cho ghé mắt nơi danh lợi vinh hoa.

 Dòng rốt điên dại, chánh pháp suy đồi! Chỉ muốn đổi hình (cạo đầu nhuộm áo), không hề dính đạo (tâm trì trần tục). Dẫu rằng bỏ tục, thói tục không chừa, đều nói ra trần, duyên trần chẳng dứt.

 Mới gần trường giảng luật, đã toan làm thầy Xà -lê. Chưa vào chốn tùng lâm, vội lên chưn cụ trưởng lão.

 Tránh chết đắm, vào chết thiêu, đâu biết đui ngơ muốn tới trước lại bước lui, thực là quá ư điên đảo.

 : Hoảng hốt: sật sừ, tức là ngó bằng cách vô tình, chớ không để ý coi cho thiết thực gì. Nghĩa là ngơ ngáo lơ lửng.

Phương chi, rỡ rỡ tướng tăng, dong mạo khá xem, đều là trước trồng căn lành, nên cảm được báo tốt.

 Hai câu trên cái quả đời hiện tại; hai câu dưới là rõ rằng do cái nhân tốt nơi trước mà đưa đến cái quả đẹp đời nay.

 Huống nãi (phương chi) là thốt ra ngữ từ.

 Rỡ rỡ tướng tăng: đường đường (rỡ rỡ): dung mạo. Lại, sáng láng, nghĩa là đủ dong nghi của Phật (viên đảnh phương bào), vượt trần riêng bước, thầy thợ của người và trời vọi vọi ngôi Tăng bảo vậy.

 Dong mạo khá xemD: sáu căn thâu nhiếp, năm quan không vọng động. Uy nghi trọn đủ, chẳng dự với hạng thường lưu, nên chi được người ta trông thấy phải hân hoan kính ngưỡng, nên nói là khá xem.

 Đều là trước trồng căn lành nên cảm đặng báo thân tốt lạ đây: Số là đời trước gieo trồng cái nhân tốt, thành thử đời nay cảm được cái kỳ báo siêu trần việt tục như thế há chẳng lạ đời khác thường ru!

 : Năm quan là: 1-Miệng chủ việc nói, 2-Mũi chủ việc ngửi, 3-Tai chủ việc nghe, 4-Mắt chủ việc thấy, 5-Thân hình chủ việc chạm đụng biết ấm lạnh trơn nhám. Vì mỗi bộ phận đều có chủ hay mỗi việc, nên gọi là ngũ quan (11) chủ biết.

Liền toan chễm chệ vòng tay, chẳng quí tấc bóng, không siêng năng tu hành, sự nghiệp chẳng do đâu xong nên công quả.

 Hai câu trên ăn rồi ngồi không bỏ mất qua bóng quang âm (thì giờ); hai câu dưới cái nhân chẳng có, nên mất luôn quả.

 Liền toan ngồi chễm chệ vòng tay … Người xưa quí tiếc tấc bóng mà, khinh thường thước ngọc; một ngày không công tác thì, một ngày ấy không dám ăn cơm của chùa! Chúng ta là người bực nào lại vòng tay ngồi không qua ngày mà, chẳng lo tu phúc huệ ư?

 Với sự nghiệp chẳng cần: Sự nghiệp tức là giới định và huệ cùng các việc lành. Chẳng cần là không lo phải thắng tấn. Với chân tu thực hành, đã chẳng cần mẫn, thì công hạnh không thể thành tựu mà, cái quả phúc trí nhị nghiêm cũng mất luôn cái tạo nhân nữa!

 : Khuê Phong thiền sư nói “Thời đại ngày nay, những hậu sanh, mới vào trong chúng, chẳng hái một ngọn rau, không lượm một lọn củi, mười ngón tay chẳng hề thấm đến nước, trăm việc chẳng bận lòng, tuy thì một thuở khoái chí, khôn nài ba đồ khổ thân! Khát tấc bóng, giờ chẳng đợi người, một mai nhắm mắt bị đọa, ruộng truy y (12) không có công một ky đất (13), ngục Thiết Vi có sa hãm trăm tội hình.

 Ngài Xứng pháp sư nói “Vòng tay chẳng công tác, ở không chẳng làm việc, đi giỗn dễnh trên đất chùa, ngồi chì ì trong nhà rỡ. áo trùm thân, cơm trong miệng, đâu dễ tiêu ư? Vuông đồ bận, tròn cái đầu, làm sự gì đó? Ca-sa hết bận mất thân người! Thực là chí khổ! Địa ngục đọa vào chịu báo thân khác, khá gọi bao đành!”

Chẳng những một đời bỏ trống qua, mà cũng nghiệp sau không ích lợi!

 Câu trên, cái nhân mất; câu dưới, cái quả mất.

 Chẳng tu phúc huệ, ấy là bỏ trống qua một đời. Há cho đời nay bỏ trống qua, chả có sở đắc gì, song, với hạnh nghiệp của tương lai cũng chẳng có chỗ bổ ích nữa!

 : Tương lai tức là đời hậu lai vậy.

Xem mục lục