Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Hanmaum

   Han nghĩa là một, vô hạn, kết hợp và ma-

um là tâm. Hanmaum là bản tâm không thể

nghĩ bàn, không thể thấy, vượt trên thời gian

và không gian, vô thủy vô chung. Nghĩa là tất

cả tâm, chúng sanh, thế giới, và vũ trụ được

liên kết và đang cùng vận hành như một. Nói

cách khác, Hanmaum – nhất tâm – bao gồm

toàn thể vũ trụ và tất cả sinh vật trong nó.

   Mỗi mỗi sinh vật và sự vật trong vũ trụ có

sẵn Phật tánh vô thủy, hiện tiền và sẽ còn mãi

mãi vô chung.

   Phật tánh là duy nhất, vì thế là nhất tâm.

   Nó rộng lớn không thể nghĩ bàn, vì thế là

nhất tâm.

   Nó không phải là một cá thể, nhưng liên kết

toàn thể, trong nó tất cả đang cùng vận hành,

vì thế là nhất tâm.

   Muôn vật đến từ nó, vì thế là nhất tâm.

   Tâm của tất cả sinh vật trong thế giới là một.

Cơ bản, không có “anh” hay “tôi” tách rời riêng

ra. Đời sống vốn đã là một, đời sống vốn đã là

Phật. Tâm của tất cả sinh vật đang hoạt động

với nhau như một, vì thế được gọi là nhất tâm.

Dù mỗi sinh vật có thân xác riêng, chúng vốn

đã không phải là hai.

   Toàn thể vũ trụ được nối kết trực tiếp đến

bản tâm mọi người và mọi sinh vật. Mọi vật

hoạt động và vận hành trong thế giới đã sẵn

sàng nối kết với sự thành hình của chúng ta.

Mọi vật trong toàn thể vũ trụ, gồm cả cõi hữu

hình và vô hình, được nối kết và cộng thông

như một. Không vật nào hiện hữu tách rời

khỏi vật khác, tâm của tất cả Phật là tâm sẵn

có của bạn, và pháp của tất cả Phật là pháp của

bản tâm và cuộc sống hằng ngày của bạn. Nhất

tâm nối kết mọi vật như một, đúng như cùng

dòng điện thắp sáng đèn này và đèn khác.

Chủ nhân Không

   Chủ nhân Không là bản tâm mà mỗi chúng

ta có sẵn, và tâm được kết nối trực tiếp đến mỗi

sự vật. Qua sự kết nối này, Chủ nhân Không

hoạt động cùng với mọi vật như một.

   Chủ nhân Không là bản thể thực của tôi.

Thân và ý của tôi giống như cành và lá mọc ra

rồi biến mất. Chủ nhân Không là rễ tạo thành

cành và lá mới, khi những cái cũ gẫy và rơi rụng.

Nếu tôi là trái, Chủ nhân Không là cuống giữ

vững trái. Nếu tôi là cuống, Chủ nhân Không

là cành để trái đong đưa. Nếu tôi là cành, Chủ

nhân Không là thân mà cành từ đó mọc. Nếu

tôi là thân, Chủ nhân Không là rễ, rễ là bản thể

của cây – tất cả thân, cành, lá, và trái đến từ nó.

Cũng thế, tất cả tư tưởng, mọi hành động và

tất cả công đức của tôi khởi lên từChủ nhân

Không.

   Tại sao lại gọi là Juingong -Chủ nhân Không?

Đó là người tạo tác, vì thế gọi là chủ nhân, và

hoàn toàn trống rỗng, luôn thay đổi, không

hình dáng cố định, đó là không. Như thế, Chủ

nhân Không có nghĩa bản thể, yếu tính cơ bản

của bạn, đang luôn thay đổi và biểu hiện. Yếu

tính của bạn dựa trên Chủ nhân Không. Bạn

là gì trước khi cha mẹ sanh ra? Một con người

không chỉ là sự kết hợp giữa tinh dịch và trứng,

phải cóChủ nhân Không kết hợp vào nữa.

Cuộc sống của bạn vàChủ nhân Không giống

như một cây sống được nhờ rễ. Tuy nhiên,

đừng nghĩ Chủ nhân Không như vật gì cố định

và tĩnh tại như rễ cây. Chủ nhân Không là bản

thể của bạn và là người tạo tác mọi vật, vì thế

còn được gọi là Phật. Như thế nếu bạn nhận ra

Chủ nhân Không, bạn cũng sẽ biết Phật thực

sự là gì.

   Bạn có thể gọi Chủ nhân Không là “cha” hay

“mẹ”. Cũng thế, bạn có thể gọi là “chủ nhân của

tâm”, “tâm bình thường”, “tịnh thủy”, “nước ban

sự sống”, hay “cột trụ của tâm”. Bạn có thể gọi

Chủ nhân Không là “Đấng tạo tác mà không sở

hữu”, hay bạn có thể gọi là “Phật A-di-đà” hay

“Phật Bổn Tôn”. Bạn có thể gọi là Thượng đế

hay “tình yêu của tôi” vì nó là bản thể. Không

bao giờ có thể định hình Chủ nhân Không vì

nó có thể trở thành mọi thứ. Chủ nhân Không

là cha mẹ mà cũng là con cái, người cao cả

nhất cũng như người thấp hèn nhất. Chủ nhân

Không là chân ngã dẫn dắt bạn, dù gọi là gì đi

nữa. Chủ nhân Không là “yếu tính chân thật

của tôi” và “tâm của tâm tôi”.

   Chủ nhân Không bất sanh bất diệt. Chủ

nhân Không là chân ngã vô hạn và vĩnh cửu,

không thể trông thấy bằng nhục nhãn và không

thể nhận biết bằng tư tưởng. Nó không bao giờ

yếu ớt và tiêu diệt vì nó là thanh tịnh tuyệt đối

và có năng lực vĩ đại của trí tuệ sáng chói. Nó là

chân ngã có khả năng vô hạn. Phàm ngu hiện

hữu trong những hình dáng khác nhau, với tên

khác nhau, ở trình độ khác nhau, và sanh ra

rồi chết đi. Tuy nhiên, Chủ nhân Không cũng

gọi là Phật hay “Phật sẵn có” chỉ là nó, ngay cả

khi một trở thành mười ngàn và mười ngàn trở

thành một. Qua Chủ nhân Không, phàm ngu

và Phật gặp nhau, và không phải là hai.

   Chủ nhân Không không hiện hữu nơi nào

khác. Người muốn tìm sẽ tìm ra trong chính

mình. Khi chúng ta nấu ăn, chúng ta sửa soạn

vật liệu, kết hợp chúng, và làm thành bữa ăn

ngon lành. Cũng thế, trong cuộc sống khi bạn

muốn và cần, chân tánh của Chủ nhân Không

sẽ biểu lộ trong đời sống thường nhật của bạn.

   Chủ nhân Không là một lò nung khổng lồ,

luôn luôn hoạt động với năng lực tinh thần sâu

xa và chân thật của tất cả chư Phật, gồm tất

cả cõi hữu hình và vô hình. Lò nung này nằm

trong bạn. Giống như sắt tan chảy trong lò, lò

này biến những giọt nước mắt thành lòng trắc

ẩn, và tất cả khổ đau được tái sanh thành lòng

biết ơn. Bất cứ tai họa hay nghiệp đau đớn nào

cũng chỉ như bông tuyết trước nó. Chủ nhân

Không là bí nhiệm sâu xa của tâm mà mọi

người được phú cho, là năng lực lạ thường của

Phật tánh mà mọi sinh vật đều có. Đây là đức

hạnh nhiệm mầu của Chủ nhân Không.

   Bạn không nên nghĩ Chủ nhân Không như

cái ngã tách biệt, cá nhân thuộc về một mình

bạn. Chủ nhân Không nghĩa là toàn thể. Chủ

nhân Không bao gồm và giữ vững mọi vật

trong vũ trụ, và săn sóc mọi vật trong tất cả cõi

hữu hình và vô hình. Đây là Chủ nhân Không.

Làm sao có thể phân chia Chủ nhân Không

của tôi và của bạn?

Chân thực tại của tôi

  Một con người là kết quả của ba thứ: bản

thể vĩnh cửu kết hợp với thân xác và ý thức. Ba

thứ này hoạt động hài hòa với nhau.

  Tình trạng trước khi tư tưởng xuất hiện,

hành động khởi lên tư tưởng, và thân cùng làm

việc như một. Đây gọi là “hoạt động như một

tâm”.

  Yếu tính của Chủ nhân Không là trong hoạt

động của bản thể vĩnh cửu kết hợp với ý và

thân. Ba thứ này chia sẻ mọi vật với nhau, hỗ

trợ nhau và sống như một. Chủ nhân Không

này có khả năng đưa ra và đem vào mọi vật.

Cái ngã hữu hình là dụng cụ vật chất của cái

ngã vô hình. Chủ nhân Không không hình

tướng và không thể nhận biết nhưng nó là yếu

tính làm chúng ta chuyển động.

   Tại điểm bản thể vĩnh cửu, những nhận thức

khởi lên tư tưởng và thân, tất cả giao nhau. Ba

thứ này làm việc chung và biểu hiện ra thế giới.

Khi ba thứ này hài hòa với nhau, chúng biểu

hiện như một người dẫn đường khôn ngoan,

như một vị thầy.

Thân xác và tứ đại

   Thân chúng ta chỉ là một tổ hợp tạm thời

do đất-nước-gió-lửa kết hợp tạo thành. Chúng

duyên hợp theo nghiệp lực và sau đó chúng

tan rã theo nghiệp lực. Như thế qua thời gian,

bạn đã từng sống và chết. Bất cứ gì lệ thuộc

sống và chết chỉ là huyễn hóa, không thể gọi

là chân thực tại, bất biến, chưa bao giờ sanh và

chưa bao giờ diệt. Thân chúng ta thường được

gọi là huyễn hóa vì nó cũng là một kết hợp tạm

thời.

   Như những đám mây tụ rồi tan và lại tụ

thành những đám mây khác nhau, thân người

sẽ có ngày tan rã trở về với tứ đại. Và theo hoàn

cảnh, tứ đại lại sẽ nhóm họp và mang hình

tướng khác. Tuy nhiên đừng cảm thấy mọi sự

đều vô ích vì ý tưởng “thân bạn sẽ tan thành tứ

đại”. Thay vì thế, bạn nên hiểu nguyên lý tan

hợp của mọi vật. Hành giả Phật pháp không

thấy sự hiện hữu của mình là vô ích vì họ nhận

biết rằng sự rất vô thường của thế giới giúp họ

ngộ được chân lý.

   Nếu chúng sinh chỉ là sự kết hợp tạm bợ

thì đâu là chân ngã, Chủ nhân Không? Nó có

hiện hữu ngoài sự kết hợp tạm bợ này không?

Không! Nó không tách biệt. Chủ nhân Không

không tách riêng khỏi cái ngã giả dối. Vậy chân

ngã ở đâu? Trong tay? Chân? Tim? Óc? Không

ở chỗ nào cả! Bạn không thể tìm ra chân ngã

khi quan sát thân, nhưng dù sao, nó hiện hữu

trong bạn. Chủ nhân Không, chân ngã là chỗ

dựa của ngã hư dối. Chân ngã của bạn hình

thành thân xác và tương tác với Phật giới.

Trong tất cả điều này, hoạt động của bản tánh,

Chủ nhân Không của bạn là sự hiển thị của

chính chân lý. Rất mầu nhiệm và sâu xa!

   Phải có thân để biết Phật pháp. Bạn cần

biết rằng ném bỏ thân thì không cách nào biết

Phật pháp. Nghĩ rằng thân vô giá trị và phải vứt

bỏ, vì nó chỉ là một kết hợp tạm bợ, là một ý

tưởng cực kỳ sai lầm. Không thân, bạn không

thể phát triển, không thể mở mang trí tuệ, và

không thể thành Phật. Vì có người con, bạn

có thể biết cũng có cha mẹ; vì có người giúp

việc, bạn nhận ra ông chủ cũng phải có. Nhờ

hiểu biết hiện tượng hữu hình, bạn có thể hiểu

được lý tánh vô hình, bản thể phi vật chất đã

làm khởi lên và sinh sôi tất cả hiện tượng hữu

hình, và nó luôn hoạt động chung với mọi vật

như một.

   Vì có cây, bạn có thể biết rễ; vì có trái, bạn

có thể biết hạt. Cũng thế, ngay dù thân chỉ là

theo nghiệp chướng, kết hợp tạm bợ của tứ

đại, qua nó bạn có thể biết bản thể, Chủ nhân

Không - Nhất Tâm, bản thể của tất cả sự sống

và mọi hiện tượng.

Chân tánh của tôi

  Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đến từ

Chủ nhân Không, chân ngã của chúng ta, vì

thế chúng ta phải tìm chân ngã của mình. Khi

chúng ta tiến triển qua nhiều đời, chân ngã

luôn có mặt với ta. Tuy nhiên chúng ta không

biết điều này trừ khi cố gắng tìm nó. Nhận ra

rằng mọi vật đến từ chân ngã. Thân xác như lá

hay cành đến từ rễ chân ngã. Làm sao bạn có

thể quên rễ mà gọi cành lá là “tôi”? Hãy biết rễ!

   Sinh là sự kết hợp của xương cha và thịt mẹ

với đời sống và tâm của bạn đã qua hằng triệu

kiếp. Khi “tôi”, cái ngã hư huyễn bất giác bị

quên hoàn toàn, có gì đó vĩnh cửu. Đó là Chủ

nhân Không, cái ngã vĩnh cửu không hề sanh

tử. Đó là cái ngã quý giá và hạnh phúc vô song,

không bao giờ sanh diệt, không hề tăng giảm,

và không bao giờ dơ hay sạch. Nhưng người

thường không thể gặp cái ngã vĩnh cửu này vì

họ không thể thoát khỏi ngục tù ý thức. Ngã

vĩnh cửu không thể mô tả bằng lời, và không

thể được phát hiện qua bàn luận. Cố gắng hiểu

nó bằng ý thức giống như cố biết thế giới trong

khi mắc kẹt bên trong một cái thùng.

   Từ xa xưa, người ta đã khởi lên những tư

tưởng lộn lạo, hão huyền. Những điều này trở

thành bóng tối làm mờ nhất tâm vốn sáng chói

và thanh tịnh, như mặt trời rạng rỡ và bầu trời

trong trẻo bị mây che. Mặt trời và bầu trời bị

che bởi bóng tối lâu đến nỗi người ta quên nó

luôn hiện hữu. Những gì phàm ngu phải làm

là trở lại chân tánh, là vị Phật sẵn có của họ,

là mặt trời và bầu trời. Ngay tư tưởng và thân

hiện tại của bạn chỉ là một đốm mây xám đã

nổi lên từ chân ngã. Không có thực thể về cái

“tôi” mà mọi người nghĩ như chính họ. Tuy

nhiên, nói “tôi” không có thực, không phải vì

không có thực tại như thế mà vì cái được gọi là

“tôi” luôn thay đổi từng khoảnh khắc.

Bất nhị

   Khi những đợt sóng nổi lên trên biển, tạo

thành nhiều giọt nước. Tuy nhiên khi sóng

lặng, tất cả chúng trở thành chính nước biển.

Trong trường hợp này, những giọt nước có

thể so với chúng sanh và biển so với bản thể.

Một giọt nước nhỏ được tạo ra giống như một

sinh vật được sanh ra. Một giọt nước nhỏ chìm

xuống giống như một sinh vật từ bỏ thân và

trở về bản thể. Cũng thế, nơi bản thể không có

phân chia anh và tôi. Không có phân chia tổ

tiên của bạn và tổ tiên của tôi. Cuộc sống bản

thể thì mênh mông rộng lớn, nhưng là một.

Nó hiện hữu như nước biển lặng, và theo hoàn

cảnh, biểu hiện thành lớn hay nhỏ. Như những

giọt nước hình thành và biến mất tùy theo gió,

thân chúng ta cũng nổi lên và biến mất.

   Vì mọi vật được nối kết và hoạt động như

một. Sự thành lập của vũ trụ là sự thành lập

của tâm. Vì không có gì riêng biệt, chúng ta có

thể chứng tỏ bất nhị, vì thế không có gì không

phải chính tôi.

   Nhìn theo thế giới hiện tượng, mọi vật hiện

hữu một cách riêng rẽ, nhưng nhìn từ bản

thể, mọi vật là một. Về lý mọi vật là một, về sự

chúng riêng biệt. Như thế núi là núi và nước là

nước.

   Cả thân này không phải là “cái của tôi”. Nó

là một cộng đồng. Xuyên qua trái đất, có nhiều

loại thú vật. Cũng thế, bên trong thân tôi có

nhiều loại sinh vật khác nhau. Vì thế, dù là

thân tôi, nó không phải cái của tôi, nó là một

cộng đồng. Người không giác ngộ thường nghĩ

thân xác là của họ, nhưng ngay trong mỗi bộ

phận – tim, gan, bao tử,... – có hằng trăm triệu

sinh mệnh, và chúng tự động vận hành với

nhau. Thân này giống như một vũ trụ nhỏ, và

giống như một vũ trụ, tất cả thành phần của

thân hoạt động chung như một. Và tất cả khoa

học và triết học chứa trong thân này.

Nhân và quả

  Vũ trụ và thế giới nhân loại liên kết và hoạt

động với nhau như một. Trong thân chúng ta,

vô số tế bào kết nối như một mạng lưới khổng

lồ. Cũng lối này, trái đất và toàn vũ trụ được

kết nối mật thiết và có hệ thống như một tấm

lưới cân đối, hoạt động với nhau như một. Do

đó nếu chúng ta biết điều gì, pháp giới và Phật

cũng biết nó – toàn vũ trụ biết nó.

  Vì bạn biết những gì bạn làm, tất cả chúng

sanh trong thân bạn biết những gì bạn làm, vì

vậy nhất tâm, vũ trụ và pháp giới cũng biết. Vì

mọi vật và đời sống được nối kết, không gì bạn

làm là bí mật.

  Một lời nói dối là bạn đang tự lừa gạt mình.

Người lừa gạt và người bị lừa là bạn. Bạn không

bao giờ có thể lừa gạt Chủ nhân Không. Chủ

nhân Không là bầu trời, vũ trụ, và pháp giới –

không có gì có thể che giấu nó.

  Tâm có thể được ví như một siêu máy tính.

Bất cứ tư tưởng nào khởi lên, được ghi lại

hoàn hảo. Có lẽ bạn tin rằng một tư tưởng kết

thúc vì bạn không quan tâm nó nữa, nhưng tư

tưởng đó không biến mất. Đúng hơn, nó được

ghi lại hoàn hảo trong tâm bạn. Tư tưởng được

chứa trong tiềm thức và gây ra một tư tưởng

tương tợ lần tiếp theo. Hơn nữa, tư tưởng lần

thứ hai mạnh hơn lần thứ nhất. Ví dụ, nếu tư

tưởng thứ nhất xấu, thì tư tưởng thứ hai xấu

hơn một chút. Theo lối này, tư tưởng lặp lại

nhiều lần, nổi lên càng lúc càng mạnh. Tâm

sẽ bị nghiêng về những tư tưởng thường khởi

lên. Vì thế, nếu bạn không kiểm soát tư tưởng

mình tốt, chúng sẽ lớn mạnh và cuối cùng trở

thành hành động.

   Nếu một khi tâm dấy động và khởi tưởng,

tư tưởng đó sẽ được ghi lại hoàn hảo; chức

năng của tâm vô hạn nếu để ý thức của chúng

ta bừng tỉnh.

   Nghiệp tốt cũng là nghiệp. Một khi việc gì

được ghi lại, sự ghi lại đó có khuynh hướng

đẩy người ta đi và điều khiển họ. Nghiệp xấu

khiến sanh những quả xấu, và nghiệp tốt sẽ

sanh những quả tốt. Nghiệp dẫn chúng sanh

qua vòng sanh tử, vì thế không có sự khác

nhau giữa nghiệp tốt và nghiệp xấu. Trong một

trường hợp, một người nô lệ đau khổ vì gặp

một người chủ xấu. Trong trường hợp khác,

người nô lệ sống tương đối thoải mái vì gặp

người chủ tốt. Tuy nhiên, cả hai giống nhau, cả

hai là người nô lệ.

    Nếu bạn thâu băng, lần thâu trước sẽ bị xóa

và sự kiện mới sẽ được thâu. Vì thế thâu nghiệp

tốt thì tốt hơn thâu nghiệp xấu. Tuy nhiên thay

vì chỉ thâu nghiệp tốt, tốt hơn cả là xóa hết mọi

thứ đã thâu. Cách để làm điều này là phó thác

mọi việc trước mặt bạn, cả tốt và xấu, cho bản

tánh của bạn. Đó giống như lau sạch một tấm

gương. Cho dù gương phủ bụi rất lâu, một khi

bạn lau nó, lập tức nó trở nên sạch trong.

   Luật nhân quả giống như một hạt giống

không bao giờ hư: khi đã trồng, nó sẽ luôn

luôn mọc. Nếu bạn trồng một hạt giống tốt,

kết quả tốt sẽ theo đến. Nếu bạn trồng một hạt

giống xấu, kết quả xấu sẽ xảy ra. Nhân và quả

giống như hạt giống luôn luôn mọc. Hơn nữa,

một khi trồng chúng sẽ mọc, có hạt và rồi lại

mọc, mọc nữa.

   Có nhiều người sống không quan tâm đến

người khác. Chừng nào họ vui vẻ và có thể đạt

được những gì họ muốn thì họ hài lòng. Nhưng

họ không thể được bình an thật sự vì chỉ làm

lợi ích cho mỗi chính mình. Sự thích thú tạm

thời không thể tháo gỡ vấn đề căn bản. Bạn

phải biết rằng đời sống chúng ta không chấm

dứt với cuộc sống hiện tại. Xa hơn, bạn phải

biết rằng mọi việc, ngay cả những việc bạn

đã làm một cách bí mật, sẽ trở lại với bạn như

nghiệp.

   Nghiệp là mớ rối rắm của vô số nhân quả.

 

Phần một: Những nguyên tắc

49

Một số người cố dùng trí thông minh để giải

nghiệp, nhưng điều này giống như cố làm tan

một hồ nước đóng băng vào mùa Đông bằng

cách tưới một thùng nước nóng vào băng. Nó

có vẻ tan một chút, nhưng chẳng bao lâu nước

bạn tưới đông lại, và bạn chỉ có thêm một ít

băng. Vì thế đừng nắm bắt những vật thế gian,

thả tất cả chúng vào bản tâm, và để chúng tự

động tan ra. Khi mùa Xuân đến, hồ băng sẽ

tan tự nhiên và hoàn toàn. Trở về bản tâm của

bạn giống như mùa Xuân ấm áp đến sau mùa

Đông lạnh lẽo.

   Không có định mệnh hay số phận. Mọi vật

tùy tâm bạn. Vì bạn không thoát khỏi những

dính mắc, những dính mắc này trở thành

nghiệp và tác động ngay cả gien của bạn. Vì

mọi vật do tâm tạo, chìa khóa hạnh phúc hay

đau khổ là do bạn dùng tâm thế nào.

Nguồn gốc tiến hóa - Luân hồi và tái sanh

   Sanh tử là luân hồi, và già đi cũng là luân

hồi. Những mùa đến và đi cũng là luân hồi.

Một giọt nước luân lưu, nuôi nấng và gìn giữ

những sinh vật vô tận cũng là luân hồi. Sự

hình thành và biến mất của những vì sao cũng

là luân hồi. Mọi vật và mọi sinh mệnh đến và

đi vô tận như thế. Chúng không chỉ biến mất

sau khi đã sống. Nếu không có vòng luân hồi,

làm sao một người có thể học về chân lý?

   Để được sanh làm người, có lẽ phải tích

chứa công đức cả ngàn năm. Rất khó thành

người. Tuy nhiên, nếu bạn không từ bỏ tập khí

có sẵn trước khi trở thành người, và nếu bạn

chỉ nghĩ cho chính mình, sự đau khổ của bạn

sẽ bất tận. Nếu bạn sống như thế, bạn có thể

phải sống như thế nhiều, nhiều đời, như con

chuột đồng bị mắc trên một bánh xe, không

thể rút ra. Hay bạn có thể bị tái sanh thành thú

vật. Một khi tái sanh thành thú vật, bạn sẽ đau

khổ nhiều, phải ăn thịt loài khác hay bị ăn. Sẽ

có rất ít cơ hội để phản quán tình trạng của

bạn, và nếu bạn tăng trưởng tập khí thú vật, thì

sẽ khó thoát khỏi tình trạng đó hơn, ngay cả

qua hàng tỉ kiếp, hàng tỉ niên kỷ.

   Có người nghĩ vòng sanh tử là khổ đau không

thể thoát, nhưng nếu ai tỉnh thức thì sẽ hiểu

rằng luân hồi chỉ là quá trình biểu thị. Đối với

những người không biết mọi vật và mọi sinh vật

biểu hiện và hoạt động với nhau trong khi luôn

thay đổi và không bao giờ đứng yên dù chỉ một

giây, thì sẽ bị tái sanh và đau khổ. Tuy nhiên, khi

họ thức tỉnh, nó chỉ là sự biểu thị.

   Không luân hồi thì không có tiến hóa. Luân

hồi là năng lực mà bạn có thể trở thành Phật.

Như thế luân hồi không phải đau khổ do

nghiệp gây ra, luân hồi là quá trình tiến hóa

và tạo khả năng tu tập. Ngay tại khoảnh khắc

này, chúng ta chết và sanh vô tận. Vì bạn đã

chết trong quá khứ, hôm nay bạn có thể sống.

Sống và chết luôn đi cùng với nhau như thế và

xảy ra với nhau. Do đó, bên trong cái chết có

sự sống, và bên trong sự sống có cái chết. Luân

hồi, sự thay đổi liên tục và bất tận này của mọi

vật, là năng lực định hình và tịnh hóa bạn, làm

bạn thành Phật. Không thể trở thành Phật nếu

không có luân hồi.

   Chết là khi bản tâm bất biến, Chủ nhân

Không thay y phục. Khi chúng ta cởi y phục

ra, chúng ta thay y phục mới. Cũng thế, Chủ

nhân Không thay thân bỏ ra bằng một thân

mới. Thế thì, chết chỉ là sẵn sàng mặc vào một

bộ đồ mới.

   Ngay cả khi thân bạn chết đi, ý thức vẫn còn.

Người ta thường không hiểu rằng thân mình

không còn nữa, và họ không nhận ra người

sống không thể thấy và nghe họ. Vì thế, đôi

khi, trong rối loạn và mong muốn, họ gây đau

khổ cho người khác. Nếu bạn tu tập chân thật

Không có sông nào để vượt qua

khi đang có thân, thì bạn có thể từ bỏ không

có gì vướng mắc. Còn nếu bạn không tu tập,

thì dù bạn đã chết, bạn sẽ bị vướng vào những

tương quan cũ của mình, và không thể tự do

rời bỏ. Thay vào đó, bạn có thể mắc vào tình

trạng chỉ lang thang lẩn quẩn như một con ma

trong thời gian rất dài. Nếu không bao giờ tu

tập, khi người ta chết, ý thức của họ không thể

thấy và nghe. Giữa bóng tối, ý thức không thể

lĩnh hội đúng đắn sự vật, vì thế những người

ấy thường đi vào tử cung của heo hay chim ác

là. Tuy nhiên những ai có tâm đã tu tập, sẽ tỏa

ra một ánh sáng lớn chiếu rực rỡ chung quanh

họ. Ngay cả gia đình họ cũng hướng về đời

sống tươi sáng, dù cá nhân họ có thể không

biết gì về tu tập.

Tiến hóa và sáng tạo

   Nhìn theo con người, chúng ta có thể nghĩ

một số sinh vật dường như nhỏ nhoi và vô

nghĩa. Nhưng mọi hiện hữu đang trong quá

trình tiến hóa. Vì vậy, chúng là hình dáng quá

khứ của chúng ta, những bạn cũ của ta, và chỉ

cho ta chỗ mà từ đó ta tiến hóa. Khi chúng ta

nhìn bốn loại sanh, chúng ta thấy rằng chúng

đã tiến hóa từ những vi khuẩn, và rằng chúng

tạo thành một tiến trình từ thấp nhất đến cao

nhất. Tuy nhiên, mỗi một sinh vật đều có bốn

loại sinh vật này trong thân, và cũng tiến hóa

trong mỗi thân. Vậy, làm sao chúng ta có thể

nói sinh vật nào là quan trọng nhất hay cái nào

nên làm tiêu chuẩn để so sánh. Nhìn vào thế

giới, không có điểm bắt đầu và chấm dứt – đó

chính là trung đạo.

   Nhìn theo quá trình tiến hóa, những sinh

vật bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh và môi trường,

và chúng có thể thích ứng với một mức độ nào

đó. Tuy nhiên, những sự vật cơ bản hơn tùy

thuộc vào ý thức. Có rất nhiều điều thực sự

mầu nhiệm. Nếu chúng ta không bằng lòng

về hình dáng hiện tại của mình, và muốn đổi

thành mạnh mẽ, thì hình dáng con người sẽ

bắt đầu thay đổi. Hình dáng của mọi hiện hữu

được hình thành bởi tâm. Năng lực nào có

thể làm điều này? Đó là chân tâm, Chủ nhân

Không.

   Dù những sinh vật hiện hữu ở nhiều tầng

bậc khác nhau, tất cả đều có tâm. Tâm là chủ

của thân, giống như người lái xe. Thân chỉ làm

theo lời tâm. Và tâm mong ngày hôm nay sẽ

tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay,

và làm việc để hoàn thành điều này. Những

sinh vật tiếp tục tiến hóa qua đức hạnh khởi

lên từ nỗ lực đó.

   Hoàn tất cuộc tiến hóa là đạt được giải

thoát lớn lao và thành Phật với công đức vô

tận. Tất cả mọi sinh vật đang trong quá trình

tiến hóa này, tất cả họ là anh chị của chúng ta,

đang bước về cùng đích đến. Thế thì, mọi cõi

đều là trường học lớn, đầy những chúng sinh

đang hành đạo.

   Tiến hóa và sáng tạo là tất cả những biểu

hiện của nhất tâm. Tiến hóa là nâng cao trình

độ của tâm. Một khi trình độ của tâm thay đổi,

thân cũng thay đổi theo. Tiến hóa là quá trình

của tâm trở thành sáng sủa hơn, trong khi sáng

tạo là biểu hiện bên ngoài của ý định. Như thế,

trong khi quá trình này tiến hóa, nó cũng sáng

tạo; và trong khi sáng tạo, nó tiến hóa.

   Sáng tạo là biểu hiện của ý định. Tuy nhiên,

ngay khi tạo ra một vật, nó luôn luôn thay đổi.

Nó không còn như trước, với những ý tưởng

cố định và những hành xử bất biến. Như thế,

sáng tạo là biểu hiện. Tâm là bản thể của cả hai

tiến hóa và sáng tạo; chúng cũng không phải

hai. Sự thoái hóa cũng do tâm. Tất cả những

điều này là những biểu hiện của tâm.

Yếu tính của chân lý: Biểu hiện của Không

   Chân lý là một luồng trôi chảy không bao

giờ ngừng dù một thoáng chốc. Nó trôi chảy,

ngấm vào mọi vật, và sống động. Không có gì

trên thế giới mà không chuyển động; chỉ có

trôi chảy. Vô thủy vô chung, không sanh không

tử, chỉ có trôi chảy, đúng như nó là. Sự trôi chảy

này luôn luôn tươi mới và sống động. Ngăn vật

gì không trôi là giết nó. Chúng ta sống trong

chân lý. Như cá sống trong nước, chân lý tràn

đầy đời sống thường nhật của ta. Cố gắng tìm

chân lý ở xa xôi giống như cá kiếm tìm gì ngoài

nước. Chân lý vượt quá thời gian và không

gian, và không bao giờ đứng yên dù một giây.

Nó hoạt động không ngừng, như người thở ra

thở vào liên tục. Có thể gọi là “nhiễu quanh

ngôi chùa không ngừng”.

   Chân thực tại không phải vốn đã bị che dấu.

Nó chỉ hình như thế đối với những con mắt

vô minh. Chân thực tại vốn trong suốt như

vật dưới ánh mặt trời, nhưng chúng sanh vô

minh không thấy nó. Thật ra, bạn có thể nói

rằng yếu tính của Phật pháp là thấy chân thực

tại của mọi vật một cách đúng đắn. Khi Phật

dạy Bát chánh đạo, trước hết ngài nói “chánh

kiến”. Nếu bạn thấy đúng, thì bạn đạt được trí

tuệ. Nếu bạn có trí tuệ, thì bạn được giải thoát.

Như thế nếu chúng sanh còn mờ tối có thể

thấy đúng, thì tất cả muộn phiền và đau khổ,

phi lý và xung đột mà họ phải đối mặt sẽ biến

mất. Đây là vì họ nhận ra rằng những vật đó

vốn rỗng không, không căn để, trong khi bản

tánh của họ là sáng chói và sâu xa vĩnh viễn.

   Thay đổi từng khoảnh khắc là chết từng

khoảnh khắc. Nói cách khác, nó cũng có nghĩa

là tái sanh từng khoảnh khắc. Người ngu bám

vào những khoảnh khắc qua mau và sống đời

vô nghĩa, trong khi người trí tuệ hiểu rằng mọi

vật thay đổi từng chốc lát. Hãy áp dụng nguyên

tắc này vào cuộc sống hằng ngày, và sống tự do.

   Không có gì trong vũ trụ còn mãi như cũ,

dù trong tích tắc. Chỉ có thay đổi và biểu hiện,

vì thế không có gì có thể mang theo mình. Vậy

thì khi không có những tư tưởng cố định về

“tôi”, đau khổ sẽ không tồn tại. Dù bạn không

thể mang theo gì cả, bạn nghĩ rằng mình mang

vài gánh nặng, và vì thế bạn tự ràng buộc với

ý tưởng cố định này. Nếu bạn biết rằng mọi

việc thay đổi trong khoảnh khắc, rằng mọi

vật là trống rỗng, thì không có gì để bạn bám

víu. Hình hài trống rỗng, tư tưởng trống rỗng,

ngôn từ trống rỗng, tên tuổi và địa vị trống

rỗng – mọi vật là trống rỗng.

  Cái tôi nào là bạn? Khi bạn đứng, ngồi,

động, tịnh, cái tôi nào thực sự là bạn? Cái tôi

gặp gỡ bạn bè và cái tôi gặp anh em là hai cái

khác nhau. Vậy cái nào thực sự là tôi? Cái “tôi”

trẻ hay cái “tôi” già? Tôi thực sự là ai? Theo lối

này, không có cái tôi bất biến; không thể dán

nhãn hiệu lên bất cứ gì khác trong vũ trụ và nói

“đây là...”. Như thế, nói rằng mọi vật trống rỗng

không phải vì không có gì, nhưng vì nó thay

đổi liên tục và chuyển biến.

   Không không có nghĩa là không có gì.

Không khởi lên vật chất, và không khác vật

chất. Không biểu hiện liên tục như vật chất.

Trong khi sống, nó chết; trong khi chết, nó

sống – nó trôi chảy và thay đổi và không đứng

yên chút nào. Không là không chết – nó là sống

động. Trở nên Không nghĩa là trở nên đầy.

Vì những biểu hiện và hoạt động của không

là vô bờ bến, những thiền sư thường chỉ nói

“không!” Đôi khi không đủ, vì thế các ngài lại

lặp lại “không!”

Xem mục lục