Đích đã đến, không sầu,
Giải thoát ngoài tất cả,
Đoạn trừ mọi buộc ràng,
Vị ấy không nhiệt não. _90
Tự sách tấn, chánh niệm,
Không thích cư xá nào,
Như ngỗng trời rời ao,
Bỏ sau mọi trú ẩn. _91
Tài sản không chất chứa,
Ăn uống biết liễu tri,
Tự tại trong hành xứ,
“Không, vô tướng, giải thoát,”
Như chim giữa hư không,
Hướng chúng đi khó tìm. _92
Ai lậu hoặc đoạn sạch,
Ăn uống không tham đắm,
Tự tại trong hành xứ,
“Không, vô tướng, giải thoát”,
Như chim giữa hư không,
Dấu chân thật khó tìm. _93
Ai nhiếp phục các căn,
Như đánh xe điều ngự,
Mạn trừ, lậu hoặc dứt,
Người vậy, chư Thiên mến. _94
Như đất, không hiềm hận,
Như cột trụ, kiên trì,
Như hồ, không bùn nhơ,
Không luân hồi, vị ấy. _95
Người tâm ý an tịnh,
Lời an, nghiệp cũng an,
Chánh trí, chơn giải thoát,
Tịnh lạc là vị ấy. _96
Không tin, hiểu vô vi,
Người cắt mọi hệ lụy,
Cơ hội tận, xả ly,
Vị ấy thật tối thượng. _97
Làng mạc hay rừng núi,
Thung lũng hay đồi cao,
La hán trú chỗ nào,
Đất ấy thật khả ái. _98
Khả ái thay núi rừng,
Chỗ người phàm không ưa,
Vị ly tham ưa thích,
Vì không tìm dục lạc. _99
Lý luận nhân quả của Phật giáo nói lên sự quân bình của lực lượng tự nhiên. Tai họa xảy ra hay là thành đạt hạnh phúc đều là nhân quả báo
“Mắt trong, dài, rộng như sen xanhTâm tịnh đã vượt các thiền định,Lâu chứa tịnh nghiệp lường không xiết,Dùng Tịch độ chúng, tận đảnh lễ.Đã thấy Đại thánh dùng thần biến,Khắp hiện
Padmakara, Đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây Tạng. Ngài ban nhiều lợi dạy cho vua, các lãnh chúa và các thiện nam tín nữ
LÀM SAO BIẾT MỘT VỊ A LA HÁN? (Kinh Jatila, Phật tự thuyết - Udana, 6.2)Vua Pasenadi hỏi Đức Phật về bảy vị Ni-kiền-tử lõa thể bện tóc:- Bạch Thế Tôn, có
Lời Khuyên Bất Bộ Phái Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Đời thứ 14 (Dòng Truyền thừa Gelugpa) Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Trong Tâm Niệm "Như quý vị biết, tôi luôn luôn cổ suý
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt