Chánh pháp nhãn tạng (Nh. Shòbò Genzò), trước tác trứ danh của sư Đạo Nguyên (Nh. Dògen, 1200 - 1253), tổ sáng lập dòng Thiền Tào động Nhật bản, có sức hấp dẫn lạ kỳ. Người ta không thể hiểu được những ý tưởng trình bày trong đó bằng những phương pháp lý luận thông thường, dù vậy nó vẫn có sức thuyết phục khó lý giải. Rõ ràng nó có riêng một triết lý đặc thù.
Nói về một triết thuyết trong một ngữ cảnh Thiền không thể không nhớ đến Daisetz T. Suzuki. Lịch sử của tư tưởng Thiền tông Nhật bản cho thấy có rất ít điển hình những người có một triết thuyết minh bạch; một triết thuyết có hệ thống lại càng ít hơn nữa. Trong thực tế, nếu người ta tìm trong lịch sử người nào có thể xếp kế cận Đạo Nguyên thì một trong những người đó là Daisetz Suzuki.
Thiền, với chủ trương loại bỏ việc dựa vào văn tự và học thuyết, có vẻ phủ nhận mọi triết thuyết minh bạch ngay từ đầu; nhưng thật ra không phải. Như chúng ta sẽ thấy sau đây, Thiền mà thiếu triết lý sẽ mất đi tính sáng tạo của nó.
Mục đích chính ở đây không nhằm so sánh Đạo Nguyên với Daisetz; những khác biệt giữa Thời kỳ Liêm thương (1192-1336) của Đạo Nguyên với thời đại ngày nay làm cho bất kỳ so sánh nào như vậy đều vô nghĩa. Có một điều cả hai cùng có chung là sự nhạy cảm sắc bén của quá trình tư duy của họ. Tuy khí chất họ hoàn toàn khác nhau, tính cách của họ thường bổ sung cho nhau. Nếu Đạo Nguyên bản chất nhạy cảm với tâm trạng căng thẳng cao độ, Daisetz có thể được xem như không màng đến sự đóng băng tâm thức.
Nói về những điểm giống và khác nhau của họ, có lẽ tôi đang thực hiện những so sánh về cái cùng loại; cách nào đi nữa, cũng đều thú vị khi ta thấy Đạo Nguyên sang Trung quốc học Thiền dưới thời Nam Tống, còn Daisetz sang Mỹ tìm hiểu triết học Tây phương. Dù điều họ tìm học khác nhau, họ vẫn giống nhau ở chỗ dấn thân theo những tư tưởng khác lạ. Họ còn giống nhau ở chỗ dù mê mải với cái đang học, họ vẫn giữ nguyên vẹn năng lực phán đoán của mình. Thời đại ngày nay phức tạp hơn thời kỳ Liêm thương nhiều. Ta không thể nói Daisetz có sẽ chiếm lĩnh một vị trí trong lịch sử tư tưởng như Đạo Nguyên hay không. Mặc dùử vậy, bất kể vai trò tương đối thứ yếu của triết học và tôn giáo trên diện mạo của lịch sử hiện đại so với chính trị hay kinh tế, hình như tên tuổi của Daisetz cũng khó có thể bị lãng quên. Cội rễ của những tư tưởng ông đưa ra đã cắm sâu xuống, và những cội rễ như vậy không dễ dàng héo chết ngay cả khi những mầm non của nó vừa nhú lên mặt đất đã bị dẫm đạp.
Tôi muốn ví triết lý của Daisetz như loài cỏ dại. So sánh này, tôi sẽ giải thích ngay đây, được vay mượn từ Đạo Nguyên, và tôi thấy thật thích hợp khi chọn Daisetz để nhắc đến những trước tác của một người mà tên tuổi luôn gợi đến vai trò kế thừa của ông trong thế kỷ hai mươi này.
Với những ai phản đối sự so sánh này, tôi muốn nói là tôi không hề coi rẻ loài cỏ dại khiêm nhường. Hầu hết cỏ dại đều có một sinh lực mạnh mẽ thường bị lầm nhận qua bề ngoài yếu đuối của chúng. Sự ngoan cường của chúng thường có thể, thật vậy, là căn nguyên của sự phiền nhiễu - nhưng đó không phải là việc so sánh của chúng ta ở đây.
Bài "Kiến thành Công án (Genjò Koàn)ử" trong Chánh pháp nhãn tạng, Đạo Nguyên nói: "Hoa tàn rơi thì tiếc, cỏ sống mãi lại quên."ệ Nghĩa ở đây là chữ "sống mãi": hoa (dĩ nhiên, ở đây ông nói đến hoa anh đào) thì đẹp nhưng thiếu sức mạnh sinh tồn mà nếu không có thì một vật dù đáng yêu nhất vẫn diệt vong. Không phải triết học của Daisetz không hề có nét đẹp của hoa, nhưng so sánh nó với hoa sẽ tạo ý nghĩ sai lầm về chân giá trị của nó - dù là cách diễn tả thi vị và văn hoa. Từ "lãng quên", mặt khác, có một âm sắc khó chịu, tuy nhiên thực ra cái học hàn lâm không phải là điều có thể được tựu thành với vẻ ngoài được suy tôn quá đáng. Bị người xa lánh trong thực tế lại giúp nhà học giả hiến trọn đời mình cho sự nghiệp. Trong những năm sau này Daisetz đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể, trở nên hòa đồng hơn, nhưng hai hay ba mươi năm trước đó ông hoàn toàn không phải là một người giỏi giao tiếp. Ông đứng cách biệt mọi người, bằng cả tính cách cá nhân lẫn trong học thuật.
Tục ngữ xưa có nói: "đứa trẻ bị ghét thì tươi tốt lâu dài." Dường như, quả thật, những đứa trẻ được quá cưng yêu lại thường đoản mạng, ngược lại những đứa bị hắt hủi bỏ bê lại sống lâu và phồn thịnh. Cho nên nhiều người tin là hồng nhan thì bạc mệnh. Một trùng hợp quái quỷ của tình cảm con người là những gì người ta yêu mến dường như chóng qua, trong khi cái mình không thích thì kéo dài lê thê. Thương tiếc một cái gì không còn nữa đồng nghĩa với sự ngắn ngũi, thoáng chốc, ngược lại không ưa thích luôn đi đôi với sự bền lâu và chậm rãi. Nhưng nói ngược lại, không có nghĩa là sự lâu bền và chậm rãi nhất thiết phải bao hàm nghĩa ghét bỏ, sự bền lâu và chậm rãi chỉ có nghĩa là nó không bao giờ gợi lên trong chúng ta cảm giác luyến tiếc vì sự trôi đi nhanh chóng của thời gian. Với sức sống mãnh liệt, cỏ dại vẫn phát triển dù không được chăn sóc. Daisetz đã sống - và sống một cách mạnh khỏe - đến trọn 96 năm. Cái chết của ông, dù nó nhắc nhớ chúng ta bản chất phù du của kiếp nhân sinh, hầu như không mang đến cùng nỗi tiếc nuối như người ta cảm nhận trước sự lụi tàn của cánh hoa anh đào trong một đêm mưa. Nếu ta do dự khi nói ông đã "trưởng thành trong lãng quên" thì ta có tự do thay thế bằng từ "yêu thương", nhưng ngay cả diễn đạt này vẫn thiếu sức mạnh cốt yếu của con người. Theo tôi hiểu, Daisetz là một người đã lớn lên bằng- đã tích cực thụ hưởng-sự lãng quên, và đã sống trọn cuộc đời như ông đã quyết định sống.
Đạo nguyên mất năm 1253 ở tuổi 53. Daisetz sống lâu hơn thế trên 40 năm. Cái chết của Đạo nguyên, có lẽ, là cái chết sớm của những người được đất trời đặc biệt ban ơn. Khó có thể nói như vậy đối với một người trường thọ như Daisetz.
Khi so sánh triết học của Daisetz như loài cỏ dại, tôi còn có vài ý tưởng khác. Đó là hai bài thơ trứ danh trong tập Shin Kokinshù - một hợp tuyển nổi tiếng của triều đình gồm những bài hòa ca (waka; thơ 31 âm tiết)- mà Rikyù (Lợi Hưu; 1521 - 91) một đại sư trà đạo đã trích dẫn trong cuốn Nambòroku của ông. Bài thứ nhất của Fujiwara Sadaie: Mênh mông tầm mắt nhìn không thấy / không Anh đào, không cây phong/ trên mái nhà tranh ven bãi / ánh hoàng hôn mùa thu. Bài thứ hai, của Fujiwara Ietaka: Với người chỉ mong chờ / mùa hoa Anh đào nở / tôi sẽ chỉ mùa xuân / trên bản làng rẻo cao / cỏ vươn lên khỏi tuyết. Rikyù ví bài thơ của Sadaie như một diễn tả tuyệt mỹ những khái niệm của Phật giáo về tánh Không và tinh thần chủ yếu của trà đạo. Ông xem thơ Ietaka như là diễn đạt cái nhu cầu, là giai đoạn kế tiếp, cần đếữn tánh Không để sáng tạo sự vật từ chính nó - cần có một chức năng riêng biệt để làm hiển lộ cái không phân biệt. Cảnh trí mùa thu hoàng hôn nơi túp lều tranh - bãi biển xác xơ một cánh anh đào, những chiếc lá bàng đỏ rực, hay bất cứ màu sắc nào - đều bị bao trùm trong màn tuyết, như thế diễn tả hoàn hảo hơn trạng thái Không chi, không phân biệt. Nhưng rồi, qua những tia nắng đầu tiên của mùa xuân, tuyết bắt đầu tan, và từ bên dưới những chồi non đầu tiên của ngọn cỏ sẽ nhú lên. Đối với Rikyù, ngọn cỏ này nhú lên khỏi tuyết là sự diễn tả hoàn hảo những tác dụng huyền nhiệm của cái Không. Người ta cần hiểu rõ cái Không này nếu muốn nắm bắt chân tinh thần của nghi thức trà đạo.
Triết học của Daisetz, theo một ý nghĩa, như đám cỏ dại hèn mọn nhú lên khỏi mặt tuyết. Nó hiện hữu vượt ngoài khóm hoa và tàn lá thu. Chính triết học chân Không ấy gợi nhớ hình ảnh "hoàng hôn mùa thu nơi túp lều tranh ven bãi." Triết lý chân Không này nguyên thủy xuất phát từ kinh nghiệm của ông do tư duy Thiền trong thời tráng thịnh, nhưng tầm nhìn ra của ông được mở rộng bằng những nghiên cứu Phật giáo của ông về sau. Về sau nữa, ông tập trung trên Thiền và các giáo thuyết Tịnh độ; chúng thêm vào, nhất là Thiền, một chiều sâu mới cho bề rộng mà ông đã có được. Có nhiều cách khác nhau để diễn giải triết học Chân Không - hoặc nói là học thuyết vô tâm, hoặc nói là ý tưởng về sự "niệm cái không niệm (niệm vô niệm niệm), hoặc là
"Luận lý phủ định." "Vô tâm" chỉ cho trạng thái của tâm đã siêu việt nhu cầu hoạt dụng bằng những khái niệm trí năng - cũng là cách khác diễn giải "niệm cái không niệm." "Luận lý phủ định" muốn nói đến niềm tin rằng khẳng định "A là A" chỉ có thể là chân lý hiện thực khi nào nóvượt qua sự xác quyết "A là phi-A." Nói rằng "A là A" là phán đoán dựa trên khái niệm hóa bình phàm. Phát biểu "A là phi-A" giới thiệu bước nhảy vọt vượt qua quá trình khái niệm bình phàm ấy, trong khi sự tái khẳng định A tiếp theo sau là "niệm cái không niệm." Ý niệm sau cùng này đôi khi chỉ cho "trực giác thiên khải," một từ mà Suzki thường dùng khoảng trước sau 1944-1946.
Tác phẩm xuất bản năm 1939 tóm tắt các quan điểm Suzuki về "vô tâm" là Mushin to yùkoto (nói về Vô tâm). Điều có ý nghĩa là trong tác phẩm này ông đề cập đến "hoạt dụng của vô tâm."
Thuyết vô tâm của Suzuki, khái niệm hóa không khái niệm, luận lý học của phủ định, đại loại như thế, dĩ nhiên, không phải là những thứ độc sáng, và rõ ràng phần lớn do từ nền triết học của các kinh điển Thiền và bộ kinh Bát nhã (prajĩàpàramità), một trong những viên đá tảng triết học của Phật giáo Đại thừa. Cái làm cho những ý tưởng của ông về Chân không trở nên đặc sắc là nỗ lực của ông muốn hệ thống hóa ý niệm Chân Không trên cơ sở tư duy và kinh nghiệm Thiền của riêng ông. Thêm nữa, kiến thức từ những ý niệm phương Tây mà ông thu lượm được suốt thời gian sống ở Mỹ đã giúp ông trong cố gắng rọi sáng bản chất cố hữu của khái niệm Chân Không mang tính Đông phương một cách đặc biệt. Về phương diện này, sự luận giải của ông về ý niệm Chân Không khác rất nhiều so với các nhà kinh điển Đông phương trong quá khứ.
Đối với Daisetz, tinh yếu của Chân Không không phải là tuyết trắng, mà là những chồi non tìm đường vươn lên mặt tuyết. Khi ta muốn nhận xét ông thường nhận định tư tưởng Đông phương khác với Tây phương như thế nào, khi ấy ta phải thấy ngọn cỏ tự bản thân tương ứng với tư tưởng Tây phương. Trong các tác phẩm của Daisetz, như thế, ý niệm về Chân Không, dù chính yếu nó thuộc về Đông phương, cũng có một vài chỗ gần gũi với các ý niệm của Tây phương. Con số to lớn của các độc giả Tây phương hấp dẫn bởi sách của ông cho thấy không phải chỉ do tiếng Anh của ông tuyệt vời.
Tuy vậy, chúng ta hãy trở lại đề tài nguyên khởi của mình - "những cọng cỏ từ lâu phồn thịnh trong sự quên lãng." Ít có trí thức Nhật Bản nào trong thời cận đại đã tuôn ra nhiều tác phẩm vào cuối đời mình như Suzuki. Danh sách các tác phẩm của ông cho thấy sự phong phú vào những năm giữa 1953 khi ông 64 tuổi và 1948 khi ông 79 tuổi. Thật đáng kinh ngạc, không dưới chín tác phẩm được xuất bản trong năm cuối cùng của thời kỳ này, 1948. Lại còn đáng kinh ngạc hơn nữa, cũng trong thời kỳ này chín tác phẩm cũng được xuất bản bằng tiếng Anh. Ngay cả cỏ dại cũng không thể phồn thịnh một cách hiếm hoi như vậy. Thậm chí, ngay sau đó hằng năm ông tiếp tục xuất bản nhiều tác phẩm mới, và toàn bộ tác phẩm của ông - quyển cuối cùng là Tôyô no Kokoro (Tâm của Đông phương), xuất bản mùa thu 1965, một năm trước khi ông mất - tổng kết có hơn một trăm quyển bằng tiếng Nhật và hơn ba chục bằng tiếng Anh. Cho ra nhiều sách không nhất thiết là đáng khâm phục, - tất nhiên - một vài triết gia không sản xuất quyển sách nào cả - nhưng trong trường hợp Suzuki có nhiều người còn muốn ông cho ra nhiều hơn nưã nếu có thể. Ông sống trải qua ba triều đại - Minh trị (Neiji), Đại chánh (Taishô) và Chiêu hòa (Showa) - và mỗi giai đoạn đều có ý nghĩa lịch sử của nó. Thật vậy, vị trí của ông, như là nhân vật kinh qua sự phát triển vững chắc qua ba triều đại này thật đáng chú ý, dù ông được coi như là một người Nhật hay là công dân thế giới. Ở đây, ông khác với các trí thức khác. Ở Nhật, người ta tin rằơng trí thức dễ suy sụp ngay khi có dấu hiệu đối kháng đầu tiên. Nhưng Suzuki bất chấp thể hình nhỏ con có sự quả quyết sức mạnh nội tâm kinh ngạc. Ngọn cỏ dại, cho dù chỉ là cọng cỏ dại, đã cắm sâu rễ của nó xuống lòng đất.
Cọng cỏ dại tầm thường kết hạt, tung vải khắp nơi, không ngừng lan tỏa. Những nụ chồi mà Suzuki ươm lớn ngoi lên mặt tuyết rồi sẽ đến lúc cho trái sun xuê khi mùa xuân nhường lối cho mùa hè, và mùa hè sang mùa thu. Bản thân Suzuki không còn trên cõi đời này nữa, nhưng những hạt giống mà ông đã gieo - người ta cũng có thể gọi là cỏ dại - sẽ đâm chồi ở những chỗ bất ngờ nhất, ở Nhật cũng như ở phương Tây.
Mặc dầu người ta có bàn luận về "tư tưởng Thiền," thì sự thực vẫn là Thiền trọng thị tính độc lập của nó đứng ngoài văn tự và thuyết lý, và như vậy người ta có thể nêu lên câu hỏi là làm thế nào Suzuki có thể có một nền "triết học Thiền." Ở đây cần có một lời để đính chính sự hiểu lầm thông thường đối với Zen. Không lập trên văn tự không hoàn toàn có nghĩa rằng văn tự là vô ích. Kỳ cùng, nó muốn nói, rằng ta không nên lãnh hội bằng vào những khái niệm của trí năng - rằng, nói cộc hơn, ta không nên cố hiểu nó bằng cái đầu. Nghĩa là, ta phải kinh nghiệm sự vật một cách trực tiếp, không qua khái niệm hóa - kinh nghiệm chúng, nghĩa là, bằng toàn thể thể tánh của mình, chứ không phải chỉ bằng trí năng của mình. "Tư tưởng" Thiền, ta có thể nói, là thành quả của tư duy không thông qua khái niệm. Trong nhiều tác phẩm đã xuất bản của mình, Suzki bàn về bản chất của "tư
duy không thông qua khái niệm" và làm thế nào để phát triển nó trong truyền thống Thiền suốt quá trình lịch sử. Tất nhiên ta có thể tóm tắt triết học Zen của Suzuki như là nỗ lục áp dụng càng xa càng tốt nguyên tắc "tư duy không thông qua khái niệm" trong khi truy tìm những giáo thuyết của Thiền đứng ngoài văn và giáo.
Thiền như một tôn giáo có tổ chức thường có xu hướng đẩy thái độ không tin tưởng văn giáo này đi đến chỗ loại bỏ tất cả hành vi triết lý coi đó như là trở ngại, nhưng thực tế Thiền mà không có triết lý thì còn hơn cái xác không hồn. Thực hành Thiền mà tước đi các ý niệm thì sẽ thoái hóa thànhmột thứ chủ nghĩa khắc khổ, một thứ kỷ kuật vật lý thuần túy. Ít ai dám nhấn mạnh như Suzuki rằng không lập văn tự không có nghĩa là vì văn tự chẳng ích gì. Tất cả các tác phẩm được viết ra, mà ông đã bỏ cả cuộc đời mình lên đó, trong phương diện này, đều nhằm biện minh về mặt triết học cho ý tưởng về một chân lý khả dĩ hội thông bằng phương tiện văn giáo. Chắc chắn là nhờ Suzuki chứ không phải nhờ Giáo hội Thiền tông mà ngày nay cả thế giới chứng tỏ có hứng thú rất nhiều nơi Thiền.
Mặc dù được tuyên bố là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, Thiền đã sản xuất nền văn học lớn hơn bất cứ tông phái Phật giáo nào. Hơn thế nữa, nền văn học này ngày nay vẫn còn được đọc rộng rãi. Chẳng hạn, Bích nham tập, được biên tập dưới triều nhà Tống, đã được truyền đọc coi như là tác phẩm quan trọng nhất của Thiền ngay từ xưa. Tuy nhiên, kinh điển Thiền ngày nay rất khó có thể làm cho truyền đọc phổ thông đại chúng. Ấy thế mà các tác phẩm của Suzuki lại được đọc và thưởng thức bởi số rất lớn độc giả ngày nay. Số lượng to lớn của sách Thiền được sản xuất là một bằng chứng khả xúc cho thấy văn tự không hẵn là vô ích, và các tác phẩm của Suzuki là sự tiếp cùng truyền thống ấy.
Như tôi đã nói, so sánh Suzuki và triết học của ông với hoa anh đào hình như không thích hợp, có vẻ như lạc đề mặc dù ví đám cỏ dại có thể gần giống. Không phải mọi người không thương tiếc ông qua đời, nhưng con người ông và tư tưởng của ông không rơi rớt và không biến mất trong một sớm một chiều. Sư hiện diện hữu hình của ông không còn nũa, nhưng chắc chắn ông sẽ sống mãi như là nguồn cảm hứng trong tâm khảm mọi người, còn tư tưởng của ông thì tồn tại và khi thuận tiện thì rải xa và rộng khắp cả thế giới. Vì vậy, tôi so sánh ông với đám cỏ thô xấu nhưng sinh sôi. Dù có vẻ quên lãng, Thiền mà ông đã giảng dạy đang trải rộng cả đến trong các tôn giáo khác. Những người Cơ đôữc chảơng hạn cũng chứng tỏ tìm thấy hứng thú nơi Thiền, bất chấp một khối lớn chống đối.
Daisetz từ giã cõi đời này hôm 21 tháng Sáu, 1966. Tôi nhớ lại một thoại đầu của Thiền: "Đám mây hừng mùa Hạ làm tan chảy tuyết trắng" - đề cập đến phương cách mà sự giác ngộ chân chính tống khứ cách lãnh hội bằng khái niệm tầm thường. Vào buổi sáng mùa hè nóng và ẩm ấy, đống tuyết tích tụ bỗng trôi đi và đổ xuống, đè bẹp những chồi non vừa nhú lên mặt tuyết. Vào lúc này, Daisetz chấm dứt các hoạt động thế gian. Tuy có bị đè bẹp dưới tuyết, rễ của đám cỏ vẫn vươn sâu xuống lòng đất. Khi tuyết tan, cỏ sẽ đâm những nụ chồi mới.
Một lời cuối: có người nói Thiền của Suzuki là Thiền của triết học Lâm Tế. Đúng là một vài tác phẩm của ông có nói đến triết học Lâm Tế, nhưng điều đó không có nghĩa là phải hiểu Lâm Tế như là tông môn riêng biệt. Tư tưởng của ông liên hệ bất cứ phái Thiền đặc biệt nào, dù Lâm Tế hay Tào Động, hay Bá Trượng. Do thực tế này mà Thiền của ông có bản sắc riêng, và nó sẽ không chịu để cho bất cứ ý định nào muốn nhét nó vào một khuôn khổ tông riêng phái biệt.
S. F.