Tin Tức (680)


THIỀN ĐỊNH - Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện,

905

Không được hướng dẫn bởi một vị thầy trong tham thiền, khi tu chúng ta thấy mình an định nhưng không biết mình đang định vào trạng thái nào. Khi nói ra thì cái gì cũng không hoặc chỗ giác ngộ là không thể nói lên lời được, có mở miệng là cách xa đạo… Mình tưởng là mình đã giác ngộ nhưng thật ra chỉ là ngộ nhận, có khi nghĩ rằng nhập định như thế sẽ giác ngộ, rồi ra sức vào thất để nhập tiếp, có khi tu hành thiên về định nhiều phát sanh tướng lạ, có thần thông thì tưởng là mình đã chứng đắc … Lầm lạc lại nối tiếp lầm lạc.
Cảnh giác! Chúng ta đang bị dừng trụ vào các loại định mà trong đây gọi là “cái bẫy của định”.

Bài viết này để đáp ứng cho một người bạn muốn mình viết về “chánh định”, khi bạn đó đọc bài chánh niệm, nhờ bạn đó mình đánh máy lại toàn bài viết này, mình mới hiểu rõ hơn các tầng định theo cách dạy thật là chi tiết của ngài Liên Hoa Sanh. Cảm ơn nhân duyên này làm cho mình thấu đáo Phật pháp hơn nhất là khi nói đến định.

Phước cho những ai tin và được gặp gỡ lời dạy vô cùng quý báu này, và may cho ai đó đã đi lạc đường, chú tâm đọc kỹ lời dạy này của ngài để thoát khỏi ao tù của các tầng định, thoát khỏi cái bẫy mà mình đang mắc phải.
Cầu xin ngài ban phước cho những người có duyên với Phật pháp nhằm lợi lạc cho tất cả.

----------------                                                                                                                                    Tánh Hải

Kính )

Nơi ẩn cư Samye Chimphu, công chúa Tsogyal xứ Kharchen, thỉnh cầu đạo sư Padmakara: xin chiếu cố, đại sư!
Dù ngài đã chỉ cho một cô gái kém thông minh như con rằng tất cả thế giới và chúng sanh là Pháp thân, vậy mà sự tu hành Pháp của con vẫn lạc vào hiểu biết lý thuyết ý niệm do liên hệ tương tục với tập khí của tri giác sai lầm. Con xin ngài từ bi ban cho sự chỉ dạy, cho phép con nối kết bất kỳ điều gì con làm với bản tánh bổn nhiên của Pháp tánh!

Padmasambhava trả lời:
Hãy nghe đây, Tsogyal! Con phải có ba điểm then chốt khi thực hành giáo lý Mật thừa của Đại thừa:
Điểm then chốt của thân, tư thế; điểm then chốt của mắt, cái nhìn; điểm then chốt của tâm, cách thức an trụ.
Trước hết, trong một nơi kín đáo, ngồi tư thế khoanh chân kiết già trên một tọa cụ thoải mái, để hai tay ngang nhau, dựng thẳng xương sống. Nếu thân con duy trì trong trạng thái bổn nguyên của nó, thiền định xảy đến tự nhiên. Không thực hiện tư thế thân thể đúng, thiền định sẽ không xảy ra.
Tiếp theo, đối với cái nhìn, chớ nhắm mắt, chớp mắt hay nhìn qua bên. Hãy nhìn thẳng không lay động vào trước mặt. Khi cái thấy của mắt và tâm thức chia nhau một bản tánh đơn nhất, bấy giờ thiền định xảy ra tự nhiên. Không có cái nhìn đúng, thiền định không xảy ra.
Điểm then chốt của tâm là thế này: chớ để trạng thái bổn nhiên của tâm bình thường theo đuổi các dạng thức quen thuộc ở quá khứ, chớ để nó nhìn về các hoạt động phiền não ở tương lai, và chớ để nó tạo tác thứ gì bằng danh tướng ý niệm trong trạng thức hiện tại của con. Qua sự an trụ tỉnh thức trong cách thế tự nhiên của nó, thiền định xảy ra tự nhiên. Nếu con phóng tưởng hay tán tâm, thiền định không xảy ra.
Khi trong cách này con để cho ba cửa ở yên trong trạng thái tự nhiên của chúng, mọi vọng niệm thô và tế lắng xuống và tâm con yên ổn thả lỏng trong chính nó. Đây gọi là samatha, chỉ. (Khi tâm con) không chướng ngại, vô trụ, và trần trụi trong sự tỉnh giác tự nhiên. Đây gọi là vipashyana, quán.
Khi cả hai trong một khoảnh khắc thức giác, an trụ trong sáng một cách sống động như là một thực thể không thế phân chia đó gọi là chỉ không lìa quán.

Hiểu biết theo danh tướng ý niệm là khi con giữ ý thức như một mục tiêu.
Kinh nghiệm là khi con khám phá tính vô trụ của nó.
Và chứng ngộ xảy ra khi các trạng thái này của tâm an trụ trong sáng một cách sống động như là yếu tính của sự thiền định của con. Cái ấy không có một khác biệt nào với sự chứng ngộ của chư Phật ba đời. Nó không phải là một sự tạo tác đặt căn bản trên lời dạy xâu xa của một vị thầy, cũng không phải là kết quả của trí thông minh sắc bén của một đệ tử. Đó gọi là đạt đến trạng thái bổn nhiên của nền tảng.

Khi tham thiền như thế, ba kinh nghiệm về lạc, trong sáng và vô niệm sẽ hiện bày:
Tâm thức tự do khỏi tưởng gọi là vô niệm và có ba loại:
‘Không có niệm thiện’nghĩa là tự do khỏi sự bám níu vào người tham thiền và đối tượngtham thiền.
‘Không có niệm ác’ là sự cắt đứt dòng tư tưởng thô và tế.
“Không có niệm trung tính’ là sự nhận ra khuôn mặt bổn nhiên của tánh Giác như là không chỗ trụ.

Trong trạng thái vô niệm này, sự trong sáng là sự sáng rỡ không bị che chướng và trần trụi của tánh Giác. Có ba loại trong sáng:
‘Trong sáng tự nhiên’ là trạng thái tự do khỏi mọi đối tượng.
‘Trong sáng bổn nguyên’ không xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất thời.
‘Trong sáng bổn nhiên’ thì không do ai tạo ra được.

Có bốn loại lạc:
‘Cảm giác phúc lạc’ là tự do khỏi các điều kiện đối nghịch của không hòa điệu.
‘Lạc vô niệm’ là tự do khỏi sự đau khổ của ý niệm danh tướng.
‘Lạc bất nhị’ là tự do khỏi sự bám níu sự trụ tướng nhị nguyên.
‘Lạc vô điều kiện’ là tự do khỏi nguyên nhân và điều kiện.

Khi các loại kinh nghiệm này sanh khởi, con cần ba thứ xả ly:
Xả ly lạc là giống như một người điên;
Xả ly sự trong sáng là giống như giấc mơ của một trẻ nhỏ;
Và xả ly vô niệm là giống như một thiền giả đã hoàn thành sự tu hành của mình.
Khi con có các thứ này, con thoát khỏi các khuyết điểm của thiền định.
Nếu con bị hấp dẫn và bám níu vào ba kinh nghiệm này, con lạc vào ba cõi. Khi bám níu vào lạc, con sẽ lạc vào dục giới; khi bám vào sự trong sáng con sẽ lạc vào sắc giới; và khi bám vào vô niệm con sẽ lạc vào vô sắc giới.
Dầu cho con nghĩ rằng con không dính cũng không bám vào chúng, con cũng còn một sự dính chấp vi tế bên trong.

Để cắt đứt cái bẫy này, có chín trạng thái định liên tiếp nhau, khởi đầu bằng bốn thiền để xa lìa tư tưởng tham ái.
Sơ thiền là thoát khỏi ý tưởng về người tri giác và cái được tri giác, nhưng vẫn còn nằm trong sự phân biệt một đối tượng và hành động tham thiền.
Nhị thiền là thoát khỏi ý tưởng và phân biệt, trong khi còn trụ vào sự thưởng thức mùi vị vui sướng của định.
Tam thiền là đạt đến tâm không động, nhưng còn hơi thở vào và hơi thở ra.
Định của tứ thiền hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng ý niệm với sự tri giác trong sáng không bị che chướng.

Bốn thiền vô sắc tẩy trừ tư tưởng ý niệm về sắc giới.
Trụ vào ý tưởng “tất cả hiện tượng đều như hư không”, con lạc vào Không Vô Biên Xứ.
Trụ vào ý tưởng “thức là vô cùng và không phương hướng” con lạc vào Thức Vô Biên Xứ.
Trụ vào ý tưởng “cái biết trong sáng là không hiện diện, không vắng mặt, và không thể tạo thành một đối tượng của tri thức”, con lạc vào Không Hiện Diện Cũng Không Vắng Mặt (Vô sở hữu xứ).
Trụ vào ý tưởng “Tâm này không nhờ vào một thực thể nào; nó là vô hữu và trống không”, con lạc vào cõi tri giác về Không Có Gì Tất Cả (Phi phi tưởng xứ). Các trạng thái này còn có sự nhiễm ô vi tế của ý niệm danh tướng, sự hấp dẫn thuộc về tâm thức và các kinh nghiệm của tâm nhị nguyên.

Diệt thọ tưởng định xa lìa các ý niệm về các trạng thái này. Sự vắng bặt thuộc về phân tích là sự dừng dứt của sự dấn thân của sáu thức vào các đối tượng của chúng, nó gồm cả sự cắt đứt hoạt động của hơi thở và tâm nhị nguyên. Sự dừng bặt thuộc về không phân tích là đi đến tự tánh của con. Đó là sự thản nhiên tối hậu.

Trong chín cấp bậc định này:
Bốn trạng thái thiền là “chỉ sanh ra quán”. Như thế, định của bốn thiền này là hòa hợp với tự tánh và là cái trổi vượt nhất trong mọi loại định thuộc về thế gian.

Bốn thiền vô sắc là các bẫy của định.

Diệt thọ tưởng định là cái định bình an của bậc Thanh Văn.

Bằng sự hiểu biết những trạng thái này, con có thể phân biệt các loại định khác nhau, xóa tan các chướng ngại trong thực hành thiền định và không đi lạc.
Năm con đường bao gồm trong ba. Cắt đứt cái bẫy này và thực hành một thiền định không khuyết điểm, con an trụ thanh tĩnh sống động trong phúc lạc, trong sáng và vô niệm suốt trạng thái thiền định(1).
Trong trạng thái sau-thiền-định, các hình tướng khởi lên không ngăn chướng và đều vô tự tánh như một giấc mộng hay ảo huyễn. Con biết được bản tánh của nhân và quả, làm đầy tràn công đức, đạt được “hơi ấm của định”, và như thế hoàn thành con đường tích lũy.
Thực hành như thế một thời gian dài, con thấy được một cách hiện thực, bản tánh vô trụ và tự chiếu hiện diện nơi con. Nhận ra bản lai diện mục của con là con đường của cái thấy. Kinh nghiệm các tướng, trí huệ và tánh Không là vô sở trụ và tự thông tỏ, tức là con thấy trực tiếp bản tánh bổn nhiên không tùy thuộc điều kiện.
Sự ngăn che của phiền não bị phá hũy tận gốc rễ. Chứng ngộ rằng nhân quả đều trống không, sanh tử không có hiện hữu chắc thật. Đây là địa đầu tiên, Hoan Hỷ địa. Trạng thái thiền định không rời lìa Phật tánh và mọi sự sau-thiền-định là con đường của sự tu tập.
Duy trì điều ấy một thời gian dài, con chứng ngộ sanh tử và Niết bàn là bất nhị, vượt khỏi sanh và diệt, là vô trụ xứ và tự thông tỏ không trộn lẫn nhiễm ô và rốt ráo toàn thiện. Sự che chướng trí huệ hoàn toàn biến mất, và vào khoảnh khắc tất cả mọi sự hiện ra như tánh giác bổn nguyên là con đường thành tựu, tức là trạng thái Phật tánh.

(Trích trong Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện, nxb: Thiện Tri Thức)

Chú thích:
(1) Ba tính chất phúc lạc, trong sáng và vô niệm là ba thuộc tính căn bản của bản tánh của tâm, và tự chúng không nguy hiểm. Khi chú tâm được hướng đến các tính chất này, tóm lấy chúng và bị chúng tràn ngập như một “kinh nghiệm”, như một thứ gì đáng theo đuổi và duy trì, một bám chấp vi tế được tạo ra; chính sự mê hoặc vi tế này là một nguyên nhân trực tiếp cho sanh tử nối tiếp. Tulku Urgyen Rinpoche.

905

GIẢI NGHIỆP

_Thưa thầy, thầy giảng nãy giờ đó thầy, con cũng có một ý muốn hỏi thầy. Dường như con thấy cái nghiệp của mình hay cái nghiệp của mọi người sao mà

637
VIÊN NGỌC NHƯ Ý

Viên ngọc như ý nó vốn nằm nơi mình, nó là cái tâm bất sanh bất diệt: chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm, và chính viên

562
ĐẠI DƯƠNG KHÔNG CHỨA XÁC CHẾT

Trong kinh dạy tâm của Phật và các vị Đại bồ tát như là đại dương nó dung chứa tất cả: “Đại dương không chứa xác chết”.Tâm chúng ta thì nhỏ hẹp,

647
LÀM TƯƠI TRẺ LẠI

Giống như thân bạn, tâm bạn cũng mệt mỏi, thế nên hãy làm tươi mới nó bằng những lời minh triết._Hazrat Ali_🌟 Hãy thư giản. Hãy làm mới lại. Hãy "Xạc" năng

788
Chùa Phật Tích Tòng Lâm - Long Thành, Đồng Nai

Tên thường gọi: Chùa Phật TíchChùa tọa lạc ấp Thanh Nguyên, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.511262, 061.511776. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do Hòa thượng

1,633
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc