Other (439)


LÒNG BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

850

Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Loại những hoạt động hàng ngày nào người ta cần đảm đương sau khi đứng lên từ ngồi thiền?
Đạo sư trả lời: Sau khi xuất thiền, có hai cách tu hành. Thứ nhất, sự tu hành tương ưng với nội quán là tin rằng mọi sự con kinh nghiệm – con, bản thân con, cũng như những sự vật bên ngoài và bên trong – tất cả là những hình tướng xuất hiện như huyễn, giống như trong một giấc mộng. Hãy giữ niềm tin này trong tâm suốt bốn loại hoạt động hàng ngày, bất kể cái gì con tham dự vào hay hưởng thụ. Thân thể con cảm thấy cái gì, con không đè nén cảm nhận ấy cũng không giữ nó trong tâm. Trong mọi hoạt động của tư tưởng, lời nói hay hành vi, hãy tu hành không tiêu điểm.

Sự tu hành tương ưng với phương pháp (phương tiện) là trau dồi một lòng bi như huyễn cho chúng sanh như huyễn, và nếu nó không cản trở trạng thái thiền định của con, bấy giờ hãy làm những hành động khác nhau để giúp họ. Hãy phát khởi những nguyện vọng bao la như “Nguyện Hạnh Cao Cả”. Hãy phân biệt giữa tốt và xấu, và làm những thiện nghiệp khác nhau.
Không thuộc về những thừa cao cũng không là trạng thái bình đẳng nếu khi nào con dấn thân vào những hành động đức hạnh mà chấp chúng là thật, thế nên hãy chứng ngộ rằng con và mọi sự đều như huyễn. Con cần nỗ lực trong những tích tập và tịnh hóa những che ám cho đến khi con đạt được sự tin chắc vào bình đẳng trong đó con thấy một tích tập hay che ám cần tịnh hóa là không có chất thể. Trong trạng thái ngồi thiền, thoát khỏi chấp nhận và bác bỏ, và khỏi sợ hãi sanh tử do từ ác nghiệp, cũng như khỏi hy vọng vào niết bàn đến từ những hành động đức hạnh.

Cho dù con đã đạt được xác tín vào bình đẳng như vậy và có thể đi vào những hành động thoát khỏi chấp nhận và bác bỏ, con cần – khi không nắm giữ tiêu điểm khái niệm – tôn trọng đạo đức của những giới nguyện để giúp đỡ những người khác tránh những hành động làm hại và gắn bó với đức hạnh. Đi vào chấp nhận hay bác bỏ, hay tin chúng là thật, là một rào chắn đối với tính bình đẳng, cũng như mây đen hay trắng đều che mặt trời. Nhưng hơn thế, là lỗi lầm ngăn chặn sự thấu hiểu Chân Như nếu con tập chú vào những giới điều giữ được hay bị phá vỡ sau khi con đã đạt được sự xác tín vào tính bình đẳng.
Chớ để cho tư tưởng thành công hay thất bại, tiếng tốt hay xấu, chiếm đoạt con, và chớ trụ vào chúng. Hãy bỏ những khuyết điểm cá nhân, như nói chuyện ngu ngốc, những hoạt động xao lãng, và mất chánh niệm. Tu hành sự hòa nhã trong mọi hoạt động thân, ngữ, tâm. Chớ suy xét những lỗi lầm của những người khác; thay vào đó, hãy nghĩ đến những mặt tốt của họ.
Nếu con trở nên khoe khoang và kiêu ngạo, nghĩ rằng “Tôi có những phẩm tính đặc biệt. Tôi đã chứng ngộ pháp tánh”, thì điều này chỉ cho thấy con chưa chứng ngộ pháp tánh, thế nên hãy vứt bỏ nó. Tóm lại, vì suy nghĩ là sanh tử và không tư tưởng là niết bàn, khi thiền giả ở trong xao lãng và tiêu khiển, đó gọi là sanh tử; khi dù trong một khoảnh khắc ở trong thản nhiên không tiêu điểm, sự kéo dài ấy gọi là niết bàn.

---*---
“Những Kho Tàng Từ Đỉnh Cây Tùng Xù”
NXB. Thiện Tri Thức

850

VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP - John Daido Loori

Vô Tình Thuyết PhápJohn Daido LooriThị Giới dịch       John Daido Loori là vị hướng dẫn tâm linh và là tu viện trưởng tu viện Zen Mountain Monastery ở New York, cũng là

25,146
Những gì chúng ta biết về Đại sư Khuông Việt - Trần Tuấn Mẫn

Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu

1,273
ÁNH SÁNG

ÁNH SÁNG🌈 Mỗi khoảnh khắc của ánh sáng và bóng tối là một phép lạ._Walt Whitman🌈 Hãy thấy ánh sáng trong những người khác, và đối xử với họ như thể đó

898
Đức Pháp Vương

Đức Pháp Vương Drigung Kyabgön Chetsang và Drigung Kyabgön Chungtsang Đức Jigten Sumgom đã có lời tiên đoán rằng “ Trong hậu thế , giáo pháp của ta sẽ phát dương qua hai

421
Nhờ đâu con người kiểm soát được cảm xúc?

Nhờ đâu con người kiểm soát được cảm xúc?(TNO) Các chuyên gia Mỹ đã giải thích được tại sao con người có thể kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh lúc căng

15,190
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc