Tin Tức (680)


MUỐN GIỬ MỘT GIỌT NƯỚC HÃY THẢ NÓ VÀO TRONG ĐẠI DƯƠNG

529

Bây giờ thầy nhắc lại hôm qua tới giờ mình tu hành để đi vào nền tảng, nền tảng đó là tánh Không, nhưng mà nhiều khi mình mới thấy nó sơ sơ rồi về là nó vuột mất, bởi vì biết bao nhiêu lần mình tham thiền, quán đảnh này nọ, nhưng mà về một ngày sau là nó biến mất, thành ra cái quan trọng là mỗi lần tu hành mỗi lần mình nhận quán đảnh hay cái gì gì đó mình phải làm sao mình nuôi dưỡng nó, nuôi dưỡng nó làm cho nó tỏa ra thêm.
Mình để ý thường thường cái tài sản tâm linh mà mình càng cho đi thì mình có nhiều thêm, còn cái tài sản vật chất, mình đi cho mình cứ gom lại gom lại. Thành ra cái ánh sáng của mình nhiều khi nó không tỏa ra được, nó có một chút nó không tỏa ra được, bởi vì mình đâu có chịu hồi hướng đâu? Tất cả Đại thừa, Kim Cương thừa gì đó, hết thảy đều nói đến chuyện hồi hướng mà mình đâu có chịu hồi hướng, phải hông? Cứ gom về cho mình thôi. Cái tính con người trần tục của mình, con người sanh tử của mình là gom vô cho mình thôi. Và càng gom vô chừng nào nó càng nhỏ chừng đó và cái gì càng nhỏ thì cái đó càng mau chết, cái chết là do mình nhỏ chớ không gì hết. Mình làm gì cũng chết, không ai nói hư không chết được, không ai nói không gian chết được, cái gì nhỏ thì chết, bởi vì cái cố tật, cái tật xưa nay của mình là gom lại thôi.
Đơn giản, làm sao mình tỏa ra, mình cho đi, cái ánh sáng mình một chút đó mình tỏa ra, thì nó sáng thêm ra, thành ra trong kinh thánh, Chúa có nói, một cái đèn mà để trong cái lu không sáng gì được hết, bởi vì mình chỉ cho mình không hà, phải hông? Mà một cái đèn mà mình đưa ra khỏi cái lu, mình đưa lên cao ra khỏi cái lu thì nó sáng khắp phòng hết.
Thành ra là mình phải coi lại, luôn luôn coi lại cái nguyện của mình là làm cái gì đây, thật sự ra mình đã phát nguyện bồ đề tâm chưa? Hay là mình đi vào con đường tâm linh này là chỉ gom góp vô đó thôi. Lo gom góp cho mình thôi ai chết mặc ai, tao sống cái đã, miễn tao về được cái chỗ nào đó yên vui, thành ra cái tâm mình nó nhỏ, cái phát tâm của mình nó nhỏ.
Chính anh phát tâm, anh muốn đạt tới cái nền tảng, cái tâm của anh phải rộng tới mức độ nào đó để anh thấy được cái nền tảng. Cái tâm mình bình thường là vậy, mình nói mình phát tâm, nhưng thiệt sự ra là mình gom góp cho mình thôi, nó theo cái tật của mình, ở đời nó gom góp quen bây giờ vô vấn đề tài sản tâm linh này. Gì đó? Thất bảo. Thất bảo về tâm linh mình cũng gom góp thôi, mình không chịu cho ra.
Để ý coi, mình nhận xét mình từng chút một mình sẽ thấy, những vị cao thường thường lời nói họ là cho ra, phải hông? Còn lời nói của người bình thường như mình, nói là để khoe tôi thế này tôi thế nọ, tôi đã cái này cái nọ. Lời nói của mình nó bị bó gọn trong cái tôi. Thành ra Phật giáo đơn giản vậy thôi. Nói thoát là thoát khỏi gì, thoát khỏi cái tôi và cái của tôi. Chớ nó có cần chỗ nào giải thoát đâu? Chỗ nào cũng có tánh Không rồi đâu cần gì đâu mà giải thoát? Nhưng mà thoát là thoát cái của mình. Cái tôi và cái của tôi mình có bị giới hạn trong đó không? Thành ra sanh tử chỉ là giới hạn cái tôi và cái của tôi thôi.
Làm sao để giử một giọt nước, cuộc đời mình là một giọt nước thôi. Anh muốn giử một giọt nước là cả cuộc đời mình đây, thì anh phải thả vô trong đại dương. Còn anh để chỗ khác nó sẽ bay mất. Có khổ là mình không chịu thả nó vô đại dương, mình cứ ôm giọt nước đó thôi, ôm một chập cái nó khô, cở một ngày dòm lại thấy giọt nước khô đâu mất rồi. Cuộc đời mình nó giới hạn, cái thọ mạng mình giới hạn, nhưng mình cứ ôm nó không hà. Ôm nó cho nên mình không sống thọ được.
Còn trong khi nếu như cái thọ mạng mình mà thả vô cái thọ mạng vô lượng của đức A Di Đà, thọ mạng của đức A Di Đà là gì? Vô lượng thọ. Mình chịu khó mình thả vô đó đi, thì mình sẽ thọ muôn đời, phải hông? Chớ còn mình cứ lo cho mình lui hui lui hui. Bây giờ pháp môn gì, lo cho tui thôi, thì cái pháp môn mình nhỏ xíu. Kể cả ông Phật của mình mà Phật của tui thì cũng nhỏ xíu, Phật của tui là bưng được, còn Phật của thiên hạ thì không động lay, không nhút nhít, không ai bưng được hết, không ai phá được hết, còn Phật của mình là cứ bưng bưng thôi. Mình bưng mà còn ôm cứng khừ đến hồi ông nào ông đẩy rớt xuống là bể.
Thành ra mình phải thấy vậy, muốn duy trì cái thọ mạng của mình mà nó trở thành vô lượng, thả vô trong cái thọ mạng vô lượng của đức A Di Đà, chớ không phải là kéo cái thọ mạng của đức A Di Đà trở thành cái thọ mạng của mình.
Thành ra một trong cái cách để mà giử gìn được cái ánh sáng, cái tánh Không đó là mình phải mở ra, nên nhớ mấy vị Tây Tạng bây giờ dịch tánh Không mấy vị không dịch tánh Không như vậy đâu mà mấy vị dịch là open, là mở rộng ra. Tánh không có nghĩa là mở rộng ra. Cụ thể là vậy, còn mình là ôm cứng ngắc vậy thôi, thành ra cái chữ chấp là vậy, chấp là nắm lấy, mình nắm được cái gì là mình nắm, mình không bao giờ mình mở ra hết.
Nói vậy chớ mình bố thí mình để ý coi, bố thí mình chỉ bố thí chút tiền chút bạc, cái gì đó, vài bao gạo gì đó, bố thí ở ngoài, chớ còn những cái tài sản tâm linh của mình mình không bao giờ dám đem bố thí hết. Nhưng mà anh không bố thí nó không nở ra được, còn những vị nào mà đi dạy đi thuyết pháp đi dạy cho người khác, gia tài họ lớn lắm họ cho không hà, cả cuộc đời tu hành của họ nhập thất cả là bao nhiêu năm, rồi đi thuyết pháp là cho ra thì nó mới lớn hơn thêm nữa. Còn mình tu mới có vài năm nhưng mà mình cứ lượm được đồng nào là cắt cổ cất vô tủ thôi, chớ còn ngoài ra không bao giờ đi cho.
Bởi vậy có một cái quy luật, là ở đời này cái gì cho thì nó cũng bớt đi, phải hông? Gạo trong đó cho phân nữa thì nó bớt đi phân nữa, tiền có trong tủ đó cho một nữa thì nó bớt đi một nữa. Nhưng mà cái vấn đề tâm linh mình càng cho mình càng có nhiều. Đó là bố thí đó, chớ đừng có tưởng là mình tưởng là mấy vị cao cấp như vậy không bố thí đâu, mấy vị vẫn bố thí cho tới ngày thành Phật. Phật bố thí là khắp cả hết, cả cái vũ trụ này, bởi vì không chỗ nào không có ánh sáng của ngài phóng tới, phải hông? Chớ ngài đâu có sáng một chút rồi ngài cất vô tủ đâu.
Mình thấy ở đời này người nào bố thí càng nhiều cái đẳng cấp của họ trong xã hội nó cũng cao. Rồi người nào con đường tâm linh này mà càng bố thí nhiều, thì càng cao, bởi vì bồ tát hạnh chỉ là bố thí thôi, thỉnh kinh hay gì gì đó là để bố thí.
Đâu phải là ngài Huyền Trang ngài thỉnh kinh xong ngài cất trong tủ ngài nói là tôi độc quyền nhất Trung Quốc này chỉ có tôi mới có kinh điển của Phật thôi. Ngài đi từ Trung Hoa qua tới Ấn Độ xém chết mấy lần, đường đó rất hiểm trở mà ngài đi qua tới được, qua tới được mà ngồi đó mà học tới mấy năm trường, học xong rồi đem kinh sách về, ngài đem về ngài đâu có cất trong tủ?
Ngài để cuộc đời còn lại của ngài ngài dịch, dịch là bố thí chớ gì, ngài thỉnh kinh từ Ấn Độ sang Trung Hoa để người dân Trung Hoa đọc được đó là bố thí, thành ra mình để ý, cái hạnh bồ tát chẳng qua là hạnh bố thí, phải hông?
Thành ra mình thấy mình để ý tụng kinh của mình cuối cùng bao giờ cũng hồi hướng, và cái nguyện cuối cùng của mười hạnh Phổ Hiền, thứ mười là hồi hướng khắp cả, anh mà hồi hướng khắp cả thì cái ánh sáng anh tỏa ra khắp cả.

Làm sao để tâm mình đừng khép lại nữa, bất thối chuyển, bất thối chuyển là nó không khép lại nữa, chuyện tu hành chỉ có vậy thôi, đừng có khép lại nữa. Bây giờ mình niệm Phật mình có được một chút ánh sáng mình phải làm sao mở ra, mở cho tới khi nó thành ánh sáng vô lượng thôi. Bây giờ mình tu hành mình thấy có một chút không sanh không diệt, có một chút mình mở ra để đưa vào cái thọ lượng không sanh không diệt, thọ mạng không sanh không diệt của đức A Di Đà, bởi vì đức A Di Đà là vô lượng thọ mà, chỉ có cái không sanh không diệt đó mới vô lượng thọ thôi chớ còn cái vũ trụ này nó cũng không thọ được vô lượng đâu, nó cũng có ngày nó chết.
Thành ra cái vấn đề là vậy, là mở tay ra, còn ôm cứng lại vậy thì mình không được ai cho hết, cùng lắm quán đảnh lọt vào trong này sơ sơ vậy thôi, còn khi quán đảnh sở dĩ mình nhận được nhiều là mình mở ra, mở ra trước một vị thầy, phải hông?
Tại sao mà mấy vị thầy quán đảnh đều yêu cầu mình quán tưởng vị đó là đức Quán Thế Âm, hay là đức gì đó chớ không phải là bằng xương bằng thịt nữa, chính vì phải quán tưởng vị đó là bổn tôn, thì cái tôi của mình, cái chấp của mình nó mới phá vở đi một phần để lúc đó nó mới tràn qua, cái năng lượng quán đảnh nó mới vô mình được. Khi mình quán tưởng vị đó là một vị đại bồ tát gì đó, thì cái tâm chấp tướng của mình mòn bớt đi, tiêu bớt đi, chính vì không có tâm chấp tướng đó, cái quán đảnh của họ nó mới rót vô mình được.
Vấn đề là vậy, cái tôi và cái của tôi nó phủ bít hết, vấn đề là đâu phải gặp vị đó mới quán đảnh đâu, mình thấy Tây Tạng hay Ấn Độ trong guru yoga phải hông? Khi nào mình quán tưởng vị bổn tôn ở trên đầu, thì lúc đó anh quán đảnh, quán đảnh liên tục chớ không phải chờ ngày vị đó qua tới đây mới quán đảnh. Mỗi năm quán đảnh có hai lần mà nhằm gì, phải quán đảnh liên tục, và mình để ý trong những Sadhana, trong những cách tu Tây Tạng khi mình đã cảm nhận được cái đó rồi mình phải gọi là tự quán đảnh, có bao giờ nghe cái nói tự quán đảnh hông? Nó có cái chú tự quán đảnh, là mình quán đảnh cho mình liên tục chớ không phải là quán đảnh một năm có hai lần, chẳng lẻ một năm ăn hai lần chắc là đói lắm. Phải quán đảnh liên tục, cho nên khi mà mình tiếp cận được cái đó thì mình phải làm sao để duy trì nó và càng ngày nó càng mở mang ra, nó càng rộng ra nữa, muốn rộng ra cách hay nhất là mình cho đi. Cái hoa cái hương thơm nào mình để trên này thì nó chỉ thơm chút xíu, chớ mình cho người này một cành người kia một cành thì thơm đầy khắp hết.
Đơn giản mình thấy như đức Đạt Lai Lạt Ma ngài nói, ngài nói rất đơn giản ngài nói cái triết lý của ngài, ngài cũng chẳng có triết lý gì nhiều, ngài chỉ có lòng tốt thôi, mà mình để ý cái lòng tốt của ngài nó biểu lộ ra sự hoan hỷ của ngài nhiều lắm, tất cả chỉ là lòng tốt.
Thành ra có một cô ký giả Mỹ nào hỏi ngài chắc là con mắt ngài ngài dòm ông này ông nọ, ngài công nhận ông này tái sanh ông kia tái sanh, con mắt ngài chắc là kinh khủng lắm, nhưng ngài cởi cái kính cận của ngài ra ngài nói: tôi mà cởi cái kính này ra tôi không thấy gì hết.
Nên nhớ cái chú ví dụ như Om ma ni pad me hum trong cuốn đó nói vậy đó, là chú này nó có thể làm cho một cây khô nở hoa, đơn giản chỉ có một điều thôi, cái chú đó là nói lên tâm từ bi của đức Quan Thế Âm. Nhiều khi mình phát tâm từ bi không được, mình phải trì chú đó để phát tâm từ bi. Cái tâm từ bi là cái chính chớ không phải cái chú đó là cái chính, có những người cứ lầm là cái này là số một rồi, không số một số hai gì hết, mỗi vị có một cái chú chính, cái quan trọng là để mình phát lên cái tâm Phật, chú là để phát lên cái tâm Phật, phải hông? Trì chú vô ngại đại bi tâm đà la ni gì đó, vô ngại đại bi tâm là để phát lên cái tâm đại bi vô ngại của đức Quan Thế Âm, chớ không phải là để làm gì hết.
Tất cả mọi cái chú đó để mở cái tâm mình ra, mở tâm mình ra để giống vị bồ tát đó, vị Phật đó, chớ ngài đâu bắt mình phải trì miết vậy đâu, mình trì là để mở tâm ra bởi vì mình, cái két sắt này lâu lắm rồi không mở, bây giờ chìa khóa tốt nó không chịu mở phải thoa dầu gì đó vô nó mới chịu mở.
Cái quan trọng nhất là cái tâm mình nó mở ra, tánh Không chẳng qua là sự mở rộng tâm ra thôi. Anh mở rộng thì lúc đó vô ngã anh sẽ đạt được mà cái chấp pháp, cái tâm anh lúc đó trùm tất cả các pháp, tự nhiên nó là tánh Không. Còn mình nó trùm không được, mới thấy một người nào đó, mới thấy một đối tượng là cái tâm nó thụt lại liền, phải hông? Vừa thấy đối tượng, thương hay ghét là nó thụt lại liền,
Vô ngã vô pháp là anh sống mà anh đừng có đối tượng gì, pháp của anh nó mở rộng ra thôi, mà khi tâm anh mở rộng như vậy anh mới gọi là nhẫn bala mật được. Nhẫn là nó xấu tốt gì cũng chịu được hết, phải hông? Tâm mình nó mở rộng ra nó mới nhẫn được còn tâm nó còn một cục vậy thì nó không nhẫn được. Cái gì nó thích thì nó chịu nghe chịu nhìn, còn cái gì nó không thích nó không chịu nghe chịu nhìn đâu.

Tánh Hải Kính ghi

529

BỔN TÔN – SUỐI NGUỒN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU

BỔN TÔN – SUỐI NGUỒN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU Vienna, Tháng Mười 1987Những phương pháp đặc biệt của Kim Cương thừa nhắm vào việc đưa những sắc tướng mà chúng ta thường

20,476
Cách đơn giản nhận diện ra các triệu chứng tai biến mạch máu não

Cách đơn giản nhận diện ra các triệu chứng tai biến mạch máu não Cần chữa trị tức thời khi lên cơn đột quỵ nhẹĐột quỵ (stroke) xẩy ra khi máu  ngưng chảy lên

20,771
Những lời dạy của Đại sư Garchen Rinpoche

NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐẠI SƯ GARCHEN RINPOCHENguyên tác: H.E. Garchen Rinpoche’s Advices - Việt dịch: Thanh Liên  Garchen Rinpoche với Kinh Luân luôn luôn ở trên tay Ngày 20 tháng Giêng Các Đạo hữu

17,084
CÁC MỐI TƯƠNG QUAN - Gerald Corey & Marianne Schneider Corey

Các Dạng Tương Quan Có Tính Cách Mật ThiếtThách đố về việc thiết lập các mối quan hệ thân tình chính là phận sự chính yếu đối với lứa tuổi thanh niên

805
TỨ TRÍ

Tánh Không khi nó đầy đủ không phải chỉ có lý tánh Không thôi đâu, mà nó chuyển dần dần qua sự. Ví dụ như tông Duy Thức nói Đại Viên Cảnh

1,041
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc