QUÁN SÁT CHỦ THỂ TẠO TÁC VÀ HÀNH VI TẠO TÁC
1
決定有作者
不作決定業
決定無作者
不作無定業
8.1
Nếu nhất định rằng: Có chủ thể tạo tác,
Thỉ nó không tạo tác ra quá trình tích lũy tác tạo (Nghiệp-業) nhất định.
Nếu nhất định rằng: Không có chủ thể tạo tác,
Thì cũng không thể tạo tác ra quá trình tích lũy nhất định.
2
決定業無作
是業無作者
定作者無作
作者亦無業
8.2
Nếu nhất định rằng: Quá trình tích lũy (Nghiệp-業) không được tác tạo ra,
Thì quá trình tích lũy vốn không có chủ thể tạo tác.
Nếu: Chủ thể tạo tác không hề tác tạo,
Thì chủ thể tạo tác cũng không hề có quá trình tích lũy tạo tác nào.
3
若定有作者
亦定有作業
作者及作業
即墮於無因
8.3
Nếu nhất định là có chủ thể tạo tác.
Và nếu cũng nhất định là có sự tác tạo ra quá trình tích lũy (Nghiệp-業),
Thì cả chủ thể tạo tác lẫn quá trình tạo tác,
Đều rơi vào chỗ không có nguyên nhân khởi đầu_(vì sao chủ thể đó lại tạo tác như thế).
4
若墮於無因
則無因無果
無作無作者
無所用作法
8.4
Nếu đã rơi vào chỗ không có nguyên nhân khởi đầu,
Thì hẳn (cũng rơi vào một trạng huống bất định liên hoàn):
_Không Nhân_không Quả_không tạo tác_không chủ thể tạo tác_
Chính khái niệm "Tạo Tác" cũng vô nghĩa.
5
若無作等法
則無有罪福
罪福等無故
罪福報亦無
8.5
Nếu đã không có một khái niệm nào về "tạo tác" như thế,
Thì hẳn cũng không có luôn khái niệm như là "Phúc" hay "Tội"...
Bởi vì không có cả "Tội" và "Phúc",
Nên cũng không có luôn "quả báo" của Tội và Phúc.
6
若無罪福報
亦無有涅槃
諸可有所作
皆空無有果
8.6
Nếu không có quả báo của Tội, Phúc,
Thì cũng không có luôn cả khái niệm "Niết Bàn".
Tất cả những cái gì có tạo tác của nó,
Căn tính của chúng đều là Không, không có cả kết quả tạo tác (Quả-果).
7
作者定不定
不能作二業
有無相違故
一處則無二
8.7
Chủ thể tạo tác, dù xác định, hay bất định,
Cũng không thể tạo tác hai quá trình tích lũy (Nghiệp-業) trùng lập:
Cái này có (quả báo), cái kia không (quả báo),
Một chủ thể không thể tạo tác ra hai cái trái ngược nhau.
8
有不能作無
無不能作有
若有作作者
其過如先說
8.8
Cái gì tồn tại, không thể tạo tác ra cái gì không tồn tại.
Cái gì không tồn tại, không thể tạo tác ra cái gì tồn tại.
Nếu cho rằng chủ thể tạo tác và sự tạo tác đều tồn tại,
Thì mắc vào chỗ sai lầm đã nói ở trên (kệ 3).
9
作者不作定
亦不作不定
及定不定業
其過如先說
8.9
Chủ thể tạo tác không tạo tác ra cái gì xác định được,
Cũng không tạo tác ra cái gì bất định,
Cả quá trình tạo tác (Nghiệp-業) vốn cũng vốn không xác định được, cũng không bất định,
Chỗ lầm lẫn này như đã luận giải ở trên (kệ 3, 4, 5, 6).
10
作者定不定
亦定亦不定
不能作於業
其過如先說
8.10
Chủ thể tạo tác, dù xác định hay bất định,
Thì cả xác định cũng như bất định,
Cũng đều không có khả năng tạo tác ra quá trình tích lũy (Nghiệp-業).
Chỗ lầm lẫn này như đã luận giải ở trên (kệ 7).
11
因業有作者
因作者有業
成業義如是
更無有餘事
8.11
Chính vì định kiến: Có chủ thể tạo tác,
Chính vì định kiến: Chủ thể tạo tác thực sự tạo ra quá trình quá trình tích lũy.
Mà hình thành ý nghĩa về "quá trinh tích lũy tạo tác" (Nghiệp-業) như thế.
Ngoài ra, không tồn tại một sự thể nào khác.
12
如破作作者
受受者亦爾
及一切諸法
亦應如是破
8.12
Nếu phá hủy chủ thể tạo tác và hành vi tác tạo,
Thì cả người thụ nhận và thể thụ nhận (quả báo) cũng đều bị phá hủy,
Cho đến tất cả mọi cái gì có tương tác mà con người có thể nhận thức được,
Cũng đều bị phá hủy toàn triệt trong thế liên ứng toàn diện.*
______*"Cho đến tất cả mọi cái gì có tương tác mà con người có thể nhận thức được", bản Hán văn: "Cập nhất thiết chư pháp-及一切諸法". Chữ "Pháp-法" ỏ đây cần được hiểu theo nghĩa văn mạch: "Hữu Vi Pháp-有為法-Samkrta": tất cả những cái gì có tương quan tương tác, có tạo tác và nhận chịu tạo tác, nội hàm cả ý nghĩa: có tương quan nhân quả liên hoàn, với chủ thể tạo tác-quá trinh tích lũy tạo tác-kết quả của tạo tác. Như thế, "Hữu Vi Pháp-有為法" là một trong những dụng ngữ quảng nghĩa nhất của thế giới quan Phật giáo với ý nghĩa khả hữu của nó: "Tất cả mọi tồn tại trong vũ trụ mà con người ta có thể nhận thức đuợc, như là cái có điều kiện và có tương tác, trong mối tương quan Nhân-Quả". Chỉ với ý nghĩa này thì mới có thể tát cạn được hết ý nghĩa của câu kết luận tiếp theo: "亦應如是破-Diệc ứng như thị phá": Cũng đều bị phá hủy toàn triệt trong thế liên ứng toàn diện_Một khi chủ thể tạo tác và hành vi tạo tác, như là đầu mối của một quá trình nhị phân đã bị phá hủy, thì tất cả mọi ý nghĩa tương quan trong qui luật Nhân-Quả, tương quan Điều Kiện (Duyên Sinh-緣生)và tương quan Tương Tác (Hữu Vi-有為), trong một chuỗi mắc xích liên hòan vô tân, cũng đều bị phá hủy theo cách thế liên hoàn của chúng: cái này bị hủy thì cái kia cũng bị hủy theo, toàn bộ những mắc xích đều bị rã ra hết