“Mắt trong, dài, rộng như sen xanh
Tâm tịnh đã vượt các thiền định,
Lâu chứa tịnh nghiệp lường không xiết,
Dùng Tịch độ chúng, tận đảnh lễ.
Đã thấy Đại thánh dùng thần biến,
Khắp hiện mười phương vô lượng cõi,
Trong đó chư Phật diễn nói Pháp
Ngay đó tất cả đều thấy, nghe.
Pháp lực Pháp Vương vượt quần sanh,
Thường đem kho Pháp thí tất cả,
Hay khéo phân biệt tướng các pháp,
Trong Đệ nhất nghĩa hằng bất động.
Đã được tự tại nơi các pháp,
Thế nên đảnh lễ bậc Pháp vương,
Thuyết pháp chẳng Có cũng chẳng Không,
Bởi do nhân duyên các pháp sanh
Không ngã, không tạo, không người thọ,
Mà nghiệp thiện ác cũng chẳng mất.
Trước dẹp Ma tại cội Bồ đề,
Được cam lồ Diệt, thành Giác Ngộ,
Đã không tâm ý, không thọ hành,
Mà dẹp tan hết các ngoại đạo.
Ba lần chuyển pháp cõi Đại Thiên,
Pháp ấy xưa nay thường thanh tịnh,
Trời người đắc đạo, đó là chứng,
Tam Bảo ngay đó hiện thế gian.
Đem diệu pháp ấy độ quần sanh,
Đã thọ, không thối, thường tịch nhiên
Đại Y Vương diệt lão, bệnh, tử
Đảnh lễ biển Pháp, đức vô biên,
Khen chê chẳng động, như Tu Di,
Với người thiện, ác thảy đều Từ;
Tâm hạnh bình đẳng, như hư không,
Ai nghe Nhân Bảo, chẳng kính vâng?
Nay dâng Thế Tôn lọng báu này
Trong đó cõi Tam thiên hiện đủ
Cung điện chư Thiên, Long, Thần ở
Càn thát bà thảy với Dạ xoa
Mọi vật thế gian thấy trong đó
Thập lực từ bi hiện biến hóa
Chúng thấy hy hữu đều ngợi Phật.
Nay con cúi lạy Tam giới Tôn,
Đại thánh Pháp Vương chúng đều quy.
Tâm tịnh nhìn Phật ai cũng vui
Mỗi thấy Thế Tôn ở trước mình,
Đó là thần lực pháp bất cọng.
Phật dùng một âm diễn thuyết Pháp,
Chúng sanh tùy loại đều được hiểu
Đều cho Thế Tôn đồng tiếng mình.
Đó là thần lực pháp bất cọng.
Phật dùng một âm diễn thuyết Pháp
Chúng sanh mỗi mỗi tùy chỗ hiểu,
Thảy được thọ, hành đều lợi lạc
Đó là thần lực pháp bất cọng.
Phật dùng một âm diễn thuyết Pháp,
Có kẻ kinh sợ, hoặc vui vẻ,
Hoặc sanh chán lìa, hoặc dứt nghi,
Đó là thần lực pháp bất cọng.
Đảnh lễ Bậc Thập Lực, Đại Tinh Tấn.
Đảnh lễ Bậc Đắc Vô Sở Úy.
Đảnh lễ Bậc Trụ bất cọng pháp.
Đảnh lễ Đại Đạo sư tất cả.
Đảnh lễ Bậc Dứt mọi trói buộc.
Đảnh lễ Bậc Đã đến bờ kia.
Đảnh lễ Bậc độ các thế gian.
Đảnh lễ Vĩnh Ly đường sanh tử.
Biết rõ tướng đến đi chúng sanh,
Khéo nơi các pháp được giải thoát,
Chẳng nhiễm thế gian như hoa sen,
Thường khéo vào trong hạnh không tịch
Thấu tướng các pháp, không ngăn ngại,
Đảnh lễ Như Không không chỗ nương.”
ĐẠI NGỘ 1895 : 56 tuổiTôi được rảnh rang tu, từ đây muôn niệm đều dứt, công phu ngày đêm như một, hành động nhanh nhẹn như bay.Một đêm, trong lúc thắp
NGHIỆP CỦA NHỮNG ĐỨC HẠNH GIẢI THOÁT, NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THOÁT KHỎI SANH TỬNghiệp của những hành vi đức hạnh phối hợp với những đức hạnh giải thoát dẫn người ta đến
Bốn pháp ấn của Đạo Phật hay những chân lý hình thành nên một bộ phận quan trọng của giáo huấn tôn giáo của chúng ta. Liên hệ đến thời đại của
Namkhai Norbu Rinpoche là một vị Thầy ở Tistuto Orientale, đại học Naples, nơi ông dạy tiếng Tạng, Mông Cổ và lịch sử văn hóa Tây Tạng. Dù vẫn dạy đại học,
Bấy giờ Bồ tát Phổ Hiền ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật nhiễu quanh bên phải ba vòng, quỳ thẳng chắp tay và bạch
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt