Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (21)


Xem mục lục

QUÁN SÁT CHỦ THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ TÁC VI

 

見可見見者

是三各異方

如是三法異

終無有合時

14.1

Nếu nhìn thấy (tác vi), cái được nhìn thấy (đối tượng) và kẻ nhìn thấy (chủ thể),

Là ba thể dị biệt.

Như là ba thể dị biệt,

Thì cuối cùng không thể hợp nhất được.

 

染與於可染

染者亦復然

餘入餘煩惱

皆亦復如是

14.2

Tạp nhiễm (tác vi), cái bị tạp nhiễm (đối tượng) và cái gây tạp nhiễm (chủ thể),

thì cũng như thế.

Ngoài ra, những cái tương tự như phiền não...

thì cũng đều như thế cả.

 

異法當有合

見等無有異

異相不成故

見等云何合

14.3

Nếu những cái dị biệt mà lại hợp nhất với nhau được,

Thì những thể dị biệt (tác vi, đối tượng, chủ thể) trong việc nhìn thấy, và những gì tương tự, sẽ không còn dị biệt nữa,

Những thể dị biệt không thành được,

Thì làm sao sự nhìn thấy và những cái liên quan, lại hợp nhất với nhau được?

 

非但見等法

異相不可得

所有一切法

皆亦無異相

14.4

Không những chỉ với sự nhìn thấy và những cái liên quan,

Mà những thể dị biệt (tác vi, đối tượng, chủ thể) không thể có được,

Tất cả những gì con người ta có thể nhận thức được,

Cũng đều như thế cả.

 

異因異有異

異離異無異

若法從因出

是法不異因

14.5

Sự dị biệt xuất phát từ phân định dị biệt mà có dị biệt,

Cái được cho là dị biệt (đối tượng) rời khỏi phân biệt dị biệt (tác vi), thì không còn thấy dị biệt (chủ thể) nữa.

Nếu một cái gì xuất phát từ một nhân tố tạo tác (Tác vi) nào đó,

Thì cái đó không khác với nhân tố tạo tác (Tác vi) ấy.

______*"Cái dị biệt xuất phát từ phân định dị biệt mà có sự dị biệt. Cái được cho là dị biệt (đối tượng) rời khỏi phân biệt dị biệt (tác vi), thì không còn thấy dị biệt (chủ thể) nữa", Hán văn: "異因異有異,異離異無異-Dị nhân dị hữu dị, Di ly dị vô dị", Hai câu này, mỗi câu 5 chữ thì đã có 3 chữ "Dị-異" được dùng với 3 thể tương ứng với 3 ý nghĩa khác nhau của chính từ này và trùng lập với 3 ý nghĩa mặc định nội hàm trong cấu trúc luận lý của Nagarjuna:

 1. "Dị-異", Danh từ: Sự dị biệt (tác vi), cái dị biệt (chủ thể), cái được cho là dị biệt (đối tượng) ,

 2. "Dị-異", Động từ-Sử động: phân biệt ("Tác vi"), thấy có dị biệt (chủ thể).

Có lẽ chữ Hán cổ là một trong những ngôn ngữ văn tự ỡm ờ nhất trong các loại văn tự, và cũng có lẽ Cưu Ma La Thập là người sử dụng cái ỡm ờ đó một cách thiên tài nhất trong những cây bút Hán văn lão luyện. Ở đây, cái ỡm ờ của chính cấu tạo ngôn ngữ được sử một cách chính xác kỳ lạ, để gợi ra cái ỡm ờ vốn có trong nhận thức của con người: sự phân biệt chủ thểđối tượng trong nhận thức luận nhị nguyên, và những tác vi tạo tác phân biệt vốn nằm trong điều kiện nhận thức (Ấm-陰)______

 

若離從異異

應餘異有異

離從異無異

是故無有異

14.6

Nếu rời bỏ sự phân biệt cái dị biệt này với cái dị biệt kia,

Mà vẫn còn có sự dị biệt, thì là có dị biệt.

Nếu không có cái dị biệt kia, mà cái dị biệt này không còn dị biệt,

Thì sự dị biệt không tồn tại.

 

異中無異相

不異中亦無

無有異相故

則無此彼異

14.7

Trong mỗi cái dị biệt, không có sự dị biệt,

Trong cái không dị biệt, cũng không có sự dị biệt,

Bởi vì không có sự dị biệt nào,

Nên cái này và cái kia không hề dị biệt.

 

是法不自合

異法亦不合

合者及合時

合法亦皆無

14. 8

Tồn tại, tự chúng không hợp nhất với nhau,

Cái dị biệt cũng không thể hợp nhất với nhau,

Cái hợp nhất (chủ thể), sự hợp nhất (tác vi) và cả cái được hợp nhất (đối tượng),

Đều không tồn tại.

Xem mục lục