Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

VỀ TÁC GIẢ

Đại đức Chošgyam Trungpa sinh ở tỉnh Kham miền đông Tây Tạng, năm 1940. Khi vừa mười ba tháng tuổi, Chošgyam Trungpa được công nhận là một tušlku trưởng, hay một vị thầy hiện thân. Theo truyền thống Tây Tạng, một vị thầy giác ngộ có thể tái sanh trong hình thức con người qua nhiều thế hệ tiếp nối dựa vào thệ nguyện của lòng bi của ngài. Trước khi chết, một vị thầy như vậy để lại một lá thơ hay những manh mối khác về nơi chốn của sự tái sanh tới. Về sau, những đệ tử và những vị thầy chứng ngộ khác thấy qua những manh mối ấy, căn cứ trên sự khảo sát cẩn thận các giấc mơ và linh kiến, chỉ huy những cuộc tìm kiếm để khám phá và công nhận vị tiếp nối. Như thế những dòng riêng biệt của sự chỉ dạy được tạo thành, trong vài trường hợp kéo dài qua nhiều thế kỷ. Chošgyam Trungpa là vị thứ mười một trong dòng chỉ dạy được biết như là những Tušlku Trungpa.

Sau khi được công nhận, các vị phải trải qua một giai đoạn tu hành ráo riết về lý thuyết và thực hành những giáo lý Phật giáo. Trungpa Rinpoche (Rinpoche là danh hiệu danh dự có nghĩa là “bậc tôn quý”), sau khi lên ngôi là trụ trì tối cao của những tu viện Surmang và người cai trị Quận Surmang, bắt đầu một thời kỳ tu học kéo dài mười tám năm, cho đến khi ngài rời Tây Tạng năm 1959. Là một tušlku phái Kagyuš, sự tu hành của ngài đặt nền trên sự thực hành thiền định có hệ thống và trên sự hiểu biết lý thuyết tinh tế triết học Phật giáo. Một trong bốn phái lớn của Tây Tạng, phái Kagyuš được biết như “dòng thực hành”.

Năm lên tám, Trungpa Rinpoche nhận thọ giới làm một vị tăng tập sự. Sau khi thọ giới, ngài dấn thân vào sự nghiên cứu và thực hành gắt gao những kỷ luật tu viện truyền thống cũng như những nghệ thuật viết chữ, vẽ tranh thanka và múa của tu viện. Những vị thầy ban đầu của ngài là Jamgošn Kongtrušl của Sechen và Khenpo Kangshar – những vị thầy lãnh đạo của phái Nyingma và Kagyuš. Năm 1958, vào tuổi mười tám, Trungpa Rinpoche hoàn tất việc học, nhận học vị kyorpošn (tiến sĩ thần học) và khenpo (giáo sư học giả). Ngài cũng nhận đại giới tỳ kheo.

Những năm năm mươi là thời gian của biến động lớn ở Tây Tạng. Khi trở nên rõ ràng Tây Tạng sắp bị chiếm đóng bằng vũ lực, nhiều người cả tăng sĩ lẫn cư sĩ đã bỏ xứ sở. Trungpa Rinpoche trải qua nhiều tháng gian khổ băng qua dãy Himalaya (được tả lại trong cuốn sách của ngài Sinh ở Tây Tạng), cuối cùng ngài đến Ấn Độ, Trungpa Rinpoche được bổ nhiệm làm việc như cố vấn tâm linh cho Trường Những Lama Trẻ ở Dalhousie. Ngài làm công việc này từ 1959 đến 1963.

Cơ hội đầu tiên của Trungpa Rinpoche để tiếp xúc với Tây phương là khi ngài nhận một học bổng Spaulding để theo học Đại học Oxford, ngài nghiên cứu tôn giáo tỷ giảo, triết học và nghệ thuật. Ngài cũng nghiên cứu nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, có bằng tốt nghiệp của Trường Sogetsu. Khi ở Anh, Trungpa Rinpoche bắt đầu dạy pháp cho các học trò Tây phương, và năm 1968 ngài lập ra Trung Tâm Thiền Định Samye Ling ở Dumfriesshire, Scotland. Trong thời gian này ngài cũng xuất bản hai cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh : Sanh ở Tây Tạng, và Thiền Định trong Hành Động.

Năm 1969, Trungpa Rinpoche du hành đến Bhutan, ở đó ngài đi vào một cuộc ẩn tu thiền định một mình. Cuộc nhập thất này đánh dấu một sự thay đổi then chốt trong lối dạy của ngài. Ngay khi trở về, ngài trở thành một người thế thường, bỏ qua một bên y áo tu viện và mặc theo lối bình thường của Tây phương. Ngài cũng cưới một thiếu nữ người Anh và họ cùng rời bỏ Scotland dời đến Bắc Mỹ. Nhiều đệ tử trước kia của ngài thấy những thay đổi này quá chấn động và đảo lộn. Tuy nhiên ngài bày tỏ sự xác tín rằng để cắm rễ ở Tây phương, pháp cần phải được dạy không lệ thuộc vào những dấu hiệu bề ngoài của văn hóa và sự hấp dẫn của tôn giáo.

Trong những năm bảy mươi, Hoa Kỳ ở trong thời kỳ sôi sục về chính trị và văn hóa. Đó là thời kỳ say mê Đông phương. Trungpa Rinpoche phê phán lối tiếp cận với tâm linh một cách duy vật và thương mại hóa ngài đã gặp, diễn tả nó như là một “siêu thị tâm linh”. Trong những bài thuyết pháp và trong những cuốn sách của ngài Cắt Đứt Loại Duy Vật Tâm Linh và Huyền Thoại của Tự Do, ngài chỉ ra sự đơn giản và trực tiếp của thực hành ngồi thiền như là cách thức cắt đứt những vặn xoắn méo mó của hành trình tâm linh.

Trong thập niên bảy mươi dạy đạo ở Bắc Mỹ, Trungpa Rinpoche có tiếng là một vị thầy năng động và gây nhiều tranh luận. Thông thạo Anh ngữ, ngài là một trong những Lama đầu tiên có thể nói trực tiếp với những đệ tử người Tây phương, không nhờ qua một dịch giả. Đi đây đó khắp Bắc Mỹ và Châu Âu, Trungpa Rinpoche đã có hàng trăm cuộc nói chuyện và thảo luận. Ngài lập những trung tâm chính ở Vermont, Colorado và Nova Scotia, cũng như nhiều trung tâm thiền định và nghiên cứu nhỏ ở những thành phố khắp Bắc Mỹ và Châu Âu. Vajra-dhatu (Kim Cương Giới) được thành lập năm 1973 như là bộ phận trung tâm điều khiển mạng lưới này.

Năm 1974, Trungpa Rinpoche thành lập Viện Naropa, nó đã trở thành đại học có cảm hứng Phật giáo được chính thức công nhận duy nhất ở Bắc Mỹ. Ngài thuyết trình rất nhiều ở Viện và cuốn sách của ngài Cuộc Du Hành Không Mục Đích đã được đặt nền trên một khóa ngài dạy ở đó. Năm 1976, ngài thiết lập chương trình Tu hành Shambhala, một loạt những chương trình và khảo luận cuối tuần cung cấp giáo huấn thực hành thiền định trong môi trường thế tục. Cuốn sách của ngài, Shambala : Con Đường Thiêng Liêng của người Chiến Sĩ cho một tổng quan về những giáo lý Shambhala.

Năm 1976, Trungpa Rinpoche chỉ định OŠsel Tendzin (Thomas F. Rich) là nhiếp chính Kim Cương Thừa của Ngài, hay là người nối pháp của Ngài. OŠsel Tendzin làm việc mật thiết với Trungpa trong việc quản lý Vajradhatu và Tu hành Shambhala. Ông dạy nhiều từ năm 1976 đến khi chết vào năm 1990 và là tác giả cuốn Phật trong Lòng Tay Bạn.

Trungpa Rinpoche cũng hoạt động nhiều trong lãnh vực dịch thuật. Làm việc với Francesca Fremantle, ngài cho ra một bản dịch mới của Tử Thư Tây Tạng, ấn hành năm 1975. Về sau ngài thành lập Ban Dịch Thuật Nalanda, để chuyển dịch những bản văn và nghi thức cho các đệ tử của mình cũng như phát hành rộng rãi một số bản văn quan trọng.

Năm 1978 Trungpa Rinpoche thực hiện một lễ trao quyền cho người con OŠsel Rangdrošl Mukpo của mình làm người kế tục của ngài trong dòng Shambhala. Lúc đó ngài ban cho anh pháp hiệu Sawang, hay “chúa của đất”.

Trungpa Rinpoche cũng được biết đến bởi sự quan tâm của ngài về những nghệ thuật và đặc biệt bởi cái nhìn sâu xa của ngài vào mối tương quan giữa kỷ luật thiền và tiến trình nghệ thuật. Công việc nghệ thuật riêng của ngài gồm thư pháp, hội họa, cắm hoa, thi ca, viết kịch và xếp đặt trang trí môi trường. Ở viện Naropa ngài tạo ra một không khí giáo dục hấp dẫn nhiều nghệ sĩ và nhà thơ hàng đầu. Sự khám phá tiến trình sáng tạo trong ánh sáng của tu hành thiền tiếp tục ở đó như một đối thoại khơi mở. Trungpa Rinpoche cũng xuất bản hai cuốn sách về thi ca : Ấn (Mudra) và Tư Tưởng Đầu Tiên Tư Tưởng Tốt Nhất.

Những sách xuất bản của Trungpa Rinpoche chỉ tiêu biểu cho một phần di sản giàu có những giáo lý của ngài. Trong mười bảy năm dạy đạo ở Bắc Mỹ, ngài đã làm ra những cơ cấu cần thiết để cung cấp cho những đệ tử sự tu hành thấu triệt, hệ thống Phật pháp. Từ những buổi nói chuyện và khóa học giới thiệu sơ khởi đến những thực hành ẩn tu nhóm cao cấp, những chương trình này nhấn mạnh một sự cân bằng của nghiên cứu và thực hành, của lý trí và trực giác. Những đệ tử trong mọi cấp bậc có thể theo đuổi sự quan tâm thích thú của họ trong thiền định và con đường Phật giáo qua nhiều hình thức tu hành này. Những đệ tử lâu năm của Trungpa Rinpoche tiếp tục cả hai công việc dạy và giáo huấn thiền định trong những chương trình như vậy. Thêm vào những lời dạy rộng rãi về truyền thống Phật giáo, Trungpa Rinpoche còn nhấn mạnh nhiều về những lời dạy Shambhala, nó nhấn mạnh sự quan trọng của tu tâm, khác với sự thực hành tôn giáo ; sự tham gia cộng đồng và sự sáng tạo một xã hội giác ngộ ; và sự am hiểu và thưởng thức đời sống từng ngày của mỗi người.

Trungpa Rinpoche ra đi năm 1987, ở tuổi bốn mươi bảy. Ngài còn lại người vợ, Diana và năm con trai. Người con trưởng, Sawang OŠsel Rangdrošl Mukpo, kế vị ngài làm chủ tịch và lãnh đạo tâm linh của Vajradhatu. Trước khi chết, Trungpa Rinpoche nổi danh như một gương mặt then chốt trong việc truyền bá pháp vào thế giới Tây phương. Sự kết hợp giữa mối cảm kích vĩ đại đối với văn hóa Tây phương và sự thấu hiểu sâu xa của ngài về truyền thống đã dẫn đến một lối tiếp cận cách mạng trong việc dạy pháp, trong đó những giáo lý sâu xa và xưa cổ nhất được trình bày theo một cách thức hiện đại trọn vẹn. Trungpa Rinpoche nổi danh vì sự tuyên thuyết giáo pháp một cách vô úy và vô ngại : thoát khỏi ngần ngại, chân thật với sự tinh khiết của truyền thống, và hoàn toàn tươi trẻ. Nguyện những lời dạy này đâm rễ và nở hoa cho lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Xem mục lục