_Thưa thầy con hỏi xin thầy chỉ con một hai cái ví dụ nào cụ thể chút xíu cho con hiểu rõ hơn. Như thầy nói bản tâm tự nhiên, như cái tâm mình, ngoại cảnh mình thấy mình nghe, thì cái thấy cái nghe đó nó làm cho tâm mình lăng xăng lộn xộn, thì mình hóa giải cái đó như thế nào? Thì cái bản tâm, và cái bản năng của tâm, hai cái đó nó có khác không thầy? Thí dụ như mình thấy cái gì đó, mình nghe gì đó…
_Bây giờ mình có tin là những thấy nghe hay biết mình là không hông?
_Thưa thầy thầy nói là cái bản tâm là tánh Không hổng có mình cũng có nó, nhưng mà sao con chưa có thông được cái…
_Thì cái thô nhất của tánh Không là sự vô thường, anh thấy ông Dũng Râu bây giờ còn nữa hông? Mãi mãi không bao giờ anh gặp lại ông đó đâu. Cùng lắm ông tái sanh đời sau thì ông cũng ra một người khác rồi, phải hông? Biết đâu người đó không có râu chặng hạn (mọi người đều cười). Thành ra đó là vô thường, từ cái không rồi trở thành không, anh có gặp lại ông Dũng Râu nữa hông? Rồi năm chục năm sau hỏi ông Sáu Minh là ai người ta cũng hông biết nữa, phải hông? (Sáu minh tức là người đang hỏi thầy). Vô thường chính là một tính cách thô của cái tánh Không đó, chi bằng mình chấp nhận bây giờ nó không cho nó khỏe cho rồi.
Chớ còn trước sau gì phải chấp nhận thôi, chấp nhận bây giờ cho nó khỏe, đợi mà chứng nghiệm thì tàn cuộc đời rồi. Bây giờ ông Dũng Râu còn đâu nữa? Nghe nói bữa đó thiêu rồi rắc tro xuống sông Cần Thơ, hoàn toàn không còn cái gì hết, đó là vô thường. Nó là biểu hiện thô của tánh Không đó, cái bản tâm tánh Không là nó không có gì hết.
Vô thường là cái biểu hiện thô đó, mình thấy được mình phải kinh nghiệm cái sâu xa hơn nữa, thầy hay gọi là bản, là cái gốc gác cái nền tảng của cái tâm mình là gì kìa, chớ còn vô thường chỉ là cái kinh nghiệm thô thôi, đợi thấy mất thì mới hô hoán lên té ra nó không có gì hết.
Không còn nữa là không có, nhưng mà đối với Phật giáo là khi anh có mặt đó, nó vẫn là không có; thành ra mình thấy trong Đại Toàn Thiện của Tây Tạng hay dùng chữ: “Vắng mặt nhưng mà có xuất hiện”, vắng mặt chính là tánh Không nhưng mà nó có xuất hiện, nghĩa là: sắc tức thị không, sắc tức là không, nhưng mà cái sắc đó, cái sự xuất hiện đó mình cứ bám chấp vào sự xuất hiện đó mình tưởng là có thật chớ tức thị Không, ngay khi nó xuất hiện nó cũng chẳng xuất hiện gì hết. Người nào chứng được cái đó thì gọi là vô sanh. Vô sanh là thấy có sanh ra nhưng mà nó không sanh gì hết, mà người chứng được vô sanh thì người đó hoàn toàn giải thoát bởi vì không có không gian không có thời gian, mặc dầu sống vẫn sờ sờ ra đó. Sáng ăn cháo trưa ăn cơm, nhưng tất cả đều là vô sanh hết.
_Rồi bây giờ có vị nào hỏi cho nó rõ ràng thêm hông?
_Thưa thầy con thấy mình mà chưa thực hành đến nơi á thầy, nghe nói đến bản tâm mà mình còn kẹt có với không, mình không thể hiểu, dầu hiểu theo kiểu nào, chỉ có tin và thực hành để kinh nghiệm thôi chớ bây giờ mà hỏi cho rõ bản tâm như thế nào thì không thể hiểu nổi.
_Thì vậy đó, đối với Tây Tạng là muốn hiểu cái này thì phải tận cùng sức lực của mình mới có thể hiểu được, chớ không có dễ dàng hiểu đâu. Bằng cớ là khi mình ngồi đây mình mù mù mờ mờ chứng tỏ những đời trước mình cũng rong chơi kinh khủng lắm. Mình không biết gì mà trong khi những vị đời trước họ đã biết, họ từ khoảng ba mươi trở xuống họ đã biết được cái đó, cái nền tảng của cuộc đời mình.
Mình chúng sanh là vậy thôi, cũng thấy người cũng thấy cảnh, nhưng mà mình không biết cái nền tảng của mọi sự xuất hiện này là cái gì? Mình không biết cái đó, thí dụ như mình hay nói về nguồn, mà mình không thấy cái nguồn đâu hết, thấy toàn là cành lá vậy thôi, chớ có thấy nguồn đâu?
Thật ra tất cả những cành lá tất cả những sự xuất hiện này đều xuất hiện từ cái bản tâm tánh Không đó, có mặt trong bản tâm tánh Không đó, và tiêu tan trong bản tâm tánh Không đó, cho nên nó gọi là nền tảng.
Mình phải chứng ngộ cái đó, kinh nghiệm cái đó thì mình mới giải thoát được. Và bên Tây Tạng họ nói là có bốn cách để chuyển tâm mình, tâm mình nó ưa rong ruỗi ưa chơi lắm, hết cuộc vui này tới cuộc vui khác, hết đời này sang đời khác, nó cứ ham chơi vậy thôi. Mình đang ngồi đây là chứng tỏ đời trước mình ham chơi lắm, hết cuộc vui này rồi tới cuộc vui khác cuối cùng không có gì hết, phải như nó có mang theo chút ít gì thì cũng đỡ đi.
Bốn cái chuyển tâm là mình phải tư duy về nó để mình phải lo, để mình chuyển tất cả năng lực của mình vô trong chuyện này.
Thứ nhất, đời người là đáng quý, mình tư duy cái đó, mình mới thấy đời người là đáng quý, lỡ biết đâu mình rong ruỗi đời sau nó thành con ma nào đó, cái gì gì đó nó làm con ma cả mấy chục năm rồi sao? Bởi vì mình không có đủ sức, không đủ trí huệ, mình cứ sống theo cái nghiệp của mình, mình thành con ma, thậm chí thành cái con gì chẳng hạn, đời người là đáng quý và ngay cả chư thiên nữa mình lên chư thiên cũng không tu được bằng con người, con người thì yếu ớt vậy nhưng tu ngon lắm.
Thứ hai, sanh tử thì nguy hiểm, mình thấy nguy hiểm quá đi chớ, bao nhiêu cái chết của mình, bây giờ mình không nhớ cái gì hết, cứ tiếp tục thôi. Hồi trước tôi bị xe đụng chết đồ gì đó, bây giờ tôi cũng quên bén rồi, bây giờ lại tiếp tục lái ẩu. Thành ra tất cả những đời trước của mình mình quên hết cho nên mình không rút được kinh nghiệm gì hết. Mình quên bén hết rồi thành ra sanh tử là nguy hiểm, bởi vì tất cả những gì kinh nghiệm của đời trước của mình bây giờ mình quên hết rồi. Lại tiếp tục luân hồi, luân hồi là tiếp tục cái vòng tròn đó, chết lúc đó là nhiều khi hết tiền hết bạc nợ nần tùm lum thắt cổ chết bây giờ cũng đâu có nhớ gì đâu? Bây giờ cũng tham chơi, cũng cờ bạc rồi lại tiếp tục thắt cổ nữa!
Con người mình không nhớ cái gì hết thành ra không ngán cái gì hết, chúng sanh mình là liều nhất thế gian chớ không phải là ai liều cỡ như mình đâu.
Thứ ba, nếu sống như cái đời sống bình thường chỉ là tạo nhân thôi mà tạo nhân thì nó ra quả, tạo nhân thì không thoát khỏi vòng nhân quả, sanh tử chỉ là vòng nhân quả thôi, ra không khỏi nổi.
Rồi cuối cùng là gì, cái này là thầy nhớ thôi chớ theo thứ tự nó khác chớ không phải như vầy đâu.
Thứ tư, mình không biết chết lúc nào, mình đâu có biết quý cuộc đời mình đâu, thiệt ra tối nay đi ra đâu đó trúng gió cái là tiêu luôn. Thành ra mình không biết quý thời gian, mình làm như là mình là một anh giải thoát vậy đó. Mình làm như anh tỷ phú vậy, thấy ngày này cũng như ngày hôm sau, mình không biết quý thời gian; cho nên mình tư duy về cái đó thì mới có cái năng lực để mình phá cái vòng vây này. Còn hông thôi là cứ vậy miết hà.
Bốn cái chuyển tâm này mình phải tư duy cặn kẻ, để mình có sức lực mình đi nữa, chớ không thôi nguy hiểm lắm, nguy hiểm là sao?
Bây giờ chớ mình là đàn ông, mình có đứa con gái chẳng hạn, mình yêu mến nó quá, sau này nó thành vợ mình! Phải hông? Ngay cả bà mẹ mình nữa, mình yêu mến bà quá, sau này cũng có thể thành vợ mình được; thành ra cuộc đời này sanh tử nó loạn luân lắm, phải hông? Chuyện đó là bình thường, mình tưởng vậy, chớ đâu phải là mình không lấy bà ngoại mình, lấy mẹ mình đâu? Bởi vì mình mù mù mịt mịt mình không biết gì hết, mà hai người có cái kết duyên với nhau nó mặn mà lắm, mà sinh ra mà bà không sinh ra trước mình mà mình sinh ra trước, mình thấy sao mà quyến luyến người này quá, thiệt ra bà mẹ mình chớ có ai đâu? Thành ra cái sanh tử nó kinh khủng lắm! Chớ không phải là mình thấy chơi chơi, sự thật là nó vậy. Cha mình biết đâu sau này thành con mình, mình nóng lên mình đánh nó tới tấp.
Thầy đã nói rồi, bao nhiêu đời trước thấy quên bén hết, rồi cái duyên nghiệp nó nối kết với nhau, tự nhiên mình sẽ gặp lại cái gia đình của mình, rồi trong đó, nhiều khi anh trai thì lấy em gái. Gặp lại, gặp lại… trong những gia đình khác nhau, thành ra mình cứ tưởng là mình thấy mình phải sợ sanh tử này, bởi vì trong đó mình không lượm lặt được cái gì mà coi chừng nó sinh sự thêm.
Chuyện đó mình thấy trong kinh điển nói rất nhiều, như câu chuyện vị A La Hán ông dòm vô trong nhà ông thấy ông kia chặt con cá ông nói là tất cả những thứ đó hồi xưa là cùng trong một gia đình hết. Đánh con chó, thì con chó đó hồi xưa là cha mình chẳng hạn, chặt con cá là người nào đó, còn vợ mình đây là… bởi vì nó lộn xộn. Đây đã nói là mình quên bén hết, bây giờ thấy người đó là cái duyên nghiệp gì đó gặp lại thấy thích mà mình không nhớ quan hệ với người đó như thế nào.
Thành ra sanh tử nghĩ ra đó chỉ là nghiệp thôi, và nghiệp đó nhiều khi nó loạn luân, phải hông? Đời trước thì mình mẹ mẹ, đời này mình lấy bà, bởi vì bà sinh ra sau mình cho nên có duyên với mình; thành ra vậy đó, giải thoát không phải là cái chuyện nói chơi, mấy ông Phật giáo ông dụ nhau đồ đâu, phải hông? Mà mình thấy sự thật như vậy đó.
Tánh Hải Kính ghi
_Xin phép thầy và cùng đại chúng Đạo Tông cũng xin góp thêm về vấn đề chánh tín. Xưa nay cũng có vị chưa hiểu đúng tiêu chuẩn của nó. Luôn cả
Hòa bình trong năm giớiLịch sử loài người luôn luôn có chiến tranh, đến độ học lịch sử là học về những cuộc chiến tranh. Hòa bình là điều khó khăn đối
Dharmachari Lokamitra sinh năm 1947 ở Anh. Năm 1974, ông gia nhập Western Buddhist Order (WBO) của Sangharakshita, một Phật tử người Anh đã sống ở Ấn độ 20 năm cho đến
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn Độ Bài Phỏng vấn của Thomas Laird H.H The XIV Dalai Lama Trong suốt thời gian từ năm
Tên thường gọi: Châu LongĐịa chỉ: Khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 868272Nằm ở bờ hữu sông Hậu, chỗ ngã ba sông Châu Đốc
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt