_Bữa trước Thiện có hỏi thầy cái gì? Tất cả pháp đều tương đối, vậy có cái gì tuyệt đối hay không? Thì thầy nói để bữa nào thầy trả lời.
Thôi bây giờ thầy trả lời riêng cho Thiện thôi há.
Tất cả các pháp đều tuyệt đối vì nó bất sanh bất diệt, chớ không phải có một cái lý Không ở ngoài cái tương đối đâu.
Tất cả các pháp đều bất sanh bất diệt vì nó tuyệt đối.
_Dạ con xin cảm ơn thầy. Thưa thầy, thầy nói như vậy con hiểu là do cái nhận thức của mỗi người, do nhận thức họ thấy như thế nào đó mà thấy có cái tương đối cái tuyệt đối, còn trên nền tảng giác ngộ thì thấy tất cả pháp đều tuyệt đối hết, tất cả pháp chính là nền tảng hết. Dạ, con hiểu như vậy.
_Thì đúng như vậy, bởi vì cái tâm mình thanh tịnh, mình sẽ thấy tất cả các pháp đều thanh tịnh, tất cả các pháp đều thanh tịnh đó là tuyệt đối chớ gì nữa. Nó đâu có cái tương đối qua cái tuyệt đối đâu.
Thành ra cái đó người xưa gọi là “lý sự vô ngại” đó, sự là vô thường, lý là thường chớ gì? Nhưng mà khi lý sự vô ngại thì lý cũng thường mà sự cũng thường. Thường không phải là như mình nghĩ đâu, mà thường trong cái bất sanh bất diệt. Nó chưa từng sanh, bất diệt là nó chưa từng sanh, cho nên nó hổng diệt. Đó là tuyệt đối.
(Cô Phật tử lên tiếng để trả lời, thầy nói ngay khi cô nói, để chỉ chỗ đang sanh tâm tương đối nơi tâm cô). Nó có sanh là nó tương đối đó!
_Thưa thầy bữa nay con còn hỏi thêm một câu nữa.
_Rồi cứ hỏi, đây là tự do mà.
_Thưa thầy qua sự trao đổi với nhiều huynh đệ khác khi nói đến tâm thanh tịnh, mọi người đều lấy cái chuẩn là khi tâm nó lặng lẽ trong sáng, mà không chạy theo những cái niệm sanh diệt, cái tâm đó chính là cái tâm thanh tịnh, thưa thầy việc đó có đúng như vậy không? Tại vì con thì con thấy khác hơn điều đó nhưng chưa có sự thống nhất giữa các huynh đệ.
_Khác hơn thì sao nói ra để mình…
_Dạ, thưa thầy qua những bài giảng của thầy con cũng biết, cái nền tảng nó vốn là thanh tịnh, nó bất sanh bất diệt, cái việc này nó sẵn có rồi cho nên người tu hành sẵn ngay nơi đó mà ngộ, thấy ra được nó thôi, còn trên công phu tu tập, cái tâm trong trạng thái thanh tịnh lặng lẽ đó qua công phu mà họ được cái trạng thái, và nền tảng không phải là trạng thái, nền tảng chính là tính chất của toàn thể các pháp, còn nếu như lấy trạng thái tâm thanh tịnh lúc công phu thì thanh tịnh, còn khi bước ra ngoài không công phu tâm mình động; chẳng lẽ nào cái thanh tịnh đó là do công phu mà được thì nó không phải là nền tảng, có phải như vậy không, thưa thầy?
_Cái đó là mình thấy trong Pháp Bảo Đàn Kinh, câu đầu tiên của đức Lục Tổ ngài dạy là sao: “tự tánh vốn thanh tịnh”, cái chữ quan trọng là “vốn thanh tịnh”. Nếu như mà thấy rõ cái tự tánh đó, đó là con đường tắt nhất.
Tánh nó vốn thanh tịnh phải hông? Mà tướng nó sanh từ đâu? Tướng nó sanh từ tánh nên tướng nó phải thanh tịnh. Cha thanh tịnh con phải thanh tịnh, cái quan trọng nhất là mình phải thấy được, đây là kinh nói chớ không phải thầy nói đâu, thầy cũng chỉ là thuộc kinh thôi, chớ thầy không có chứng nổi cái này đâu.
“Tất cả các pháp tánh tướng vốn thanh tịnh”.
Không phải là chỉ có tánh thanh tịnh thôi đâu, mà tướng cũng phải thanh tịnh, bởi vì tướng nào cũng sanh ra từ tánh hết, sóng nào cũng sinh ra từ đại dương hết, đại dương thanh tịnh thì sóng phải thanh tịnh, sở dĩ mình thấy không thanh tịnh bởi vì cái tâm mình nó lộn xộn nó phân biệt tùm lum túa lua nên nó không thanh tịnh chớ các tướng vốn thanh tịnh, phải hông?
Bây giờ bài Bát Nhã Tâm Kinh là: “Sắc tức thị không” chớ gì phải hông? Sắc tức là không, Tánh không là xưa nay thanh tịnh phải hông? Xưa nay thanh tịnh không có gì ô nhiễm trong đó hết, phải hông? Sắc tức thị Không, Không thanh tịnh thì sắc cũng thanh tịnh, vì sắc tức là không. Quan trọng là vậy, thanh tịnh này là thanh tịnh bổn nguyên chớ không phải do mình lập ra, không do mình ngồi thiền mà nó ra đâu.
Nó vốn như vậy, trước sau gì nó vẫn như vậy, bởi vậy cho nên kinh Pháp Hoa nói vậy đó: đức Phật khai thị ngộ nhập cho chúng sanh, phải hông? Trong kinh nói rất rõ ràng là Phật khai thị ngộ nhập, khai thị cái thấy biết của Phật, cái thấy biết đó là sao? Tánh như vậy, tướng như vậy, lực như vậy, tác như vậy, gì gì đó như vậy, cho tới cuối cùng là cứu cánh bổn mạt như thị. Là trước sau rốt ráo như vậy. Trước sau rốt ráo thanh tịnh, mà mình không thanh tịnh, mình lộn xộn mình phân biệt tùm lum túa lua.
_Thưa thầy, như thầy nói con hiểu là mình đứng trên cái tướng mình phân biệt cho nên không thấy được cái tánh thanh tịnh, đồng thời không thấy được tất cả tướng đều thanh tịnh hết, do đó trên các tướng hiện này mà mình tự giải quyết hoài mình không thấy được cái nền tảng cái tự tánh thanh tịnh, thì mình không có thể nào thấy tánh tướng thanh tịnh như trong kinh nói hết.
_Thành ra mình đi sâu vào mình sẽ thấy, bởi vì cái tâm mình thanh tịnh cái tánh mình thanh tịnh, cho nên tất cả những động niệm khởi lên từ tâm thanh tịnh đó đều thanh tịnh hết, đó là cái mà Tây Tạng gọi là: “các niệm, các tư tưởng vốn tự giải thoát”. Từ cái gốc thanh tịnh thì nó sanh ra nó phải thanh tịnh chớ.
Đồng ý hông? Tánh thanh tịnh thì tướng thanh tịnh, trong kinh điển nói rõ ràng, tướng thanh tịnh là vì sao? Vì tướng chẳng sanh chẳng diệt. Tướng không sanh không diệt cho nên nó thanh tịnh, cái gì không sanh không diệt thì nó thanh tịnh.
Có vị nào nói gì đi chớ, khi nói tất cả tướng chẳng sanh chẳng diệt là hết chuyện nói.
Sau đó là “ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt”.
Hà hà hà! (Thầy cười thật ấm áp và thâm trầm)
Tánh Hải Kính ghi
Tánh Không khi nó đầy đủ không phải chỉ có lý tánh Không thôi đâu, mà nó chuyển dần dần qua sự. Ví dụ như tông Duy Thức nói Đại Viên Cảnh
Tên thường gọi: Niết Bàn.Địa chỉ: 66/7 Hạ Long, bãi Dứa, phường 1, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 856127.Tịnh xã toạ lạc ở số 66/7 đường Hạ Long,
Thiền sư và hoàng đếHoàng đế Goyozei theo học thiền với thiền sư Gudo. Ngài thắc mắc: “Thiền dạy rằng chính tâm này là Phật, có phải vậy không?”Thiền sư Gudo trả
_Dạ, thưa thầy cho con hỏi là khi mà thực hành trên nền tảng đó thầy? nó miên mật rồi thì cái hạnh đó thầy, nó được tăng trên cái thực hành
_Xin thầy chỉ dạy về bố thí như thế nào là công bằng? Thí dụ người giàu thì bố thí một lượng rất nhiều, người nghèo thì bố thí một lượng rất
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt