Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Dù xấu hay tốt xảy ra, hãy nhẫn nhục

Dù một tình huống vui sướng hay khổ đau xảy ra, thứ gì có xảy đến cho bạn, nó vẫn không làm lay động được sự thực hành của bạn, bạn vẫn duy trì sự nhẫn nhục liên tục và thực hành liên tục. Dù bạn có ở giữa hạnh phúc cùng cực hay khổ đau cùng cực như kết quả của nghiệp cũ. Bởi thế, không cần phải cảm thấy tiếc nuối ân hận. Thay vì thế bạn chỉ nên cố gắng tịnh hóa bất cứ hành vi xấu nào và bất cứ che chướng nào. Hạnh phúc cùng cực cũng là kết quả của nghiệp trước kia, thế nên không có lý do gì để say mê trong đó. Bạn nên dâng cúng tài sản cho những nguyên nhân đức hạnh và cảm giác của bạn về quyền thế và quyền lực nên được phân giải thành đức hạnh.

Rất thường khi sự việc quấy nhiễu hay làm rắc rối cho người học, họ mất đi cảm thức bao quát và cố gắng tìm một loại “thủ phạm” trong pháp. Chẳng hạn, để biện minh cho sự bất lực riêng của họ trong việc thực hành, họ kết luận với mọi loại ý tưởng : môi trường không đúng hợp, những huynh đệ trong hoàn cảnh thực hành không tốt, sự tổ chức môi trường tu học không tốt. Mọi loại than phiền bắt đầu xảy đến. Trong những trường hợp cùng cực, người ta bắt đầu quy y những người phi pháp và trở lại những hoàn cảnh trong đó sự hiện hữu của họ được công nhận. Ý tưởng trong châm ngôn này là phát triển và duy trì kỷ luật để cho dù tình huống tốt hay xấu, bạn vẫn duy trì nhẫn nhục trong thực hành của bạn. Điểm chính là nhẫn nhục, nó nghĩa là dành nhiều thời gian hơn và chịu đựng hơn.

Xem mục lục