Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (11)


Xem mục lục

XI. NGOẠ CỤ BẰNG TƠ TẰM[66]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong địa phận nước Khoáng dã .[67] Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm ngọa cụ [68] mới bằng tơ tằm tạp.[69] Họ đòi xin loại tơ chưa thành, hay đã thành; hoặc đã nhuộm hay chưa nhuộm; hoặc thứ mới hay thứ cũ. Họ đến nhà nuôi tằm nói rằng:

«Chúng tôi cần tơ.[70]»

Nhà nuôi tằm trả lời:

«Đợi thời gian tằm chín hãy đến.»

Nhóm sáu tỳ-kheo đứng bên vừa đợi vừa xem. Họ đứng xem khi kén bị phơi, và con nhộng của tằm đang gây thành tiếng. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không có tàm quý, hại mạng chúng sanh. Bên ngoài tự xưng rằng ta tu theo chánh pháp. Như vậy thì làm gì có chánh pháp. Đòi hỏi cho được kén tằm để làm ngọa cụ mới!»

Họ quở trách việc làm trên, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại phải đòi xin kén để làm ngọa cụ mới?» Quở trách như trên rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập họp các tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại đòi xin kén tằm để may ngọa cụ mới?» 

Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng loại tơ tằm tạp, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B.GIỚI TƯỚNG 
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tạp:[71] là loại lông mềm, hoặc kiếp-bối, câu-giá-la, cỏ nhũ điệp, hoặc sô-ma, hoặc gai.[72]

Tỳ-kheo tự mình dùng loại tơ tằm tạp làm ngọa cụ mới mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề, không thành phạm đột-kiết-la. Nếu bảo người khác làm mà thành, cũng phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; làm không thành, phạm đột-kiết-la. Mình vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.

Vật này nên xả. Khi xả nên dùng búa hoặc rìu bằm nhỏ trộn với bùn trét lên vách hay thoa nơi đất.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: được vật đã thành, hoặc dùng búa chặt bằm nhỏ hòa với bùn, hoặc trét lên vách hay nơi đất thì không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XII. NGOẠ CỤ TOÀN ĐEN[73] 


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở lầu các, bên cạnh sông Di hầu, Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, các Lê-xa Tử  ở Tỳ-xá-ly[74] phần lớn làm hạnh tà dâm. Họ dùng lông dê toàn màu đen[75] làm áo[76] choàng kín thân thể, đi ban đêm khiến cho người khỏi thấy.

Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo thấy vậy liền bắt chước lấy lông dê toàn đen làm ngọa cụ bằng giạ.[77] Các Lê-xa thấy vậy, thảy đều nói rằng:

«Này Đại đức, chúng tôi trong ái dục, vì dâm dục nên dùng áo giạ bằng lông dê màu đen, chứ các ngài dùng loại giạ lông dê màu đen làm gì?»

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý; hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các Thầy bắt chước Lê-xa dùng loại dạ lông dê màu đen?› 

Quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại bắt chước Lê-xa dùng loại dạ lông dê màu đen?»

Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Lông toàn đen: hoặc màu đen tự nhiên,[78] hoặc màu đen do nhuộm.

Tỳ-kheo tự mình làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; làm không thành, phạm đột-kiết-la. Khiến người làm; thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay, thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là..., đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị thọ sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch như vậy rồi, sau đó mới thọ sám. Khi thọ sám nên nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:

«Hãy tự trách tâm mình!»

Phạm nhân thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn màu đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, hoàn lại ngoạ cụ cho Tỳ-kheo có tên... này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn màu đen, phạm Xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem ngọa cụ này hoàn lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem toạ cụ này hoàn trả cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo phạm tội đã xả ngọa cụ trong Tăng, nếu Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Khi trả lại có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu lấy làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc đem trải mãi cho hư rách đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni phạm, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu được vật đã làm thành, hoặc cắt rọc cho hư hoại, hoặc mỏng xếp làm hai lớp, hoặc dùng làm mền, hoặc làm gối, hoặc làm tọa cụ vuông nhỏ, hoặc làm dạ để nằm, hoặc làm đồ lót bên trong cái bình bát, hoặc làm cái bao đựng dao, hoặc làm bít tất, hoặc làm khăn trùm ấm, hoặc làm khăn gối giày dép... đều không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XIII. NGỌA CỤ QUÁ PHẦN[79]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn trắng.[80] Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, không nhàm chán, không biết đủ. Bên ngoài tự xưng ta tu theo chánh pháp. Nhưng như vậy làm gì có chánh pháp! Sao lại làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn trắng, in tuồng nhà Vua, hay Đại thần của Vua?»

Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục biết đủ, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: 

«Sao các Thầy làm ngọa cụ bằng lông dê toàn trắng?» 

Quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, rồi quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các ngươi làm ngọa cụ bằng lông dê toàn trắng?» 

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới nầy đầu tiên. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới thì nên dùng hai phần lông dê toàn màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám. Nếu tỳ-kheo không dùng hai phần đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám mà làm ngọa cụ mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Trắng: trắng tự nhiên, hoặc nhuộm thành trắng.

Lông sắc xám:[81] lông nơi đầu, nơi tai, nơi chân, hoặc các nơi khác có màu xám. 

Tỳ-kheo muốn làm ngọa cụ bốn mươi bát-la ,[82] lông dê, thì phải hai mươi bát-la màu toàn đen, mười bát-la màu trắng, và mười bát-la màu xám. Muốn làm ngọa cụ ba mươi bát-la, thì phải mười lăm bát-la màu toàn đen, còn mười lăm bát-la thì phân nửa toàn màu trắng, phân nửa toàn màu xám. Muốn làm ngọa cụ hai mươi bát-la, thì phải mười bát-la màu toàn đen, năm bát-la màu trắng, năm bát-la màu xám. Nếu tỳ-kheo không làm ngọa cụ mới bằng hai phần màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Không thành, phạm đột-kiết-la. Sai người làm mà thành thì phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Nếu vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hay một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, cởi bỏ giày dép, trống vai bên hữu, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối hữu chấm đất, chắp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., làm ngọa cụ mới không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Trước hết vị nhận sám phải tác bách:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ mới không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám phải nói với phạm nhân rằng:

«Hãy tự trách tâm mình!»

Tỳ-kheo phạm tội thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ mới, không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả ngọa cụ lại cho Tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Bây giờ, Tăng đem ngọa cụ này trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem ngọa cụ này trả lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận, hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo có tên... nầy rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo phạm tội xả ngọa cụ cho Tăng rồi, Tăng không hoàn lại phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả» thì người ấy phạm đột-kiết-la; hoặc chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng để trải mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu làm ngọa cụ mới hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám. Hoặc màu trắng không đủ, dùng màu xám bù vào, hoặc làm toàn màu xám. Hoặc được vật đã làm thành. Hoặc cắt rọc cho hư hoại. Hoặc làm cho hoại sắc. Hoặc làm gối, làm áo lót, làm đệm. Hoặc làm áo lót để nằm. Hoặc làm tọa cụ nhỏ vuông. Hoặc làm khăn bao bình bát. Hoặc làm đãy đựng dao. Hoặc làm bít tất. Hoặc làm khăn trùm cho ấm. Hoặc làm khăn gói giày dép, tất cả đều không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XIV. NGỌA CỤ DƯỚI SÁU NĂM[83]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chê ngọa cụ hoặc dày, hoặc mỏng; hoặc nặng, hoặc nhẹ. Họ không xả ngọa cụ cũ, lại làm ngọa cụ mới. Họ thường tìm kiếm ngọa cụ về dồn chứa rất nhiều.

Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, chê trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao quý vị chê ngọa cụ cũ hoặc nhẹ, hoặc nặng, hoặc mỏng, hoặc dày; rồi không xả các cái cũ lại làm cái mới, nhiều như vậy?» quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng mọi phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao nhóm sáu tỳ-kheo này chê ngọa cụ hoặc là nhẹ, hoặc nặng, hoặc mỏng, hoặc dầy; rồi làm ngọa cụ mới, dồn chứa quá nhiều như vậy?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Nhóm sáu tỳ-kheo này là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này đầu tiên. Từ này về sau, Ta vì các tỳ-kheo chế giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới, phải thọ trì cho đến sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, không xả, mà lại làm cái mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Khi đức Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy, bấy giờ, có tỳ-kheo mắc bệnh càn tiêu,[84] mà cái ngọa cụ phấn tảo quá nặng. Vị ấy có chút nhơn duyên muốn du hành trong nhân gian, thầm nghĩ: «Đức Thế tôn đã chế giới: ‹Tỳ-kheo nào làm ngọa cụ mới phải thọ trì cho đến sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, không xả ngọa cụ cũ mà lại làm ngọa cụ mới, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Nay, có chút nhơn duyên muốn du hành trong nhân gian, mà ta mắc bệnh càn tiêu, ngọa cụ này quá nặng, ta phải tính thế nào đây?» Tỳ-kheo ấy nói với các tỳ-kheo rằng:

«Đại đức! Nay, tôi có chút nhơn duyên phải du hành trong nhơn gian, mà tôi mắc phải bệnh càn tiêu. Ngọa cụ phấn tảo quá nặng, không thể mang theo được. Đại đức vì tôi bạch lên đức Thế tôn. Nếu Thế tôn dạy thế nào, tôi sẽ phụng hành thế ấy.»

Các tỳ-kheo nghe nói như vậy rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn tập hợp các tỳ-kheo, bảo rằng:

«Từ nay về sau, cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia pháp bạch nhị yết-ma.»

Tỳ-kheo kia phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., có chút nhơn duyên, muốn du hành trong nhơn gian mà mắc bệnh càn tiêu. Ngọa cụ phấn tảo quá nặng, không thể mang theo được. Nay tôi đến xin Tăng yết-ma làm ngọa cụ mới.»

Xin như vậy ba lần.

Trong chúng nên sai một vị có khả năng làm yết ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., muốn du hành trong nhân gian mà mắc bệnh càn tiêu. Có ngọa cụ phấn tảo nặng. Nay đến xin Tăng yết-ma làm ngọa cụ mới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng trao cho tỳ-kheo này pháp yết-ma làm ngọa cụ mới. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., muốn du hành trong nhơn gian, mà mắc bệnh càn tiêu. Vì có ngọa cụ phấn tảo quá nặng nên nay đến xin Tăng yết-ma may ngọa cụ mới. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo có tên... yết-ma may ngọa cụ mới. Trưởng lão nào đồng ý, Tăng trao cho Tỳ-kheo có tên... pháp yết-ma may ngọa cụ mới thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận, trao cho Tỳ-kheo có tên... pháp yết-ma may ngọa cụ mới rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Đức Phật dạy, từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới, phải thọ trì cho đến sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, không xả, mà lại làm cái mới, trừ Tăng yết-ma, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nếu tỳ-kheo chưa đủ sáu năm, không bỏ cái cũ mà lại làm cái ngọa cụ mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Làm mà không thành, phạm đột-kiết-la. Sai người khác làm thành thì phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người mà làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là..., chưa đủ sáu năm, không xả cái ngọa cụ cũ mà lại làm cái ngọa cụ mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám hối trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., chưa đủ sáu năm, không xả ngọa cụ cũ, mà lại làm các ngọa cụ mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch như vậy rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám, vị ấy nên nói với tỳ-kheo phạm tội:

«Hãy tự trách tâm!»

Vị phạm tội thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., chưa đủ sáu năm, không xả cái ngọa cụ cũ mà lại làm cái mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại ngọa cụ cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., chưa đủ sáu năm, không xả ngọa cụ cũ, mà lại làm cái mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay, Tăng đem ngọa cụ này, trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem ngọa cụ nầy, trả lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận, trả ngọa cụ cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo phạm tội như vậy, đối giữa Tăng xả ngọa cụ rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu lấy chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc trải mãi cho hư hoại, hoặc làm phi ngọa cụ, tất cả đều phạm đột-kiết-la. 

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Tăng cho phép. Đủ sáu năm, hoặc chưa đủ sáu năm mà xả cái cũ, làm cái mới, hoặc là không có nên làm, hoặc người khác làm cho, hoặc được vật đã thành thì không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XV. TỌA CỤ KHÔNG HOẠI SẮC[85]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. 

Bấy giờ, đức Thế tôn sai người lấy thức ăn về.[86] 

Theo thường pháp của chưa Phật, sau khi các tỳ-kheo đi thọ thực, thì đức Phật đi khắp các phòng. Ngài thấy tọa cụ cũ vất bỏ bừa bãi khắp nơi, hoặc nơi ôn thất, hoặc trong nhà giáo thọ, hoặc chỗ đi kinh hành, hoặc trên đá rửa chân, hoặc trên đống đất ở trước cửa, hoặc trên cây nọc, hoặc trên móc áo,[87] hoặc nơi giá y, hoặc trên giường giây, giường cây, hoặc trên ghế đẩu, hoặc ở trên đất, không có người thu dọn.

Đức Thế tôn thấy vậy, nghĩ rằng: «Các tỳ-kheo chê tọa cụ, hoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc mỏng, hoặc dày. Không bỏ cái cũ mà lại làm cái mới, tích tụ tọa cụ nhiều quá, vất bỏ bừa bãi khắp nơi, không người thu dọn. Nay Ta nên làm thế nào để các tỳ-kheo dùng lại tọa cụ cũ.» Ngài lại nghĩ: «Ta nên cho phép các tỳ-kheo khi làm tọa cụ mới, phải lấy một miếng tọa cụ cũ vuông vức bằng một gang tay, may lên cái mới, cho hoại sắc.»

Đức Thế tôn dùng cơm xong, vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:

«Vừa rồi, sau khi chúng Tăng đi thọ thỉnh, Ta đi khắp các phòng, thấy các tọa cụ cũ vất bỏ bừa bãi khắp nơi, không có người thu dọn. Ta thấy vậy, nghĩ rằng, các tỳ-kheo hoặc bảo tọa cụ tôi nặng, hoặc bảo nhẹ; hoặc bảo mỏng, hoặc bảo dày; không xả tọa cụ cũ, mà lại làm tọa cụ mới. Những cái cũ vất bỏ bừa bãi khắp nơi, không người thu dọn. Thấy vậy, Ta nghĩ: Làm thế nào để các tỳ-kheo dùng lại tọa cụ cũ? Ta lại nghĩ, nay, Ta cho phép các tỳ-kheo khi làm tọa cụ mới, nên lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới để cho hoại sắc. Do đó, cho phép các tỳ-kheo khi làm tọa cụ mới, nên lấy cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới, để cho hoại sắc.»

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nghe đức Thế tôn cho phép tỳ-kheo khi may tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay may lên trên cái mới, cho hoại sắc. Nhưng khi họ may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới cho hoại sắc.

Trong số các Tỳ-kheo nghe thấy đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo khi may tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới để cho hoại sắc, mà quý vị làm cái mới, không lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới?» Hiềm trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ, ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao ta vì các tỳ-kheo chế giới: ‹Tỳ-kheo làm tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới cho hoại sắc.› Mà các ông may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Nhóm sáu tỳ-kheo này là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa... cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, may tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới, cho hoại sắc. Nếu may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới, cho hoại sắc, ni-tát-kỳ ba-dật -đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo nào muốn may tọa cụ mới, bấy giờ, nếu tọa cụ cũ chưa hư, chưa bị rách lỗ, thì nên sửa sang giặt nhuộm, kéo cho thẳng, cắt rọc một miếng vuông vức bằng một gang tay, đặt vào chính giữa, hay ngoài biên, may lên trên cái mới để cho hoại sắc. Nếu tỳ-kheo không lấy một miếng cũ may lên trên cái mới cho hoại sắc, mà chỉ may cái mới; nếu may thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; may không thành, phạm đột-kiết-la. Khiến người khác làm mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người làm, thành không thành đều phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cái mới cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám nên nói với tỳ-kheo phạm tôi rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Phạm nhân thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên trả tọa cụ lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng bạch nhị yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là..., đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả tọa cụ lại cho tỳ-kheo nầy. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem tọa cụ nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem tọa cụ này trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận, trả tọa cụ lại cho tỳ-kheo có tên... này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Nếu tỳ-kheo phạm tội xả tọa cụ cho Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu lấy chuyển làm tịnh thí hoặc tự mình thọ, hoặc sai cho người, hoặc ngồi mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Cắt lấy một miếng của cái cũ may lên trên cái mới cho hoại sắc. Hoặc người ấy không có, được may cái mới. Hoặc người khác vì mình may. Hoặc được cái đã làm thành rồi. Hoặc may cái hoàn toàn cũ thì không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XVI. QUẢY LÔNG DÊ[88]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá- vệ. 

Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử,[89] trên đường đi nhận được nhiều lông dê, cột trên đầu cây trượng quảy đi. Các cư sĩ thấy vậy cơ hiềm: ‹Sao sa-môn Thích tử lại đi mua bán lông dê?› Và hỏi rằng: ‹Đại đức, lông dê này có bán không?›

Các tỳ-kheo nghe những lời này, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: ‹Sao lấy lông dê cột vào đầu trượng, quảy đi dọc đường?›

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại quảy lông dê đi trên đường để cho cư sĩ chê trách?»

Đức Thế tôn dùng mọi phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, khi đi đường được lông dê, nếu không có người mang, tự mình được mang đi cho đến ba do tuần. Nếu không có người mang, tự mình mang đi quá ba do tuần, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nếu tỳ-kheo trên đường đi, hoặc tại trú xứ, nhận được lông dê, nếu cần thì lấy. Nếu không có người mang, tự mình được phép mang đi, cho đến ba do tuần. Nếu có người mang thì nên nói với người ấy rằng: ‹Nay tôi có vật này, nhờ mang giúp tôi đến chỗ đó.› Trong khoảng nầy, tỳ-kheo không được tiếp tay mang. Nếu tiếp tay mang phạm đột-kiết-la. Nếu bảo tỳ-kheo-ni mang, quá ba do tuần, phạm đột-kiết-la; nếu bảo thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, mang quá ba do tuần, phạm đột-kiết-la. Trừ lông dê, mang các vật khác như: câu-giá-la, cỏ nhũ diệp, sô ma, ma, xí-la-bà-ny,[90] mà mang quá ba do tuần phạm đột-kiết-la. Nếu quảy các vật khác nơi đầu trượng mà đi cũng phạm đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.

Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám phải nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Đương sự thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên trả lông dê lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., đã quảy (gánh) lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng chấp thuận, trả lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem lông dê này, trả lại cho tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem lông dê nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... nầy rồi. Tăng chấp thuận, nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Nếu tỳ-kheo đã xả giữa Tăng rồi mà không trả lại, Tăng phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Hoặc chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu mang đi cho đến ba do tuần, hoặc dưới ba do tuần. Hoặc có người mang giúp, bảo họ mang đến chỗ đó, mà khoảng ấy mình không mang giúp. Sai tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni gánh đi ba do tuần. Hoặc lông mịn, giây bằng lông để trang sức, lông đầu, lông trên cổ, lông chân. Hoặc làm mão làm khăn trùm cho ấm. Hoặc gói giày dép. Tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XVII. NHỜ CHẢI LÔNG DÊ[91]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở giữa Thích-sí-sấu[92] trong vườn Ni-câu-luật, Ca-duy-la-vệ. 

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm tọa cụ mới bằng lông dê, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải.

Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề vì nhuộm, nên tay bị dính thuốc nhuộm. Bà đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên. Đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi:

«Cù-đàm-di, sao tay của Dì có màu sắc giống như thợ nhuộm vậy?»

Cù-đàm-di bạch Phật:

«Nhóm sáu tỳ-kheo muốn làm tọa cụ mới, nên đem lông dê đến, bảo chúng con giặt nhuộm chải, cho nên tay bị nhớp.»

Bà đảnh lễ dưới chân Phật, rồi trở về chỗ ở.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn hỏi nhóm sáu tỳ-kheo:

«Có thật các ông làm tọa cụ mới, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải hay không?»

Nhóm sáu tỳ-kheo thưa:

«Bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại bảo tỳ-kheo-ni giặt nhuộm chải lông dê?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Nhóm sáu tỳ-kheo là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải lông dê, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, các tỳ-kheo đều có sự nghi ngại, không dám sai tỳ-kheo-ni thân quyến giặt nhuộm chải lông dê. Đức Phật dạy:

«Cho phép thân lý được giặt, nhuộm, chải. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới:..»

Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni không phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo, chẳng phải thân lý, thân lý: cũng như trên đã giải.

Nếu tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm ba ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

Nếu sai giặt, nhuộm, chải mà người kia chỉ giặt, nhuộm chứ không chải thì phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.

Sai giặt, nhuộm, chải; người kia giặt, không nhuộm mà chải; (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.

Sai người giặt, nhuộm, chải; người kia không giặt mà nhuộm, chải, (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.

Sai giặt, nhuộm, chải; người kia không giặt, nhuộm, chải, (tỳ-kheo) phạm đột-kiết-la.

Sai sa-di-ni, thức-xoa-ma-na chẳng phải thân quyến giặt nhuộm đập, phạm đột-kiết-la.

Vật này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la. Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối, vị nhận sám trước hết phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Phạm nhân thưa:

«Xin vâng.»

Tăng phải trả lông dê lại cho tỳ-kheo nầy bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hoàn lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem lông dê này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem lông dê này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trao lông dê lại cho tỳ-kheo có tên... này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Giữa Tăng, tỳ-kheo ấy xả lông dê rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.

Nếu chuyển tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng mãi, hoặc cố ý làm cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni đều đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Sai tỳ-kheo-ni thân quyến giặt nhuộm chải. Hoặc vì người bệnh giặt nhuộm chải. Hoặc vì chúng Tăng, vì Phật, vì tháp, giặt nhuộm chải. Tất cả không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XVIII. CẦM GIỮ VÀNG BẠC [93]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt. 

Bấy giờ, trong thành này có một vị Đại thần vốn là bạn quen thân trước kia của Bạt-nan-đà.[94] Một hôm nọ, vị Đại thần nhận được nhiều thịt heo, liền bảo người vợ: 

«Bạt-nan-đà Thích tử là thân hữu của tôi. Nên để phần thịt cho người.» 

Người vợ theo lệnh của chồng, liền để phần thịt cho Bạt-nan-đà. 

Hôm ấy là ngày tiết hội của mọi người ở thành Vương-xá nên có tổ chức các thứ kỹ nhạc, suốt đêm không ngủ. Bấy giờ, mấy đứa con của vị Đại thần cũng ở trong số người đó. Vì suốt đêm không ngủ, chúng đói và mệt, nên hỏi mẹ: «Thịt heo còn không?»

Mẹ của chúng bảo rằng:

«Hết rồi. Chỉ còn phần của Bạt-nan-đà họ Thích thôi.»

Các con liền đưa tiền cho mẹ và nói:

«Mẹ cầm tiền này, sáng ngày ra chợ mua lại phần thịt cho [619a1] Bạt-nan-đà. Còn phần thịt đó cho chúng con.» 

Mẹ của chúng lấy tiền và trao phần thịt cho chúng.

Sáng sớm, Bạt-nan-đà đắp y, bưng bát, đến nhà vị Đại thần, ngồi nơi chỗ dọn sẵn. Bấy giờ, vợ của vị Đại thần thưa rằng:

«Hôm qua, gia đình có nhận được nhiều thịt heo. Ông trưởng giả bảo tôi, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn cũ của tôi. Nên để dành phần thịt cho người.› Theo lệnh của chồng, tôi có để phần thịt cho Đại đức. Nhưng khi hôm, gặp ngày tiết hội, mấy đứa con tôi thức khuya đói bụng, nên đến đòi phần thịt đó. Chúng đưa tôi năm tiền và bảo: ‹Sáng ngày, ra chợ mua phần thịt lại cho Bạt-nan-đà. Còn phần thịt đó cho chúng con.› Tôi đã trao thịt cho chúng nó. Số tiền này, bây giờ, tôi sẽ ra chợ mua lại phần thịt như vậy. Đại đức có thể chờ một chút.»

Bạt-nan-đà liền hỏi:

«Chúng vì tôi đưa tiền phải không?»

«Vâng, chúng nó có đưa.»

«Như vì tôi, thì đưa số tiền đó cho tôi. Khỏi cần mua thịt.»

Bấy giờ, vợ của vị Đại thần liền đặt tiền xuống đất cho Nạt-nan-đà. Bạt-nan-đà nhận được tiền này rồi, đem gởi nơi hiệu buôn quen và đi. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử mua bán tiền tài. Đem tiền gởi nơi hiệu buôn rồi đi.» Trong số các tỳ-kheo nghe nói đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà: 

«Sao Thầy tự tay nhận tiền, đem gởi nơi hiệu buôn, rồi đi?»

Cũng lúc ấy, Vua cùng các Đại thần hội hợp nhau, bàn luận rằng: «Sa-môn Thích tử được nắm cầm vàng bạc hoặc tiền. Sa-môn Thích tử không cần phải xả bỏ vàng bạc hoặc tiền, trân châu, bảo châu, anh lạc và sanh tượng.[95]»

Lúc bấy giờ, trong phòng họp có vị Đại thần, tên là Châu Kế ,[96] nói với các Đại thần rằng:

«Không nên nói những lời này: ‹Sa-môn Thích tử được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền, không xả bỏ trân bảo châu anh.› Tại sao vậy? Chính vì tôi đã được nghe từ đức Như Lai dạy: ‹Sa-môn Thích tử không được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền.› Sa-môn Thích tử xa lìa trân bảo, châu anh.»

Bấy giờ, vị Đại thần Châu Kế có oai thế, có khả năng trình bày khéo léo, khiến mọi người hoan hỷ tin hiểu. Sau đó, Châu Kế liền chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ, rồi thưa:

«Những điều con nói như vậy, đối với giáo pháp có sai trái hay không?»

Đức Phật bảo Đại thần:

«Đúng như điều ông nói, ở trong chánh pháp có nhiều lợi ích. Không có gì sai trái. Tại sao vậy? Sa-môn Thích tử không được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền. Sa-môn Thích tử xa lìa trân bảo, châu anh, không dùng nó để trang sức làm đẹp. Nay ông nên biết, nếu nắm cầm vàng bạc hoặc tiền, không xa lìa châu anh, trân bảo, thì cũng sẽ thọ dụng ngũ dục. Nếu thọ dụng ngũ dục thì chẳng phải là pháp của sa-môn Thích tử.

«Này Đại thần! Ông nên biết, nếu thấy sa-môn Thích tử nào gọi Ta là Thầy mà cầm vàng bạc hoặc tiền, trân bảo thì quyết định biết rằng đó chẳng phải là pháp của Sa-môn Thích tử. Ta có nói như vầy: ‹Nếu tỳ-kheo nào, vì làm thất, cần cây gỗ tranh tre v.v... thì được phép nhận. Nhưng không nên vì tự thân mà nhận.›[97] 

«Đại thần nên biết, mặt trời, mặt trăng có bốn tai hoạn khiến cho không sáng, không trong sạch, không có khả năng chiếu soi, cũng không có oai thần. Bốn cái tai hoạn đó là gì? Là a-tu-la,[98] khói, mây, bụi mù. Đó là những đại hoạn của mặt trời, mặt trăng. Nếu gặp những hoạn này thì mặt trời, mặt trăng không sáng, không trong sạch, không có khả năng chiếu soi, cũng không có oai thần. Lại cũng như vậy, Sa-môn, Bà-la-môn cũng có bốn cái tai hoạn khiến cho không sáng, không sạch, không có khả năng soi chiếu, cũng không có oai thần. Bốn tai hoạn đó là gì? Nếu Sa-môn, Bà-la-môn không bỏ uống rượu, không bỏ dâm dục, không bỏ dùng tay nắm vàng bạc, không bỏ sự sống tà mạng. Đó gọi là bốn đại hoạn của Sa-môn, Bà-la-môn. Nó có khả năng khiến cho Sa-môn, Bà-la-môn không sáng, không sạch, không có khả năng soi chiếu, cũng không có oai thần.»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà, rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này trình lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà: 

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tự tay nắm cầm tiền, đem gởi hiệu buôn, rồi đi?» 

Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài. Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, tự tay cầm tiền, hoặc vàng, bạc, hoặc bảo người cầm, hoặc nhận từ dưới đất,[99] ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên. 

Tiền: trên có văn tượng.

Tỳ-kheo tự tay cầm vàng bạc hoặc tiền, bảo người cầm, hoặc nhận từ nơi đất, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Vật này nên xả.

Trong đây, xả như vầy: Nếu ở đó có người giữ vườn tin cậy, hoặc ưu-bà-tắc, thì nên nói với họ rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi, ông biết cho.» Nếu người ấy lấy cất, rồi trao lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì phẩm vật của thí chủ mà nhận. Nhận rồi bảo tịnh nhơn cất. Nếu được tịnh y, bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn nên đem trao đổi để thọ trì. Nếu ưu-bà-tắc kia nhận rồi trao cho tỳ-kheo tịnh y, bát, hoặc ni-sư-đàn, hay ống đựng kim thì nên nhận để thọ trì. Nếu người kia lấy rồi mà không trả lại thì nên khiến các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Ông nên trao vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu người kia lấy rồi không trả lại, mà các tỳ-kheo khác không nói thì mình nên tự đến nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Nay ông nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho các cựu tri thức, hoặc hoàn lại nơi người chủ kia.» Nếu không nói với người kia: «Hãy biết cái này. Hãy nhìn cái này»;[100] phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu có nói «Hãy biết cái này. Hãy nhìn cái này.» Hoặc có người giữ vườn, hay ưu-bà-tắc có tín tâm, nói với họ: «Vật nầy không thích hợp; tôi không nên nhận. Ông nên biết cho.» Người kia nhận rồi, hoàn lại cho tỳ-kheo. Tỳ-kheo nên vì thí chủ nhận, rồi trao cho tịnh nhơn cất. Sau, nếu cần được y, bát tịnh, ống đựng kim, ni-sư-đàn, thì đem trao đổi để thọ trì. Nếu người kia lấy rồi, trao cho y bát tịnh, hoặc tọa cụ, hoặc ống đựng kim, thì nên nhận để thọ trì. Nếu người kia không chịu trao cho y thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Ông nên trao vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu người kia lấy rồi không trả lại, mà các tỳ-kheo khác không nói thì mình nên tự đến nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Nay ông nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho các cựu tri thức, hoặc hoàn lại nơi người chủ kia.» Không nên để mất phẩm vật của tín thí. Tất cả như vậy thì không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XIX. KINH DOANH TÀI BẢO[101]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại La-duyệt-kỳ. 

Bấy giờ, Bạt-nan-đà đến hiệu buôn, dùng tiền đổi tiền, rồi mang đi. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm rằng: «Sa-môn Thích tử dùng tiền đổi tiền, rành nghề mua bán.»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục, tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, [620a1] biết tàm quý hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: «Sao lại đem tiền đổi tiền, rồi mang đi?»

Chư tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà rằng:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại dùng tiền để đổi tiền?» 

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, kinh doanh tiền tài bảo vật, dưới mọi hình thức, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Kinh doanh dưới mọi hình thức:[102] Dùng vàng thành[103] đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành đổi vàng đã thành; vàng chưa thành đổi bạc thành; bạc chưa thành, đổi bạc đã thành; chưa thành; bạc nửa nửa chưa thành đổi lấy tiền. Dùng vàng chưa thành đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành, đổi vàng đã thành chưa thành; đổi bạc thành, đổi bạc chưa thành; đổi bạc đã thành và chưa thành, đổi tiền. Dùng vàng đã thành chưa thành đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành, đổi vàng đã thành chưa thành; đổi bạc thành, đổi bạc chưa thành; đổi bạc đã thành và chưa thành, đổi tiền. Dùng bạc đã thành, đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc đã thành chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng tiền đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy.

Tiền [104]: có tám loại: tiền vàng, tiền bạc, tiền thiếc, tiền đồng, tiền bạch lạp, tiền chì thiếc, tiền cây, tiền hồ giao.

Nếu tỳ-kheo nào, kinh doanh các loại bảo vật dưới mọi hình thức, dùng vàng thành đổi vàng thành, cho đến đổi tiền, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Vật nầy phải xả.

Phương thức xả: Nếu người giữ vườn, hoặc ưu-bà-tắc có lòng tin, nên nói với họ rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi. Ông biết cho!» Nếu người kia nhận rồi hoàn lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì thí chủ mà thọ, rồi bảo tịnh nhơn cất. Sau đó, nếu cần tịnh y, bát, tọa cụ, ống đựng kim thì đem đổi để thọ trì. Nếu người kia nhận rồi, trao cho tỳ-kheo y bát tịnh, tọa cụ, ống đựng kim, thì nên thọ trì. Nếu người kia nhận rồi mà không trả lại cho tỳ-kheo thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Người nên hoàn vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu tỳ-kheo khác nói mà họ vẫn không trả thì mình tự đến nói: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Nay người nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho cựu tri thức thân, hoặc hoàn lại cho người chủ cũ.» Tại sao vậy? Vì không muốn mất phẩm vật của thí chủ. Nếu tỳ-kheo không nói với người kia rằng: «Hãy xem cái này! Hãy nhận biết cái này!» phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu nói với người: «Hãy biết cái này! Hãy nhìn cái này!» Hoặc có nói với người giữ vườn, hay nói ưu-bà-tắc tín tâm rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi. Ông biết cho!» Nếu người kia nhận rồi hoàn lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì thí chủ mà thọ, rồi bảo tịnh nhơn cất. Sau đó, nếu cần tịnh y, bát, tọa cụ, ống đựng kim thì đem đổi để thọ trì. Nếu người kia nhận rồi, trao cho tỳ-kheo y bát tịnh, tọa cụ, ống đựng kim, thì nên thọ trì. Nếu người kia nhận rồi mà không trả lại cho tỳ-kheo thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Người nên hoàn vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu tỳ-kheo khác nói mà họ vẫn không trả thì mình tự đến nói: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Nay người nên trao cho Tăng, cho Tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho cựu tri thức thân, hoặc hoàn lại cho người chủ cũ.» Tại sao vậy? Vì không muốn mất phẩm vật của thí chủ. Nếu dùng tiền đổi dụng cụ anh lạc vì Phật, Pháp, Tăng; hoặc dùng đồ anh lạc đổi tiền vì Phật, Pháp, Tăng, thì không phạm. 

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

 

XX. BUÔN BÁN[105]


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử, tại nước Câu-tát-la, trên đường đi đến một thôn không có trú xứ.[106] Khi đến trong thôn, đem gừng sống đổi thức ăn. Ăn xong rồi đi.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang tại Câu-tát-la du hành trong nhơn gian, rồi đến trong thôn không trú xứ đó. Đến giờ, đắp y, bưng bát, vào thôn khất thực, tuần tự tới nơi nhà bán cơm, đứng im lặng. Người bán cơm thấy vậy bảo rằng:

«Đại đức, muốn cần cái gì?»

Tôn giả trả lời:

«Cư sĩ, tôi cần thức ăn.»

Người kia nói:

«Đưa vật có giá ra đây.»

Tôn giả ngạc nhiên nói:

«Đừng nói như vậy. Điều đó chúng tôi không nên làm.».

Người bán cơm nói:

«Vừa rồi Bạt-nan-đà dùng gừng sống đổi thức ăn. Ăn rồi đi. Sao Đại đức nói không làm việc ấy?»

Tôn giả Xá-lợi-phất nghe nói như vậy lấy làm xấu hổ, không nói gì. Khất thực xong, về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo.

Trong lúc ấy, trong thành Xá-vệ có một ngoại đạo, được một chiếc y quý giá, lòng tự nghĩ: «Ta cần gì cái y quý giá này? Nay ta nên đổi y khác.» Lại nghĩ tiếp, «Nơi nào ta có thể đối y? Chỉ có sa-môn Thích tử ưa mặc y đẹp. Chắc họ có thể đổi.» Nghĩ xong liền đem chiếc y đến trong Tăng-già-lam, nói với các tỳ-kheo rằng:

«Tôi muốn đổi y này. Vị nào muốn đổi thì đổi.»

Bạt-nan-đà nghe vậy liền nói:

«Sáng mai đem đến đây! Tôi sẽ trao đổi y với ông.»

Bạt-nan-đà là người rất khéo tay về may sửa y. Ngay đêm ấy, đem y cũ giặt, nhuộm, ủi, làm cho y sáng sủa như mới. Sáng ngày, ngoại đạo đem y đến trong Tăng-già-lam, nói với các tỳ-kheo:

«Vị nào muốn đổi y thì đổi.»

Bấy giờ, Bạt-nan-đà liền đem y của mình ra giới thiệu nói với ngoại đạo:

«Tôi dùng y này đổi cho ông, ông đưa y của ông cho tôi được không?»

Ngoại đạo trả lời:

«Được.»

Hai bên trao đổi. Ngoại đạo nhận được y đem về trong vườn nơi cư trú của mình, đưa cho các ngoại đạo xem và nói:

«Các bạn nên biết, tôi đem chiếc y đang mặc đổi lấy y nầy đây.»

Trong số ngoại đạo, có người có trí tuệ nói rằng:

«Bạn bị người ta lừa rồi. Tại sao vậy? Y của bạn đang mặc tốt, rộng, dài, bền chắc. Còn y này là y cũ; vì khéo ủi, sửa soạn, nên trông qua thấy sáng sủa, in như y mới thế thôi.»

Ngoại đạo ấy nghe xong, liền đem chiếc y vừa đổi, vào trong Tăng-già-lam, nói với Bạt-nan-đà rằng:

«Tôi trả lại y ông. Ông trả lại y tôi.»

Bạt-nan-đà nói:

«Đã đổi rồi thì thôi, không được hoàn trả lại.»

Ngoại đạo nói:

«Y của tôi mới và tốt, rộng, dài, bền chắc; còn y của ông cũ và xấu được ủi sửa soạn như y mới mà thôi.»

Bạt-nan-đà nói:

«Đã đổi rồi dứt khoát tôi không hoàn lại.»

Ngoại đạo kia cơ hiềm:

«Y của tôi mà tôi đòi lại không được hay sao? Y của tôi mới, tốt, rộng, dài, bền chắc. Y của ông cũ, xấu. Tại sao cùng là người xuất gia với nhau, đổi y cho nhau mà hoàn lại không được?»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quí, [621a1] hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: «Sao lại dùng gừng sống để đổi thức ăn để ăn? Sao lại cùng với ngoại đạo đổi y mà không cho hoàn lại?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp các tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà: 

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại lấy gừng đổi thức ăn để ăn; lại cùng ngoại đạo đổi y mà không cho hoàn lại?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Từ này về sau, cho phép năm chúng xuất gia trao đổi qua lại. Khi đổi thẩm  định, không nên quá cao thấp với nhau như phép ngoài chợ búa. Không được cùng người khác đổi chác, mà nên khiến tịnh nhơn làm việc ấy. Nếu họ cần đổi lại, nên hoàn lại cho họ. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa... cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.

B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức: dùng thời dược đổi thời dược, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] phi thời hạn, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] bảy ngày, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] suốt đời, dùng [thuốc] có thời hạn đổi ba-lợi-ca-la. 

Dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] phi thời hạn, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi thất nhật dược, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] suốt đời, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi ba-lợi-ca-la, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] có thời hạn. 

Dùng [thuốc] bảy ngày đổi [thuốc] bảy ngày, dùng [thuốc] bảy ngày... cho đến [thuốc] phi thời hạn cũng như vậy. 

Dùng [thuốc] suốt đời đổi [thuốc] suốt đời, cho đến đổi [thuốc] bảy ngày cũng như vậy. 

Dùng ba-lợi-ca-la đổi ba-lợi-ca-la cho đến đổi tận hình thọ cũng như vậy.

Bán: trị giá một tiền, nhiều lần (trả giá) lên hay xuống.

Bán lên giá: trị giá một tiền, nói giá ba tiền.

Bán cao giá: trị giá một tiền, nói giá năm tiền. Mua cũng như vậy.

Nếu tỳ-kheo kinh doanh mậu dịch, dưới mọi hình thức mà nhận được lời, ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không nhận được lời, đột-kiết-la.

Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la. Khi xả, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»

Xả rồi phải sám hối. Trước hết, vị nhận sám hối phải tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»

Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám phải bảo phạm nhân:

«Hãy tự trách tâm ngươi!»

Tỳ-kheo phạm tội thưa:

«Xin vâng.»

Tăng nên hoàn lại vật đó cho tỳ-kheo nầy bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại vật cho tỳ-kheo có tên này. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng! Tỳ-kheo này tên là..., đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay, Tăng đem vật nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem vật nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận trả vật lại cho tỳ-kheo nầy rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Đương sự đã xả giữa Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, đột-kiết-la. Khi trả có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc dùng mãi, hoặc dùng vào việc khác, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Cùng năm chúng xuất gia trao đổi, tự mình xét định không quá chênh lệch như bọn nhà buôn. Không cùng người khác đổi chác, hoặc sai tịnh nhơn đổi chác, hoặc họ hối, cho họ đổi lại. Hoặc dùng sữa đổi dầu, dùng dầu đổi sữa. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [107]

Xem mục lục