Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19

Quyển Thứ 456
Hội thứ hai Phẩm Đồng Tánh thứ 62-2
 

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát như vậy tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, vì sức oai đức nhiếp trì tất cả Ba la mật đa, tăng trưởng tất cả Ba la mật đa, dẫn đem tất cả Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Trong Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu trùm chứa tất cả Ba la mật đa vậy.

Thiện Hiện! Ví như tát ca đa tà kiến khắp trùm chứa được sáu mươi hai kiến. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như thế trùm chứa tất cả Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Ví như tất cả kẻ chết, vì mạng căn diệt nên các căn diệt theo. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như thế, bố thí thảy năm Ba la mật đa thảy đều tùng theo. Nếu không Bát nhã Ba la mật đa cũng không tất cả Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đến bờ kia rốt ráo tất cả Ba la mật đa nên học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đối các hữu tình rất tôn rất thắng. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này đã năng tu học được chỗ rất thượng vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các loại hữu tình ở Tam thiên đại thiên thế giới đây ấy là nhiều chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ nhiều vô số, huống gì các loại hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới đâu chẳng là nhiều.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện Hiện! Giả sử các loại hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới chẳng trước chẳng sau đều được thân người. Được thân người rồi, chẳng trước chẳng sau đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát. Tu hạnh mãn rồi, chẳng trước chẳng sau đều chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Có Bồ tát Ma ha tát hết đời thọ lượng, năng đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa hương bột, áo mặc anh lạc, bảo tràng phan lọng, kỹ nhạc đèn sáng, phòng nhà đồ tắm, uống ăn thuốc chữa, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đây. Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thường muốn lóng nghe, thọ trì đọc tụng, rốt ráo thông lợi, suy nghĩ đúng lý, nương giáo tu hành, thơ tả lưu khắp, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước vô lượng bội số. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đủ đại nghĩa dụng, năng khiến chúng Bồ tát Ma ha tát chóng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn ở trên đầu tất cả hữu tình, muốn khắp nhiêu ích tất cả hữu tình: kẻ không cứu hộ vì làm cứu hộ, khẻ không quy y vì làm quy y, kẻ không chỗ về vì làm chỗ về, kẻ không tròng mắt vì làm tròng mắt, kẻ không ánh sáng vì làm ánh sáng, kẻ mất đường chánh chỉ cho đường chánh, kẻ chưa Niết Bàn khiến được Niết Bàn; phải học Bát nhã Ba la mật đa như thế.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn đi cảnh giới Như Lai đã đi, muốn dạo chơi chỗ Phật đã dạo chơi, muốn làm Như Lai rống đại sư tử, muốn đánh trống pháp Vô thượng chư Phật, muốn dộng chuông pháp Vô thượng chư Phật, muốn thổi ốc pháp vô thượng chư Phật, muốn lên tòa pháp vô thượng chư Phật, muốn tuyên nghĩa pháp vô thượng chư Phật, muốn xé quyết lưới nghi tất cả hữu tình, muốn vào cõi diệu cam lồ chư Phật, muốn hưởng vui diệu pháp chư Phật, muốn chứng công đức thù thắng Như Lai; phải học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, không có tất cả công đức căn lành nào mà chẳng năng nhiếp, không có tất cả công đức căn lành nào mà chẳng năng đắc. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là chỗ nương dựa cho tất cả công đức căn lành vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đâu đối tất cả Thanh văn, Độc giác công đức căn lành năng nhiếp năng đắc?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này cũng đối tất cả Thanh văn, Độc giác công đức căn lành năng nhiếp năng đắc. Nhưng với trong ấy không trụ không mắc; đem thắng trí kiến chính quán sát rồi, vượt khỏi Thanh văn và bậc Ðộc giác, tới vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Nên chúng Bồ tát Ma ha tát đây không có tất cả công đức căn lành nào mà chẳng năng nhiếp đắc.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời là gần kề Nhất thiết trí trí, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời là gần kề Nhất thiết trí trí, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời là chơn thật phước điền các thế gian Sa môn, Phạm chí, Thanh văn, Ðộc giác, mau chứng được Nhất thiết trí trí. Tùy sanh chỗ nào, chẳng bỏ Bát nhã Ba la mật đa, chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa, thường hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, phải biết đã đối Nhất thiết trí trí được Bất thối chuyển, đối tất cả pháp năng chính giác biết, xa lìa Thanh văn và bậc Ðộc giác, gần kề Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khởi nghĩ như vầy: Đây là Bát nhã Ba la mật đa, đây là thời tu, đây là chỗ tu. Ta năng tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây. Ta do Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nới bỏ pháp đáng nên bỏ như vậy, định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa, cũng đối Bát nhã Ba la mật đa chẳng năng hiểu rõ. Vì cớ sao? Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khởi nghĩ này: Ta là Bát nhã Ba la mật đa, đây là thời tu, đây là kẻ tu, đây là Bát nhã Ba la mật đa đã xa lìa, đây là Bát nhã Ba la mật đa đã soi rõ, đây là Bát nhã Ba la mật đa sở chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu biết như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khởi nghĩ như vầy: Đây chẳng Bát nhã Ba la mật đa, đây chẳng thời tu, đây chẳng chỗ tu, chẳng do Bát nhã Ba la mật đa định năng chứng được Nhất thiết trí trí. Sở dĩ vì sao?

Vì tất cả pháp đều trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Trong đây tất cả đều không sai khác.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

HỘI THỨ HAI
Phẩm
PHÂN BIỆT
Thứ 63

Bấy giờ, Thiên Đế Thích thầm khởi nghĩ này: Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa. An trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. An trụ khổ tập diệt đạo thánh đế.

Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Tu hành năm nhãn, sáu thần thông. Tu hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Tu hành hạnh Bồ tát Ma ha tát. Tu hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Nếu các hữu tình nghe nói danh tự Nhất thiết trí trí, tâm sanh tin hiểu, hãy vì được lợi lành trong người và được thọ mạng rất hơn thế gian, huống phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác? Hoặc thường lóng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Nếu các hữu tình phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, lóng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các hữu tình khác đều nên nguyện muốn chỗ được công đức thế gian, trời, người, a tố lạc thảy chẳng thể kịp vậy.

Khi ấy, Thiên Đế Thích khởi nghĩ này rồi, liền lấy hương hoa mầu nhiệm trên trời dâng rải lên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng các Bồ tát Ma ha tát. Đã rải hoa rồi, làm lời nguyện này:

Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân Bồ Tát thừa cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem công đức căn lành tôi đã nhóm, khiến kia sở cầu Vô thượng Phật pháp Nhất thiết trí trí mau được viên mãn. Đem công đức căn lành tôi đã nhóm, khiến kia sở cầu pháp người tự nhiên, pháp chơn vô lậu được viên mãn. Đem công đức căn lành tôi đã nhóm, khiến kia tất cả sở dục nghe pháp đều viên mãn. Đem công đức căn lành tôi đã nhóm, nếu kẻ cầu Thanh văn, Độc giác thừa cũng khiến sở nguyện mau được đầy đủ.

Làm nguyện này rồi, liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân Bồ Tát thừa đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tôi trọn chẳng sanh một niệm khác ý, khiến kia quay lui tâm đại Bồ đề. Tôi cũng chẳng sanh một niệm khác ý, khiến chúng các Bồ tát Ma ha tát nhàm lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui trụ Thanh văn, bậc Ðộc giác thảy.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tâm sanh vui muốn, tôi nguyện tâm kia bội thêm tăng tiến, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tôi nguyện chúng Bồ tát Ma ha tát kia thấy các thứ khổ trong sanh tử rồi, vì muốn lợi vui thế gian trời, người, a tố lạc thảy phát khởi nhiều thứ đại nguyện kiên cố: "Ta đã tự qua biển cả sanh tử, cũng phải tinh siêng qua kẻ chưa qua. Ta đã tự mở rang buộc sanh tử, cũng phải tinh siêng mở kẻ chưa mở. Ta đối các thứ sợ hãi sanh tử đã tự yên ổn, cũng phải tinh siêng kẻ chưa yên. Ta đã tự chứng Niết Bàn rốt ráo, cũng phải tinh siêng khiến kẻ chưa chứng đều đồng chứng được".

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát sơ phát tâm, khởi tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước? Đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát lâu phát tâm, khởi tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước? Đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát bậc Bất thối chuyển, khởi tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước? Đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát còn buộc một đời, khởi tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước?

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Cõi bốn đại châu khá biết số mưa, các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra phước đức chẳng thể lường biết.

Kiều Thi Ca! Cho đến thế giới Tam thiên đại thiên khác biết số mưa, các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra phước đức chẳng thể lường biết.

Kiều Thi Ca! Giả sử thế giới Tam thiên đại thiên làm một biển lớn, có kẻ lấy một lông chẻ làm trăm phần, cầm một phần chấm đầu vào nước biển lớn kia khá biết số giọt nước. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra phước đức chẳng thể lường biết được.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát chẳng tùy hỷ ấy, phải biết đều là bị ma ám ảnh.

Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát chẳng tùy hỷ ấy, phải biết đều là bè lũ ác ma.

Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát chẳng tùy hỷ ấy, phải biết đều từ trong cõi ma chết đến sanh trong đây.

Sở dĩ vì sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát, nếu các hữu tình đối công đức căn lành chúng Bồ tát Ma ha tát kia tùy hỷ hồi hướng, đều năng phá hoại được tất cả ma quân cung điện quyến thuộc.

Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình thân tâm kính mến Phật Pháp Tăng bảo, tùy sanh chỗ nào thường muốn thấy Phật, thường muốn nghe pháp, thường muốn gặp Tăng, đối công đức căn lành chúng các Bồ tát Ma ha tát nên sanh tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng nên sanh tưởng hai không hai. Nếu được như thế mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lợi vui hữu tình, phá chúng ma quân.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát thân tâm tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, các hữu tình này chóng năng viên mãn các hạnh Bồ Tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát, thân tâm tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, các hữu tình này đủ đại oai lực, thường năng phụng sự tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và thiện tri thức, hằng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, khéo biết nghĩa thú.

Kiều Thi Ca! Các hữu tình này trọn nên công đức căn lành tùy hỷ hồi hướng, tùy sanh chỗ nào thường được tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen. Chẳng xem sắc xấu, chẳng nghe tiếng xấu, chẳng ngửi mùi xấu, chẳng nếm vị xấu, chẳng giác xúc xấu, chẳng nghĩ pháp xấu. Thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn, từ một nước Phật tới một nước Phật, gần gũi chư Phật trồng các căn lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Vì cớ sao?

Kiều Thi Ca! Các hữu tình này năng đối vô số công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát tối sơ phát tâm, thân tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; năng đối vô số công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát đã trụ sơ địa cho đến thập địa, thân tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; năng đối vô số công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát còn buộc một đời, thân tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Do nhân duyên đây, các hữu tình này căn lành tăng tiến, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai như thật lợi vui vô lượng vô số vô biên hữu tình, khiến trụ cõi Vô dư y bát Niết Bàn.

Vì vậy nên Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát sơ phát tâm, đối công đức càn lành Bồ tát Ma ha tát lâu phát tâm, đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát bậc Bất thối chuyển, đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát còn buộc một đời, đều nên tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Với khi sanh tùy hỷ và hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm, ly tâm tùy hỷ hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm tu hành, ly tâm tu hành. Nếu năng được không chỗ chấp trước như thế tùy hỷ hồi hướng, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tận vị lai lợi ích an vui các chúng hữu tình, đều khiến an trụ Niết Bàn rốt ráo.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã nói, các pháp như huyễn cho đến các pháp như việc biến hóa, làm sao Bồ tát Ma ha tát đem tâm như huyễn năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi thấy Bồ tát Ma ha tát thảy tâm như huyễn chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi chẳng thấy huyễn, cũng chẳng thấy có tâm như huyễn.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu chỗ không huyễn, không tâm như huyễn, ngươi thấy có tâm ấy năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi đều chẳng thấy có chỗ không huyễn, không tâm như huyễn, lại có tâm nào năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu chỗ lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, ngươi thấy có pháp ấy năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!! Chẳng thấy. Tôi đều chẳng thấy có chỗ lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, lại có pháp nào năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn! Tôi đều chẳng thấy tức ly tâm pháp nói những pháp nào là có là không, vì tất cả pháp rốt ráo xa lìa vậy. Nếu tất cả pháp rốt ráo xa lìa ấy, chẳng thể thi thiết pháp đây là có, pháp đây là không. Nếu pháp chẳng thể thi thiết có không, thời chẳng thể nói năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì chẳng phải pháp vô sở năng chứng Bồ đề vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều tánh vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh. Vì cớ sao?

Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí ba la mật đa rốt ráo xa lìa vậy. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo xa lìa vậy. Chơn như cho đến bất tư nghì giới rốt ráo xa lìa vậy. Khổ tập diệt đạo thánh đế rốt ráo xa lìa vậy. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi rốt ráo xa lìa vậy. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định rốt ráo xa lìa vậy. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ rốt ráo xa lìa vậy. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn rốt ráo xa lìa vậy. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa rốt ráo xa lìa vậy. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn rốt ráo xa lìa vậy. Năm nhãn, sáu thần thông rốt ráo xa lìa vậy. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo xa lìa vậy. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả rốt ráo xa lìa vậy. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo xa lìa vậy. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát rốt ráo xa lìa vậy. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rốt ráo xa lìa vậy. Nhất thiết trí trí rốt ráo xa lìa vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu pháp rốt ráo xa lìa, pháp ấy chẳng nên tu, cũng chẳng nên khiển, cũng lại chẳng nên có những dẫn phát. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng rốt ráo xa lìa nên đối pháp chẳng nên có những dẫn phát.

Bạch Thế Tôn!! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã rốt ráo xa lìa, làm sao nói được các Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng rốt ráo xa lìa, làm sao pháp xa lìa năng chứng pháp xa lìa? Vậy nên, Bát nhã Ba la mật đa lẽ chẳng nên nói chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cho đến bố thí ba la mật đa rốt ráo xa lìa. Như vậy cho đến tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát rốt ráo xa lìa, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rốt ráo xa lìa, Nhất thiết trí trí cũng rốt ráo xa lìa.

Thiện Hiện! Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cho đến bố thí ba la mật đa rốt ráo xa lìa, nên nói Bồ tát Ma ha tát chứng được rốt ráo xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy cho đến vì Nhất thiết trí trí rốt ráo xa lìa, nên nói Bồ tát Ma ha tát chứng được rốt ráo xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nếu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cho đến bố thí ba la mật đa chẳng rốt ráo xa lìa, lẽ chẳng phải Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí ba la mật đa. Như vậy cho đến nếu Nhất thiết trí trí chẳng rốt ráo xa lìa, lẽ chẳng phải Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cho đến bố thí ba la mật đa rốt ráo xa lìa, được danh Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí ba la mật đa. Như vậy cho đến vì Nhất thiết trí trí rốt ráo xa lìa, được danh Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng thể nương dựa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Mặc dù chẳng phải pháp xa lìa năng chứng pháp xa lìa mà chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng thể nương dựa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát sở hành pháp nghĩa đều là thẳm sâu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Các Bồ tát Ma ha tát sở hành pháp nghĩa đều là thẳm sâu, khó thấy khó giác, chẳng chỗ tìm nghĩ, vượt cảnh tìm nghĩ, vi mật tự chứng bên trong, kẻ trí chẳng thể tuyên nói.

Thiện Hiện! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát năng làm việc khó, mặc dù hành pháp nghĩa thẳm sâu như thế, mà đối pháp Thanh văn, bậc Ðộc giác năng chẳng tác chứng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa rằng: Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó, các Bồ tát Ma ha tát sở tác không khó, chẳng nên nói kia năng làm việc khó. Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát Ma ha tát sở chứng pháp nghĩa đều bất khả đắc, năng chứng Bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc, pháp chứng, kẻ chứng, chỗ chứng, thời chứng cũng bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát quán tất cả pháp đã bất khả đắc, có pháp nghĩa nào khá làm sở chứng, có Bát nhã Ba la mật đa nào khá làm năng chứng, lại có những pháp nào khá thi thiết pháp chứng, kẻ chứng, chỗ chứng, thời chứng? Đã vậy làm sao khá chấp do đây chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy chẳng khá chứng, huống chứng pháp Thanh văn, bậc Ðộc giác.

Bạch Thế Tôn! Nếu hành như thế, đấy gọi Bồ Tát hành vô sở đắc. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành được vô sở đắc như thế, đối tất cả pháp không chướng không ngại.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết lời đây, nơi tâm chẳng kinh chẳng e chẳng sợ, chẳng buồn chẳng hối, chẳng chìm chẳng đắm, là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này khi hành như thế chẳng thấy các tướng, chẳng thấy ta hành, chẳng thấy chẳng hành, chẳng thấy Bát nhã Ba la mật đa là ta sở hành, chẳng thấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là ta sở chứng, cũng lại chẳng thấy thời chỗ chứng thảy.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khởi nghĩ đây: Ta xa Thanh văn và bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn! Ví như hư không chẳng khởi nghĩ này: Ta cách pháp kia hoặc xa hoặc gần. Vì cớ sao? Hư không vô động, cũng không sai khác, không phân biệt vậy. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn và bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Ví như huyễn sĩ chẳng khởi nghĩ này: Chất huyễn, thầy huyễn, chúng xem cách ta hoặc xa hoặc gần. Vì cớ sao? Vì kẻ sĩ làm huyễn không phân biệt vậy. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn và bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Ví như bong tượng chẳng khởi nghĩ này: Ta cách bản chất và ta chỗ nương hoặc xa hoặc gần. Vì cớ sao? Vì bóng tượng sở hiện không phân biệt vậy. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn và bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu các Bồ tát Ma ha tát không ưa không ghét. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu hoặc ưa hoặc ghét và cảnh, tự tánh bất khả đắc vậy.

Bạch Thế Tôn! Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tất cả pháp không ưa không ghét. Hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, đối tất cả pháp không ưa không ghét. Vì cớ sao? Vì chư Phật, Bồ Tát, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu dứt ưa ghét vậy.

Bạch Thế Tôn! Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tất cả phân biệt, các thứ phân biệt, quanh khắp phân biệt đều dứt rốt ráo. Hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, tất cả phân biệt, các thứ phân biệt, quanh khắp phân biệt đều khắp rốt ráo. Vì cớ sao? Vì chư Phật, Bồ Tát, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Như kẻ được các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biến hóa, chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và kẻ được biến hóa không phân biệt vậy. Hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn và bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Như chư Phật bình đẳng muốn có sở tác, hóa làm kẻ hóa khiến làm việc kia, mà kẻ sở hóa chẳng khởi nghĩ này: Ta năng tạo tác được sự nghiệp như thế. Vì cớ sao? Vì kẻ sở hóa đối sự nghiệp sở tác không phân biệt vậy. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như thế, vì có sở vi mà siêng tu tập. Đã tu tập rồi, tuy năng thành xong được sở tác sự nghiệp, mà đối sở tác không sở phân biệt. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa lẽ vậy, đối pháp không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Như thợ mộc khéo, hoặc kẻ học trò, vì có sở vi tạo các cơ quan, hoặc nam hoặc nữ, hoặc voi ngựa thảy. Các cơ quan đây dù có sở tác mà đối việc kia không sở phân biệt vậy. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như thế, vì có sở vi mà thành lập đó. Đã thành lập rồi, dù năng thành xong sở tác sở thuyết, mà đối trong ấy đều không phân biệt. Vì cớ sao? Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu lẽ vậy, đối pháp không phân biệt vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì chỉ Bát nhã Ba la mật đa không phân biệt hay tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí ba la mật đa cũng không phân biệt?

Thiện Hiện đáp rằng: Chẳng những Bát nhã Ba la mật đa không phân biệt, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí ba la mật đa cũng không phân biệt.

Xá Lợi Tử nói: Vì chỉ sáu Ba la mật đa không phân biệt, hay sắc thọ tưởng hành thức cũng không phân biệt. Hay nhãn xứ cho đến ý xứ cũng không phân biệt. Hay sắc xứ cho đến pháp xứ cũng không phân biệt. Hay nhãn giới cho đến ý giới cũng không phân biệt. Hay sắc giới cho đến pháp giới cũng không phân biệt. Hay nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng không phân biệt. Hay nhãn xúc cho đến ý xúc cũng không phân biệt. Hay nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không phân biệt?

Hay địa giới cho đến thức giới cũng không phân biệt. Hay vô minh cho đến lão tử cũng không phân biệt. Hay nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng không phân biệt. Hay chơn như cho đến bất tư nghì giới cũng không phân biệt. Hay khổ tập diệt đạo thánh đế cũng không phân biệt?

Hay bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng không phân biệt. Hay tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng không phân biệt. Hay bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng không phân biệt. Hay vô tướng vô nguyện giải thoát môn cũng không phân biệt?

Hay Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa cũng không phân biệt. Hay Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng không phân biệt. Hay tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn cũng không phân biệt. Hay năm nhãn, sáu thần thông cũng không phân biệt. Hay Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không phân biệt. Hay pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng không phân biệt?

Hay nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không phân biệt. Hay quả Dự lưu, cho đến Ðộc giác Bồ đề cũng không phân biệt. Hay tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát cũng không phân biệt. Hay chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không phân biệt. Hay hữu vi giới cũng không phân biệt. Hay vô vi giới cũng không phân biệt?

Thiện Hiện đáp rằng: Chẳng những sáu Ba la mật đa không phân biệt, sắc cũng không phân biệt, thọ tưởng hành thức cũng không phân biệt. Cho đến hữu vi giới cũng không phân biệt, vô vi giới cũng không phân biệt.

Xá Lợi Tử nói: Nếu tất cả pháp đều không phân biệt, vì sao phân chia năm thứ sai khác rằng đây địa ngục, đây bàng sanh, đây quỷ giới, đây người, đây trời? Vì sao phân chia Thánh giả sai khác rằng đây Dự lưu, đây Nhất lai, đây Bất hoàn, đây A la hán, đây Độc giác Bồ đề, đây Bồ Tát, đây Như Lai?

Thiện Hiện đáp rằng: Hữu tình điên đảo, phiền não nhân duyên, phát khởi các thứ nghiệp thân ngữ ý. Do đây cảm được dục làm cội gốc cho nghiệp quả dị thục. Nương đây thi thiết địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời năm thứ riêng khác.

Lại đã hỏi rằng: Vì sao phân chia Thánh giả sai khác ấy. Xá Lợi Tử! Không phân biệt nên thi thiết Dự lưu và quả Dự lưu. Không phân biệt nên thi thiết Nhất lai và quả Nhất lai. Không phân biệt nên thi thiết A la hán và quả A la hán. Không phân biệt nên thi thiết Ðộc giác và Ðộc giác Bồ đề. Không phân biệt nên thi thiết Bồ tát Ma ha tát và hạnh Bồ tát Ma ha tát . Không phân biệt nên thi thiết Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia.

Xá Lợi Tử! Quá khứ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác do không phân biệt, vì phân biệt dứt nên mới thi thiết có các thứ sai khác. Vị lai Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không phân biệt, vì phân biệt dứt nên mới thi thiết có các thứ sai khác. Hiện tại mười phương chư Phật thết giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp cũng không phân biệt, vì phân biệt dứt nên mới thi thiết có các thứ sai khác.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, phải biết các pháp đều không phân biệt. Do không phân biệt, chơn như, pháp giới, nói rộng cho đến bất tư nghì giới làm định lượng vậy.

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát nên hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không sở phân biệt như thế. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành được Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không sở phân biệt như thế, bèn năng chứng được vô sở phân biệt vi diệu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, giác tất cả pháp tánh vô phân biệt, tận vị lai lợi vui hữu tình.

HỘI THỨ HAI
Phẩm
BỀN CHẲNG BỀN
Thứ 64-1

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa là hành pháp bền hay pháp chẳng bền?

Thiện Hiện đáp rằng: Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa hành pháp chẳng bền, chẳng hành pháp bền. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí ba la mật đa, pháp chẳng bền vậy. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không, pháp chẳng bền vậy. Chơn như cho đến bất tư nghì giới, pháp chẳng bền vậy. Khổ tập diệt đạo thánh đế, pháp chẳng bền vậy.

Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, pháp chẳng bền vậy. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, pháp chẳng bền vậy. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ, pháp chẳng bền vậy. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, pháp chẳng bền vậy.

Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, pháp chẳng bền vậy. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn, pháp chẳng bền vậy. Năm nhãn, sáu thần thông, pháp chẳng bền vậy. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng pháp chẳng bền vậy. pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả pháp chẳng bền vậy.

Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, pháp chẳng bền vậy. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, pháp chẳng bền vậy. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, pháp chẳng bền vậy. Nhất thiết trí trí, pháp chẳng bền vậy.

Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu hãy chẳng có chẳng bền khá được, huống thấy có bền khá được. Như vậy cho đến khi hành Nhất thiết trí trí, đối Nhất thiết trí trí hãy chẳng thấy có chẳng bền khá được, huống thấy có bền khá được.

Khi ấy, có vô lượng trời cõi Dục, cõi Sắc đều khởi nghĩ này: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã nói nghĩa hành, chẳng chứng thật tế, bình đẳng pháp tánh, chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác. Do nhân duyên này các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây rất là hiếm có, năng làm việc khó, đáng nên kính lễ.

Bấy giờ, Thiện Hiện biết chư Thiên kia tâm đã nghĩ gì, liền bảo kia rằng: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này chẳng chứng thật tế bình đẳng pháp tánh, chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, chẳng rất hiếm có, chẳng chưa là khó. Nếu Bồ tát Ma ha tát biết tất cả pháp hữu tình đều bất khả đắc, mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mang giáp tinh tiến, thề độ vô lượng vô biên hữu tình khiến vào cõi Vô dư bát Niết Bàn. Bồ tát Ma ha tát này mới rất hiếm có, năng làm được việc khó.

Chư thiên phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát dù biết hữu tình đều vô sở hữu, mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mang giáp tinh tiến, vì muốn điều phục các loại hữu tình, như có kẻ vì muốn điều phục hư không. Sở dĩ vì sao?

Hư không lìa vậy, phải biết tất cả hữu tình cũng lìa. Hư không không vậy, phải biết tất cả hữu tình cũng không. Hư không chẳng bền chắc vậy, phải biết tất cả hữu tình cũng chẳng bền chắc. Hư không vô sở hữu vậy, phải biết tất cả hữu tình cũng vô sở hữu. Do nhân duyên đây các Bồ tát Ma ha tát này mới rất hiếm có, năng làm được việc khó.

Chư thiên phải biết: Bồ tát Ma ha tát này mang giáp Đại bi, vì muốn điều phục tất cả hữu tình, mà các hữu tình đều vô sở hữu, như có kẻ mang giáp chiến cùng hư không.

Chư thiên phải biết: Bồ tát Ma ha tát này mang giáp Đại bi, vì muốn lợi vui tất cả hữu tình, mà các hữu tình và giáp đại bi đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Hữu tình lìa, nên giáp đại bi đây phải biết cũng lìa. Hữu tình không, nên giáp đại bi đây phải biết cũng không. Hữu tình chẳng bến chắc, nên giáp đại bi đây phải biết cũng chẳng bền chắc. Hữu tình vô sở hữu, nên giáp đại bi đây phải biết cũng vô sở hữu.

Chư thiên phải biết: Bồ tát Ma ha tát này việc điều phục lợi vui các hữu tình cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Hữu tình lìa, không, chẳng bền chắc, vô sở hữu, nên việc điều phục lợi vui đây, phải biết cũng lìa, không, chẳng bền chắc, vô sở hữu.

Chư thiên phải biết: Bồ tát Ma ha tát này cũng vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Hữu tình lìa, không, chẳng bền chắc, vô sở hữu, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát này cũng lìa, không, chẳng bền chắc, vô sở hữu.

Chư thiên phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe việc như thế, nơi tâm chẳng kinh chẳng e chẳng sợ, chẳng buồn chẳng hối chẳng chìm chẳng đắm, phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Sở dĩ vì sao?

Các sắc lìa tức hữu tình lìa, thọ tưởng hành thức lìa tức hữu tình lìa. Nhãn xứ cho đến ý xứ lìa tức hữu tình lìa. Sắc xứ cho đến pháp xứ lìa tức hữu tình lìa. Nhãn giới cho đến ý giới lìa tức hữu tình lìa. Sắc giới cho đến pháp giới lìa tức hữu tình lìa. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới lìa tức hữu tình lìa. Nhãn xúc cho đến ý xúc lìa tức hữu tình lìa. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lìa tức hữu tình lìa.

Địa giới cho đến thức giới lìa tức hữu tình lìa. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên lìa tức hữu tình lìa. Vô minh cho đến lão tử lìa tức hữu tình lìa.

Bố thí ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa lìa tức hữu tình lìa. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không lìa tức hữu tình lìa. Chơn như cho đến bất tư nghì giới lìa tức hữu tình lìa. Khổ tập diệt đạo thánh đế lìa tức hữu tình lìa.

Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi lìa tức hữu tình lìa. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định lìa, tức hữu tình lìa. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ lìa tức hữu tình lìa. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn lìa tức hữu tình lìa.

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa lìa tức hữu tình lìa. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa lìa tức hữu tình lìa. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn lìa tức hữu tình lìa. Năm nhãn, sáu thần thông lìa tức hữu tình lìa.

Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lìa tức hữu tình lìa. Ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo lìa tức hữu tình lìa. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả lìa tức hữu tình lìa. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lìa tức hữu tình lìa.

Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề lìa tức hữu tình lìa. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát lìa tức hữu tình lìa. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề lìa tức hữu tình lìa. Nhất thiết trí trí lìa tức hữu tình lìa.

Xem mục lục