_Bạch thầy con thấy mình sống trong cái chùa này đây tất cả không gian này, mình thấy có tách biệt thầy với mình, với mọi cái, nhưng mà mọi cái đều sống trên khoảng không đó, thì cái khoảng không đó là chung, và trên khoảng không đó ví như là khoảng không gian tâm. Khi sống trong không gian tâm đó, nó chung cho tất cả thầy trò mọi người thì chúng ta hết phân biệt ta người.
Trên không gian đó dầu có xây dựng chùa lớn hay nhỏ cao hay thấp cũng đồng khoảng không đó. Nếu mình thấy được rồi, mình sống được trong nền tảng không gian tâm đó thì đó là chủ, còn bây giờ mình sống toàn là khách, nếu mình sống được với chủ rồi thì khi đó khách cũng là chủ.
_Cái đó là cái mình phải tin tưởng nó là cái nền tảng quan trọng nhất. Chớ còn mình chạy theo khách thì cuộc đời mình không những không thấy ông chủ, mà mình hình như là lập lại cái ngôn ngữ của người xưa thôi.
Ví dụ như bây giờ, nhiều khi thầy nghĩ mình không bằng lòng hoàn cảnh kinh tế của xã hội mình, không bằng lòng cái này cái nọ thì mình nghĩ, hồi xưa ông Nguyễn Du ông cũng đã từng làm như vậy rồi, phải hông? Lịch sử hình như lập lại những cái đó hết, mà bây giờ mình không bằng lòng với những ông khách này, thì thật sự nó uổng cho mình lắm. Mà mình cứ tưởng mình là kẻ độc nhất thôi, chớ thật sự ra mình hãy coi lại cái ông nào cũng vậy hết, ông thì không bằng lòng xã hội nghèo quá hoặc là giàu quá. Bây giờ mình tiếp tục mình làm, chỉ có khách nó đến rồi nó đi thôi, chớ không có ông nào mà ở lại cả.
Ví dụ nhiều khi mình nghĩ cái chuyện cụ thể mình giận thằng cha nào đó lắm, nhưng mà thầy thấy một vị Tây Tạng nói: mình giận thằng cha nào đó thì ông đó ông cũng chết đi, phải hông? Nhưng cái giận nó còn mãi với mình, có phải mình chạy theo khách hông, có phải mình khổ hông? Mình giận, tui có ghét ông nào ông đó cũng đâu có sống mãi đâu, phải hông? Sống lắm 120 tuổi là cùng chớ mấy, nhưng mà mình ghét ổng cái ghét đó còn mãi với mình, thành ra mình chạy theo khách là rất là dại, phải trở lại với ông chủ của mình, phải tự chủ, còn mình cứ chạy theo khách mà không bằng lòng cái này, không bằng lòng cái kia, mà cuộc đời mình mình thấy vậy đó: cứ bằng lòng và không bằng lòng thôi. Thiệt ra những thứ đó chỉ là khách thôi, nó đâu có mãi mãi đâu, mà mình bằng lòng hay không bằng lòng, thì nội cuộc đời mình nó hao phí ở chỗ bằng lòng hay không bằng lòng. Trong cuộc đời bằng lòng hay không bằng lòng nhưng ông chủ sờ sờ đó mà mình không lo, cứ lo chạy theo khách bằng lòng hay không bằng lòng, mà chắc gì cái bằng lòng với không bằng lòng của mình đúng, phải hông?
Tôi thích ông Châu, cái đầu ông Châu xanh, đầu ông Hải là bắt đầu bạc, tôi thích đầu xanh hơn, nhưng biết đâu ông này ông nhuộm rồi sao. Thành ra cái chuyện đó cũng tầm bậy nữa, mình chạy theo khách bằng lòng và không bằng lòng đó. Trong khi cuộc đời mình, ông chủ nó bằng lòng hết, nhưng mà cái gì nó cũng không bằng lòng. Nó “tức là” tất cả mà nó cũng “chẳng là” tất cả, thì ông chủ nó phải vậy.
Bây giờ mình nói công nghiệp của mình mấy ông làm sao mà thua Nhật quá trời mình không bằng lòng, nó uổng đi, mình cứ kiếm mấy thằng khách đi làm chủ của mình thì mình đúng là thằng điên. Thành ra kinh điển hay nói điên đảo là vậy, khách thì nó tới nó đi, nó có sống mãi với mình đâu, phải hông? Mà mình cứ chạy theo mấy thằng khách đó, còn ông chủ ngồi đây mà không lo, bỏ nhà đi lang thang đi đánh lộn đánh lạo gì lung tung ngoài đó, một chập cũng không biết nhà mình ở đâu, hộ khẩu mình ở đâu!
Thành ra có nhiều người nói Phật giáo là cái gì mơ mơ hồ hồ, thầy thấy nó cụ thể lắm nó áp dụng cho tất cả mọi mặt của xã hội. Mình thấy rất điên là vậy, chuyện quan trọng nhất, chuyện ông chủ của mình mà mình không lo. Mình đi kiếm mấy người khách làm chủ cho mình, nó có ở với mình miết đâu mà mình đi kiếm nó làm chủ. Con người mình nó điên, cứ kiếm khách làm chủ, mà ông chủ ngồi đây thì không lo. Cứ ngồi đây kiếm hết thằng này làm chủ, tới thằng kia làm chủ, cả cuộc đời mình không biết làm chủ đâu hết. Cho tới khi mình không còn biết hộ khẩu mình là ai. Tôi là cái gì, tôi là ai? Không còn biết nữa. Đừng có tưởng Phật giáo là cái gì mơ hồ đâu, Phật giáo nó rõ lắm.
Sống mấy chục năm thầy mới thắm thía cái câu trong Phật giáo nói là điên đảo đó, đã điên rồi mà còn đảo ngược lại nữa.
Điên đảo! Mình điên lắm!
--------------------------------------------------------------------
(Để làm sáng tỏ thêm chủ khách xin trích đoạn Ý Nghĩa Chủ Khách mà Phật khai thị trong kinh Lăng Nghiêm)
Ý NGHĨA CHỦ KHÁCH
Bấy giờ Thế Tôn duỗi cánh tay Đâu la miên sáng ngời, mở năm ngón tay mà
bảo A Nan và cả đại chúng:
Khi mới thành đạo Như Lai đến vườn Lộc Uyển có dạy cho năm anh em tỳ kheo A Nhã Đa và bốn chúng rằng: Tất cả chúng sanh chẳng thành Giác ngộ và A La Hán là do những phiền não khách trần làm mê lầm. Lúc ấy các ông nhân đâu mà khai ngộ, đắc thành thánh quả?
Khi ấy ông Kiều Trần Na đứng dậy bạch Phật:
Nay con là hàng trưởng lão, ở trong đại chúng riêng được danh hiệu là Hiểu, do ngộ hai chữ khách trần, được thành thánh quả.
Bạch Thế Tôn, ví như người khách đi đường, vào nghỉ nơi quán trọ, hoặc ngủ lại, hoặc ăn. Ăn ngủ xong sắp xếp đồ đạc lên đường, không trụ lại được. Nếu thật là người chủ, tự không phải đi đâu.
Như thế mà tư duy, chẳng trụ là khách, trụ mãi là chủ. Lấy sự không trụ làm nghĩa chủ khách.
Lại như trời mới tạnh, mặt trời trong sáng trên cao, ánh sáng xuyên qua khe hở chiếu rõ các tướng bụi bặm trong hư không. Bụi trần thì lay động, hư không thường lặng yên. Như thế mà tư duy, đứng lặng gọi là hư không, lay động gọi là trần. Lấy sự dao động làm nghĩa chữ trần (bụi).
Phật nói: Đúng vậy.
Khi ấy Như Lai ở giữa đại chúng co năm ngón tay tại. Nắm rồỉ lại mở, mở rồi lại nắm.
Rồi hỏi A Nan: Nay ông thấy gì?
A Nan thưa: Bàn tay của Thế Tôn có mở có nắm giữa đại chúng. Con thấy bàn tay Như Lai tự mở tự nắm, chẳng phải tánh thấy của con có mở có nắm.
Phật bảo: Cái gì động, cái gì tĩnh?
A Nan thưa: Bàn tay Phật không ở yên (trụ), chứ tánh thấy của con còn không có tĩnh, thì có gì mà động.
Phật bảo: Đúng thế.
Bấy giờ Như Lai từ trong bàn tay phóng ra một luồng ánh sáng báu về bên phải của A Nan, A Nan liền quay đầu trông qua bên phải. Lại phóng một luồng ánh sáng về bên trái của A Nan, A Nan lại liền quay đầu trông qua bên trái.
Phật bảo A Nan: Đầu ông hôm nay sao lại lay động?
A Nan thưa: Con thấy Như Lai phóng ánh sáng báu qua bên phải rồi qua bên trái của con, nên con quay qua phải qua trái khiến đầu tự lay động.
A Nan, ông nhìn ánh sáng của Phật mà chuyển động cái đầu qua phải qua trái. Đó là đầu ông động hay cái thấy của ông động?
Bạch Thế Tôn, đầu con tự động, chứ tánh thấy của con còn không có dừng, huống là có động.
Phật nói: Đúng vậy.
Bấy giờ Như Lai bảo khắp đại chúng: Như lại có chúng sanh lấy cái lay động mà gọi là trần, cái không trụ ở mà gọi là khách, thì các ông hãy xem A Nan, đầu tự lay động mà cái thấy không có chỗ động. Lại xem bàn tay ta tự mở nắm mà cái thấy không có duỗi co.
Cớ sao các ông hiện nay lấy cái động làm thân, lấy cái động làm cảnh, từ đầu đến cuối niệm niệm sanh diệt. Bỏ mất chân tánh, làm việc điên đảo, tâm tánh mất chân, nhận vật làm mình, luân hồi trong ấy, tự mình nhận lấy sự luân chuyển.
(Trích trong Lăng Nghiêm Hành Giải, tác giả Đương Đạo, nxb Thiện Tri Thức)
Tánh Hải Kính ghi
Đời sống là một sự tự hoàn thiện liên tục. _Thomas Dean💞 Những cách cũ sẽ không thể mở những cánh cửa mới. _Dodinsky💞 Luôn luôn có chỗ cho sự cải thiện.
_Dạ thưa, lần đầu tiên thì con có tham gia học, thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác, trong kỳ pháp đàm vừa rồi thì thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác;
_Thiền với giáo sau này mới chia ra, rồi ông nào mà đọc kinh đó là giáo, mình để ý Thiền lúc đầu tiên kinh điển họ rành lắm, bằng cớ là
NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆMTrong gần năm niên khóa 1970-1975 tôi làm Giám học và dạy học tại Trường Bồ Đề Vạn Ninh, thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi vào chùa Linh Sơn thăm
Di Ngôn - Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Ngày 18-04-2020(Hoa Sen Audio Thực Hiện trên Youtube)CÔNG TRÌNH SÁNG TÁC VÀ DỊCH THUẬT:Nguyên Thủy Phật Giáo
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt