Bài Viết (701)


KHÔNG NỢ - KINH TĂNG CHI BỘ

781

1) “ Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến… Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên: ”

2) “ Có bốn loại an lạc này, này gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn ? Lạc sở hữu (atthisukham), lạc thọ dụng (bhogasukham) lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội. ”

3) “ Và này gia chủ, thế nào là lạc sở hữu ? ”

“ Ở đây, này gia chủ, tài sản của người thiện nam tử, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, trích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Vị ấy suy nghĩ: “ Ta có tài sản, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, trích lũy được do sức mạnh cánh tay,.. thâu hoạch đúng pháp”, nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này gia chủ, đây gọi là lạc sở hữu. ”

4) “ Và này gia chủ, thế nào là lạc tài sản ? ”

“Ở đây, này gia chủ, thiện nam tử thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, trích lũy được… thâu hoạch đúng pháp và làm các việc phước đức. Vị ấy nghĩ rằng: “ Ta thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn… thâu hoạch đúng pháp và ta làm các các phước đức ”, nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này gia chủ, đây gọi là lạc tài sản ”.

5) “ Và này gia chủ, thế nào là lạc không mắc nợ ? ”

“ Ở đây, này gia chủ, vị thiện gia nam tử không có mắc nợ (dhàreti) ai một điều gì, ít hay nhiều. Vị ấy nghĩ rằng : “ Ta không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều ”, nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này gia chủ, đây gọi là lạc không mắc nợ ”.

6) “ Và này gia chủ, thế nào là lạc không phạm tội ? ”

“ Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Vị ấy nghĩ rằng: “ Ta thành tựu thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội ”. Nghĩ vậy vị ấy được lạc hỷ. Này gia chủ, đây gọi là lạc không phạm tội ”.

“ Có bốn loại lạc này, này gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ, khởi lên cho vị ấy ”.

“ Được lạc không mắc nợ,
Nhớ đến lạc sở hữu,
Người hưởng lạc tài sản,
Với tuệ, thấy như thị.
Do thấy, nên nó biết,
Sang suốt cả hai phần,
Lạc vậy chỉ bằng được,
Bằng một phần mười sáu,
Lạc không có phạm tội.”

---*---

Trích dẫn: KINH TĂNG CHI BỘ, 1988
Việt dịch: Tỳ Kheo THÍCH MINH CHÂU
TRƯỜNG CAO CẤP PHẬT HỌC VIỆT NAM CƠ SỞ II ẤN HÀNH

781

Milarepa Khai Thị Về Tâm và Cách Thực Hành - Garchen Rinpoche. Việt Dịch: Thanh Liên

Tâm đến từ tánh Không và tan hòa trở lại vào tánh Không, giống như nước đông lại thành băng và lại tan chảy ra. Tượng Đức Milarepa trong Tu viện Drirapuk,

12,540
TỨ VÔ LƯỢNG VÀ SÁU BA LA MẬT - The Four Immeasurables and the Six Paramitas (Song ngữ)

Tứ Vô Lượng Tâm Thái độ của một vị bồ tát là muốn giúp mọi chúng sanh thấy hạnh phúc và làm giảm bớt mọi khổ đau của chúng sanh. Vị Bồ tát không tin là có một số người muốn hạnh phúc còn những người khác thì

788
Song of Victory - His Holiness Jigme PhuntsokRinpoche

The Song of Victory is an extemporaneous vajra doha sung by His Holiness Jigme Phuntsok Rinpoche, in which His Holiness addressed four piths — the non-dual wisdom in the context of Mahayana

515
Như thế nào là Đạo dễ tu hành và Đạo khó tu hành?

"Đạo dễ tu hành" và "Đạo khó tu hành" đều là đạo Bồ Tát tu hành học Phật, xuất hiện đầu tiên ở "Phẩm Dị hành", quyển 5, "Thập trụ tỳ bà

1,258
Các bậc đại tu hành có thể tiêu trừ nghiệp chướng cho chúng sanh được không?

Đúng là có người nói như vậy, các bậc tu hành đạo cao đức trọng có thể chịu quả báo thay cho chúng sinh. Thí dụ có người nói, Lão Hòa Thượng

840
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,624
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

33,006
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,933
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,753
Chùa Việt
Sách Đọc