Bài Viết (701)


NGHIỆP CỦA NHỮNG ĐỨC HẠNH GIẢI THOÁT, NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THOÁT KHỎI SANH TỬ - LONGCHEN RABJAM

483

NGHIỆP CỦA NHỮNG ĐỨC HẠNH GIẢI THOÁT, NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THOÁT KHỎI SANH TỬ

Nghiệp của những hành vi đức hạnh phối hợp với những đức hạnh giải thoát dẫn người ta đến giác ngộ. Longchen Rabjam giải thích trong tác phẩm Shingta Chenpo (Cỗ Xe Ngựa Chiến Lớn), một tự bình giảng về Simnyid Nyalso (Thư giãn trong tâm Tự Nhiên) sự hiện diện của hai “dòng” Phật tánh (Như Lai Tạng) trong tất cả chúng sanh, nhờ nó chúng ta có tiềm năng trở thành những vị Phật nếu chúng ta tu hành những nghiệp đức hạnh dẫn đến Phật quả. Dòng (Rigs) thứ nhất là “Dòng hiện diện tự nhiên”, nó là phương diện của dòng hay của tinh túy, hiện diện một cách bổn nguyên như là bản tánh tối hậu của chúng sanh. Dòng hay tinh túy thứ hai là “dòng phát triển”, nó là phương diện tinh túy được phát triển bằng cách xóa tan những che đậy nhiễm ô. Ngài giải thích người ta cần đánh thức “dòng” và bằng phương tiện nào, hay khác đi người ta sẽ đi lạc vào sanh tử như thế nào nếu người ta không chứng ngộ, thấu hiểu “dòng”, và quan trọng là tu hành những đức hạnh giải thoát như thế nào để chứng ngộ “dòng”.

TỔNG QUÁT VỀ NGHIỆP ĐỨC HẠNH GIẢI THOÁT

Những nghiệp đức hạnh vượt khỏi cả hai những đức hạnh tạo công đức và những hành vi xấu và giải thoát mọi vết dơ là những nguyên nhân làm tái sanh trong sanh tử chính là những nghiệp, những nguyên nhân của giải thoát. Trong những nghiệp đó, những đức hạnh với những ý niệm, như là mười nghiệp thiện và năm ba la mật đầu của sự tích tập công đức, là những hành vi của cấp độ chân lý tương đối. Những đức hạnh không ý niệm, trí huệ thoát khỏi hai cực đoan, là sự tích tập trí huệ bổn nguyên (chân lý tuyệt đối). Sự hợp nhất của hai sự tích tập này, hiện thân trong những giai đoạn của năm con đường, dẫn người ta đến Phật quả. Thế nên nó siêu vượt những đức hạnh thuộc sanh tử. Chúng sanh sanh tử tri giác những hành vi đức hạnh là có bản chất và có những đặc tính. Nhưng đối với những đức hạnh giải thoát, từ lúc khởi đầu của sự tu hành không có tri giác về chúng như là có bản chất hay có những đặc tính. Chúng thoát khỏi ý niệm công đức hay không công đức, và chúng có tinh túy là tánh không và đại bi…

Bố thí…, năm ba la mật đầu là cho sự tích tập công đức, và trí huệ là cho sự tích tập trí huệ bổn nguyên. Qua sự tu hành phối hợp hai cái này, người ta đạt được hai thân (Pháp thân và Sắc thân) của chư Phật.

NHỮNG ĐỨC HẠNH, NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA GIẢI THOÁT

Những đức hạnh giải thoát thực sự thuộc về “chân lý của con đường”, nguyên nhân của dừng dứt khỏi khổ. Dù chúng đặt trên nền tảng phổ quát của những tập khí, thì kết quả - bản thân sự dừng dứt – được hoàn thành nhờ nguyên nhân của dừng dứt khổ đau và sanh tử, được đặt nền trên “dòng” (Rigs) hay tinh túy (Phật tánh). Đó là tại sao những đức hạnh trở thành nguyên nhân của giải thoát tối thượng bất biến. Trong bản văn gốc có nói:

Căn bản của những đức hạnh là “dòng”.
Đó là trạng thái tự nhiên sáng rỡ của tâm,
Bản tánh vô nhiễm, và nó là “dòng hiện diện tự nhiên”.
Phương diện xuất hiện của bản tánh là hai thân,
Chúng đặc trưng bởi chín thí dụ.
Đó là bản tánh của lòng bi hiện diện một cách bổn nguyên, và
Nó là “dòng phát triển”. Điều này do Như Lai nói ra…
Những kinh điển của lần chuyển bánh xe Pháp thứ ba khai thị nghĩa quyết định và chỉ ra bí mật vĩ đại của tất cả chư Phật. Những kinh điển đó là:

Arya-dharanesvaraja-pariprccha sutra.
Arya-srimaladevi-simhadana-pariprccha sutra.
Bu-Mo Rin-Ch’en Gyis Zhus Pa’I mDo.
Vimaladevi pariprccha.
Arya-angulimala sutra.
Arya-mahaparinirvana sutra.
Arya maitreya pariprccha sutra.
Arya tathagatagarbha sutra v.v…

Trong những kinh này có cho những giải thích về bản tánh hay trạng thái tự nhiên của tâm thức, nó vốn hiện diện trong tất cả chúng sanh, và là Phật tánh. Nó hiện diện từ nguyên thủy và bất biến. Trong bản tánh này vốn hiện diện sự thành tựu tự nhiên của phương tiện xuất hiện của nó như là nguồn của những tướng chánh và tướng phụ của các sắc thân và phương diện tánh không của nó như là sự tự do của thân tối hậu (Pháp thân) vượt khỏi cực đoan tạo tác. Bản tánh này được giải thích bằng những ví dụ: “Sự thành tựu tự nhiên của những đức hạnh như viên ngọc như ý, sự bất biến như hư không, và hiện diện toàn khắp trong tất cả chúng sanh như nước trong suốt. Trong Uttara-tantra có nói: “Như một viên ngọc như ý, hư không và nước, Phật tánh luôn luôn thoát khỏi những ô nhiễm.”

Trong tinh túy của nó, không có ô nhiễm từ khoảnh khắc ban đầu bởi sự che ám của những vết dơ, và nó vẫn thanh tịnh như nó vốn là. Trong Kinh Arya-astasahasrika prajnaparamita có nói: “Trong tâm không có tâm, vì bản tánh của tâm là quang minh sáng rỡ.”
Nó là bản tánh hay “dòng” của chư Phật và nó hiện diện trong mỗi chúng sanh. Uttaratantra nói: “Bởi vì chúng sanh là không thể phân lìa khỏi tánh Như, và bởi vì họ sở hữu “dòng”, chúng sanh luôn luôn sở hữu Phật tánh.”

Dòng cũng được gọi là “bản tánh đức hạnh tối hậu vô thủy”, bởi vì nó là Phật từ nền tảng bổn nguyên. Trong Manjusrinamasamgiti có nói: “Phật không có bắt đầu cũng không có chấm dứt, là cái bổn nguyên không thiên chấp.”
Trong Hevajradvikalpa-tantra có nói: “Những chúng sanh đích thị là Phật. Bất kể họ có bị che ám bởi những ô nhiễm ngẫu sanh, khi những che ám tan sạch, họ đích thị là Phật.”

Khi một người là chúng sanh, trong tánh Như của tự tâm, người ấy đã vốn có sự toàn thiện của những đức hạnh của sắc thân Phật trong phương diện xuất hiện hình tướng và những đức hạnh của Pháp thân trong phương diện tánh Không. Nhưng Phật tánh bị che ám bởi những ô nhiễm và những đức hạnh trở thành không trong sáng, không rõ ràng trong sự biểu lộ. Thế nên nó được gọi là bản tánh hay dòng (Rigs).
Khi thành Phật, người ta sẽ thoát khỏi mọi che ám. Thế nên gọi là sáng suốt, giác ngộ. Sự khác biệt chỉ là năng lực của bản tánh của tâm có được hiển lộ hoàn toàn hay không. Chúng ta không chấp nhận rằng đó là một sự phát triển của một đức hạnh mới nó không hiện hữu khi còn là một chúng sanh bình thường, bời vì bản tánh thì bất biến.

Kinh sNying-Po Rab-Tu brTan-Pa nói:
Cõi giới tối hậu của thời gian vô thủy.
Là chỗ ở của tất cả những hiện hữu hiện tượng.
Bởi vì sự thường trụ của nó, tất cả chúng sanh
Có thể đạt được niết bàn.
Tánh Như thì bất biến.
Nó đã là và sẽ là y như nó đang là.
Bản tánh quang minh sáng rỡ của tánh Như của tâm không bao giờ bị nhiễm ô bởi những che ám phiền não.Uttaratantra nói:
Bản tánh của tâm, nó là sáng rỡ,
Thì bất biến như hư không.
Tham, sân và các thứ phiền não, đến từ những ý niệm nhiễm ô,
Những che ám ngẫu sanh đó không nhiễm ô được nó.

SỰ PHÂN CHIA DÒNG

Có hai phân chia (trong “dòng”): (a) Dòng hiện diện tự nhiên, nó hiện hữu một cách bổn nguyên; và (b) dòng phát triển, nó được phát sanh dựa vào sự tẩy sạch những nhiễm ô ngẫu sanh.
(1) Trong dòng hiện diện tự nhiên có hai phương diện: (a) Dòng hiện diện tự nhiên của bản tánh tối hậu của hiện tượng, nó là rỗng không, thoát khỏi mọi tạo tác, là Tâm và là nguyên nhân của sự tự do của thân tinh túy (Pháp thân). (b) Dòng hiện diện tự nhiên của những hiện hữu hiện tượng, nó là nguyên nhân của sự tự do của những sắc thân. Những sắc thân trụ như những hiện tượng và bản tánh của chúng vốn từ thời gian bổn nguyên. Trong Kinh Mahaparinirvana (Đại Bát Niết Bàn) có nói:

Thiện nam tử! Bản tánh của tâm, nó là tinh túy tự nhiên quang minh và tự nhiên không hiện hữu, thì không tách lìa khỏi những hình tướng xuất hiện, những thuộc tính sáng ngời của những tướng chánh và tướng phụ của những thân Phật của tâm tự nhiên thanh tịnh. Trong mọi trường hợp, chúng được sắp xếp bằng sự đặt tên là hình tướng và tánh không.
(2) Dòng phát triển: qua sự tu hành phát triển Bồ đề tâm và vân vân, phương tiện thiện xảo và trí huệ của “con đường tu hành” và sự tích tập hai phần công đức và trí huệ bổn nguyên, làm hoàn thiện người ta vào trong dòng hiện diện tự nhiên. Kinh Gandavyuha (Hoa Nghiêm) nói:

Thiện nam tử của bậc chiến thắng! Cái được biết như là dòng giác ngộ là sự chứng đắc cõi giới tối hậu bằng cách chứng ngộ sự bao la như hư không và quang minh tự nhiên và bằng sự tu hành những đại tích tập công đức và trí huệ bổn nguyên.
Trong Uttaratantra nói:
Như một kho tang và như trái của một cây
Hai dòng cần được biết.
Chúng là (a) dòng hiện diện tự nhiên hiện hữu một cách bổn nguyên và
(b) Dòng tuyệt hảo khởi lên bởi phát triển – Từ hai dòng này Ba Thân
Của chư Phật sẽ đạt được.
Từ dòng thứ nhất người ta đắc cái đầu tiên
(Pháp thân, thân tinh túy).
Từ dòng thứ hai người ta đắc hai cái sau (hai Sắc thân).
Vẻ đẹp của Pháp thân cần được hiểu như một viên ngọc,
Bởi vì nó (Pháp thân) là tự nhiên không do tạo thành,
Và là kho tàng của những đức hạnh.
Bởi vì có sự vĩ đại chúa tể của những hiện tượng,
Báo thân thì giống như vua của vũ trụ.

Vì bản chất là sự phản chiếu của Báo thân,
Thân biểu lộ (Hóa thân) thì giống như một hình ảnh bằng vàng.
Pháp thân (thân tinh túy), dòng hiện diện tự nhiên của Tâm vốn đã thành tựu tự nhiên như một viên ngọc. Từ căn bản này ( thân tinh túy) khởi lên sự phản chiếu của dòng hiện diện tự nhiên thành những hiện tượng, tức là Báo thân, chúa tể của vũ trụ, và Hóa thân cho chúng sanh. Nhưng những thân đã thành vô hình và bị che ám bởi những nhiễm ô khi còn là chúng sanh. Như thế sự tích tập công đức qua phát triển Bồ đề tâm v.v… tẩy sạch những che ám đối với sắc thân, và sự tích tập trí huệ qua thiền định về tánh không v.v… tẩy sạch những che ám đối với tánh như, thân tinh túy. Hai dòng là hiện diện một cách bổn nguyên, như là căn cứ và cái được đặt nền lên căn cứ. Dòng hiện diện tự nhiên là căn cứ, như nước trong. Dòng phát triển là cái đặt nền trên đó, ví như sự khởi lên của những phản chiếu khác nhau trên mặt nước…

Dòng hiện diện tự nhiên của bản tánh của những hiện tượng và dòng hiện diện tự nhiên của hiện tượng cả hai hiện hữu như là nguyên nhân của tự do nhưng không như là kết quả, bản thân tự do. Dòng phát triển, nó tịnh hóa những nhiễm ô, hoạt động như những đối trị nhưng không phải là những nguyên nhân thực sự của hai thân, như nhân và quả của một người sáng tạo và vật được tạo ra. Maha-yanasutralamkara nói:

Người ta cần hiểu rằng dòng tự nhiên và dòng phát triển
Là căn cứ và cái đặt nền trên căn cứ.
Dòng tự nhiên hiện hữu như nguyên nhân nhưng không là kết quả.
Qua những đức hạnh người ta đạt giải thoát.

MINH HỌA SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHẬT TÁNH TRONG CHÚNG SANH BẰNG CHÍN THÍ DỤ

Phật tánh đầy khắp trong tất cả chúng sanh. Chín thí dụ chỉ ra nó hiện diện như thế nào ở giữa những nhiễm ô phiền não…
Phật tánh hiện diện ở giữa bốn nhiễm ô trong người thường chưa vào con đường giác ngộ và người đã vào con đường tích tập và con đường áp dụng: (a) Phật tánh hiện diện ở giữa tham muốn im lìm như một vị Phật trong một búp hoa hấp dẫn, (b) giữa sân giận im lìm như mật ong ở giữa những con ong, (c) ở giữa vô minh (si) im lìm như hạt trong vỏ trấu, và (d) ở giữa sự khởi lên của tham sân si mạnh mẽ, những phiền não biểu lộ như vàng trong hố bẩn. (e) Phật tánh hiện ở giữa những tập khí vô minh của A La Hán, Thanh Văn và Độc Giác Phật như là kho tàng trong đất. Có hai thí dụ minh họa sự hiện diện của Phật tánh ở giữa những cái phải đoạn trừ trong con đường phản chiếu của Bồ tát: (f) Nó giống như một trái xoài (có tiềm năng cho trái) và (g) như một hình tượng Phật làm từ ngọc bọc trong giẻ rách. Có hai thí dụ minh họa sự hiện diện của Phật tánh ở giữa những cái phải đoạn trừ trong con đường thiền định của Bồ tát: (h) Nó giống như bào thai của một con vua trong bụng một người đàn bà nghèo và xấu, và (i) như một mảnh vàng trong bùn.

483

Học Thiền suốt đời không 'Ngộ' thì làm thế nào ?

"Ngộ" mà Thiền tông nói là vứt bỏ vạn duyên, tâm không chấp trước, đã không có gì đáng cầu lại không có gì đáng xã. Niệm một niệm là có thể

993
LÝ THUYẾT HỢP NHẤT CỦA CÁC ĐIỂM PHÓNG CHIẾU VỊ và DANH TỪ (A unified Theory of Verbal and Nominal Projections)

Như vậy thì, cách đếm, sẽ là nền tảng dẫn ta đi đến cách đánh vần hay đếm từng chữ, kế đến là hình vị và rồi hình thái âm vị như

842
THUẬN TÁNH KHỞI TU - Nguyễn Thế Đăng

THUẬN TÁNH KHỞI TU1. Thế nào là Thuận tánh khởi tu? Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa Thuận

15,929
NIỆM PHẬT LÀ CHUYỆN MÌNH LÀM. VÃNG SANH LÀ CHUYỆN PHẬT LÀM - PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN (Sơ Tổ Của Tông Tịnh Độ Nhật Bản)

Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi. Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp

792
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM - HẠNH SANH VÀO THẬP ĐỊA

Kim Cang Tạng Bồ tát quan sát mười phương muốn cho đại chúng thêm lòng tin thanh tịnh nên nói kệ rằng:Ðạo lớn của Như LaiVi diệu khó biết đượcLìa niệm chẳng

738
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc