Tin Tức (680)


TẠI SAO CHÚNG TA THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC?

657

Thầy dạy chánh niệm là không có thất niệm, chánh niệm là nhận ra tâm đang nhận biết sáng tỏ.
Tại sao chúng ta phải thực hành Chánh niệm tỉnh giác?
Chúng ta phải thực hành chánh niệm tỉnh giác để chúng ta thoát khỏi sự che chướng của cái ta và cái của ta.
Thầy thí dụ như một con chó bị cột vào một cái cọc bằng một sợi dây. Nó chạy vòng vòng nhưng không thoát khỏi cái cọc, người chấp có một cái ta cũng bị giới hạn mình y như vậy.
Trong y học hiện nay đã tìm ra được các trung tâm ở cơ thể con người như: trung tâm về nghe, trung tâm về cảm giác, trung tâm về thấy, ngửi, nếm... nhưng khoa học không tìm ra bộ tổng tham mưu chỉ huy các trung tâm này; chứng tỏ cái ta là không thật có.
Trong kinh Lăng nghiêm Phật đã bát ngài A Nan về bảy chỗ mà ngài A Nan chỉ là nơi ở của tâm. Cũng để nói lên không có ta.
Trong tạng kinh Pali, Phật dạy pháp cho Bahiya; khi ông ba lần thưa hỏi Phật, thỉnh Phật dạy cho ông về pháp. Phật dạy:
“Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri (nhận biết) sẽ chỉ là cái được thức tri…” đây là cách mà Phật dạy ngài Mahiya sống mà không có cái ta. Và ngài đã giải thoát sau khi chứng ngộ được bài pháp này.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: “Quán tự tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, ngài soi thấy năm uẩn đều Không liền qua hết thảy khổ ách…”…

Khi một người có một căn bệnh chỉ thấy thân bệnh thì bệnh có thể nhẹ, nhưng nếu người đó nghĩ rằng “tôi bệnh”; thì căn bệnh lại nặng thêm. Chúng ta chấp có một cái ta trong thấy nghe hiểu biết của mình cho nên chính cái ta đó tạo nghiệp và gánh chịu nghiệp, đáng ra không có ai phải nhận chịu cả.
Điều đau lòng là khi đã dính mắc vào một cái ta và cái của ta. Người chấp có ta thấy mình là trung tâm của thế giới. Thử chiêm nghiệm xem? Ai ăn? Ta ăn. Ai tu? Ta tu… Cái thấy có một trung tâm bao trùm tất cả nhận thức của con người. Người này sẽ có một nhận thức là cả vũ trụ này chỉ hiện hữu để phục vụ cho chính họ mà thôi. Và trên thế gian này có bảy tỷ người thì có bảy tỷ cái ta. Thế giới một tướng bị chia cắt thành biết bao khác biệt từ góc nhìn có một cái ta.

Cái ta này theo người tu hành cho đến quả vị A La Hán, hay Bát địa Bồ tát mới hết; còn gọi là giải thoát sanh tử. Cho nên trong tu hành, khi có những cái thấy xuất thần nào đó, nếu không tỉnh giác, người tu vẫn còn bị che chướng bởi cái ta vi tế ở bên trong. Và ngay cả mức độ của Chánh niệm tỉnh giác nếu không là: “Kim cương năng đoạn” thì cũng chặt không nỗi cái ta này.
Cho nên như thầy dạy, trong kinh thường nói cái ta là “vọng tưởng” tức là cái ta không thật, nhưng mà chúng ta luôn luôn sống bằng nó, sống vì nó… Mọi hình thức sống đều xoay quanh nó. Đáng thương thay!

Cái ta này có trước khi chúng ta có thân, cho nên, chính nó đã nương vào thân này, do cái ta này tạo nghiệp mà chúng ta sinh ra thân và nương gá vào đó để tiếp tục tạo nghiệp. Cái ta không thật nhưng nó hằng sâu trong Tàng thức của chúng ta, nếu không có một cuộc cách mạng sâu rộng ở bên trong tâm thức chúng ta, thì chúng ta không thể nào thoát khỏi được sự che chướng của nó.
Đó là lời thầy dạy cho chúng ta có một cái nhìn vào ảo tưởng về cái ta mà chúng ta đang đeo mang, để chúng ta sữa mình tiến hành thực hành một ngày tu Chánh niệm tỉnh giác. Miễn sao hiểu được mình đang sống bởi bộ mặt bị che chướng, tùy theo sự thức tỉnh của mỗi người mà chúng ta thâm nhập trong thực hành và có những cung bậc cảm nhận khác nhau.

Khi cái thấy không có một trung tâm thì thế nào?
Tất cả đều là trung tâm. “Ta là tất cả, tất cả là ta”.
Chúng ta sẽ hoàn nguyên cái thấy dính mắc, chấp ngã, chia chẽ; trở về cái thấy một tướng.

Gió thì mát, trời thì xanh, nước thì trong…
Tất cả đều là giải thoát.

Tánh Hải

657

Tàng Kinh Các và Đại Tạng Cao Ly (Hàn Quốc)

Tripitaka là một từ Sanskrit, có nghĩa là “Tam tạng”. Tam tạng bao gồm những lời dạy của đức Phật, (Kinh tạng), giới luật và những thích nghĩa về giới luật của

16,676
Dược Sư Thất Phật

DƯỢC SƯ THẤT PHẬT   Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát - Dược Sư Phật - Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát   Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (Tạng Truyền Phật

17,668
KHÁM PHÁ ÔNG CHỦ

_Thưa thầy, thưa đại chúng thì hồi nãy thầy có nói là cái thân tâm này nó “tức là” mà nó cũng “chẳng phải là” thì làm sao để nhận ra cái

625
VIÊN NGỌC NHƯ Ý (1)

_Viên ngọc như ý là cái tâm của mình, cái tâm của mình thì nó trong sáng và mọi biểu hiện đều là viên ngọc như ý đó hết, thành ra: thiên

967
NGƯỜI QUAN SÁT (PHẦN HAI)

_Thưa thầy trong bài giảng người quan sát, bản thân con con thấy còn phân biệt giữa người quan sát với đối tượng quan sát, thưa thầy?_Thì bởi vì anh chưa đạt

779
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,317
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,738
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,653
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,420
Chùa Việt
Sách Đọc