Truyền thống Kim Cương thừa (Vajrayana) là một con đường nhanh chóng để đạt được giải thoát. Kim Cương (vajra) tượng trưng cho năng lực có nghĩa là Kim Cương thừa rất hữu hiệu. Nhiều người có nhận thức sai lầm về Kim Cương thừa, cho rằng nó không khác gì việc áp dụng lời nguyền thần bí hay năng lực tâm linh. Trong thực tế, “YANA” là một cuộc tìm kiếm sự giải thoát của tâm và sự thực hành huyền thuật và năng lực tâm linh sẽ không đưa ta tới sự giải thoát. Nếu chúng ta thực hành Kim Cương thừa với quan niệm sai lầm này thì nhất định là ta tích tập nghiệp rất xấu. Quả thực trong Kim Cương thừa có rất nhiều tantra trì tụng thần chú, nhưng chắc chắn là những tantra này không có tính chất huyền bí hay tâm linh. Chúng ta phải hiểu rõ tính chất độc nhất vô nhị này của truyền thống Kim Cương thừa.
Tiêu chuẩn đầu tiên trong việc thực hành Kim Cương thừa là phải bắt đầu với Tiểu thừa (Hinayana). Tiểu thừa bao gồm những giáo lý căn bản của Đức Phật và những giáo lý này không được nhắc lại trong Đại thừa (Mahayana) hay Kim Cương thừa. Do đó, những hành giả Đại thừa và Kim Cương thừa phải bắt đầu từ những giáo lý căn bản của Tiểu thừa.
Những giáo lý căn bản của Đức Phật là gì?
Những giáo lý căn bản nhất là sự thiền định và vinaya hay giới luật và những hành giả của Đại thừa hay Kim Cương thừa phải học tập những giáo lý này qua Tiểu thừa.
Thực hành thiền định có hai cấp độ và cấp độ đầu tiên là thiền định “samatha.” Nhờ tu tập nó tâm ta được tĩnh lặng, an bình và kiên cố. Trong các giáo lý Tiểu thừa, Đức Phật chú trọng rất nhiều vào sự thực hành và những kỹ thuật của thiền định samatha. Những hành giả Đại thừa hay Kim Cương thừa nên đạt được nền tảng như thế.
Vinaya là giới luật bản thân. Tóm lại, cần tự chế không làm mười ác hạnh. Mười ác hạnh này bao gồm mọi ác nghiệp phát sinh từ việc chấp ngã. Đối nghịch với mười ác hạnh và mười thiện hạnh. Những thiện hạnh này là gốc rễ của những công đức của riêng ta. Tôi không thảo luận chi tiết về chúng ở đây và những ai không hiểu rõ về mười thiện hạnh có thể tham khảo Kinh điển.
Đồng thời ta phải hiểu rằng thân người khó được và rất quý báu. Thân người quý báu này là một khí cụ để đạt được giải thoát nhưng nó rất dễ bị tổn thương và chỉ tồn tại một thời gian ngắn ngủi. Trong thế giới này có rất nhiều mối hiểm nguy có thể dễ dàng tiêu diệt những thân người như thế. Chúng ta không biết chút gì về nghiệp lực của ta và chúng ta còn sống bao lâu nữa.
Lý do của việc tái sinh trong luân hồi sinh tử là sự chấp ngã.
Mọi cảm xúc phát khởi từ sự chấp ngã sẽ không tốt lành và với sự chấp ngã như thế, không có cách nào để thực hành các thiện hạnh. Tất cả những hoạt động thuộc về nghiệp sẽ không đạo đức và mỗi một trong những nguyên nhân ác nghiệp này sẽ đưa tới sự tái sinh trong những cõi thấp trong mười ngàn đời. Nếu bạn có thể suy niệm về sự kiện này thì bạn sẽ có thể nhận ra rằng thân người thì quý báu biết bao. Trong vô số lần tái sinh, cơ may để được tái sinh trong cõi người là một phần mười triệu. Vì thế, giờ đây bạn đang sở hữu thân người quý báu, xin đừng phí phạm nó. Bạn phải sử dụng thân người quý báu này để thực hành. Trừ phi bạn đã giác ngộ nếu không thì không có cách nào để hoàn toàn được giải thoát.
Điều được nói ở trên là yêu cầu đầu tiên của thực hành căn bản. Kế tiếp, để là một hành giả Kim Cương thừa thì yêu cầu thứ hai là phải được trang bị lòng bi mẫn vĩ đại. Điều đó có nghĩa là để thực hành Kim Cương thừa, ta phải là một Bồ Tát. Bồ Tát có nghĩa là một người có Bồ Đề tâm và lòng bi mẫn.
Bồ Đề tâm là hạt giống của Phật Quả và một Bồ Tát phải có Bồ Đề tâm và Lòng Bi mẫn đối với tất cả chúng sinh mà không có chút vị kỷ nào.
Một khi bạn đã phát triển Bồ Đề tâm, bất kỳ công đức nào được thực hiện cũng sẽ được chuyển hóa thật vô hạn và có thể đưa tới sự giải thoát và Phật Quả. Trái lại, nếu bạn không phát triển Bồ Đề tâm, mọi công đức đã thực hiện sẽ bị giới hạn. Chỉ có những công đức được thực hiện với Bồ Đề tâm mới có thể bảo đảm sự Giác ngộ và Phật Quả.
Ngoài việc thực hành con đường Bồ Tát, những hành giả Kim cương thừa cũng sử dụng một vài phương tiện thiện xảo trong sự thực hành của họ, chẳng hạn như sự quán tưởng các Bổn Tôn, v.v..
Trong truyền thống Kim Cương thừa, Kalacakra được nói là thực hành Kim Cương thừa cao cấp nhất. Kalacakra có một ý nghĩa sâu xa và những tính chất của Bổn Tôn Kalacakra cũng rất đặc biệt. Ngài có nhiều mặt, nhiều tay chân và những đặc tính này tượng trưng cho nhiều ý nghĩa của thực hành. Một ví dụ khác là Đức Chenrezig (Quán Thế Âm) bốn tay có thân sắc trắng tượng trưng cho sự thuần tịnh và lòng bi mẫn, hoa sen và chuỗi pha lê cầm trong tay tượng trưng cho lòng bi mẫn và trí tuệ, và những vật trang sức được đeo trên thân tượng trưng cho những phẩm tính khác nhau của sự chứng ngộ.
Bổn Tôn hay yidam có thể hiển lộ trong Báo Thân hay Hóa Thân. Những sự hiển lộ này xuất phát từ giác tánh nguyên sơ, là Pháp Thân. Chẳng hạn như Đức Chenrezig được nhận thức là sự hiển lộ trong một Báo Thân hay Hóa Thân thì tùy thuộc vào mức độ thực hành và năng lực của hành giả.
Khi bạn đang thực hành yidam, đừng nghĩ rằng bạn đang mời thỉnh Bổn Tôn tới với bạn. Ví dụ như trong thực hành Chenrezig, không phải là Đức Chenrezig sẽ thực sự xuất hiện trước mặt bạn. Một vài người cho rằng thực hành Bổn Tôn là để mời thỉnh Bổn Tôn đi tới hay đi vào thân thể của họ. Đây là những quan niệm sai lầm. Hơn nữa, để quét sạch sự chấp ngã, chúng ta phải chú tâm vào điều khác bên cạnh tam độc, đó là ta phải quán tưởng một chủng tự. Ví dụ như chủng tự “HRIH” chứa đựng sự ban phước của thiền định Chenrezig, nó có thể biến thành hình ảnh Đức Chenrezig. Giờ đây với thân thể bình thường của ta chúng ta quán tưởng chủng tự này và nhờ nó, chúng ta biến thành Đức Chenrezig. Thực hành này sẽ quét sạch những niệm tưởng và những khuynh hướng quen thuộc của ta. Từ điều này ta sẽ hiểu rằng thực hành Bổn Tôn mang lại rất nhiều lợi lạc.
- Trước tiên, nó bao gồm thiền định samatha (tĩnh lặng) bởi bạn phải thực hành rất nhiều sự quán tưởng.
- Thứ hai, thực hành yidam có thể quét sạch nghiệp xấu và những khuynh hướng quen thuộc
- Thứ ba, ta có thể đạt được trạng thái Pháp Thân hay Báo Thân.
Tâm chú Om Mani Pad Me Hung của Đức Chenrezig
Thần chú này xuất hiện từ thiền định của Đức Chenrezig và việc trì tụng nó có thể giúp chúng ta tăng trưởng sự tập trung và giải trừ nghiệp xấu của ngữ. Cũng thế, sự quán tưởng Bổn Tôn thì không ở trong một thân tướng thô nặng. Bản tánh của ngài là tánh Không, Pháp Thân và sự hiển lộ của ngài là Báo Thân.
Sự quán tưởng chủng tực “HRIH” là để quét sạch những khuynh hướng quen thuộc của ta.
Thông thường, khi chúng sinh được tái sinh trong cõi người, trước tiên tâm thức sẽ bám vào một thân thể và sau đó đi vào thai tạng. Dĩ nhiên là với kỹ thuật hiện tại người ta không thể khám phá ý niệm tâm thức đi vào thai tạng. Điều chúng ta có thể nhận ra chỉ là tiến trình tiệm tiến của sự phát triển. Ý niệm tâm thức được tạo nên bởi sự tham luyến và dính mắc và những điều này rất khó quét sạch. Ta cần có sự chuyển hóa tự nhiên của tâm. Vì thế, ta quán tưởng tâm ta và tan biến thành “HRIH”, nó sẽ chuyển hóa các thân tướng chúng sinh thành những thân tướng của Đức Chenrezig.
Ý niệm yidam tan thành ánh sáng đi vào tánh Không có thể chuyển hóa khuynh hướng quen thuộc của sự chết. Thông thường khi chúng sinh chết, họ phải đi vào giai đoạn bardo. Nhờ sự thực hành và quán tưởng này ta có thể quét sạch khuynh hướng ấy và đi vào trạng thái Pháp Thân.
Đây là những thực hành của Kim Cương thừa nhưng điều tối quan trọng là chúng đòi hỏi sự thiền định như một căn bản. Những phương pháp thiền định hầu như được tìm thấy trong những Kinh điển bí truyền. Nếu bạn đang thực hành Kim Cương thừa và thiếu căn bản này thì dù bạn thực hành Pháp môn nào nó cũng sẽ dẫn tới sai lầm. Bạn sẽ không thể quán tưởng trạng thái trống không của một yidam và bạn sẽ quán tưởng thân tướng yidam như một thân thô nặng. Khi bạn tụng thần chú, bạn sẽ phủ nhận cốt tủy của nó. Vì thế, không có căn bản của những giáo lý bí truyền thì mọi thực hành làm việc không có mục đích.
Để là một hành giả Kim Cương thừa, chúng ta cần có một sự hiểu biết thấu đáo thực hành của nó và cũng hoàn thành những giới nguyện Bồ Tát. Kim Cương thừa không nên được giảng dạy công khai cho những người không thọ Bồ Tát giới bởi đó là những giáo lý của các Bồ Tát. Do đó chỉ có những Bồ Tát là phù hợp với việc thực hành. Tuy nhiên, thực hành của Đức Chenrezig bao gồm lòng đại bi một cách phi thường và có thể được giảng dạy công khai./.
H.H. Kunzig Shamarpa Rinpoche
Nguyên tác: “The Correct Attitude of a Vajrayana Practionner”
By H.H. Kunzig Shamarpa Rinpoche
http://www.kagyu-asia.com/t_correct.html
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Do bị ràng buộc trong tướng và tưởng, tất cả chúng sanh trời người đều nghĩ đức Phật đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và ngài đã thuyết pháp để
Từ khi còn trẻ, tôi đã có tư duy mang tính triết học về con người, về giới kinh doanh. Ngoài sách chuyên ngành, những cuốn sách gối đầu giường của tôi
Sáng Chủ nhật, ngày 25-3-2012 trong dịp kỷ niệm 2600 năm Đức Phật thành đạo, tại thủ đô Bangkok -Thái Lan đã long trọng tổ chức lễ đặt bát cúng dường đến
_Thưa thầy thưa đại chúng, con có thắc mắc điều này đại chúng giải thích thêm. Trong cuộc đời tu tập, con cũng đang vướng mắc cái chỗ là: thí dụ như
SINH THÁI HỌC TÂM LINH🔆 Sinh thái học và tâm linh nối kết với nhau một cách căn bản, bởi vì cuối cùng tỉnh giác sinh thái sâu xa là tỉnh giác
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt