Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
Phật nói: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói. Thiện Hiện! Bát Nhã Ba la mật đa rốt ráo lìa. Tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng rốt ráo lìa.
Thiện Hiện! Nội không rốt ráo lìa. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không cũng rốt ráo lìa.
Thiện Hiện! Chơn như rốt ráo lìa. Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện! Khổ thánh đế rốt ráo lìa. Tập diệt đạo thánh đế cũng rốt ráo lìa.
Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự rốt ráo lìa. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện! Tám giải thoát rốt ráo lìa. Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện! Bốn niệm trụ rốt ráo lìa. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng rốt ráo lìa.
Thiện Hiện! Không giải thoát môn rốt ráo lìa. Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện! Cực hỷ địa rốt ráo lìa. Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng rốt ráo lìa.
Thiện Hiện! Năm nhãn rốt ráo lìa. Sáu thần thông cũng rốt ráo lìa.Thiện Hiện! Phật mười lực rốt ráo lìa. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện! Pháp vô vong thất rốt ráo lìa. Tánh hằng trụ xả cũng rốt ráo lìa..
Thiện Hiện! Nhất thiết trí rốt ráo lìa. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện! Tất cả đà la ni môn rốt ráo lìa. Tất cả tam ma địa môn cũng rốt ráo lìa nên Bồ Tát Ma Ha Tát khá được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Vì tất cả hạnh Bồ Tát ma ha tát rốt ráo lìa, nên Bồ Tát Ma Ha Tát khá được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện hiện! Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rốt ráo lìa, nên Bồ Tát Ma Ha Tát khá được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Vì Nhất thiết trí trí rốt ráo lìa, nên Bồ Tát Ma Ha Tát khá được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bát Nhã Ba la mật đa chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải Bát Nhã Ba la mật đa. Nếu tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Nếu nội không chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải nội không. Nếu ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.
Thiện Hiện! Nếu chơn như chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải chơn như. Nếu pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Thiện Hiện! Nếu khổ thánh đế chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải khổ thánh đế. Nếu tập diệt đạo thánh đế lìa, lẽ chẳng phải tập diệt đạo thánh đế.
Thiện Hiện! Nếu bốn tĩnh lự chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải bốn tĩnh lự. Nếu bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Thiện Hiện! Nếu tám giải thoát chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tám giải thoát. Nếu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thiện Hiện! Nếu bốn niệm trụ chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải bốn niệm trụ. Nếu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Thiện Hiện! Nếu không giải thoát môn chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải không giải thoát môn. Nếu vô tướng vô nguyện giải thoát môn chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải vô tướng vô nguyện giải thoát môn.
Thiện Hiện! Nếu Cực hỷ địa chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải Cực hỷ địa. Nếu Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa. Thiện Hiện! Nếu năm nhãn chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải năm nhãn. Nếu sáu thần thông chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải sáu thần thông.
Thiện Hiện! Nếu Phật mười lực chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải Phật mười lực. Nếu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Thiện Hiện! Nếu pháp vô vong thất chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải pháp vô vong thất. Nếu tánh hằng trụ xả chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tánh hằng trụ xả. Thiện Hiện! Nếu nhất thiết trí chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải nhất thiết trí. Nếu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Thiện Hiện! Nếu tất cả đà la ni môn chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tất cả đà la ni môn. Nếu tất cả tam ma địa môn chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tất cả tam ma địa môn.
Thiện Hiện! Nếu tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Nếu Nhất thiết trí trí chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện! Vì Bát Nhã ba la rốt ráo lìa nên gọi tên Bát Nhã Ba la mật đa. Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa rốt ráo lìa, nên gọi tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, Bát Nhã Ba la mật đa. Thiện Hiện! Vì nội không rốt ráo lìa, nên gọi tên nội không. Vì ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không rốt ráo lìa, nên gọi tên ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.
Thiện Hiện! Vì chơn như rốt ráo lìa, nên gọi tên chơn như. Vì pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới rốt ráo lìa, nên gọi tên pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Thiện Hiện! Vì khổ thánh đế lìa, nên gọi tên khổ thánh đế. Vì tập diệt đạo thánh đế lìa, nên gọi tên tập diệt đạo thánh đế.
Thiện Hiện! Vì bốn tĩnh lự rốt ráo lìa, nên gọi tên bốn tĩnh lự. Vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định rốt ráo lìa, nên gọi tên bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Thiện Hiện! Vì tám giải thoát lìa, nên gọi tên tám giải thoát. Vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ rốt ráo lìa, nên gọi tên tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thiện Hiện! Vì bốn niệm trụ rốt ráo lìa, nên gọi tên bốn niệm trụ. Vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi rốt ráo lìa, nên gọi tên bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Thiện Hiện! Vì không giải thoát môn rốt ráo lìa, nên gọi tên không giải thoát môn. Vì vô tướng, vô nguyện giải thoát môn rốt ráo lìa, nên gọi tên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Thiện Hiện! Vì Cực hỷ địa lìa, nên gọi tên Cực hỷ địa. Vì Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa rốt ráo lìa, nên gọi tên Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa. Thiện Hiện! Vì năm nhãn rốt ráo lìa, nên gọi tên năm nhãn. Vì sáu thần thông rốt ráo lìa, nên gọi tên sáu thần thông.
Thiện Hiện! Vì Phật mười lực rốt ráo lìa, nên gọi tên Phật mười lực. Vì bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo lìa, nên gọi tên bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Thiện Hiện! Vì pháp vô vong thất rốt ráo lìa, nên gọi tên pháp vô vong thất. Vì tánh hằng trụ xả rốt ráo lìa, nên gọi tên tánh hằng trụ xả. Thiện Hiện! Vì nhất thiết trí rốt ráo lìa nên gọi tên nhất thiết trí. Vì đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lìa, nên gọi tên đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Thiện Hiện! Vì tất cả đà la ni môn rốt ráo lìa, nên gọi tên tất cả đà la ni môn. Vì tất cả tam ma địa môn rốt ráo lìa, nên gọi tên tất cả tam ma địa môn.
Thiện Hiện! Vì tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát rốt ráo lìa, nên gọi tên tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát. Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề lìa, nên gọi tên chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Vì Nhất thiết trí trí lìa, nên gọi tên Nhất thiết trí trí.
Vậy nên, Thiện Hiện! Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng phải chẳng nương Bát Nhã Ba la mật đa năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tuy chẳng phải pháp lìa năng chứng pháp lìa, mà chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng phải chẳng nương dựa Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Vậy nên, chúng Bồ Tát Ma Ha Tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên siêng tu học Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát Ma Ha Tát sở hành pháp nghĩa rất là sâu thẳm? Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói. Các Bồ Tát Ma Ha Tát sở hành pháp nghĩa rất là sâu thẳm như thế, với pháp Thanh Văn, bậc Ðộc giác năng chẳng tác chứng.
Bấy giờ, Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói ấy là các Bồ Tát Ma Ha Tát sở tác chẳng khó. Sở dĩ vì sao? Các Bồ Tát Ma Ha Tát sở chứng pháp nghĩa đều bất khả đắc, năng chứng Bát Nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc, pháp chứng, kẻ chứng, xứ chứng, thời chứng cũng bất khả đắc. Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát Ma Ha Tát quán tất cả pháp đã bất khả đắc, có pháp nghĩa nào khá làm sở chứng? Có Bát Nhã Ba la mật đa nào khá làm năng chứng? Lại có những pháp nào khá thi thiết? Pháp chứng, kẻ chứng, xứ chứng, thời chứng đã vậy làm sao khá chấp được, do đây chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy chẳng khá chứng, huống là chứng pháp Thanh Văn, bậc Ðộc giác? Bạch Thế Tôn! Ðấy gọi là Bồ Tát hành vô sở đắc. Nếu Bồ Tát Ma ha tát năng hành hạnh vô sở đắc như thế, đối tất cả pháp được không ám chướng. Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát này khi hành như thế chẳng thấy các tướng, chẳng thấy ta hành, chẳng thấy chẳng hành, chẳng thấy Bát Nhã Ba la mật đa sở hành, chẳng thấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là ta sở chứng, cũng chẳng thấy chứng xứ thời thảy.
Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát này khi đang hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.” Bạch Thế Tôn! Ví như hư không chẳng tác nghĩ này: “Ta bỏ pháp đây hoặc xa hoặc gần”. Sở dĩ vì sao? Vì hư không không động, cũng không sai khác, không phân biệt vậy. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Ví như huyễn sĩ chẳng tác nghĩ này: “Pháp tương tự huyễn sở cách ta là xa, đồ huyễn, thầy huyễn cách ta là gần, đồ chúng nhóm tu cũng gần cũng xa”. Sở dĩ vì sao? Vì sở huyễn tác sĩ không phân biệt vậy. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Ví như bóng, tượng chẳng tác nghĩ này: “Ta nhân kia hiện cách ta là gần, chỗ pháp chẳng nhân cách ta là xa”. Sở dĩ vì sao? Vì bóng, tượng hiện ra không phân biệt vậy. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát không ái không tắng. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu và tất cả pháp tự tánh ái tắng bất khả đắc vậy Bạch Thế Tôn! Như các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không ái không tắng. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, không ái không tắng. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật, Bồ Tát dứt ái tắng vậy.
Bạch Thế Tôn! Như các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dứt hẳn tất cả vọng tưởng phân biệt. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, đè dứt tất cả vọng tưởng phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật, Bồ Tát đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Như các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Như các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biến ra kẻ hóa chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. . Sở dĩ vì sao? Vì kẻ bị biến hóa không phân biệt vậy. Hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, chẳng tác nghĩ này: “Ta xa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Như các đức Như Lai muốn có sở tác, hóa làm kẻ hóa khiến làm việc kia, mà kẻ bị hóa chẳng tác nghĩ này: “Ta năng tạo tác được sự nghiệp như thế”. Sở dĩ vì sao? Vì các kẻ bị hóa không phân biệt vậy. Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như vậy, vì hữu sở vi mà siêng tu tập. Ðã tu tập rồi, tuy sự nghiệp sở tác đã được thành xong, mà đối sở tác đều không phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Ví như thợ thuyền hoặc đệ tử kia, vì có sở vi tạo các cơ quan hoặc nữ hoặc nam, hoặc voi ngựa thảy. Các cơ quan đây tuy có sở tác mà đối việc kia đều không phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì các việc cơ quan không phân biệt vậy. Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như vậy, vì có sở vi nên mới thành lập. Ðã thành lập rồi, tuy năng thành xong các thứ sự nghiệp, mà đối sở tác đều không phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phân biệt vậy.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Ngài Thiện Hiện! Vì chỉ Bát Nhã Ba la mật đa không phân biệt, hay tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng không phân biệt ư? Thiện Hiện đáp rằng: Ngài Xá Lợi Tử! Chẳng những Bát Nhã Ba la mật đa không phân biệt mà tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng không phân biệt.
Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi Thiện Hiện rằng : Ngài Thiện Hiện! Vì sắc cũng không phân biệt, thọ tưởng hành thức cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nhãn xứ cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì sắc xứ cũng không phân biệt, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nhãn giới cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì sắc giới cũng không phân biệt, thanh hương vị xúc pháp giới cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nhãn thức giới cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nhãn xúc cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì địa giới cũng không phân biệt, thủy hỏa phong không thức giới cũng không phân biệt ư?
Ngài Thiện Hiện! Vì vô minh cũng không phân biệt; hành, thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nội không cũng không phân biệt, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì chơn như cũng không phân biệt; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì khổ thánh đế cũng không phân biệt, tập diệt đạo thánh đế cũng không phân biệt ư?
Ngài Thiện Hiện! Vì bốn tĩnh lự cũng không phân biệt; bốn vô lượng, bốn vô sắ định cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì tám giải thoát cũng không phân biệt; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì bốn niệm trụ, cũng không phân biệt; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì không giải thoát môn cũng không phân biệt; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì Cực hỷ địa cũng không phân biệt; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì năm nhãn cũng không phân biệt, sáu thần thông cũng không phân biệt ư?
Ngài Thiện Hiện! Vì Phật mười lực cũng không phân biệt; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì pháp vô vong thất cũng không phân biệt, tánh hằng trụ xả cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì nhất thiết trí cũng không phân biệt; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không phân biệt ứ? Ngài Thiện Hiện! Vì tất cả đà la ni môn cũng không phân biệt, tất cả tam ma địa môn cũng không phân biệt ư?
Ngài Thiện Hiện! Vì quả Dự lưu cũng không phân biệt; quả Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát cũng không phân biệt, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không phân biệt ư? Ngài Thiện Hiện! Vì hữu vi giới cũng không phân biệt, vô vi giới cũng không phân biệt ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Ngài Xá Lợi Tử! Sắc cũng không phân biệt, thọ tưởng hành thức cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nhãn xứ cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Sắc xứ cũng không phân biệt, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nhãn giới cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Sắc giới cũng không phân biệt, thanh hương vị xúc pháp giới cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nhãn thức giới cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nhãn xúc cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không phân biệt, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Ðịa giới cũng không phân biệt, thủy hỏa phong không thức giới cũng không phân biệt.
Ngài Xá Lợi Tử! Vô minh cũng không phân biệt; hành, thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nội không cũng không phân biệt, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Chơn như cũng không phân biệt; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Khổ thánh đế cũng không phân biệt, tập diệt đạo thánh đế cũng không phân biệt.
Ngài Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự cũng không phân biệt; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Tám giải thoát cũng không phân biệt; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ, cũng không phân biệt; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Không giải thoát môn cũng không phân biệt; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Cực hỷ địa cũng không phân biệt; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Năm nhãn cũng không phân biệt, sáu thần thông cũng không phân biệt.
Ngài Xá Lợi Tử! Phật mười lực cũng không phân biệt; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Pháp vô vong thất cũng không phân biệt, tánh hằng trụ xả cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí cũng không phân biệt; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Tất cả đà la ni môn cũng không phân biệt, tất cả tam ma địa môn cũng không phân biệt.
Ngài Xá Lợi Tử! Quả Dự lưu cũng không phân biệt; quả Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát cũng không phân biệt, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không phân biệt. Ngài Xá Lợi Tử! Hữu vi giới cũng không phân biệt, vô vi giới cũng không phân biệt.
Xá Lợi Tử nói: Ngài Thiện Hiện! Nếu tất cả pháp đều không phân biệt, tại sao mà có địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời, năm thú sai khác? Tại sao lại có tu Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán, Ðộc giác, Bồ Tát, chư Phật quả vị sai khác?
Thiện Hiện nói: Ngài Xá Lợi Tử! Hữu tình điên đảo, nhân duyên phiền não gây các tác nghiệp thân khẩu ý. Do đây cảm được dục làm căn bản nghiệp quả dị thục. Nương đây thi thiết địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, trời, người, năm thú sai khác, mà nói rằng tại sao có tu Dự lưu thảy các quả vị sai khác ấy. Ngài Xá Lợi Tử! Vì không phân biệt nên có tu Dự lưu và quả Dự lưu, vì không phân biệt nên có tu Nhất lai và quả Nhất lai, vì không phân biệt nên có tu Bất hoàn và quả Bất hoàn, vì không phân biệt nên có tu A La Hán và quả A La Hán, vì không phân biệt nên có tu Ðộc giác và Ðộc giác Bồ đề, vì không phân biệt nên có tu Bồ Tát Ma Ha Tát và đạo Bồ Tát Ma Ha Tát, vì không phân biệt nên có tu Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Ngài Xá Lợi Tử! Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ do đây phân biệt, vì dứt phân biệt nên mới khá co thi thiết. Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vị lai cũng không phân biệt, vì dứt phân biệt nên mới khá có thi thiết. Mười phương chư Phật thế giới, tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hiện tại đang thuyết cũng không phân biệt, vì dứt phân biệt nên mới khá có thi thiết.
Ngài Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây mới biết tất cả pháp đều không phân biệt. Ðem không phân biệt là chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế làm định lượng vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát nên hành tướng không phân biệt Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Nếu hành tướng không phân biệt như thế, bèn năng chứng được tướng không phân biệt sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, vì hành pháp bền chắc hay hành pháp không bền chắc ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, là hành pháp không bền chắc, chẳng vì hành pháp bền chắc. Vì cớ sao? Ngài Xá Lợi Tử! Bát Nhã Ba la mật đa không bền chắc nên tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng không bền chắc vậy.
Ngài Xá Lợi Tử! Nội không bền chắc nên ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Chơn như không bền chắc nên pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Khổ thánh đế không bền chắc nên tập diệt đạo thánh đế cũng không bền chắc vậy.
Ngài Xá Lợi Tử! Bốn tĩnh lự không bền chắc nên bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Tám giải thoát không bền chắc nên tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi! Bốn niệm trụ không bền chắc nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Không giải thoát môn không bền chắc nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Cực hỷ địa không bền chắc nên Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Năm nhãn không bền chắc nên sáu thần thông cũng không bền chắc vậy.
Ngài Xá Lợi Tử! Phật mười lực không bền chắc nên bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Pháp vô vong thất không bền chắc nên tánh hằng trụ xả cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí không bền chắc nên đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Tất cả đà la ni môn không bền chắc nên tất cả tam ma địa môn cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát không bền chắc nên chư Phật Vô thượng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không bền chắc vậy. Ngài Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí trí không bền chắc vậy. Sở dĩ vì sao?
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối Bát Nhã Ba la mật đa hãy chẳng không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối nội không hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối ngoại không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối chơn như hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối khổ thánh đế hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối tập diệt đạo thánh đế cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối bốn tĩnh lự hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối tám giải thoát hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối bốn niệm trụ hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối không giải thoát môn hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối Cực hỷ địa hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối năm nhãn hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối sáu thần thông cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối Phật mười lực hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối pháp vô vong thất hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối tánh hằng trụ xả cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối nhất thiết trí hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối tất cả đà la ni môn hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối tất cả tam ma địa môn cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được. Ðối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Ngài Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối Nhất thiết trí trí hãy chẳng thấy không bền chắc khá được, huống thấy có bền chắc khá được.
Bấy giờ, có vô lượng Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đều khởi nghĩ này: “Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân năng chứng tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, như nghĩ hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết, chẳng chứng thật tế, bình đẳng, pháp tánh, chẳng đọa Thanh Văn và bậc Ðộc giác. Bồ Tát Ma Ha Tát này do nhân duyên đây rất là hiếm có, năng làm việc khó, đáng nên kính lễ”.
Cụ thọ Thiện Hiện biết tâm nghĩ của các Thiên tử, bèn bảo đấy rằng: Bồ Tát Ma Ha Tát này chẳng chứng thật tế, bình đẳng, pháp tánh, chẳng đọa Thanh Văn và bậc Ðộc giác, chưa rất hiếm có, chẳng đủ là khó. Nếu Bồ Tát Ma ha tát biết tất cả pháp và các hữu tình đều bất khả đắc mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mặc giáp công đức, vì độ vô lượng vô số vô biên trăm ngàn hữu tình, khiến được Vô dư Niết Bàn rốt ráo, Bồ Tát Ma Ha Tát này mới rất là hiếm có, năng làm việc khó. Thiên tử phải biết, Bồ Tát Ma Ha Tát này tuy biết hữu tình đều vô sở hữu, mà phát tâm Vô thượng giác, mặc giáp công đức, vì muốn điều phục các loài hữu tình như có vì muốn điều phục hư không. Sở dĩ vì sao? Các Thiên tử! Hư không lìa, nên phải biết tất cả hữu tình cũng lìa. Hư không không, nên phải biết tất cả hữu tình cũng không. Hư không chẳng bền chắc, nên phải biết tất cả hữu tình chẳng bền chắc. Hư không vô sở hữu, nên phải biết tất cả hữu tình cũng vô sở hữu. Vì cớ ấy, các Thiên tử! Bồ Tát Ma Ha Tát này rất là hiếm có, năng làm việc khó.
Các Thiên tử! Phải biết các Bồ Tát Ma Ha Tát mặc giáp đại bi, vì muốn điều phục tất cả hữu tình, mà các hữu tình đều vô sở hữu, như có mặ giáp chiến cùng hư không. Các thiên tử! Phải biết các Bồ Tát Ma Ha Tát mặc giáp đại bi vì muốn lợi vui tất cả hữu tình, mà các hữu tình và giáp đại bi đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Các Thiên tử! Vì hữu tình lìa, nên giáp đại bi đây phải biết cũng lìa. Vì hữu tình không, nên giáp đại bi đây phải biết cũng không. Vì hữu tình chẳng bền chắc, nên giáp đại bi đây phải biết cũng chẳng bền chắc. Vì hữu tình vô sở hữu, nên giáp đại bi đây phải biết cũng vô sở hữu.
Các Thiên tử! Phải biết việc các Bồ Tát Ma Ha Tát điều phục lợi vui các hữu tình cùng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì hữu tình lìa, nên việc điều phục lợi vui đây phải biết cũng lìa. Vì hữu tình không, nên việc điều phục lợi vui đây phải biết cũng không. Vì hữu tình chẳng bền chắc, nên việc điều phục lợi vui đây phải biết cũng chẳng bền chắc. Vì hữu tình vô sở hữu, nên việc điều phục lợi vui đây phải biết cũng vô sở hữu.
Các Thiên tử! Phải biết các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Các Thiên tử! Vì hữu tình lìa, nên phải biết các Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lìa. Vì hữu tình không, nên phải biết Bồ Tát Ma Ha Tát cũng không. Vì hữu tình chẳng bền chắc, nên phải biết Bồ Tát Ma Ha Tát cũng chẳng bền chắc. Vì hữu tình vô sở hữu, nên phải biết Bồ Tát Ma Ha Tát cũng vô sở hữu.
Các Thiên tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát nghe việc như thế, tâm chẳng chìm đắm, chẳng kinh chẳng sợ, cũng chẳng lo hối, phải biết Bồ Tát Ma Ha Tát này hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu.