Tin Tức (680)


TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG TỊCH HẠ TRÀNG

17,743

 

TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THƯỢNG TỊCH HẠ TRÀNG
TRÚ TRÌ ĐỜI THỨ VII TỔ ĐÌNH LINH SƠN

Hòa thượng họ Hồ, húy Thăng, pháp danh Tâm Thanh, hiệu Tịch Tràng. Ngài sanh năm Kỷ Dậu (1909), tại làng Lỗ Giáng, xã Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ Hồ Tưởng - thường gọi là cụ Cửu Đẩu - tinh thông nho học, làm quan Cửu phẩm Văn Giai; thân mẫu là cụ Phạm Thị Liên.
Thời thơ ấu, Ngài được song thân chăm lo giáo dưỡng rất chu đáo, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề học vấn, nhờ vậy năm 20 tuổi Ngài thi đỗ bằng Thành Chung và được bổ nhiệm dạy học tại trường Pháp-Việt ở Tây Hồ (nay là trường PTCS Trưng Vương, Tp. Đà Nẵng). Ngoài thời giờ dạy học ra, Ngài còn tinh chuyên nghiên cứu giáo lý nhà Phật và am hiểu một cách tường tận. Khi phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Trung do Quốc sư Phước Huệ khởi xướng Ngài đến chùa Trúc Lâm (Huế) xin thọ Tam quy, Ngũ giới với Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng cho Pháp danh là Tâm Thanh. Vốn được thấm nhuần giáo lý nhà Phật, nhận thức được sự mong manh giả tạm của kiếp nhân sinh... Nên đến năm Mậu Dần (1938), Ngài lặng lẽ từ giã gia đình, quyết chí xuất gia cầu Đạo. Trên đường du phương học đạo, Ngài qua Cao Miên (Campuchia), tại đây Ngài được hội kiến Hòa thượng Thích Quảng Đức, thật là một cơ duyên hy hữu khiến Ngài hoan hỷ phấn chấn vô cùng.
Năm 1939, khi nghe tin Thiền sư Minh Tịnh (húy Nhẫn Tế) vừa du học từ Tây Tạng về, Ngài liền tìm đến chùa Thiên Chơn tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để xin thọ giáo với Thiền sư, được Thiền sư ấn chứng và ban cho Ngài pháp hiệu là Tịch Tràng. Đồng liêu với Ngài là 3 vị sư huynh: Viên Chiếu, Tịch Chiếu và Thường Chiếu.
Năm 1941, Hòa thượng Quảng Đức thường về chùa Thiên Chơn đàm đạo với Thiền sư Minh Tịnh. Tại đây Hòa thượng gặp Ngài, biết là pháp khí có thể làm rường cột cho Phật Pháp mai sau nên mời Ngài về Vạn giã, tỉnh Khánh hòa để đảm nhận trọng trách Trú trì ngôi Tổ đình Linh sơn mà Hòa thượng đang gánh vác. Nhận ủy thác của Hòa thượng Quảng Đức, Ngài về Tổ đình Linh sơn để chu toàn sứ mệnh “Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh”, “ Kế thế truyền đăng tục diệm”. Nơi đây non nước hữu tình, cảnh Phật trang nghiêm khiến lòng xúc động nên Ngài cảm khái bài thơ sau đây:
Cuối năm 1945, chiến tranh Việt-Pháp lại bùng nổ, làm cho nhân dân hết sức thống khổ lầm than. Do đó, dân làng khắp nơi trong quận quy tụ về xung quanh chùa để nương tựa. Nhờ sự hộ trì của Tam Bảo, cũng như đức độ của Ngài mà mọi người được yên ổn. Dần dần Ngài đã cảm hóa họ phát tâm thọ trì Tam quy, Ngũ giới trở thành Phật tử tại gia- hộ trì Tam Bảo.
 
«Ngàn năm mới gặp cảnh chùa này, 
Cây che tàng lọng giữa trời xây.
Cảm ứng Từ Bi thương mấy độ,
Thỏa lòng mong ước bấy lâu nay.
Am tranh khuya sớm nhang đèn, lạy,
Dưa muối chiều hôm dạ thảo ngay.
Kinh Kha sông Dịch không quay lại,
Phăng dấu tìm trâu đáp nghĩa Thầy».
 
Năm 1954, Ngài khởi công xây dựng Ngôi Chánh điện (do Hòa Thượng Thích Quảng Đức trú trì đời thứ 6 Tổ đình Linh sơn đặt viên đá đầu tiên). Đến năm 1956 công trình xây dựng Ngôi Chánh điện được hoàn thành và Ngài đã tổ chức lễ khánh thành rất trọng thể. Sau đó, Ngài tiếp tục xây dựng Đông lang và Tây lang. Công cuộc kiến thiết ngôi Tổ đình đến đây tạm hoàn tất. Từ đó, Ngài tập trung vào vấn đề tu tập và tiếp Tăng độ Chúng. Hằng ngày ngoài sáu thời lễ bái ra, Ngài còn dạy cho Tăng chúng tu học. Mỗi năm đến mùa An cư-Kiết hạ, chư Tăng khắp nơi quy tụ về trụ xứ nầy tu học rất đông dưới sự hướng dẫn của Ngài.
Năm 1960, sự kỳ thị Tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm khiến cho tăng ni và tín đồ vô cùng điêu đứng khổ sở. Bản thân ngài cũng bị tay sai của nhà cầm quyền đương thời đe dọa, ám hại... nhưng đức độ của Ngài không những tự mình tránh khỏi tai họa, ngược lại còn cảm hóa họ trở về quy hướng Tam bảo. Vì thế, uy đức của Ngài ngày càng vang rộng. Trước đó cũng như trong thời gian này, còn có quí Ngài như: Hòa thượng Thích Hưng Từ, Hòa thượng Thích Vĩnh Thọ, Hòa thượng Thích Viên Giác, Hòa thượng Thích Chơn Không, Hòa Thượng Thích Giải An, Hòa thượng Thích Trí Châu ... ở các tỉnh Miền ngoài vào để cùng Ngài hoằng dương Phật Pháp tại nơi đây.
Năm 1964, khi GHPGVNTN ra đời Ngài được cử làm Chánh Đại Diện GHPHVNTN quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, và được lưu nhiệm cho đến ngày Ngài Viên tịch.
Năm 1970, Ngài được Hòa thượng Thích Trí Thủ mời thỉnh giảng lớp Chuyên Khoa Phật học tại Phật học Viện Trung Phần Hải Đức-Nha Trang.
Năm 1972, Ngài mở Giới đàn Sa Di, Bồ Tát tại gia và Thập Thiện, dưới sự chứng minh kiêm Hòa thượng Đường đầu là thượng Trí hạ Thủ.
Năm 1973, Đại Giới Đàn Phước Huệ tại Chùa Hải Đức-Nha Trang, Ngài được cung thỉnh làm Đệ Tam Tôn Chứng.
Về sau, tuy tuổi già sức yếu nhưng hằng ngày Ngài vẫn hướng dẫn cho Tăng Chúng hành trì trong các thời khóa lễ. Ngoài ra, mỗi ngày Ngài còn lễ sám Hồng Danh Vạn Phật và luôn luôn khi đi đứng, lúc nằm ngồi Ngài đều niệm Phật, tràng hạt không rời tay.
Sứ mệnh thành, hạnh nguyện mãn. Trước khi từ biệt cõi trần để vào cõi Niết Bàn Tịch Tịnh, Ngài gọi đồ chúng lại dạy lời cuối cùng được thể hiện bằng bài kệ như sau:

«Hơn, thua, phải, trái biết bao là!
Xét nét tu hành giữ lấy ta, 
Tâm để rỗng không, thường nhẫn nhục,
Muôn phiền não chướng cũng tiêu ma».
 
Sau đó, Ngài an nhiên thâu thần thị tịch. Thượng tọa Tuệ Sĩ cảm khích ân đức của Ngài mà viết câu đối kính điếu đầy thiền vị như sau:

仰之高奚生歟滅歟彷彿空堂瘦鶴 
-«Ngưỡng chi cao hề sanh dư diệt dư phưởng phất không đường sấu hạc»;
垂之切矣戒也訓也俳佪暮影遺音 
-«Thùy chi thiết hỷ giới dã huấn dã bồi hồi mộ ảnh di âm».

Tạm dịch:
Trông lên cao hề! Sống ư, chết ư? Thấp thoáng hạc gầy nơi cửa Phật.
Nhìn lại gần hề! Răn chăng, dạy chăng? Ngậm ngùi giọng cũ lúc hoàng hôn.
Ngài an nhiên thị tịch vào lúc 12 giờ, ngày 24 tháng 5 năm Bính Thìn (1976), hưởng thọ 68 tuổi.


NAM MÔ TỰ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ, LINH SƠN ĐƯỜNG THƯỢNG TRÚ TRÌ, HÚY THƯỢNG TÂM HẠ THANH HIỆU TỊCH TRÀNG HÒA THƯỢNG GIÁC LINH THÙY TỪ NHÃ GIÁM.

 Trích từ Kỷ Yếu Linh Sơn 2005

17,743

THIỀN QUÁN - Tánh Hải

Tôi chơi Facebook cũng hơn một năm, được tiếp xúc với rất nhiều bạn bè, tôi nhận ra nhiều người bạn chưa nhận rõ kiến tánh là như thế nào, phần lớn

706
Cần có sự đột phá về công tác xây dựng đội ngũ kế thừa

Cần có sự đột phá về công tác xây dựng đội ngũ kế thừaGiác Ngộ - Sau đêm khai mạc khá hoành tráng tại Sân vận động Bình Dương, sáng nay 11-3,

12,567
Đức Dalai Lama sẽ đến thăm Nga

Đức Dalai Lama sẽ đến thăm Nga với tư cách nhà lãnh đạo Phật giáo (Himachal Pradesh, Ấn Độ): Ngày 5-6, ngài Alexander Kadakin, Đại sứ Nga tại Ấn Độ cho hay,

16,432
Theo Quách Tấn, tìm về núi cũ xem mai nở

Theo Quách Tấn,tìm về núi cũ xem mai nởTìm về núi cũ xem mai nở Mộng bén ngàn xa hạt điểm canh. Quách Tấn 1.Trong một bài viết về tác phẩm nước non Bình Định

15,255
Vài suy nghĩ trong một chuyến về quê - Nguyên Hảo

Nói như Verner Z. Reed, mỗi thành phố đều có một cái hồn*. Điều này không ngoại lệ  đối với Saigon. Và trong cái hồn của Saigon đó, phải kể đến 2

1,492
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc