Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (16)


Xem mục lục

[293]     Trong đại ấn, trước tiên bản tánh của tâm được chỉ ra, và rồi chúng ta tu hành nó, học duy trì sự nhận biết của chúng ta về bản tánh của tâm trong tham thiền và hậu tham thiền. Khi chúng ta tu hành tham thiền về tự tâm, nhiều loại ngăn ngại khác nhau và những hoàn cảnh trái nghịch có thể sanh khởi. Chúng được xem là những sai lầm mà chúng ta có thể rớt vào và những con đường lầm lẫn chúng ta chọn. Tất cả những thứ ấy cần phải từ bỏ, chiếu sáng, vượt thắng. Từ quan điểm này chúng ta phải hiểu những nguy hiểm và lỗi lầm của tham thiền. Chúng được biết như bốn cách đi lạc và ba con đường lỗi lầm.

Loại bỏ bốn cách đi lạc

Mỗi cái của bốn cách đi lạc có hai phương diện khác nhau. Thứ nhất là gây ra một lỗi lầm trong phương pháp thực hành tham thiền. Đây là một “đi lạc tạm thời”. Thứ hai là tạo ra một lỗi lầm trong việc khai triển cái hiểu và hình ảnh tâm thức về bản tánh của sự vật. Đây là một “đi lạc từ gốc”. Một đi lạc từ gốc xảy ra khi chúng ta không phát sanh tham thiền thích đáng trong dòng tương tục của thân và tâm.

Cái thứ nhất của bốn cách đi lạc là hiểu lầm về tánh Không. Điều này có nghĩa chúng ta không hiểu rằng tánh Không là bản tánh của mọi hiện tượng, của mọi sự xuất hiện với tâm chúng ta. Chúng ta cần hiểu “tánh Không sở hữu cái tối cao của mọi phương diện”. Điều này nghĩa là mặc dầu không có tự tánh, tánh Không là cái cho phép mọi sự xuất hiện. Tánh Không không mâu thuẫn với tính duyên khởi hay duyên sanh của những hiện tượng.

Một người có thể suy luận từ những dòng Tâm Kinh – Sắc là Không, Không là sắc” – rằng tánh Không là chết, hay không có gì cả, và bởi thế không xứng đáng để tham thiền về nó. Hay họ nghĩ rằng tánh Không nghĩa là những hành động của chúng ta không có những phản hồi, và do đó những hành động đức hạnh không mang đến hạnh phúc và những hành động sai trái không mang lại khổ đau. Đây là những thấy hiểu sai lầm. Như vậy, cách đi lạc thứ nhất là hiểu lầm thực nghĩa của “bản tánh của những hiện tướng là tánh Không.”

Cách đi lạc thứ hai là hiểu lầm cách dùng tánh Không làm con đường. Trong thực hành đại ấn chúng ta tham thiền về bản tánh của tâm trong trạng thái không tạo tác của nó. Nếu chúng ta không hiểu rằng  tâm trong trạng thái tự nhiên của nó đã là nền tảng, con đường và quả, chúng ta có thể nghĩ, “Tôi có thể hoàn thành giác ngộ, và do đó tôi sẽ tham thiền về tánh Không này. Về sau, như một kết quả của tham thiền này, tôi sẽ thành tựu quả nào đó.” Đây không phải là con đường đúng. Cái chúng ta thực sự tham thiền về pháp tánh, nó đã hiện hữu trong chúng ta; trong tham thiền chúng ta đem pháp tánh từ một trạng thái không biểu lộ qua một trạng thái biểu lộ. Nếu không hiểu điều này, bấy giờ chúng ta đã hiểu lầm cách lấy tánh Không làm con đường.

Cách đi lạc thứ ba là xem tánh Không là cái đối trị. Nếu chúng ta không hiểu những phiền não là vô tự tánh, chúng là tư tưởng đồng khởi, và bản tánh của chúng là trí huệ đồng khởi, chúng ta có thể tin rằng những phiền não là những sự vật thật và tánh Không là phương thuốc thích hợp cho chúng. Chúng ta sẽ nghĩ sai lầm rằng những phiền não là một thứ và tánh Không là một thứ khác; chúng ta không thấu hiểu rằng tánh Không chính là bản tánh của những phiền não. Thế nên chúng ta tham thiền với quan điểm sai lạc, không hiểu rằng những phiền não vốn là vô tự tánh.

Cách đi lạc thứ tư là nghĩ rằng chúng ta phải thấu hiểu những hiện tượng với tánh Không. Đây là hiểu lầm rằng những sự vật đã vô tự tánh và không biết tâm chúng ta cũng đã như vậy. Không hiểu tâm là trống không, chúng ta cảm thấy chúng ta phải định tính những sự vật, thao tác với chúng, chuyển hóa những sự vật không trống không thành những sự vật trống không. Điều này không cần thiết bởi vì tánh Không đã vốn là bản tánh của những sự vật.

Tashi Namgyal bàn luận hai cấp độ của mỗi cái trong bốn cách đi lạc. Cấp độ thứ nhất là hiểu lầm hoàn toàn khái niệm, và cấp độ thứ hai là hiểu lầm không thường xuyên khái niệm.

Trong bốn cách đi lạc, cái thứ nhất là cái quan trọng nhất cần từ bỏ. Hiểu lầm tánh Không nó là bản tánh của mọi sự xuất hiện với tâm chúng ta là lỗi lầm nguy hiểm nhất. Tại sao là một vấn nạn như vậy? Nó là một vấn nạn bởi vì một cái thấy hư vô đoạn diệt khiến chúng ta nghĩ không có duyên sanh trong những hiện tượng. Chúng ta nghĩ lầm tánh Không chỉ là không có gì cả. Bởi vì từ “tánh Không” khiến chúng ta dễ nghĩ đến không có hiện hữu, những từ khác được dùng để chỉ tánh Không của tâm trong truyền thống Kagyu – “tâm như nó là”, “đại ấn”, và “tâm bình thường”. Nếu chúng ta hiểu sai tánh Không, chúng ta sẽ không đi con đường đúng. Làm sao một quan niệm sai lầm như thế được xóa sạch? Nó được xóa sạch bằng tâm an trụ trong trạng thái không tạo tác của cân bằng.

Một mở rộng của điều này là nghĩ rằng bởi vì những sự vật là không hiện hữu, thì những tư tưởng và hành động thiện không quan trọng gì. Thiện trống không, không ích lợi gì, và ác trống không, không làm hại gì. Đại thành tựu giả Saraha nói: “Quan niệm sự vật là thật là ngu đần. Nhưng bám chấp vào tánh Không thì còn ngu đần hơn”.

Những đi lạc khác không nguy hiểm lắm, nhưng chúng ngăn tham thiền của chúng ta tiến hành tốt đẹp. Trong cách này chúng được dùng như những chỉ dạy cho tham thiền tiến triển thích đáng.

Làm sao loại bỏ những lạc lối này? Bằng cách chứng ngộ rằng thật tánh thì không được tạo dựng một cách mới mẻ mà đã hiện hữu trong chúng ta một cách bổn nguyên. Karmapa thứ Ba, Rangjung Dorje, trong Cầu Nguyện Ngưỡng vọng Đại Ấn, đã nói, “Tất cả mọi hiện tượng là sự phô diễn như huyễn của tâm. Tâm thì trống không mọi thực thể tâm.” Khi chúng ta nói chúng ta thấy tự tâm mình, đó không phải chúng ta thấy cái gì cả. Tuy nhiên, bằng cách nhìn trực tiếp vào tâm, chúng ta thấy rằng thật tánh của tâm vượt khỏi mọi sự, như thật hay giả, có hay không. Chúng ta vượt khỏi những nghi ngờ rằng tâm giống cái này hay giống cái kia.

Hai lạc lối nữa

[298]     Thêm vào bốn cách đi lạc do hiểu sai tánh Không, Gampopa chỉ ra hai lạc lối khác.

Cách đi lạc thứ năm là lầm lộn kinh nghiệm với chứng ngộ. Điều này liên hệ đến phương tiện thiện xảo của tham thiền đại ấn, trong đó những khí bắt đầu chuyển động qua những kinh mạch trong thân, và chúng ta kinh nghiệm lạc hay quang minh. Chúng ta có thể lầm lẫn những kinh nghiệm này là chứng ngộ đích thật và trở nên rất bám luyến với chúng. Đây là lầm lộn kinh nghiệm với chứng ngộ.

Cách đi lạc thứ sáu là lầm lộn chứng ngộ với kinh nghiệm. Với những ban phước của guru của chúng ta chứng ngộ bản tánh của tâm chúng ta, nó không được thiết lập theo bất cứ cách nào và không thể đồng hóa như sự vật đặc biệt nào. Khi chúng ta cố gắng tiếp tục tham thiền, chúng ta có thể không ở yên với nó, và tham thiền bắt đầu thoái hóa thành những kinh nghiệm tạm thời và khác nhau, như lạc và quang minh. Nếu chúng ta không biết rằng tham thiền đã thoái hóa, chúng ta nghĩ cái này là chứng ngộ. Phương thuốc cho điều này là tham thiền với sự chắc chắn và hiểu biết xác quyết thật tánh của tâm.

Loại bỏ ba con đường sai lầm

[299]     Có ba loại sai lầm một học trò có thể tạo ra liên quan đến thực hành vững chắc của tham thiền. Khi một học trò đã được giới thiệu vào thật tánh của tâm và tham thiền trong đó, dần dần xảy ra một sự chia tách của phẩm tính thanh tịnh, sáng rỡ của thức với cái nói theo nghĩa đen là “những cặn” của thức. Khi học trò duy trì tham thiền, và phương diện thanh tịnh của thức bắt đầu được kinh nghiệm, những loại kinh nghiệm tạm thời khác nhau – những sắc, thanh, hương, và những tư tưởng – xuất hiện với tâm học trò. Những cái này có thể gồm thành ba: lạc, quang minh, và vô niệm.

Thứ nhất là một kinh nghiệm lạc hay thích thú, có  thể kinh nghiệm trong cả thân và tâm. Về thân, chúng ta cảm nhận một cảm giác lạc thấm toàn thân. Về tâm, chúng ta thấy cực kỳ hạnh phúc và vui vẻ.

Thứ hai là kinh nghiệm quang minh và trong sáng. Chúng ta có thể có cảm giác ánh sáng rực rỡ phi thường và kinh nghiệm không có khác biệt giữa ngày và đêm.

Thứ ba là kinh nghiệm vô niệm, nó là cảm giác tất cả sự vật đều trống không. Tâm cảm thấy rất vững vàng, thoát khỏi phóng chiếu, thẳng tắp và thoát khỏi tư tưởng.

Chúng ta có thể có kinh nghiệm lạc, trong sáng, và vô niệm cùng lúc hay riêng rẻ. Không có vấn đề gì nếu chúng ta có một hay tất cả những kinh nghiệm tạm thời này và không bám luyến chúng. Nhưng nếu chúng ta nhìn chúng như là kỳ diệu và muốn tái tạo chúng lập đi lập lại thì chúng ta tự giam nhốt mình và tạo ra một chướng ngại để có thể tiến hơn nữa. Vấn đề là chúng ta xem những kinh nghiệm ấy là cực kỳ quan trọng. Khi chúng sanh khởi chúng ta cảm thấy rất vui mừng, và khi chúng không xảy ra, chúng ta cảm thấy có cái gì đó sai, và chúng ta nản lòng. Chúng ta đã bị giam giữ trong chúng, nghĩ chúng là thật tánh của những hiện tượng và chúng ta tham thiền đích thật. Thật ra, chúng ta đã trở nên xao lãng và lầm cho rằng ba kinh nghiệm tạm thời này là bản tánh của mọi sự.

Ba loại kinh nghiệm này sẽ tự nhiên sanh khởi khi chúng ta thực hành tham thiền. Điều quan trọng là hiểu rằng không cần đặc biệt vui thích khi chúng xảy đến và buồn bả khi chúng không có. Điều quan trọng là duy trì tham thiền trong thật tánh của tâm. Bất cứ cái gì xảy đến, hãy để nó đến và đi. Nếu chúng ta dấn vào hy vọng và sợ hãi, tham thiền của chúng ta sẽ không tiến hành thích đáng.

Cách tốt nhất để làm việc với những kinh nghiệm tạm thời này là nhận biết nguyên nhân của đi lạc và kéo nó về hướng khác. Chúng ta trở nên bám luyến vào những kinh nghiệm này và đi vào hy vọng và sợ hãi đối với chúng bởi vì chúng ta không hiểu rằng chúng là trống không. Dù là kinh nghiệm lạc, quang minh, hay vô niệm, nó là tánh Không không thể nhận diện như vật này vật khác. Tất cả mọi kinh nghiệm này thoát khỏi sanh, thoát khỏi trụ, và thoát khỏi diệt. Nếu chúng ta không thấu hiểu điều này, chúng ta sẽ nhìn chúng như hiện hữu thật. Như vậy, cái đối trị cho bám luyến vào những kinh nghiệm tạm thời là không nghĩ chúng là thật, mà nhận biết chúng là sự hợp nhất của quang minh và tánh Không.

Kinh nghiệm tạm thời về lạc, quang minh, và vô niệm là cái thứ nhất của hai loại lạc lối thêm vào được Gampopa bàn luận. Loại lạc lối thứ hai nằm trong sự khai triển chứng ngộ qua những ban phước của guru và rồi trở nên bị mắc kẹt trong những kinh nghiệm tạm thời.

[305]     Gampopa nói, “Con phải hiểu lạc, quang minh, và vô niệm là vô sanh. Nếu con không hiểu chúng là vô sanh, bấy giờ con không xác quyết những hiện tướng. Nếu con không biết chúng là vô sanh, bấy giờ con không hiểu bản tánh của những hiện tướng.” Gampopa đang nói về tham thiền sau đó về bản tánh của tâm đã được chỉ ra cho chúng ta. Trước tiên chúng ta nhận biết bản tánh của tâm, nhưng rồi chúng ta kinh nghiệm các loại kinh nghiệm tạm thời về lạc, trong sáng và không ý niệm và trở nên bám luyến chúng. Bởi vì bám luyến này, những kinh nghiệm ấy che đậy hay che ám bản tánh của tâm. Bởi vì chúng che đậy bản tánh của tâm, chúng ta không thể xác quyết chúng là quang minh và tánh Không, đây chính là cách thế hiện hữu của tâm. Gampopa nói, “Cần phải đi vào sự hiểu biết tất cả những cái ấy là vô sanh.”

Thế nên loại lạc lối thứ nhất bắt đầu với những kinh nghiệm tạm thời chúng ta trở nên bám luyến vào; điều này ngăn chặn chứng ngộ đích thật. Loại thứ hai bắt đầu với chứng ngộ đích thật; rồi những kinh nghiệm tạm thời xuất hiện và chúng ta trở nên mắc kẹt vào chúng.

Những phương pháp xóa bỏ những chướng ngại trên con đường

[308]     Làm sao chúng ta xóa sạch những chướng ngại? Những chướng ngại, hay ngăn chặn, được chia thành hai loại: những chướng ngại tổng quát, và những chướng ngại bên trong và bên ngoài. Trước đây, chúng ta đã bàn luận về những phương pháp thắt chặt, hay tập trung tâm như một đối trị cho hôn trầm, và buông lỏng hay thư giản tâm như một đối trị cho loạn động của tâm. Tuy nhiên ở điểm này những phương pháp ấy không dùng. Thay vì thế chúng ta chỉ đơn giản nhìn trực tiếp vào bản tánh của những chướng ngại. Sau rốt, những chướng ngại này chỉ là những cảm giác và cảm nhận không có tự tánh. Chúng ta không cần nhìn chúng là sai lầm hay cố gắng xóa bỏ chúng. Đúng hơn, chúng ta nhìn thẳng vào chúng, thấy thật tánh của chúng là tánh Không. Gampopa nói, “Ở điểm này, nếu chúng ta đi vào những phương pháp để xóa tan sự hôn trầm và loạn động này của tâm, điều đó giống như thắp một ngọn đèn giữa ban ngày để xóa tan bóng tối.” Tốt khi thắp một ngọn đèn vào ban đêm để xua tan bóng tối, nhưng làm như vậy giữa ban ngày là khờ dại. Nói cách khác, một khi nhận biết bản tánh của tâm, không cần áp dụng những đối trị truyền thống đối với hôn trầm và loạn động của tâm.

Loại chướng ngại thứ hai – những chướng ngại bên ngoài và bên trong – gồm nhiều thứ khác nhau. Một chướng ngại đã được diễn tả bởi một thiền giả thành tựu là mara, hay ma quỷ của bóng tối đi vào đầu chúng ta, ma quỷ của lời nói đi vào lưỡi, ma quỷ của tán loạn đi vào tim chúng ta, và ma quỷ của chuyển động vào chân chúng ta. Ma quỷ bóng tối đi vào đầu chúng ta nghĩa là bất kể chúng ta cố gắng tham thiền như thế nào, tâm chúng ta vẫn nặng nề không trong sáng, và chúng ta không thể kinh nghiệm trong sáng. Ma quỹ lời nói đi vào lưỡi chúng ta nghĩa là chúng ta không thể dừng nói. Ma quỷ tán loạn đi vào tim chúng ta nghĩa là chúng ta bị những tư tưởng bao vây; tâm không yên được. Ma quỷ chuyển động đi vào chân chúng ta nghĩa là chúng ta không thể giữ mình yên, ngồi xuống tham thiền; chúng ta phải đứng dậy và đi đến nơi nào đó. Khi những chướng ngại này xảy ra, chúng ta cầu khẩn guru của mình. Chúng ta tưởng tượng guru ở trên đầu, ở cổ họng, hay ở trái tim. Đây là một cách hiệu quả để xử lý những chướng ngại này.

Những chướng ngại khác có thể xảy ra gồm bệnh tật, bị người hại, bị loài chẳng phải người hại, những tư tưởng sanh khởi, và sự náo động của xúc cảm. Những loài chẳng phải người là những thần, ma, quỷ đói, và thú vật như cọp và rắn độc. Những cái này không phải đến do sự tham thiền của chúng ta. Chúng ta không bị bệnh, những người khác hại, hay rơi vào sự náo động của xúc cảm vì chúng ta đang tham thiền. Những điều này xảy ra vì đó là bản chất của sanh tử. Qua năng lực của những loại hành động khác nhau và những trạng thái mê lầm khác nhau, chúng ta lang thang từ đời này sang đời khác. Đôi khi chúng ta bệnh, đôi khi có những thời gian tốt đẹp với bạn bè và gia đình và trở nên xao lãng và không trở lại tham thiền. Đôi khi có trộm lấy tài sản, làm hại chúng ta, và gây đủ thứ rắc rối cho chúng ta. Đó chỉ là bản chất của sanh tử luân hồi. Chúng ta nên làm gì ở điểm này? Chúng ta cần khẩn cầu guru – tưởng tượng guru ngồi trên đỉnh đầu và cầu nguyện rằng những nỗ lực của chúng ta để hiểu cái thấy và thực hành tham thiền được tốt đẹp.

Về sau trong bản văn, chúng ta sẽ nói về đem bệnh tật vào con đường như thế nào, xoay kinh nghiệm nghịch cảnh vào con đường đại ấn, có thể làm việc với những trạng thái đau đớn, mê mờ của tâm và đưa chúng ta vào con đường tham thiền đại ấn như thế nào. Nhưng ở điểm này, bản văn khuyên chúng ta cầu khẩn guru ở trên đỉnh đầu chúng ta khi những chướng ngại ấy sanh khởi.

Xem mục lục