Bài Viết (701)


BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ

517

Khi vị thầy vĩ đại của thế giới này, Shakyamuni Buddha nói những lời đầu tiên về Pháp trên mảnh đất cao quý của Ấn Độ, ngài đã dạy về Bốn Sự thật Cao quý (Tứ Thánh Đế): những sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, sự hoại diệt của khổ và con đường dẫn đến sự hoại diệt ấy. Nhiều sách đã thảo luận Bốn sự thật Cao quý bằng tiếng Anh, những sự thật này (cũng như là Bát Chánh Đạo) rất phổ biến. Bốn sự thật này bao quát tất cả, bao gồm nhiều thứ trong chúng.

Xem xét Bốn Sự thật Cao quý nói chung và sự thật rằng không ai trong số chúng ta mong muốn đau khổ và mọi người đều khao khát hạnh phúc, chúng ta có thể nói về một nguyên nhân và một kết quả của cả hai mặt phiền não và giải thoát. Những đau khổ thật sự và những nguyên nhân thật sự là nhân và quả về các sự vật thuộc về phía mà chúng ta không muốn; sự hoại diệt thật sự và những con đường thật sự là nhân và quả các sự vật thuộc về phía mà chúng ta khao khát.

SỰ THẬT VỀ KHỔ

Chúng ta kinh nghiệm nhiều loại khổ khác nhau. Tất cả được chia làm ba loại: khổ của khổ, khổ vì thay đổi và khổ trùm khắp.

Khổ của khổ nói đến các thứ như là những cơn đau đầu và vân vân. Thậm chí các con vật nhận biết loại khổ này và giống như chúng ta, muốn thoát khỏi nó. Bởi vì các chúng sinh có sợ hãi và kinh nghiệm không thoải mái từ những loại khổ này, họ làm nhiều hành động khác nhau để loại trừ chúng. 

Khổ vì thay đổi nói đến những hoàn cảnh khi mà, ví dụ như, chúng ta đang ngồi thư giãn thoải mái và ban đầu, mọi thứ đều có vẻ ổn thoả, nhưng sau đó một lúc, chúng ta mất cảm giác này và cảm thấy lo lắng và không thoải mái.

Ở nhiều nước trên thế giới, chúng ta thấy rất nhiều nghèo đói và bệnh tật: đây là loại khổ thuộc nhóm thứ nhất. Mọi người nhận biết rằng đây là những hoàn cảnh đau khổ cần được loại trừ và cải thiện. Ở nhiều nước phương Tây, nghèo đói có thể không phải là một vấn đề, nhưng những nơi có sự phát triển vật chất cao lại có những loại vấn đề khác. Đầu tiên, chúng ta có thể hạnh phúc vì đã vượt thoát những vấn đề mà tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt, nhưng ngay khi chúng ta vừa mới giải quyết xong một số vấn đề cụ thể, những vấn đề mới lại nảy sinh. Chúng ta có nhiều tiền, nhiều thực phẩm và nhà cửa đẹp đẽ, nhưng bởi cường điệu hoá giá trị của những thứ này, chúng ta làm cho chúng cuối cùng thành vô giá trị. Kinh nghiệm loại này là khổ vì thay đổi.

Một người rất nghèo và vô sản có thể nghĩ rằng có một cái xe hơi hoặc tivi là một điều tuyệt vời, thì khi anh ta mới có chúng, đầu tiên, anh ta sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và thoả mãn. Bây giờ, nếu hạnh phúc như vậy là vĩnh cửu, ngay khi anh ta có được chiếc xe hơi hoặc tivi ấy, anh ta sẽ duy trì được hạnh phúc. Nhưng không, hạnh phúc của anh ta biến mất. Sau một vài tháng, anh ta muốn một loại xe hơi khác. Nếu anh ta có tiền, anh ta sẽ mua cái tivi tốt hơn. Những đồ vật cũ, những vật đã từng mang lại cho anh ta sự thoả mãn, bây giờ lại gây ra sự không thoả mãn. Đấy là bản tính của sự thay đổi: đấy là vấn đề của khổ vì thay đổi.

Khổ trùm khắp là loại thứ ba. Nó được gọi là trùm khắp [tiếng Tạng là: kyab-pa du-che kyi dug-ngal - theo nghĩa đen là khổ của sự hợp tạo rộng khắp] bởi vì nó hoạt động như là nền tảng của hai loại đầu.

Có thể có những người, thậm chí là ở những nước phát triển, muốn được giải thoát khỏi loại khổ thứ hai - khổ vì thay đổi. Chán ngán những cảm xúc ô uế của hạnh phúc, họ tìm kiếm cảm xúc bình đẳng, điều có thể dẫn đến tái sinh vào các cõi vô sắc giới - nơi chỉ có cảm xúc này. 

Bây giờ, khao khát giải thoát khỏi hai loại khổ đầu không phải là động lực chính để tìm kiếm giải thoát [khỏi sinh tử]: Đức Phật đã dạy rằng gốc rễ của ba loại khổ là loại thứ ba: khổ trùm khắp. Một số người tự vẫn, họ dường như nghĩ rằng đau khổ chỉ bởi vì đó là đời sống con người, và rằng bằng cách kết thúc cuộc đời họ, sẽ chẳng còn gì. Loại khổ thứ ba, trùm khắp, chịu ảnh hưởng của nghiệp và tâm phiền não. Chúng ta có thể thấy rằng, không cần phải suy nghĩ sâu sắc lắm, rằng nó chịu ảnh hưởng của nghiệp và tâm phiền não từ những đời trước: sân giận và tham luyến sinh khởi chỉ bởi vì hiện tại chúng ta có những chủng tử này. Chủng tử của những hiện tượng hợp tạo giống như là một công cụ để chúng ta tạo nghiệp và những tâm phiền não này; điều này được gọi là na-ngan len [nghĩa đen là nhận lấy một nơi xấu]. Bởi vì điều ấy liên quan tới việc nhận lấy một nơi xấu của những tâm phiền não, và bị chúng kiểm soát, chúng hỗ trợ cho tâm phiền não của chúng ta tạo tác và ngăn cản chúng ta làm các hạnh lành. Tất cả khổ đau của chúng ta có thể truy ngược về tận những chủng tử tham luyến và bám nắm này.

Có thể, khi bạn nhận biết rằng những chủng tử của bạn là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau của bạn, bạn có thể nghĩ tới tự tử để thoát ra. Nhưng, nếu không có sự tiếp tục của tâm, không có đời tới, cũng tốt thôi - nếu bạn có sự can đảm ấy, bạn có thể kết thúc bản thân mình. Nhưng theo quan điểm của Đạo Phật, không phải là như thế, thức của bạn sẽ tiếp tục. Thậm chí nếu bạn kết liễu đời mình, đời này, bạn sẽ phải nhận lấy một cái thân khác, sẽ lại là nền tảng của khổ. Nếu bạn thật sự mong muốn kết thúc tất cả những đau khổ của mình, tất cả những khó khăn mà bạn trải qua trong đời mình, bạn phải loại bỏ nguyên nhân cơ bản đã sinh khởi những chủng tử, đó là nền tảng của tất cả khổ đau. Tự tử không giải quyết những vấn đề của bạn.

Bởi vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của khổ đau: có nguyên nhân nào hay không? Nếu có, loại nguyên nhân ấy là gì: một nguyên nhân tự nhiên, không thể loại bỏ được, hay là một nguyên nhân lệ thuộc vào nguyên nhân của chính nó và do đó có thể được loại bỏ? Nếu nó là một nguyên nhân có thể vượt qua, liệu chúng ta có thể vượt qua nó không? Do đó, chúng ta đi tới sự thật thứ hai, sự thật về nguyên nhân của khổ.

 

SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ

Các Phật tử xác nhận rằng không có Đấng tạo hoá bên ngoài và rằng thậm chí một Đức Phật là chúng sinh cao nhất, thậm chí một Đức Phật cũng không có quyền năng tạo ra đời sống mới. Do vậy, giờ đây, cái gì là nguyên nhân của khổ?

Nói chung, nguyên nhân tối hậu là tâm; tâm bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng xấu như là sân giận, tham luyến, ghen tị và vân vân là nguyên nhân chính dẫn đến sự sinh và tất cả những vấn đề khác. Tuy nhiên, không có khả năng kết thúc tâm hoặc cắt ngang bản thân dòng thức. Hơn thế nữa, không có gì sai từ bản chất với cấp độ sâu nhất của tâm: nó chỉ đơn giản là bị tác động bởi những tư tưởng xấu. Nhưng câu hỏi là liệu chúng ta có thể chiến đấu và kiểm soát sân giận, tham luyến và những tâm tiêu cực, phiền não khác không. Nếu chúng ta có thể triệt hạ chúng, chúng ta sẽ có thể còn lại tâm thanh tịnh, thoát khỏi những nguyên nhân của khổ đau. 

Điều đưa chúng ta tới tâm tiêu cực, phiền não, những ảo tưởng là các yếu tố tâm lý. Có nhiều cách khác nhau để trình bày sự thảo luận về tâm, nhưng nói chung, bản thân tâm là một cái gì đó chỉ đơn thuần là tính sáng và tính giác. Khi chúng ta nói về những thái độ phiền não như là sân giận hoặc tham luyến, chúng ta phải thấy cách chúng có thể tác động và khiến tâm ô nhiễm, cái gì là bản tính thật của chúng? Thì điều này là sự thảo luận về nguyên nhân của khổ.

Nếu chúng ta hỏi tham lam và sân giận sinh khởi như thế nào, câu trả lời là chúng, không nghi ngờ gì, được hỗ trợ bởi sự bám nắm của chúng ta vào các sự vật như là thật và có bản tính thật sự. Ví dụ như khi chúng ta nổi giận vì một chuyện gì đó, chúng ta cảm thấy đối tượng ở ngoài kia, cứng chắc, thật có và không bị đảo lộn, và rằng bản thân chúng ta, tương tự như vậy, là một cái gì đó cứng chắc và có thể tìm thấy. Trước khi chúng ta nổi giận, đối tượng ấy xuất hiện bình thường, nhưng khi tâm chúng ta bị ảnh hưởng bởi cơn giận, đối tượng nhìn xấu xí, hoàn toàn đáng ghê tởm, buồn nôn; một điều mà chúng ta muốn loại bỏ ngay lập tức - nó thât sự biểu hiện để hiện hữu theo cách ấy: cứng chắc, độc lập và rất không hấp dẫn. Hình tướng của “thật sự xấu xí” làm tăng thêm cơn giận của chúng ta. Nhưng khi chúng ta gặp lại đối tượng ấy cùng ngày, khi cơn giận đã lắng xuống, đối tượng ấy có vẻ như là đẹp hơn so với nó ngày hôm qua, nó cùng là một đối tượng nhưng không có vẻ xấu đến thế. Điều này cho thấy sân giận và tham luyến đã bị tác động bởi sự bám nắm của chúng ta vào các sự vật như là có thật và không thể thay đổi.

Do đó, những văn bản về triết học Trung Đạo [Madhyamaka] viết rằng gốc rễ của tất cả những tâm phiền não tiêu cực là việc bám nắm vào sự hiện hữu cho là có thật (chấp thật), rằng điều này hỗ trợ chúng, và đem chúng đến; rằng sự vô minh của tâm đóng kín bám nắm vào các sự vật như là có bản chất thật là nguồn gốc căn bản của tất cả đau khổ của chúng ta. Dựa vào sự bám nắm vào sự hiện hữu thật sự, chúng ta phát triển tất cả các loại tâm phiền não tiêu cực và tạo ra một lượng nghiệp xấu to lớn.

Trong bản văn Nhập Trung Đạo [Madhyamakavatara], học giả Ấn Độ vĩ đại - Nguyệt Xứng (Chandrikirti) nói rằng đầu tiên, có sự bám luyến vào bản ngã, điều này được theo sau bởi việc bám nắm vào các thứ và trở nên tham luyến vào chúng như thể là “của tôi”. Đầu tiên, có một cái Tôi cứng chắc, độc lập rất to - to hơn bất cứ thứ gì khác, đây là căn bản. Từ đây từ từ dẫn đến “đây là của tôi, đây là của tôi, đây là của tôi.” Sau đó “chúng ta, chúng ta, chúng ta”. Sau đó, bởi vì chúng ta đi theo cách này, đến “những người khác, kẻ thù của chúng ta.” Hướng về Tôi và của tôi, tham luyến sinh khởi. Hướng về anh ta, cô ấy và bọn bọ, chúng ta cảm thấy khoảng cách và sân giận, sau đó ghen tị và những cảm xúc đua tranh sinh khởi. Do đó, một cách tối hậu, vấn đề là cảm giác của “Tôi” - không chỉ đơn thuần Tôi nhưng cái Tôi mà với nó chúng ta trở nên bị ám ảnh. Điều này khiến sân giận và sự kích thích sinh khởi, cùng với những từ ngữ cay nghiệt và tất cả những biểu hiện thân thể của ghét bỏ và ác cảm.

Tất cả những cảm xúc tiêu cực này (của thân, khẩu, ý) tích tập nghiệp xấu. Giết hại, dối trá và tất cả những hành động tiêu cực tương tự cũng là kết quả từ động lực xấu. Giai đoạn đầu tiên hoàn toàn là tâm thức, tâm phiền não tiêu cực; trong giai đoạn thứ hai, những tâm tiêu cực này thể hiện chính chúng trong những hành động, nghiệp. Ngay lập tức, môi trường bị loạn động. Ví dụ như với sân giận, môi trường trở nên căng thẳng, mọi người cảm thấy không thoải mái. Nếu ai đó điên tiết lên, những người dịu dàng sẽ cố gắng tránh người ấy. Sau đó, người lên cơn giận sẽ cảm thấy xấu hổ vì đã nói đủ các thứ lố bịch, bất kể thứ gì đến trong tâm người ấy. Khi bạn nổi giận, không có cơ hội cho lý lẽ hoặc lý do; bạn trở nên điên rồ, theo nghĩa đen. Sau đó, khi tâm bạn đã trở lại bình thường, bạn cảm thấy xấu hổ. Chẳng có gì tốt đẹp về sân giận và tham luyến cả, không có gì tốt có thể đến từ chúng. Chúng có thể khó kiểm soát, nhưng mọi người có thể  nhận ra rằng chúng không có gì tốt đẹp cả. Vì vậy, đây là sự thật cao quý thứ hai. Bây giờ, câu hỏi nổi lên là liệu những tâm tiêu cực có thể được loại trừ hay không.

 

SỰ THẬT VỀ SỰ HOẠI DIỆT CỦA KHỔ

Gốc rễ của tất cả những tâm phiền não tiêu cực là sự bám chấp của chúng ta vào các thứ như là thật sự hiện hữu. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu liệu tâm bám nắm này là đúng hay nó bị lệch lạc và thấy mọi thứ một cách không chính xác. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách tìm hiểu những sự vật mà nó tri giác có thực sự hiện hữu như thế nào. Tuy nhiên, vì bản thân tâm này không thể thấy liệu nó có nắm rõ các đối tượng một cách đúng đắn không, chúng ta phải dựa vào một loại tâm khác. Nếu sau khi tìm hiểu, chúng ta phát hiện ra có nhiều cách khác vững chắc để thấy các sự vật và rằng tất cả những thứ này mâu thuẫn, hoặc phủ nhận, cách mà tâm bám nắm vào sự hiện hữu có thật nhận thức các đối tượng của nó, chúng ta có thể nói rằng tâm này không thấy thực tại. 

Do đó, với tâm có thể phân tích cái tối hậu, chúng ta phải cố gắng xác định liệu tâm ấy - cái tâm bám luyến vào những sự vật có vẻ như là thật sự có thể tìm thấy - là đúng hay không. Nếu nó đúng, tâm phân tích cần có khả năng tối hậu để tìm thấy những sự vật được bám nắm. Những văn bản cổ điển của phái Duy Tâm [Cittamantra] và đặc biệt là những trường phái Trung Đạo chứa đựng nhiều lý luận cho việc tìm hiểu như vậy. Theo đó, khi bạn tìm hiểu để thấy liệu tâm bám luyến vào các sự vật như là vốn có thể tìm thấy là đúng hay không, bạn tìm thấy rằng nó không đúng và rằng nó là sai lạc - bạn không thể thật sự tìm thấy những đối tượng mà nó nắm bắt. Do bởi tâm này bị mê  bởi đối tượng của nó, nó phải được loại bỏ.

Do đó, thông qua việc tìm kiếm, chúng ta không tìm thấy sự hỗ trợ có giá trị cho tâm bám nắm nhưng tìm thấy sự hỗ trợ cho lý luận hợp lý cho tâm chứng ngộ rằng tâm bám nắm là không có giá trị. Trong cuộc chiến tâm linh, tâm được hỗ trợ bởi lý luận luôn chiến thắng tâm không được hỗ trợ bởi những lý luận. Sự hiểu biết rằng không có cái gọi là sự hiện hữu thật sự có thể tìm thấy nào tạo nên bản tính sáng tỏ, sâu sắc của tâm; tâm bám nắm vào các sự vật như là thật sự có thể tìm thấy là giả tạo và trôi qua nhanh chóng.

Khi chúng ta loại trừ những tâm phiền não tiêu cực, nguyên nhân của tất cả khổ, chúng ta cũng loại trừ các nỗi khổ: sự thật cao quý thứ ba. Bởi vì có thể thành tựu điều này, bây giờ, chúng ta phải xem xét phương pháp. Điều này mang lại cho chúng ta sự thật thứ tư. 

SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ

Khi chúng ta nói về những con đường thông thường của ba thừa Phật giáo - Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim Cương Thừa - chúng ta muốn nói đến ba mươi bảy yếu tố đưa tới giác ngộ. Khi chúng ta đặc biệt nói về những con đường của Bồ tát thừa [Đại thừa - Mahayana], chúng ta đang nói đến mười địa và sáu Ba la mật.

Chúng ta thấy sự thực hành của Tiểu thừa (Hinayana) phổ biến nhất ở Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka và vân vân. Ở đây, những người thực hành được thúc đẩy bởi khao khát thành tựu giải thoát khỏi khổ đau của chính mình. Chỉ lo cho bản thân, họ thực hành ba bảy yếu tố giác ngộ, có liên hệ với năm con đường: Tứ Niệm xứ, Tứ Vô lượng Tâm, Tứ Bất hoại Tịnh (có liên hệ với con đường của sự tích tập), Năm Căn, Năm Lực (con đường của sự chuẩn bị); Thất Giác Chi (con đường của cái thấy); và Bát Chánh Đạo (con đường của thiền định). Theo cách này, họ có thể hoàn toàn đoạn diệt những tâm phiền não tiêu cực và đạt giải thoát cá nhân. Đây là con đường và quả của Tiểu thừa.

Sự quan tâm chính yếu của những người theo Đại Thừa (Mahayana) không chỉ đơn thuần là sự giải thoát của riêng họ mà là giác ngộ của tất cả chúng sinh hữu tình. Với động lực của Bồ đề tâm này - trái tim của họ đã chuẩn bị để đạt giác ngộ như là những phương tiện tốt nhất để giúp đỡ những người khác - những người thực hành này thực hành sáu Ba la mật và từ từ tiến bộ qua mười cấp độ của Bồ tát cho tới khi họ hoàn toàn vượt thoát cả hai loại che chướng và đạt giác ngộ tối thượng của quả vị Phật. Đây là con đường và kết quả của Đại Thừa.

Tinh tuý của sự thực hành sáu Ba la mật là sự hợp nhất của phương tiện và trí huệ để hai thân giác ngộ - rupakaya (sắc thân) và dharmakaya (pháp thân) - có thể được thành tựu. Bởi vì chúng có thể được thành tựu chỉ theo cách ngẫu nhiên, những nguyên nhân của chúng phải được trưởng dưỡng một cách ngẫu nhiên. Do đó, chúng ta phải cùng nhau xây dựng một nơi chứa công đức - như là nguyên nhân của sắc thân (rupakaya) - và một nơi chứa tính giác sâu sắc hay hiểu biết thấu suốt - như là nguyên nhân của thân trí huệ (Pháp thân - dharmakaya). Trong Ba la mật thừa (Paramitayana), chúng ta thực hành phương pháp được nắm bắt bởi trí huệ và trí huệ được nắm bắt bởi phương tiện, nhưng trong Kim Cương thừa (Vajrayana), chúng ta thực hành phương tiện và trí huệ như là một trong bản tính.  

517

Thuận Tánh Khởi Tu

THUẬN TÁNH KHỞI TU 1. Thế nào là Thuận tánh khởi tu? Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận

17,642
KHÔNG MỘT PHÁP ĐỂ LÀM - Nguyên Giác

Bài này được viết để thành kính tưởng niệm bổn sư Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu (1912-2016), vị  trụ trì quá cố của Chùa Tây Tạng Bình Dương, trong tuần lễ tròn

710
TRẢI TÂM TỪ BI KHI NIỆM PHẬT

Pháp sư Tịnh Không* * *Hỏi: Bạch Hòa thượng, phương pháp nào bên cạnh pháp niệm Phật nào giúp hành giả mau đạt đến trạng thái nhất tâm?Đáp: Trong việc tu học

1,077
BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH - Thích luận: Bồ tát Phân Biệt Minh (Thanh Biện)

DẪN NHẬPTrung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán bởi ngài Cưu-ma-la-thập.

353
SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM (P2) - NAMKHAI NORBU RINPOCHE

An Định Sự Thực HànhChủ đề thứ hai ở đây là “an định sự thực hành của chúng ta (brtan-pa)”. Bây giờ chúng ta đã hiểu trạng thái của Rigpa mà trước

591
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc