Tin Tức (680)


Đại sư CHODEN Rinpoche thăm Việt Nam

31,872

 

 Đại sư CHODEN Rinpoche thăm Việt Nam

Đạo sư, bậc Thầy nổi tiếng là Hành giả Du Già và Học giả của Tây Tạng 

 Choden Rinpoche - thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương mà cũng không bị cầm tù; ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc.

Thị giả của Rinpoche là tu sĩ Tseten Gelek thuộc Tu viện Sera Je nói: “Ngài dùng toàn bộ thời gian để thiền định ở trên giường. Người ta phải đổi chăn mền mỗi tháng một lần vì  chúng nặng mùi mồ hôi. Bởi giả làm một người tàn phế nên ngài thường dùng một cái bô để đi vệ sinh. Trước năm 1980, ngài không trò chuyện với bất kỳ ai, ngoại trừ người mang thực phẩm vào phòng.”

Choden Rinpoche sinh năm 1933 gần Tu viện Rabten tại Rongbo miền đông Tây Tạng. Năm lên ba tuổi ngài được xác nhận là Hóa Thân của Rinpoche đời trước, bản thân vị này từng là ứng viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Hai, Thinley Gyatso. Việc ra đời của Choden Rinpoche đời trước có những dấu hiệu đầy ý nghĩa. Sau khi Hóa Thân được chọn lựa, người ta không muốn mọi người biết ngài như thế, vì thế họ tôn ngài làm Lạt ma của Tu viện Rabten.

  Rinpoche đã hoàn thành mọi việc nghiên cứu cần thiết vào năm 28 tuổi, đạt được thứ hạng Lharam cao cấp nhất. Trijang Rinpoche và nhiều Lạt ma cao cấp yêu cầu ngài nhanh chóng lấy học vị geshe (tiến sĩ Phật Học), nhưng vào lúc đó guru gốc của ngài, là Tu viện trưởng của Sera Je, không cho phép ngài trở thành một geshe. Vị Thầy này muốn Rinpoche tiếp tục nghiên cứu. Ngài lại trải qua những sự nghiên cứu, chủ yếu là các bản văn về những giới nguyện tu sĩ, Vinaya (Luật Học). Ngài nghiên cứu chúng nhiều lần.

Rinpoche đã nghiên cứu Vinaya (Luật) thật sâu rộng. Tại Sera ngài được gọi là Vị Trì giữ Vinaya bởi ngài thấu suốt từng nấc thang của Vinaya. Ngài giữ giới hạnh trong sạch và đã làm lễ xuất gia cho hơn 600 người Tây Tạng – và hiện nay ngài đã cho thọ giới xuất gia tại phương Tây. Ngài rất nổi tiếng trong tu viện, và vì thế nhiều học viên tới nhận giáo lý của ngài, đặc biệt là về Vinaya, bởi giới đức của ngài rất thanh tịnh. 

Ngài không bao giờ mặc y phục đặc biệt của tulku, và mặc dù xuất thân từ một gia đình viên chức, ngài không bao giờ có labrang riêng, căn hộ riêng, tại Sera. Ngài hòa nhập với những tu sĩ bình thường và mọi người yêu mến ngài.

Trong 15 năm, Rinpoche chủ yếu giảng dạy chương trình đào tạo học vị Geshe tại tu viện Sera Je ở miền nam Ấn Độ. Ngài thường ở tại Sera, và ngài ban những giáo lý về năm chủ đề nghiên cứu chình. Ngài có ba lớp vào buổi sáng và bốn lớp vào buổi chiều; ngài có nhiều học trò, từ những cậu bé cho tới các Geshe. 

Các Guru chính của Rinpoche là Pabongka Rinpoche, Trijang Rinpoche và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Guru Pabongka Rinpoche

His Holiness Kyabje Trijang Rinpoche
(1901-1981)

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
(sinh năm 1935)

Trang Nhà dựa theo poster có được trong lần ghé Việt nam của Rinpoche thể theo lời mời của Thầy Phật Đạo (Thụy Điển (?), và ở đây có ghi rõ là "Trích đăng tiểu sử" từ Trang Nhà Thư viện Hoa sen (Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa).

Được biết hiện Rinpoché đang viếng Vạn Đức tự (Thủ Đức - 23/12/2010), và tiếp theo là Linh Ứng (Lê quang Định) và Phước Thạnh tự (Quận 7)..v.v... .

31,872

TẤT CẢ CHÚNG SANH NGHIỆP QUẢ BÌNH ĐẲNG THANH TỊNH

Tu hành là vậy, có những cái chuyện mình làm mình không hiểu đâu, nhưng mà lần lần mình sẽ thấy. Thành ra nó cụ thể lắm, chớ không phải tu hành

827
Bịnh Cô Đơn

Thời của mạng xã hội tưng bừng nhưng con người ta lại càng cô đơn. Nỗi đau tâm hồn của những người cô quạnh ngày nay được các nhà khoa học chứng

876
TÂM LUÔN TRỐNG KHÔNG - TÂM LUÔN PHẢN CHIẾU MỌI VẬT

Bữa nay, bữa thứ mười hai là đúng một năm rồi đó, cũng vẫn là chủ đề chánh niệm tỉnh giác. Bây giờ mọi người đều biết chánh niệm tỉnh giác như

640
KHÔNG CHỖ TRỤ MÀ HÀNH BỐ THÍ

KINH:“Lại nữa, Tu Bồ Đề! Bồ tát ở nơi pháp hãy không chỗ trụ mà hành bố thí. Nghĩa là chẳng trụ sắc mà bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc

522
Chiêm ngưỡng Đàn tràng Dược Sư Phật tại chùa Huê Nghiêm

Chiêm ngưỡng Đàn tràng Dược Sư Phật tại chùa Huê Nghiêm Pháp hội Dược Sư Tiêu tai tăng diên thọ - Kỳ quốc thới dân an do Ban Trị sự THPG TP.HCM

13,422
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc