Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (16)


Xem mục lục

 

Bài Thực Tập số 7
BẠN

 

Thực tập này nhằm bày tỏ cho chúng ta thấy sự bám níu là gì : trong đời mỗi người chúng ta có những con người và sự vật mà người ta bám luyến đến độ rất đau đớn khi phải chia lìa.

 

Học đặt mình vào chỗ những người bạn, người ta sẽ thử hiểu họ hơn, từ điều người ta biết về họ, hơn là điều người ta chờ đợi ở họ. Để trao đổi những vai trò, như người ta sắp làm ở đây, cũng phải tự cho đi chính mình, bất luận người ta biết về mình như thế nào. Điều này giúp cho chúng ta tìm thấy một sự cởi mở rộng lớn hơn với những người khác và tương thông với họ tốt hơn, đặc biệt với những người gần gũi.

 

Phẩm chất của động lực của chúng ta thì đặc biệt trọng yếu trong thực tập này : nếu người ta trao đổi những vai trò với những bạn bè của mình, đó chính là để đi ra khỏi tháp ngà của quan điểm quy ngã của chúng ta, để tránh bị nhốt mãi trong lý luận một chiều của những thái độ ích kỷ của chúng ta. Đó là để có thể hiểu mình và người khác hơn, hầu khai triển nơi mình lòng bi và hành động dưới sự khơi gợi của nó.

 

Mô tả thực tập

 

1. Phần một : phóng chiếu (10-15 phút).

Bạn hãy nghĩ đến một người mà bạn rất luyến mến và bạn muốn gần gũi càng nhiều càng tốt. Đó có thể là cha hay mẹ, chồng hay vợ, bạn, con người bạn khác phái thân thiết.

 

Hãy tưởng tượng người này ở trước mặt bạn ; dù bạn không thấy người đó rõ ràng lắm, quan trọng là tự nhủ nó thật sự ở đó, cảm thấy sự hiện diện của nó, khơi gợi điều bạn cảm nhận khi bạn ở cùng nó. Hãy dùng thời gian để phóng chiếu hình ảnh và sự hiện diện của người bạn này trước mặt bạn.

 

Phần thực tập này bạn cần 10 đến 15 phút. Sau đó hãy nghỉ ngơi một lát trước khi qua phần tiếp theo.

 

2. Phần hai : trao đổi vai trò (30 phút).

 

Tiến trình trao đổi được phối hợp với hơi thở. Hãy tưởng tượng khi thở vào, bạn hấp thu vào trong bạn người bạn ở trước mặt bạn, và khi thở ra bạn tự phóng chiếu chính mình vào trong người bạn. Bề ngoài của thân thể người bạn và của bạn vẫn như vậy, nhưng nội dung bên trong dần dần biến đổi theo sự trao đổi. Từng chút, với mỗi hơi thở vào, những tư tưởng, cảm giác, tình cảm và tham muốn của người bạn trở thành của bạn, trong khi những cái của bạn trở thành của người ấy, theo mỗi hơi thở ra.

 

Sự trao đổi không nhất thiết phải trùng với mỗi hơi thở vào và thở ra của bạn ; hãy dùng một nhịp điệu tự nhiên cho bạn. Chớ có quá tổ chức hay cơ cấu hóa sự trao đổi theo cách hệ thống : hãy rộng mở và thư giãn và để cho sự chuyển di xảy ra càng tự nhiên càng tốt.

 

Hãy theo đuổi sự chuyển di trong nửa giờ. Cuối thời thiền, bạn có thể giữ lại cảm giác bạn là người bạn của mình hay trở về trong da thịt mình – tùy ý lựa chọn. Nhưng dù cách nào, hãy giữ điều mà bạn đã hiểu về người bạn của mình.

 

• Hãy thực hành “Người Bạn” trong ba đến bốn tuần, khoảng một thời 45 phút cả hai phần : phần một 10-15 phút, tiếp theo một thời nghỉ ngắn và phần hai 30 phút.

Chớ luôn luôn chọn cùng một người bạn để trao đổi : dần dần bạn sẽ hiểu nhiều về thực tập, hãy chuyển qua những người bạn khác.

 

Câu hỏi : Phải làm gì nếu nhân vật mà tôi nghĩ đến không ngừng lượn lờ khắp mọi hướng, xuất hiện và biến mất ?

 

Trả lời : Không sao cả. Nhân vật đó không bắt buộc phải ngồi : chính bạn mới phải ngồi...

 

Câu hỏi : Phần lớn thời gian tôi cảm thấy một sự ngăn ngại hoàn toàn đối với thực tập này, chính vì sự sợ hãi cho mình và đem người khác vào mình. Tôi có một cảm tưởng rất mạnh mẽ về khoảng cách, về chia cách. Làm thế nào ?

 

Trả lời : Bạn hãy thực hành “Tấm Gương” lâu hơn một chút, để giảm bớt cảm tưởng về sự cứng đặc của những sự vật và những con người. Chính điều đó đặt thành vấn đề cho bạn, ngăn cản bạn làm sự trao đổi với một người khác. Hãy tiếp tục thực tập cái gương chừng nào bạn còn cảm thấy sự sợ hãi này bởi vì bạn còn đóng góp cho những sự vật một sự cứng đặc mà thật ra chúng không có.

 

Câu hỏi : Phải chăng hơi cao vọng hay thậm chí nguy hiểm khi muốn nhận về phần mình tất cả đời sống kinh nghiệm bên trong của một người nào khác ?

 

Trả lời : Không, thật sự không có nguy hiểm nào ; vấn đề chỉ đặt ra nếu người ta đã quá tiến hóa, và dầu sao đi nữa, trong những điều kiện khá khác biệt. Nếu bạn đã khá tiến bộ trong thực hành của bạn, bạn đã ra khỏi nguy hiểm trước khi vấn đề đặt ra...

 

Câu hỏi : Nếu tôi cảm thấy đã rất gần gũi một người nào đó, rất liên kết và rất bám luyến với nó, có phải tiến trình hòa lẫn tâm thức này có nguy cơ làm mạnh thêm một chút sự bám dính của tôi ?

 

Trả lời : Không. Tôi nghĩ rằng cũng “Tấm Gương” có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

 

Câu hỏi : Chúng ta hãy giả thiết rằng khi làm thực tập này thình lình tôi cảm thấy hoàn toàn và rất mạnh mẽ – trong thân thể và trong những cảm xúc của tôi – những vấn đề và những đau đớn của người khác mà đến lúc đó tôi chưa từng nghĩ tới, và kinh nghiệm này hoàn toàn lật đổ tôi vì tôi không biết tôi có thể làm gì để giúp đỡ y ?

 

Trả lời : Tôi không tin điều đó sẽ xảy ra. Thực vậy, người ta không thể cảm nhận sự đau khổ thực sự của người khác và điều người ta cảm thấy bao giờ cũng chỉ là điều người ta tự tưởng tượng ra. Và dầu chấp nhận rằng có ở đó cái gì khác hơn là một sản phẩm của sự tưởng tượng, thì chính trong lòng bi mà phải tìm lời giải đáp cho một tình huống như vậy : hiểu được sự đau đớn của người khác và nhiệt thành mong muốn đủ sức giúp đỡ nó.

 

Câu hỏi : Thời gian là bao nhiêu phải dành cho sự trao đổi với một người bạn, trước khi qua một người khác, và có nên bắt đầu bằng những tình bạn ít đam mê nhất, vì sẽ dễ dàng nhất bởi người ta ít cảm thấy bám luyến ?

 

Trả lời : Bạn có thể trải qua thời gian nào đủ cần thiết cho bạn về một người bạn. Làm việc trên những người bạn khác nhau thì tốt : những người thân nhất và những người kém thân.


 

 

Xem mục lục