Dù người ta phải trải qua những chuẩn bị học hỏi, nghiên cứu và thiền định mãnh liệt để có được sự đưa vào chứng ngộ và hoàn thiện nó, chứng ngộ thật sự thì tức thời khoảnh khắc khi thiền định đã chín muồi, và không cần gì đến những ý niệm trí thức hay tinh thần. Khi đệ tử đã sẵn sàng, qua nhiều phương tiện khác nhau vị thầy đưa vào, giới thiệu đệ tử vào trạng thái chứng ngộ. Ngày nay, thông thường những vị thầy ban cho sự trao truyền chứng ngộ Đại Toàn Thiện qua tập trung thiền định, tán ca sùng mộ, và những cử hành nghi lễ. Nếu đệ tử đã sẵn sàng, y sẽ đạt chứng ngộ, còn không thì nó chỉ có tác động như một ban phước đặc biệt từ đạo sư. Nhưng nếu đệ tử đang sẵn sàng và đạo sư là một bậc tinh thông đã chứng ngộ, bấy giờ ngay cả một chỉ bày đơn giản nhất cũng đem lại chứng ngộ cao nhất. Sau đây là một đoạn chỉ dạy mà Nyoshul Lungtog đã nói cho Pema Ledrel Tsal về việc Patrul Rinpoche (1808-1897) đã đưa Nyoshul Lungtog vào sự chứng ngộ Đại Toàn Thiện như thế nào. Nyoshul Lungtog đã trở thành một đại học giả và đã dùng nhiều năm thực hành sơ bộ và thực sự tantra và Đại Toàn Thiện, và khi ngài nhận sự trao truyền sau đây từ thầy của mình, bởi vì ngài đã sẵn sàng, sự chứng ngộ của ngài xảy ra trong một cách rất đơn giản. Nyoshul Lungtog kể lại câu chuyện cho Pema Ledrel Tsal:
🍀 Nếu không có những phương tiện quyết định của những giáo lý do những giáo huấn truyền miệng, thì những lời nói trí thức, dù là thuộc về một sự chứng ngộ cao từ một Lama cũng chẳng đi đến đâu. Ngày nay những vị thầy (chỉ) nhảy múa theo âm điệu của những bản văn. Điều đó không đủ. Một lần Abu (Patrul Rinpoche) đang sống với đám đệ tử bọn thầy trong một cánh đồng trên triền Nagchungma này… Mỗi ngày, lúc hoàng hôn, Abu làm một thời thiền định và tu hành NamKha Sumthrug, nằm thẳng lưng trên một thảm len mới cỡ bằng ngài trên đám cỏ. Một buổi chiều, khi nằm đó như thường lệ, ngài nói với ta: “Lungtog thân yêu! Con đã nói rằng con không biết tinh túy của tâm ư?” Ta trả lời : “Vâng, thưa thầy, con không biết.” Abu nói: “Ồ, không có cái gì mà không thể biết. Đến đây.” Rồi ta đến với ngài. Ngài nói: “Hãy nằm xuống, như ta đang nằm, và nhìn vào bầu trời.” Khi ta làm như thế, (câu chuyện tiếp tục như sau:)
“Con có thấy nhiều sao trên trời không?”
“Dạ có.”
“Con có nghe chó sủa trong tu viện Dzonchen không?”
“Dạ có”
“Tốt lắm, đó là thiền định!”
Vào lúc đó, ta đạt đến một xác tín (về chứng ngộ) từ bên trong. Ta đã giải thoát khỏi những ràng buộc của “có ” và “không”. Ta đã chứng ngộ trí huệ bổn nguyên, sự hợp nhất không che đậy của tánh không và tánh giác sẵn đủ. Ta đã được sự ban phước của thầy đưa vào sự chứng ngộ này, như Saraha nói:
“Người nào trong lòng họ những lời đạo sư truyền vào Thấy (chân lý) như một kho tàng trong lòng tay y.”
Về sau, Khi những lời của Patrul Rinpoche được khảo sát theo cách trí thức lý tính, thì chẳng có gì nhiều, mà ngài chỉ nói rằng nhãn thức và nhĩ thức chính là tánh giác bổn nguyên. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng sự đưa vào Đại Toàn Thiện xảy ra (qua những lời ấy) là do nhờ sự trao truyền ban phước gia hộ, sự trao truyền tuyệt đối của sự chứng ngộ nghĩa của Tâm Yếu (sNying-Thig).
Trích “Phật Tâm - Longchen Rabjam”
NXB: Thiện Tri Thức, 2011
Giờ đây cụ hãy lập tâm thành kính lắng nghe Giáo Pháp. Trong khi sư giảng, cụ hãy chăm chú lắng nghe những lời sư cũng giống như chính đức Phật đang
Thông thường khi đề cập đến khái niệm ‘không’ là chúng ta nghĩ đến hệ thống triết học ‘không’ (§ènyat) của Long Thọ (Ngrjuna), là hệ tư tưởng Bát Nhã (Pra-j??apramit) của
BẠN CÓ TIN TƯỞNG TÁI SINH KHÔNG?Tác giả: Alexander BerzinChuyển ngữ: Tuệ Uyển – 16/03/2010 HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới
Thiền Quán Là Gì ? Ajahn ChahĐại sư Ajahn Chah sinh ngày 17-6-1918 trong một ngôi làng nhỏ, gần thị trấn Ubon Rajathani, Đông Bắc Thái Lan. Sau khi hòan tất giáo dục căn
1. Tâm vô niệmLuận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh nói:“Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt