Tin Tức (680)


Phật Tánh

28,286

Phật Tánh

(Đã đăng trên Văn Hóa Phật Giáo)

Phật Tánh không phải là một danh hiệu. Nó không phải là một tính chất dành riêng cho đức Phật lịch sử hay những hành giả Phật giáo. Nó không phải một thứ được tạo ra hay tưởng tượng ra. Nó là trọng tâm hay thực chất bên trong tất cả mọi chúng sanh: một tiềm năng vô hạn để hành động, thấy, nghe, cảm nghiệm một sự việc. Nhờ Phật Tánh, chúng ta có thể học, có thể phát triển, có thể thay đổi. Mọi người trong chúng ta đều có thể và có quyền trở thành một đức Phật.

 

 

 

 

Nói về Phật Tánh, nó không liên hệ gì đến đạo hạnh và cung cách của một người trong bộ y vàng trên đường đi khất thực. Chữ Phật trong Phạn ngữ được dịch theo nghĩa đen là “bậc giác ngộ.” Nếu được coi là một danh hiệu, chữ nầy thường được chỉ cho đức Tất Đạt Đa Cồ Đàm, người đã đạt được giác ngộ tối thượng 2500 năm trước dưới cây Bồ Đề.

Tuy nhiên, Phật Tánh không phải là một danh hiệu. Nó không phải là một tính chất dành riêng cho đức Phật lịch sử hay những hành giả Phật giáo. Nó không phải một thứ được tạo ra hay tưởng tượng ra. Nó là trọng tâm hay thực chất bên trong tất cả mọi chúng sanh: một tiềm năng vô hạn để hành động, thấy, nghe, cảm nghiệm một sự việc. Nhờ Phật Tánh, chúng ta có thể học, có thể phát triển, có thể thay đổi. Mọi người trong chúng ta đều có thể và có quyền trở thành một đức Phật.

Phật Tánh không thể được diễn tả bằng những từ ngữ thuộc khái niệm tương đối. Nó cần được kinh nghiệm một cách trực tiếp, và kinh nghiệm trực tiếp thì không thể diễn tả bằng lời. Khi chúng ta nhìn một khung cảnh hùng vĩ, chúng ta có thể nói rằng nó hùng vĩ lớn lao, rằng những vách đá hai bên màu đỏ, không khí khô và có mùi của cây tuyết tùng... Nhưng dù có diễn tả hay ho cách mấy, sự diễn tả của chúng ta cũng không thể thật sự chứa đựng hết kinh nghiệm cảm nhận được khi đứng trước cái hùng vĩ đó. Hoặc khi chúng ta cố gắng diễn tả cảnh quan nhìn từ đài thiên văn Tapei 101 ở Đài Bắc, một trong những ngôi nhà cao nhất thế giới, được coi là một trong bảy kỳ quan hiện đại của loài người. Chúng ta có thể nói về bức tranh toàn cảnh, về con đuờng với xe cộ và con người được thấy như những con kiến, hoặc chúng ta phải nín thở khi đứng ở một nơi quá cao trên mặt đất. Nhưng chúng ta vẫn không thể truyền đạt sự sâu rộng trong kinh nghiệm của chúng ta.

Tuy nhiên, mặc dù Phật Tánh không thể diễn tả được, đức Phật đã đưa ra một số gợi ý như tấm bản đồ giúp chúng ta biết phương hướng và con đường dẫn đến kinh nghiệm không thể diễn tả đó. Một trong những phương pháp của Ngài là nêu lên ba tính chất của Phật Tánh: Tự do vô hạn: khả năng nhận biết một cách tự tại về mọi sự việc - quá khứ, hiện tại và tương lai; năng lực vô hạn: sức mạnh không giới hạn để đưa chúng ta và tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ; và lòng từ bi vô hạn: ý thức không giới hạn về sự tương liên giữa tất cả vạn vật, một tâm thức mở rộng ra cho kẻ khác, điều được coi là động lực trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp tất cả chúng sanh tiến hóa.

Điều không thể nghi ngờ là có rất nhiều người tin tưởng vào đức Phật để qua học hỏi và thực hành, đã có thể thể nghiệm trực tiếp sự tự do, sức mạnh và lòng từ bi không giới hạn đó.

Trong nhiều kinh điển, chúng ta thấy đức Phật luôn luôn sẵn sàng trao đổi với những người có sự nghi ngờ về những điều Ngài nói. Ngài là một vị thầy duy nhất du hành khắp Ấn độ vào thế kỷ thứ tư trước Tây lịch với mục đích thuyết phục quần chúng về nhiều vấn đề. Tuy nhiên, không giống như nhiều người đương thời, Ngài không cố gắng thuyết phục quần chúng tin rằng phương pháp mà Ngài tìm ra trong việc giải thoát khổ đau là phương pháp duy nhất. Một điểm quan trọng xuyên suốt nhiều kinh điển Phật giáo có thể được tóm tắt bằng ngôn ngữ ngày nay: “Đó chỉ là điều tôi thực hành và điều tôi nhận ra. Đừng tin điều gì tôi nói vì điều đó do tôi nói. Các vị hãy tự mình thực hành để tự mình trãi nghiệm.”

Đức Phật không cực đoan ngăn cản người khác trong việc lựa chọn điều họ nên học và phương pháp học. Thay vì vậy, trong giáo lý về Phật Tánh, Ngài trình bày cho thính chúng một loại trãi nghiệm tư duy, kêu gọi họ khám phá từ trong kinh nghiệm của chính họ những biểu lộ của Phật Tánh trong mọi lúc của đời sống hàng ngày. Ngài trình bày thể nghiệm nầy bằng hình ảnh một ngôi nhà trong đó có một ngọn đèn đựợc thắp sáng với những bóng mờ và những cửa sổ đóng kín. Ngôi nhà tượng trưng cho cái thấy dày đặc do sự tùy thuộc vào những điều kiện vật lý, tâm lý, cảm xúc. Chiếc đèn tượng trưng cho Phật tánh. Dù cho những bóng mờ và những cửa sổ bị đóng kín, một chút ánh sáng của ngọn đèn từ bên trong vẫn chiếu xuyên qua.

Bên trong, ánh sáng từ ngọn đèn đem đến sự rõ ràng để phân biệt gữa một chếc ghế, một cái giường, hay một tấm thảm. Giống như ánh sáng ngọn đèn có thể xuyên qua những khoảng tối và những cửa sổ, chúng ta có thể kinh nghiệm được ánh sáng trí tuệ như là một trực giác, một cái “thấy ở chiều sâu.”

Từ và Bi chiếu sáng xuyên qua những chiếc cửa sổ trong những khoảnh khắc nầy khi chúng ta, một cách tự phát, giúp đỡ hay an ủi một người nào đó, không phải vì sự lợi ích bản thân, mà vì cảm thấy việc đó nên làm. Có thể là một điều rất đơn giản như cho một người tựa vào vai để khóc khi họ đau khổ, giúp một người băng qua đường, ngồi bên cạnh một người đang bịnh hay đang hấp hối. Tất cả chúng ta đã từng nghe có những người không nghĩ đến nguy hiểm nhảy vào dòng nước sâu để cứu người không quen biết…

Sức mạnh của Phật Tánh thường thể hiện trong sự vượt qua những biến cố khó khăn. Gần đây tôi có gặp một người đã thực hành Phật pháp lâu năm. Anh ta đầu tư vào chứng khoán từ năm 1990, và khi chứng khoán tuột, anh mất tất cả. Nhiều người bạn và người cộng tác với anh cũng mất tiền và một số bị rơi tình trạng khủng hoảng tinh thần. Một số người mất tự tin và không còn khả năng quyết định; một số rơi vào tình trạng nản chí; một số giống như trong đợt khủng hoảng kinh tế 1929, nhảy qua cửa sổ. Nhưng anh thì vẫn vững tâm, không mất lòng tự tin, không thối chí. Anh bình tỉnh đầu tư trở lại và xây dựng lại nền tảng tài chánh vững vàng.

Nhìn vẻ mặt trầm tỉnh của anh trong những biến cố lớn, một số bạn bè và người cộng tác hỏi anh làm thế nào anh có thể giữ được sự bình tỉnh. Anh trả lời: “Vâng. Tôi có được tất cả số tiền đó từ thị trường chứng khoán, rồi nó trở về với thị trường chứng khoán, và giờ thì nó quay trở lại. Điều kiện thay đổi, nhưng tôi vẫn còn. Tôi có thể thực hiện những qyết định. Tôi có thể ở trong một ngôi nhà lớn trong một năm, rồi ngủ trên ván ở nhà một người bạn trong năm kế, những điều đó không làm thay đổi sự việc rằng tôi có thể chọn lựa cách tôi suy nghĩ về chính mình và tất cả những vấn đề xảy ra quanh tôi. Thật sự, tôi thấy tôi rất may mắn. Một số người không có khả năng lựa chọn và một số nguời không nhận thấy khả năng lựa chọn của mình.”

Tôi cũng từng nghe những nhận xét tương tự từ những người đương đầu với những chứng bịnh kinh niên nơi họ, nơi cha mẹ, con cái họ, hay những thành viên trong gia đình, bạn bè. Một người đàn ông tôi gặp gần đây ở Bắc Mỹ nói về việc anh cố gắng giữ việc làm cũng như mối quan hệ tốt với vợ và con, trong khi vẫn tiếp tục thường xuyên thăm viếng người cha bị bịnh Alzheimer (một chứng mất trí). Anh ta nói: “Dĩ nhiên là khó mà giữ thăng bằng mọi chuyện. Nhưng đó là điều tôi thực hiện. Tôi không thấy có cách nào khác.”

Lời phát biểu đơn giản mà tươi mát làm sao! Mặc dù anh ta chưa bao giờ đến tham dự một buổi học Phật pháp, chưa bao giờ nghiên cứu kinh điển Phật giáo, và cũng không cần nhận mình là một Phật tử, sự diễn tả của anh về cuộc sống của mình và cách anh tiếp cận với cuộc sống đã là tiêu biểu cho một sự biểu lộ tự phát về ba phương diện của Phật tánh: trí tuệ nhìn thấy chiều sâu và chiều rộng trong hoàn cảnh của mình, khả năng giải thích sự việc và hành động theo cái thấy của mình, cách cư xử tự phát theo tâm từ bi.

Khi tôi nghe anh ta nói chuyện, tôi nhận ra rằng ba tính chất nầy của Phật Tánh có thể được tóm tắt bằng một từ đơn giản: can đảm – đặc biệt là can đảm để là, như chúng ta là, ngay tại đây và ngay bây giờ, với tất cả những nghi ngờ, bất quyết của chúng ta. Đối diện trực tiếp với kinh nghiệm mở ra cho chúng ta khả năng nhận thấy rằng điều mà chúng ta kinh nghiệm – tình yêu, sự cô độc, ganh ghét, niềm vui, lòng tham, nỗi buồn, và vân vân – từ bản chất là một sự biểu hiện tiềm năng vô hạn nền tảng của Phật tánh nơi chúng ta.

Nguyên lý nầy nằm trong sự “chẩn bịnh” của chân lý thứ ba của Tứ Diệu Đế - Diệt Đế. Bất cứ sự phiền não nào chúng ta cảm nhận – vi tế, mãnh liệt, hoặc ở mức độ trung gian – sẽ chìm xuống và chúng ta sẽ vượt qua sự dính chặc vào cái thấy giới hạn, tùy thuộc và bị tùy thuộc về chúng ta, để bắt đầu nhìn thấy bằng khả năng thật sự của chúng ta, thể nghiệm sự việc một cách toàn bộ. Cuối cùng, đến và dừng lại trong Phật Tánh – như một con chim dừng nghỉ khi trở về tổ ấm của mình. Ở đó, sự đau khổ chấm dứt. Không có gì để sợ hãi, không có gì để chống cự. Ngay cả cái chết cũng không làm chúng ta bối rối.

Thị Giới Chuyễn ngữ (Theo Sambala Sun)

& Ảnh Trang Nhà Ân Phật tìm được trên Internet

28,286

TIỀN BẠC

Tiền bạc và thành công không làm thay đổi con người; chúng chỉ khuyếch đại cái đã sẵn có. _ Will Smith☀️Những vật tốt nhất trong đời thì không mất tiền, và

865
SINH THÁI HỌC TÂM LINH

SINH THÁI HỌC TÂM LINH🔆 Sinh thái học và tâm linh nối kết với nhau một cách căn bản, bởi vì cuối cùng tỉnh giác sinh thái sâu xa là tỉnh giác

691
Hòa bình trong năm giới

Hòa bình trong năm giớiLịch sử loài người luôn luôn có chiến tranh, đến độ học lịch sử là học về những cuộc chiến tranh. Hòa bình là điều khó khăn đối

15,122
NHƯ LAI TỨC LÀ NGHĨA NHƯ CỦA TẤT CẢ CÁC PHÁP

Bây giờ là mình tự nhiên một chút, thầy muốn nói về một câu kinh thôi, là câu kinh mà mình thường tụng đó, câu kinh ở trong kinh Kim Cương: “Như

553
VẠN HỮU - KỲ THƯ KYBALION

Ở dưới và phía sau của Vũ trụ Thời gian, Không gian và Thay đổi, luôn có thể tìm thấy Thực tại Bản thể - Chân lí Nền tảng.’_ Giáo huấn Kybalion🍀

1,118
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc