Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Sự chật hẹp của tâm thức là một thái độ từ chối nhìn một ý kiến mới hay một sự kiện mới. Nó làm chúng ta nhỏ mọn, đầy thành kiến và luôn luôn phòng thủ. Một thái độ đà điểu rúc đầu trong cát như vậy gây ra nhiều rắc rối. Từ quan điểm lịch sử, rõ ràng sự hẹp hòi của tâm thức đã làm hại sự phát ưiển của nhân loại. Chính sự hẹp hòi mà người ta đã chống lại những khám phá khoa học vào thời Trung cổ, và vì sự sợ hãi đã kết hợp với hẹp hòi trí óc mà người ta đã bỏ mặc cho sự thảm sát hàng triệu người vô tội dưới chế độ Quốc Xã. Sự hẹp hòi tâm thức ngăn cản đặt lại vấn đề về những thành kiến thiết lập ữên chủng tộc, tôn giáo hay giới tính.

Bên dưới sự mù quáng này là ý thức tiên kiến cho rằng chúng ta đã biết hết và chứng ta không muốn tự đặt những câu hỏi, như thể lâu đài bằng cát tiêu biểu cho thế giới quan của chúng ta sắp sụp đổ vì một ý tưởng mới. Chúng ta thích ngoan cố và không nghe hơn, hay quên đi tất cả bằng cách đi xem truyền hình, chơi bài hay ăn nhậu Rõ ràng một thái độ như vậy không để cho chúng ta có nhiều tự do.

Thế nên chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận một sự tiếp cận thông minh hơn đối với những tư tưởng và hoàn cảnh mới. Chúng ta sẽ nghe những tư tưởng mới và nghiên cứu chúng với lý luận, trí thông minh và không thiên vị Ý định của chúng ta là cải thiện cái hiểu của chúng ta về thế giới, đóng góp vào hòa bình thế giới và vào sự phát triển con người, chúng ta sẽ nghe những tư tưởng mới và những đề nghị mới. Tiếp theo chúng ta có thể chấp nhận chúng ta hay không, và trong mọi trường hợp chúng ta đều có thể học một cái gì khi khảo sát tình huống một cách thông minh.

Cởi mở không có nghĩa là chấp nhận tất cả những ý kiến chúng ta gặp. Điều này đặc biệt đúng trong câu "siêu thị tâm linh" hiện giờ ở Tây phương. Điều đó cũng không có nghĩa là trong sự tìm kiếm cái hiện đại, chúng ta phải vất bỏ di sản văn hóa giàu có của chúng ta để chạy theo một cách mù quáng một tư tưởng mới haỵ một chiều hướng mới.

Một tâm thức mở rộng rỗng rang tạo điều kiện cho lòng khoan dung. Nếu sau khi khảo sát một tư tưởng qua sàng lọc của lý tính, bạn quyết định không theo, bạn có thể giữ bình an và thân thiện với người tin nó. Ý kiến và con người thì khác nhau. Vả lại, những ý kiến của chúng ta có thay đổi. Chúng ta có thể đánh giá những gì người khác nói, dù đúng hay sai, vì điều đó bắt chúng ta phải suy nghĩ và bởi thế mà sử dụng trí huệ của mình.

Trong một đối thoại, khi bằng lòng xem nó như một sự học, thay vì tức khắc rơi vào sự phê phán và xác định một cách tiên quyết rằng người khác sai/ bấy giờ người ta nghe, suy nghĩ và bàn luận, vừa tái khảo sát những ý kiến đã có cho đến lúc đó.

Một cách cư xử như vậy là lợi ích trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn chúng ta có thể mời các bạn đồng nghiệp, các cấp trên hoặc cấp dưới cho chứng ta ý kiến về một dự án và gợi cho chúng ta những cải thiện có thể. Một sự cởi mở như vậy làm thư giãn không khí làm việc và cho phép chúng ta sau đó đánh giá đúng đắn những ý kiến của những người khác và làm việc với họ trong sự thuận lợi cho lợi ích lẫn nhau. Cấp trên luôn luôn có quyền hành, nhưng sẽ không độc đoán nữa.

Chúng ta không phải bảo vệ những ý kiến hay những niềm tin của chúng ta. Không có cái gì trong một ý kiến lặm cho nó cố hữu đối với chúng ta. Sự kiện người ta chỉ trích những ý kiến của chúng ta không có nghĩa là chúng ta ngu ngốc. Ngoài ra, không

Cần thiết sợ mất mặt nếu chúng ta phải xem xét lại những sự việc hay thay đổi ý kiến. Sự sợ hãi có vẻ kém cỏi nếu những ý kiến của chúng ta bị bẻ lại là do chúng ta muốn giữ tiếng tăm hơn là muốn biết sự thật. Cởi mở tâm thức sẽ cho phép chúng ta thấy trong mỗi ý kiến và trong mỗi hoàn cảnh có một cơ hội để học và chia xẻ.

Xem mục lục