_Thưa thầy, khi mà thấy nền tảng rồi thì dễ nhận thấy được lỗi lầm.
_Thầy dạy là thầy dạy trực tiếp mà Hải thấy dễ, cái câu nói khi thấy nền tảng rồi dễ nhìn thấy lỗi lầm, thầy nói rồi, cỡ một vị như ngài Huyền Giác đó, ngộ như vậy mà vẫn còn lỗi lầm, vô gặp Tổ là dộng tích trượng đứng ngon lành, ngài Huệ Năng ngài chỉ nói một câu sơ sơ thôi. “Ông là bậc Sa môn mà sao ông lại thiếu oai nghi như vậy?” Lúc đó ông mới làm lễ. Đó, nó cỡ như ngài Huyền Giác, mình thấy đâu ai dám đụng một câu, sửa một chữ trong Chứng Đạo Ca của ông.
Thành ra đối với mình thì không có gì, nhưng đối với bậc cao hơn mình như Ngài Huệ Năng nhìn vào vẫn thấy lỗi lầm, chớ anh ngộ cỡ đó chống tích trượng, trời ơi. Thành ra cái lỗi lầm của anh anh không thấy. Thầy nói vậy đó, tu hành chẳng có làm cái gì hết á, tu hành là thấy những lỗi lầm của anh mà bỏ đi. Bởi vì, cái thực tại đó, cái Chân như đó, cái Pháp thân đó, cái tánh Không đó nó đâu có che mình, chẳng lẽ chư Phật che mình, mấy ông Bồ tát che mình, chính mình che mình, mà che nhiều lâu lắm rồi.
Thành ra, vấn đề tu hành là làm sao gỡ những lỗi lầm đang che, hết lỗi lầm thì nó hiện ra thôi, thầy nói vậy đó, nó rất rõ ràng, không ai tạo ra mặt trời hết á, nó có sẵn đó rồi. Tôi không thấy mặt trời do đâu? Tôi đóng cửa tôi che, tôi đóng cửa tôi bịt mắt, đó là những lỗi lầm do tôi đóng cửa bịt mắt lại, chớ đâu phải không có mặt trời, đâu phải tôi tạo ra mặt trời đâu.
Thì tôi tháo những cái lỗi lầm đó ra, tháo ra nhiều khi cũng đau đớn lắm, cái gì mà nó vô da vô thịt mình mình rút ra nó đau lắm chớ không phải giỡn chơi. Đó thì rút ra, rút ra, cho tới khi sáng mắt thì mặt trời là dĩ nhiên thôi chớ có ai dấu cai che? Chẳng lẽ mấy ông chư Thiên ông che mình? Hay vị Bồ tát nào che mình, chỉ có mình tự che thì mình thôi.
Thầy thì sao? Thầy nói rất rõ ràng, là ông thầy ông chỉ nói vậy thôi. Ông chỉ nói là anh cần rút cái đó ra còn anh cứ để ông rút, thì công ông lãnh hết, phải hông? Thành ra anh tự rút ra, ông cho anh biết cái cửa đó hiện giờ anh đóng đó, anh mở, còn để ông mở thì không có nghĩa gì hết.
Thầy thấy, ít người thấy được cái tin vi của Pháp Bảo Đàn Kinh của ngài Huệ Năng, ngài hay nói tới lỗi lầm, ví dụ như gặp Thần Hội, thì ông kia ông nói cái gì đó, rồi ngài trả lời, “ta thấy chớ sao không thấy, mà thấy là thấy lỗi lầm của ta”, đó ông nói những cái đó rất rõ ràng, rồi mình thấy là rất nhiều người cứ nghĩ là ngài Huệ Năng là vậy thôi, coi lại là ngài làm luôn cả cái phẩm Sám Hối luôn, phải hông? Mà sám hối của ngài nó cao cấp, là Sám Hối Vô Tướng.
Nói thẳng ra, một ông tổ nào của Phật giáo dù bất kỳ tông phái nào, không có ông nào dám bỏ một cái gì hết.
Coi lại ngài Huệ Năng kinh điển ngài nói rất rõ ràng, kinh Duy Ma Cật ngài cũng lấy ra, Bồ tát giới ngài cũng trích ra, chứng tỏ có thể hồi đầu ngài không học hành gì hết, nhưng mà sau này ngài cũng rành lắm, qui y ngài có nói, chớ đâu phải thấy tánh là khỏi cần quy y, phải hông? Phát Bồ đề tâm, bốn vô lượng tâm ngài cũng có giảng, Ba thân ngài cũng có nói, ngài nói tất cả Phật pháp trong đó, nhưng mà mình cứ chọn cái thứ mình thích thôi, chớ ngài nói hết, có gì thiếu trong đó hông? Phát Bồ đề tâm có, quy y có, ba thân có, sám hối có, có đủ thứ hết, rồi giới định tuệ là sao, ngài cũng có nói giới định tuệ, mà giới định tuệ của ngài là giới định tuệ cao cấp, chớ ngài không nói không cần giới.
Mình nên nhớ giới định tuệ của ngài là cao cấp, chớ đừng mở miệng ra nói không cần giới coi chừng là tiêu cuộc đời, nó ảnh hưởng tới đời sau, mình thấy những vị cao cấp đó họ trọn vẹn lắm chớ họ có nói, là không cần giới đâu.
Cái ông gì đó nói giới, thầy của ông nói giới làm sao, rồi ông nói giới định tuệ của ta là như vậy, tâm không ngu si tự tánh giới… gì đó, cái giới của ông là giới trên cái nền tảng tự tánh đó, phải hông? Bởi vậy bên Trung Hoa nó coi cuốn đó là kinh là vậy, nói cho đúng ra, ngữ lục là của Tổ, bởi vì quyển đó nó hoàn hảo quá cho nên cho nó là Kinh.
Không có một lỗi lầm, một sai lầm nào hết á, thành ra thầy sợ những vị đó, mình thấy không có lỗi lầm nào hết, mà mình thấy trong tất cả mọi cái gì của ngài đều là toàn vẹn, thầy cảm động nhất là cái ông Hành Xương, ông tới ông chặt đầu tổ để mà lấy vàng lấy gì đó, rồi Tổ mới nói là: ông đi đi chớ ông ở đây là ông tiêu tùng à, ở đây mà biết là ông tiêu à, nhưng ông đi rồi sau này nhớ mà trở lại. Và khi gặp lại, ngài nói một câu rất là: ta đợi ngươi đã lâu, sao bây giờ ngươi mới tới? Một câu từ bi! Chớ đâu phải như mình, hồi xưa mầy chặt đầu tao, bây giờ… thành ra không có ai, cái biểu lộ trong đời ngài, không những cái nền tảng, con đường và quả, cái gì của ngài cũng toàn vẹn hết và nó biểu lộ nhiều nhất là cái hạnh, thành ra khi ngài chết thì chim muôn kêu than gì tùm lum túa lua, bởi vì cái hạnh của ngài nó vậy. Thành ra là mình đọc kinh, nên nhớ mình đọc là mình đọc mức độ của mình, chớ không phải mức độ của kinh là vậy đâu. Mình đọc kinh, vọng tưởng mình nó chế biến ra tùm lum thành cái này cái nọ, thành ra mình phải cẩn thận cái này.
Thầy thấy cái thế hệ của mình nó bị hư nhiều lắm, cái thế hệ cách đây năm chục năm, nói cái gì phải có người chứng minh, viết một cuốn sách phải thầy, hòa thượng gì đó chứng minh, vậy nó mới giữ được chớ mạnh ai nấy làm.
Thầy nói một cái điều rất đơn giản là ít người hiểu lắm, thầy nói ngài Pa- Si- Tu đó, cái ông nhiếp chính vương của phái Kayu đó, ông nói bây giờ ông tu thì ông không có tu, làm cái gì thì ông cũng làm, giảng thì ông cũng giảng, ông chỉ nói cả cuộc đời tôi làm sao giữ gìn cái giáo pháp Kayu, làm sao nó vẫn còn nguyên vẹn, nhất là khi nó qua Tây phương, bởi vì qua Tây phương là bắt đầu chế, thành ra anh chỉ có làm một nhiệm vụ đó thôi, chớ ông ít thuyết pháp gì đó lắm, để cho ngài Karmapa làm, ngài chỉ lo làm cái việc đó thôi, làm sao giữ gìn cái giáo pháp nó đừng có pha tạp nó vẫn nguyên thủy, cái dòng sông đó nó từ Milarepa nó vẫn trong suốt đừng có chế thêm màu mè gì vô trong đó, nó hư, nhiều khi bây giờ màu chất độc không nó nguy hiểm lắm.
Thầy nói đi nói lại ít người hiểu, thầy nói là Pháp phải được đặt cao hơn Tăng, Phật rồi Pháp Tăng, Tăng dầu đó là ngài Long Thọ, bậc thánh tăng đi nữa cũng phải ở dưới pháp, bởi vì nhiệm vụ của ngài là phục vụ pháp, phải hông? Nhiệm vụ của một ông tăng dầu thánh tăng đi nữa cũng là phục vụ pháp, mình thấy những người thứ thiệt họ vậy đó, còn mình đem pháp ra giởn chơi đấu láo với nhau đâu có được.
Thôi bên nữ nói đi, thầy nói một chập rồi bỏ đi hết, tê tái hết.
Thành ra nói những điều tê tái, ông nào hoan hỷ là ông đó căn cơ ngon, nó chỉ đơn giản vậy thôi, còn ông nào tê tái thiệt là ông đó… Đó, người ta thử vậy là biết liền!
_Trong thấy tánh, thấy nền tảng, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Thập trụ thì thấy tánh là thấy mờ mờ thôi, rồi Thập địa mới bắt đầu thấy thật, chỉ có Phật là thấy hoàn toàn thôi, thành ra mình nhiều khi mình lầm lẫn cái đó mình phải hỏi.
Như hồi hôm qua có anh Phật tử nói cần mở thêm lớp để tham vấn, hỏi cái gì? Ông nào Cần Thơ muốn hỏi thì cứ lên đây, còn nhanh chóng cần gắp thì phone lên, còn ông nào ở Sài Gòn thì qua, nhưng có ông nào thật sự muốn tham vấn đâu? Tự phong tự này nọ hết. Thầy thấy vậy, mấy ông không muốn học, không có ông nào hỏi thầy là con như vậy là nó ở đâu, con không thể xác định được, con cũng không có đọc kinh, ông nào cũng tự cho mình là vậy chớ đâu phải là chuyện đơn giản như mình nghĩ vậy đâu.
Tham vấn để làm gì? Anh không muốn hỏi, qua cái hành động của mình, đó là chưa thấy rõ ràng, ông thấy rõ ràng ông phải nói như ngài A Nan, xin Phật thẩm trừ vi tế hoặc cho con, ông chưa thấy ông mới thấy cần gì mà thẩm trừ. Còn khi anh thấy rồi anh mới thấy khó khăn.
Thành ra mình là tay đầu cơ buôn pháp chớ không phải là thứ thiệt, mình phải thấy vậy đó.
Qua mấy năm thầy dạy chúng, thầy thấy là rõ ràng, ít người thành thật lắm, mà anh không thành thật với chính mình lấy đâu mà tu, phải hông? Anh thành thật với chính mình thì anh mới thành thật với người khác, anh mới thành thật với ông thầy, còn đằng này anh không thành thật với chính mình nữa, mà thành thật với chính mình là trực tâm, là đạo tràng, chính thầy cũng chưa phải là trực tâm nữa, bởi vì người mà trực tâm hoàn toàn người đó là Phật rồi, thì đó là đạo tràng đó. Còn mình đây trực tâm là trực tâm cái mức độ của mình, chớ mình đừng có nói mình là trực tâm, thành ra nó vậy.
Thầy thấy đời bây giờ họ cầu pháp cầu đạo nó lơ mơ làng màng lắm, rồi mình cứ vui vẻ theo cái lối vui vẻ vậy thôi.
Thành ra vấn đề thầy nói rất rõ ràng, là làm cái gì cũng phải có ông thầy ông chấp nhận, còn mình nói mình thấy mà ông thầy không chấp nhận rồi sao? Nó có nhiều cấp độ, nhiều khi ông thầy không bao giờ ông nói ra đâu, không bao giờ ông nói ra trước chúng là ông này ông thấy rồi, không bao giờ ông nói ra đâu, nhưng mà ông chỉ nói sơ sơ cho mình để mình biết là vậy đó, chớ trong này không có bằng cấp gì hết.
Nên nhớ, cái thấy của mình mà thấy nền tảng thì mình đối xử với mọi người đều đúng hết, phải hông?
Còn anh thấy mà đối xử với mọi người chưa đúng, thì cái thấy của mình nó chệch choạn lắm, thầy nói rồi, cái huệ là cái thấy, anh có huệ thì tất nhiên cái giới anh phải có, phải hông? Anh sáng mắt thì anh biết đường đi, và biết đối xử chớ. Còn mình đối xử khi đúng khi sai là biết cái thấy mình nó chưa ổn, cái thấy thiền định và hạnh, cái hạnh anh yếu thì cái thấy anh yếu.
Cứ dòm cái cách sống của anh thì tôi biết cái thấy anh cỡ nào, còn nếu như anh thấy thật sự, là anh qua đây anh nói với thầy, bữa nay con sẽ làm phụ tá của thầy, con sẽ đỡ đần cho thầy, còn đằng này không.
Thầy đã nói rồi, thầy làm cái gì là thầy chịu trách nhiệm với Hòa Thượng ông thầy của thầy, dầu bây giờ ông có tịch rồi thầy cũng chịu trách nhiệm, và thầy chịu trách nhiệm với những người khác nữa, nội cái vấn đề mình thiếu trách nhiệm là mình thấy cái thấy mình nó lờ mờ lắm.
Cái thấy nó phải đi toàn bộ, thầy hay nói vậy đó, nếu cái thấy của mình rõ thì thiền định của mình cũng mạnh, và cái hạnh của mình cũng mạnh.
Ví dụ đơn giản mình đọc mình không có hiểu gì hết, ngài Bàng Long Uẩn là vị cư sĩ phải hông? Khi ông ngộ là ông đem cả gia tài ra sông ông trút xuống đó hết. Ông đâu có cần nữa, phải hông? Đó, cái thấy của họ mạnh chừng nào, vì từ đây tôi chỉ sống vì pháp thôi, gia tài chuyện của đời, tôi bỏ hết.
Mình chưa biết con đường nó ra sao, chưa biết ông thầy ông trách nhiệm như thế nào, mình chưa biết mình trách nhiệm như thế nào, mình lu bu lu bu vậy rồi làm sao?
Thành ra hồi nãy ông nào nói tánh tánh, tướng tướng gì đó. Có nhiều ông nói mình ở nơi tướng mà tu phải hông? Thiệt ra tướng của mình đó không phải là tướng, tướng đó là tướng của dục giới, chớ không phải là tướng, nên nhớ vậy đó, phải hông? Mình cứ lấy cái chiêu bài mình cứ lợi dụng Phật giáo miết thôi, tôi ở nơi tướng tôi tu, nhưng mà cái tướng của mình là tướng gì, tướng của dục giới mà dục giới là cấp thấp nhất của dục giới nữa, mình cứ lấy chiêu bài đó mình tu.
Thầy hay nói ở đời không thầy đố mầy làm nên là vậy, thì ở đây cũng vậy thôi, mà ở đây còn gắt gao hơn nữa, mình thấy mình lợi dụng nhiều lắm, xin lỗi như thầy đây, mấy ông đây là thứ buôn lậu nhiều lắm, chớ thứ thiệt là ít lắm.
Thành ra thầy nói đi nói lại rất nhiều lần mà không ai hiểu, là Phật giáo ngay từ cấp thấp cho tới cấp cao mình phải biết tàm quí, tàm quí là hỗ thẹn, mình hỗ thẹn mình mới đi được còn mình không hỗ thẹn hổng lấy gì đi được, thầy thấy rất nhiều người mặt mày chai đá đến độ không hỗ thẹn được, qua đó mình mới thấy cái thiện căn họ yếu.
Nhiều khi thầy nói thẳng ra một vài người, thầy thấy họ không biết hỗ thẹn, thầy không biết kiếp trước họ làm gì, làm gì, nhưng hỗ thẹn là một thiện căn rất là lớn. Từ hỗ thẹn, anh mới tin nhân quả và đó là cái động lực để anh tu, còn mình không có hỗ thẹn lấy đâu mà tu.
Thành ra bên Tây Tạng nói đừng có mà ngồi đó so sánh với ai, có so sánh là so sánh với Milarepa, có ghen tỵ thì ghen tỵ với Milarepa coi mình được bao nhiêu phần của ổng, những ông trí huệ như Gampopa chẳng hạn, tổng hợp lại tất cả hai ba dòng gì đó để lập ra dòng Kagyu đó, mình coi thử là mình có được như vậy hông?
Thành ra phải học cái hạnh của người ta, còn bây giờ mình cứ lấy, mình xào chỗ này một chút chỗ kia một chút.
Mình ngồi đó mình nói chánh niệm tỉnh giác cái gì, chánh niệm tỉnh giác là mình ít khi phạm lỗi lầm lắm, còn đằng này mình lỗi lầm là chuyện tâm bình thường của mình, phải hông?
Thành ra thầy nói đơn giản mà ít người hiểu lắm, nên nhớ hiện giờ đây, mình đối xử với nhau là đối xử bằng phiền não của mình thôi, chớ không phải mình có bao nhiêu trí huệ để mình đối xử đâu. Đối xử bằng những phản ứng của mình, nó lộ ra bởi vì người thường không thấy, chớ cái ông ở trên ông dòm xuống ông thấy, cái mánh mung của mình ông thấy hết, thầy mới nói vậy đó, thầy hay nói thẳng nói thật là vậy, một ông thầy mà để cho học trò qua mặt thì ông giải nghệ cho rồi, thành ra đừng có ngồi đó mà nói có thể qua mặt được thầy đâu, phải hông?
Người thật sự thấy là phải thấy bổn phận và trách nhiệm của mình đối với nơi mình quy y, thầy hay nói: tới Tứ địa mới biết ơn và biết trả ơn, chớ không phải dễ đâu, mình thấy ở đời biết ơn và biết trả ơn dễ quá mà, ông cần gì tôi thảy tiền ra cho ông, đó không phải là biết ơn và biết trả ơn.
Mình phải học và nhìn nhận cho rõ, đừng có chánh niệm tỉnh giác ở đâu xa xôi hết, chánh niệm tỉnh giác nơi mình, những lỗi lầm và sơ sót của mình, và chính lỗi lầm sơ sót đó thì mình hưởng chớ ai hưởng? Chớ không phải ông thầy nói vậy là mình qua đây nhiều hơn, hay đưa tiền nhiều hơn, không phải.
Tất cả mọi cái của mình như cái bình thông nhau vậy đó, cái bình của mình che dấu ở đâu trong phòng, nhưng mà tôi nhìn cái bình ngoài này tôi biết cái bình trong kia nó cũng chỉ tới mức đó thôi. Nó đồng bộ là vậy, nó khoa học là vậy, tôi không cần biết anh làm cái gì, nhưng mà tôi biết anh sơ sơ như vậy là tôi biết anh giới bao nhiêu, định bao nhiêu, huệ bao nhiêu.
Trong những buổi pháp đàm thầy nói cái này rất nhiều, mình phải thấy bộ mặt bẩn thỉu của mình mình lột nó ra nó mới lòi cái bản lai diện mục được, còn mình cứ ôm cái mặt nạ bẩn thỉu đó, đeo miết không lột thì làm sao lòi, mà cái bản lai diện mục thì không ai hơn ai hết.
Có khổ là mình theo đời thường, tu hành mà đòi hơn người ta. Đó là sai lầm ngay từ căn bản, ngay từ cái thấy, không có ai hơn ai hết, chẳng qua cái nghiệp nó khác mình vậy thôi.
Thầy đã nói rồi, tất cả đều là tánh vàng hết, nó làm cái này nó ra cái này, nó làm cái kia nó ra cái kia, thành ra ngay cái thấy của mình đơn giản là anh phải biết tôn trọng người sau mình, anh không biết tôn trọng, thành ra anh chỉ cần quán sát một cái lỗi của mình thì trong đó nó có mọi lỗi lầm trong sanh tử của mình hết.
Mà bây giờ sao, mình phải tự thấy mà tự gỡ cái đó ra thôi, ít ai mà tự nhìn nhận mình lắm, nhìn nhận lại mình là một phẩu thuật rất là đau đớn nên ít ai nhìn lại mình, như hồi hôm qua thầy nói đó, có hai chữ ngu với thông minh thôi mà nó ràng buộc, mình chỉ chọn thông minh thôi. Mình không chấp nhận cái ngu, nói thẳng ra cả cuộc đời mình thảm thương là vậy đó, có hai chữ thôi mà mình cũng bị trói buộc trong đó, ông nào cũng muốn nhận cái thông minh thôi, chớ còn ngu không nhận. Còn cái anh mà giải thoát hai chữ đó thì bây giờ nói thông minh hay ngu cũng thế thôi.
Thành ra tu hành là phải nghiêm túc, mà trước hết phải nghiêm túc với mình cái đã.
_Thưa thầy con thấy vấn đề quan trọng thường thì cái lỗi lầm của mình mình ít khi nào thấy được, mà khi thầy chỉ rồi mình cũng ít khi sửa được nữa, thầy dạy tư duy để mà sửa, con thấy tư duy hằng ngày nó rất quan trọng, nếu mình không tư duy thì mình không thấy những cái lỗi nó nằm bên trong của mình nữa, con xin thầy chỉ dạy thêm.
_Thì cứ ở đó, khi nào thầy thấy cái gì trầm trọng thì thầy chỉ vậy thôi, còn muốn sửa, anh sửa là chuyện của anh, tui chỉ chuyện của tui, phải hông? Anh sửa thì anh vụt mấy cụt đá anh đeo mang xuống thì anh nhẹ, còn anh không muốn sửa thì anh để vậy thôi, tôi không ăn nhằm gì hết, anh đeo nặng hay không đeo nặng đối với tôi không thành vấn đề gì hết. Cũng phải học tùy vô tướng ứng vô tác, cho đỡ khổ chớ không thôi là khổ lắm, nếu mình có tác thì mình khổ, tôi chỉ chỉ ra vậy thôi mà anh muốn thì anh bỏ bớt mấy cục đá đi, còn anh không muốn bỏ, anh nói cái này là thành tích của anh thì anh cứ ôm đi, tới về già anh mệt mỏi rồi anh chửi thề trời đất!
_Thưa thầy, mình không sửa lỗi thì mội lỗi lầm nó gây ra nhân quả, quả báo nặng nó lôi mình đi xa.
_Đúng rồi, chính mình hại mình, thầy nói một câu rất đơn giản, ông nào mà không tự hại mình thì ông đó là Bồ tát thiệt, từ Sơ địa trở lên, còn khổ cái là mình hại mình không hà. Mà mình đâu có thấy, tự cắt da cắt thịt mình thành vết thương rồi ai mà rờ vô chữa thì nói sao mầy làm tao đau? Đó, vậy đó, ai dám cắt da cắt thịt mình? Ai dám làm cho cái tâm mình bị thương, ngoài mình ra. Không có một ai có thể làm cho tâm mình bị thương hết chỉ trừ có mình thôi.
Tánh Hải Kính ghi
Trong chương 4 chúng ta đã nghiên cứu về tính chất các pháp nhân duyên sinh, là một phương diện trong khám phá của Đức Phật. Chương này khảo sát phương diện
(TT&VH) - Mỗi năm ở Tây Tạng có biết bao lễ hội nhưng Tết Losar mừng năm mới Âm lịch vẫn là quan trọng nhất và được mong đợi nhất. Lo theo
Chùa Núi Châu Thới Tên thường gọi: Châu Thới. Địa chỉ: xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 751519. Chùa toạ lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ
Hoa Kỳ: Đức Dalai Lama sẽ đến thăm Đại học Quốc gia CaliforniaGiác Ngộ - Theo thông tin từ Đại học Quốc gia California (California State University), Đức Dalai Lama sẽ có
Quán Cafe Tây Tạng: Một góc Himalaya thu nhỏTrong một con hẻm nhỏ trên đường Tôn Thất Tùng, một ngôi nhà Việt Nam cao vài tầng đã được chuyển thành quán càphê
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt