Về phần tánh giác lóng lánh được gọi là “tâm” này, Dù người ta nói nó hiện hữu, nó không thực sự hiện hữu.
(Mặt khác) như là một nguồn, nó là nguồn gốc của sự khác biệt của tất cả an lạc của niết bàn và tất cả buồn đau của sanh tử.
Và về phần như là cái gì được khao khát, nó được yêu thích giống như Mười Một Thừa,
Về tên, những tên khác nhau áp dụng cho nó thì vô số.
Một số người gọi nó là “bản tánh của tâm” hay “tự tâm”.
Những người Tirthika gọi nó là Atman (Ngã) hay “tự ngã”.
Những Thanh Văn gọi nó là Anatman hay “vô ngã”,
Những nhà Duy Thức (Chittamatrin) gọi nó là Chitta hay “Tâm”,
Một số gọi nó là Bát Nhã ba la mật hay ” sự toàn thiện của trí huệ”.
Một số gọi nó là Tathagatagarbha hay “Như Lai tạng”.
Một số gọi nó là Mahamudra hay “Đại Ấn”,
Một số gọi nó là “Quả Cầu Duy Nhất”.
Một số gọi nó là Dharmadhatu (Pháp giới) hay “chiều kích của Thực tại”.
Một số gọi nó là Alaya hay “căn cứ của mọi sự”,
Và một số gọi nó một cách đơn giản là “cái biết bình thường”.
🔆 Mong muốn cái gì khác cái này
Thì giống như có một con voi (trong nhà), nhưng đi tìm kiếm dấu vết của nó ở đâu khác.
Cho dù con có cố gắng đo vũ trụ với một thước dây, sẽ không thể nào bao trùm hết.
(Tương tự) nếu con không thấu hiểu rằng mọi sự lưu xuất từ tâm, con sẽ không thể đạt Phật quả.
Không nhận biết cái này, bấy giờ con sẽ tìm kiếm tâm con ở đâu đó ngoài bản thân con.
Nếu con tìm kiếm chính con ở nơi nào khác, có bao giờ con có thể tìm thấy chính con?
Chẳng hạn, điều này giống như người khờ, đi vào một đám đông người,
Và trở nên mê mờ vì cảnh tượng,
Không nhận biết chính nó; và dù nó tìm kiếm nó khắp nơi,
Nó tiếp tục lầm lộn những người khác với chính nó.
(Tương tự) bởi vì con không thấy thể trạng tự nhiên của thực tánh của sự vật,
Con không biết rằng những hình tướng đến từ tâm, và như vậy con bị đẩy trở lại vào sanh tử.
Do không thấy rằng tự tâm con đích thị là Phật, niết bàn trở nên bị che ám.
Về sanh tử và niết bàn, (sự khác biệt chỉ do) không biết hay biết.
Nhưng trong khoảnh khắc đơn nhất này, quả thật không có sự khác biệt thực sự giữa chúng,
Nếu con tri giác chúng như hiện hữu nơi nào khác với trong tâm con, điều này chắc chắn là một sai lầm.
(Thế nên) sai lầm và không sai lầm thực ra chỉ là một tinh túy đơn nhất (nó là bản tánh của tâm),
Bởi vì những dòng tâm của chúng sanh không là cái gì có thể chia thành hai,
Bản tánh không do tạo tác, không phải sửa sai của tâm được giải thoát bằng cách chỉ để cho nó ở trong thể trạng tự nhiên vốn có của nó.
Nếu con không thức giác rằng sai lầm hay mê lầm căn bản thì đến từ tâm,
Con sẽ không hiểu biết một cách thích đáng thật nghĩa của Pháp tánh (bản tánh của thực tại)
Trích “Tự Giải Thoát Qua Thấy Với Tánh Giác Trần Trụi” - Padmasambhava Bình giảng bởi : John Myrdhin Reynolds - NXB: T. T. T
Nếu Phật giáo thường bị đồng hóa với vô thần thì lý do là vì rất khó cho chúng ta hình dung ra một tôn giáo không thờ Trời, không dựa vào
Sự giác ngộ của đức Phật không phải là sản phẩm của một tri thức thuần tuý.Xã hội Aán độ thời đức Phật tại thế, có nhiều người có học thức theo
Con đường Bồ tát – con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa – không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống
1. Thời gian trong vật lýTrong ngành vật lý, khái niệm “Thời gian” thay đổi theo từng thời kỳ.Như chúng ta biết, trong cơ học Newton, thời gian là một dòng chảy
Thường Đề Bồ Tát (Tát Đà Ba Luân) bạch Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát rằng:Ngày trước lúc tôi cầu Bát nhã ba la mật, ở trong rừng vắng vẻ nghe tiếng trên
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt