Tôi sinh gần Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, theo học tại tu việnSera, một trong ba đại tu viện trong thủ đô này. Ở đây người ta dậy chúng tôi làm thế nào để chấm dứt những vấn đề rắc rối của con người - phần nhiều là những vấn đề thuộc nội tâm, bệnh của tâm; họ rất ít đề cập đến những vấn đề ở bên ngoài. Đó là những gì tôi đã được học - tâm lý học Phật giáo; làm thế nào để chữa tâm bệnh?
Tôi đã làm việc với những người Tây phương khoảng 10 năm, tôi cố gắng tìm hiểu xem tâm lý học Phật giáo có thích hợp với tâm người Tây phương, có thể thực hành được với tâm của người Tây phương hay không. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, nó thực sự có kết quả tốt. Vì thế, một số học trò đã mời tôi qua Tây phương để giảng dậy và mở những lớp thiền; đó là lý do tôi có mặt ở đây.
Theo quan điểm của lạt ma thì những nguyên nhân chính của những vấn đề của con người khởi phát ra từ tâm chứ không phải từ những hoàn cảnh ở bên ngoài. Nhưng thay vì tôi nói ra những vấn đề mà quý vị có thể nghĩ rằng không thích hợp với quý vị, tốt hơn, quý vị hãy đặt những câu hỏi, tôi sẽ theo đó để nói chuyện, như vậy sẽ đem lại nhiều sự thích thú và có kết quả hơn.
Bác sĩ Stan Gold: Thưa Lạt ma, cám ơn ngài đã đến đây. Tôi có thể bắt đầu bằng câu hỏi, ngài đề cập đến tất cả những rắc rối của con người đều do “bệnh của tâm”, theo ngài, nó có ý nghĩa gì?
Lạt ma: Tất cả đều do bệnh của tâm, theo tôi, đó là tâm không nhận ra được sự thật; một cái tâm có khuynh hướng nhận thức giá trị của một người hay một đối tượng có tính cách sai lầm, phóng đại hoặc nhận chìm; nhận thức này là nguyên nhân phát khởi mọi vấn đề. Trong thế giới Tây phương, quý vị không coi sự kiện này là tâm bệnh, tâm lý học Tây phương diễn dịch vấn đề một cách quá nông cạn, chật hẹp. Nếu một người rõ ràng bị quấy nhiễu tình cảm, quý vị coi đó là một vấn đề, nhưng nếu một người không có khả năng nhìn ra được sự thật, không có khả năng hiểu được tính bản nhiên của chính họ thì quý vị lại không nghĩ rằng đó là một vấn đề. Không thấu hiểu bản tính tự nhiên của những thái độtinh thần là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Vấn đề của nhân loại là những cái gì khác chứ không phải là những uất ức, những đè nén tình cảm hay là những sự đổ vỡ tương quan thân hữu. Thực ra, đây chỉ là những vấn đề nhỏ mọn. Vấn đề thực sự là căn bản và quan trọng thì bao la như lòng đại dương mà tất cả chúng ta chỉ nhìn thấy những làn sóng lăn tăn nhấp nhô ở trên mặt. Chúng ta chỉ mới chú ý đến những cái nhỏ đó mà đã hô hoán lên, “ Ồ, đây rồi, vấn đề thật là vĩ đại”, trong khi quên đi, bỏ qua đi những nguyên nhân chính, đó là những bản tínhbất mãn tự nhiên của con người, của nhân loại. Rất khó mà nhận xét ra được điều này, chúng tôi cho rằng những người không biết đến bản tính bất mãn tự nhiên của tâm họ là những người có tâm bệnh; tâm của họ không được lành mạnh.
Hỏi: Thưa Lạt ma Yeshe, làm thế nào để chữa trị căn bệnh này? Làm thế nào ngài giúp những người bị tâm bệnh?
Lạt ma: Tốt, thật là tuyệt diệu. Phương pháp của tôi là cố gắng giúp họ phân tích được bản tính rất tự nhiên của vấn đề. Tôi cố gắng chỉ cho họ biết bản tính chân thật của tâm họ, từ đó họ có thể hiểu được những vấn đề của chính họ. Nếu họ thực hiện được điều này, họ có thể giải quyết được tất cả những vấn đề đến với họ. Tôi không tin rằng tôi có thể giải quyết được vấn đề của họ trong khi chỉ nói chuyện một chút. Có thể vì sự nói chuyện đã giúp họ cảm thấy một chút gì tốt hơn chăng, nhưng nó chỉ giúp thay đổi được một chút mà thôi. Cội rễ của vấn đề nằm sâu trong tâm của chúng ta, cho tới khi nào nó còn ở đó thì sự thay đổi hoàn cảnh ở bên ngoài sẽ là nguyên nhân cho nó nổi lên.
Phương pháp của tôi là họ phải tự tìm hiểu, phải tự kiểm soát chính tâm của họ để từ từ nhìn ra được bản tính chân thật của nó. Tôi có kinh nghiệm, mỗi khi cho họ một lời khuyên nhỏ, họ tự nghĩ: “Ồ, thật tốt, vấn đề của tôi đã tan biến; Lạt ma chỉ khuyên một chút mà đã giải quyết được vấn đề,” nhưng đó chỉ là sự bịa đặt. Họ đặt điều như vậy. Không thể có một con đường nào mà chúng ta có thể hiểu được vấn đề tâm linh mà chúng ta không tự trở nên một nhà tâm lý cho chính mình. Chuyện này hoàn toàn không thể có được.
Hỏi: Làm thế nào ngài có thể giúp họ hiểu được vấn đề của chính họ? Làm thế nào ngài thực hiệnđược?
Lạt ma: Tôi cố gắng chỉ cho họ những trạng thái tâm lý rất tự nhiên của chính họ, làm thế nào họ tự nhận ra được và tự kiểm soát được tâm của chính họ. Một khi họ đã biết được điều này, họ có thể nhận diện và tự giải quyết được tất cả những vấn đề của chính họ. Tôi cố gắng dậy họ cách tiếp cận, cách đối diện với vấn đề.
Hỏi: Xin ngài cho biết một cách chắc chắn rõ rệt, phương pháp nào ngài đã chỉ cho mọi người biết để nhận ra được tâm bản nhiên của họ?
Lạt ma: Có những bước căn bản để theo hay để phân tích, đây là sự hiểu biết của trí tuệ.
Hỏi: Phải chăng đó là một cách thiền?
Lạt ma: Phải, đó là phân tích, tìm hiểu, theo dõi, thiền định.
Hỏi: Ngài làm thế nào? Ngài dạy người ta tìm hiểu cách nào?
Lạt ma: Hãy lấy một thí dụ, tôi có thiện cảm với một người. Tôi tự hỏi tôi, “Tại sao tôi có thiện cảm với người này? Cái gì làm tôi có thiện cảm với họ?” Bằng cách trắc nghiệm này, có thể tôi sẽ tìm ra chỉ vì người đó đối xử tốt với tôi, hay vì một lý do tương tự như vậy, có khi chỉ vì một lý do rất tầm thường, “ Tôi yêu anh ta vì anh ta làm điều này, việc kia cho tôi.” Cùng một kiểu phân tích này, nếu tôi không thích một người nào đó; tôi không thích hắn vì hắn thế này thế kia. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu sâu xa thêm nữa để biết rõ sự thật về những sự kiện tốt hoặc xấu mà chúng ta gán cho những người khác thì lúc đó chúng ta sẽ khám phá ra rằng sự phân biệt của chúng ta về những người bạn hay những kẻ thù đều đặt trên những lý do rất nông cạn, hẹp hòi và tầm thường. Chúng ta đã đặt căn bản phán xét sự kiện trên những giá trị không quan trọng, đã không đặt trên toàn thể nhân tính của một con người. Chúng ta đã gắn nhãn hiệu cho cái này tốt hay xấu, chúng ta đã phóng đại chúng ra cho toàn thể. Rồichúng ta trở nên gay gắt bực bội với những điều chúng ta đã cảm nhận. Bằng phương pháp tìm hiểu, theo dõi, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng rằng không có một lý do nào để chúng ta chia cách, phân biệt, kỳ thị như chúng ta đã làm; những hành động này chỉ cột chặt, trói chặt chúng ta vào khổ đau. Công việc tìm hiểu và phân tích này không phải để cho người khác mà cho chính tâm của chúng ta, để chúng ta nhìn ra được chúng ta đã cảm nhận sự kiện như thế nào và tự minh xác được chính cái tâm kỳ thị, cái tâm phân biệt đang điều động, đang dẫn đưa chúng ta đến sự cảm nhận đó. Đây là nền tảng khác biệt về cách đối diện với sự kiện để phân tích chúng của người Tây phương, họ chỉ chú ý đến những sự kiện ở bên ngoài, như vậy không đủ yếu tố để nhìn thấu phần cốt tủy là tâm đang điều khiển, đang đạo diễn ở phía bên trong của một người.
Hỏi: Như vậy ngài cho rằng vấn đề thực sự nằm sâu ở bên trong của mỗi người chúng ta và không đồng ý với quan điểm cho rằng ảnh hưởng xã hội đã làm cho con người trở nên bệnh hoạn?
Lạt ma: Đúng. Thí dụ, tôi đã gặp rất nhiều người Tây phương, họ đã có những vấn đề với xã hội. Họ nổi giận với xã hội, với cha mẹ, với tất cả mọi thứ. Khi họ hiểu phương pháp tâm lý tôi chỉ cho họ, họ suy nghĩ, “ Thật là ngớ ngẩn! Tôi đã luôn luôn đổ lỗi cho xã hội, nhưng thực ra vấn đề hiện đang ở trong tôi.” Rồi họ thay đổi, họ trở nên một người dễ thương, lịch sự, tôn trọng xã hội, lễ phép với cha mẹ, với thầy cô và hòa nhã với mọi người. Chúng ta không thể đỗ lỗi cho người khác hay cho xã hội về những vấn đề của chúng ta.
Hỏi: Tại sao con người lại đảo lộn sự kiện như vậy?
Lạt ma: Bởi vì họ không hiểu tâm bản nhiên của chính họ. Hoàn cảnh sống, tư tưởng và triết học có thể trợ giúp một phần nào cho những nguyên nhân, nhưng lý do chính yếu, mọi trở ngại, mọi vấn đề đều do chính tâm của chúng ta khởi phát ra. Dĩ nhiên, những tổ chức xã hội có thể làm xáo trộn đời sống của một số người, nhưng rất ít. Đáng buồn thay, con người có khuynh hướng thổi phồng chúng lên rồi nổi giận với chúng. Đó là thái độ của chúng ta với xã hội, nhưng có ai nghĩ được rằng, hiểu được rằng thế giới này xuất hiện, thành hình không ngoài những giấc mơ, những vọng tưởng của con người.
Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài kiếm được gì trong một biển bản tính của con người?
Lạt ma: Tôi thường dùng lối diễn tả này để nói vấn đề của con người bao la như biển cả, nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy một chút lăn tăn trên mặt biển. Chúng ta không nhìn thấy cái gì thực sự đang nằm ở bên dưới, mà chỉ cho rằng: “ Ồ, tôi đang có vấn đề với nó. Nếu tôi xa nó, vấn đề sẽ hết.” Giống như nhìn một cái bếp điện mà không hiểu rằng chính điện lực ở bên trong làm cho bếp nóng lên.
Hỏi: Vấn đề gì đang nằm ở bên dưới làn sóng?
Lạt ma: Bất mãn. Không thỏa mãn. Một cái tâm bất mãn, một cái tâm luôn luôn không thỏa mãn, một cái tâm luôn luôn không hài lòng với những gì mình có, đây là yếu tố căn bản tự nhiên của con người. Chúng ta không bằng lòng với chính chúng ta, chúng ta không thỏa mãn với thế giới ở bên ngoài. Sự bất mãn này giống như là một đại dương.
Hỏi: Ngài hỏi người khác về họ hay làm thế nào để họ tự cảm thấy họ hiểu chính họ?
Lạt ma: Có khi chúng tôi hỏi, nhưng thường thường chúng tôi không hỏi. Có những người có những vấn đề đặc biệt. Trong những trường hợp đó, chúng tôi tìm hiểu chính xác vấn đề là gì để từ đó chúng tôi có thể khuyên giải bằng những phương pháp đặc biệt hơn. Nhưng thường thường không cần thiết vì tự căn bản những vấn đề của con người đều giống như nhau.
Hỏi: Để giúp một người tìm ra được vấn đề của họ và rồi giải quyết nó, ngài phải tốn hết bao nhiêu thời gian? Như ngài biết, một bác sĩ tâm thần Tây phương, chúng tôi đã tốn rất nhiều thời gian với bệnh nhân để giúp họ khám phá ra đặc tính tự nhiên của vấn đề của họ. Ngài cũng làm như vậy hay một cách nào khác?
Lạt ma: Phương pháp của chúng tôi không đòi hỏi chúng tôi phải dùng nhiều thời giờ với một cá nhân. Chúng tôi giải thích đặc tính căn bản của vấn đề và khả năng có thể chuyển hóa nó; rồi chúng tôi dậy những phương pháp căn bản để giải quyết nó. Họ thực tập những phương pháp này; sau một thời gian, chúng tôi kiểm điểm lại xem họ đã đạt được những kinh nghiệm gì.
Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài đã nói rằng tất cả mọi người đều có những vấn đề căn bản như nhau?
Lạt ma: Đúng, đúng như vậy. Phương Đông cũng như Phương Tây, tự căn để đều giống như nhau. Nhưng bên Phương Tây, người ta có bệnh viện trước khi người ta bảo anh bị bệnh. Điều đó quá nông cạn đối với chúng tôi. Theo tâm lý học của Đức Phật và kinh nghiệm của Lạt ma, căn bệnh nằm rất sâu chứ không tỏ lộ rõ ràng như những triệu chứng của bệnh viện. Cho tới khi nào tâm bất mãn bao la như đại dương còn tồn tại ở bên trong chúng ta, thì chỉ một chút thay đổi rất nhẹ nhàng của hoàn cảnh cũng đủ gây ra vấn đề. Nhìn xa hơn, ngay cả những vấn đề có thể nói là thuộc về tương lai cũng cho chúng ta biết đó là hậu quả của một cái tâm không lành mạnh. Tất cả chúng ta ở đây, tự căn bản chúng tagiống như nhau, đó là một cái tâm không được thỏa mãn. Kết quả là chỉ một chút thay đổi ở chungquanh đã khiến chúng ta bệnh. Tại sao? bởi vì nguyên nhân của vấn đề đang nằm trong tâm của chúng ta. Điều này thật là quan trọng để nhổ tận gốc rễ của vấn đề hơn là tốn phí thời giờ cố gắng trực diện với những ý tưởng nông cạn, hời hợt hay những cảm xúc của con người. Thái độ này không bao giờ có thể chấm dứt được những dấu vết liên tục của vấn đề; nó chỉ được thay thế bằng một vấn đề mới mà chúng ta tưởng rằng chúng ta vừa giải quyết xong.
Hỏi: Có phải vấn đề căn bản của tôi cũng giống như của anh ta?
Lạt ma: Đúng vậy, vấn đề căn bản của tất cả mọi người là cái mà chúng ta thường gọi là vô minh - vô minh là không thấu hiểu được bản tính tự nhiên của một cái tâm bất mãn. Cho tới khi nào anh còn cái tâm này là anh còn ngồi chung thuyền với những người khác. Không nhìn ra được sự thật này chẳng phải riêng gì người Tây phương, cũng chẳng phải riêng gì người Đông phương. Đây là vấn đề của con người, của tất cả chúng ta.
Hỏi: Vấn đề căn bản là chúng ta không biết được bản tính tự nhiên của tâm chúng ta?
Lạt ma: Đúng, rất đúng.
Hỏi: Và tâm của tất cả chúng ta đều có bản tính giống như nhau?
Lạt ma: Đúng, bản tính giống nhau.
Hỏi: Mỗi người chúng ta đều có cùng một vấn đề căn bản?
Lạt ma: Đúng, nhưng cũng có những cái khác biệt. Thí dụ, một trăm năm về trước, người Tây phươngcó một số vấn đề, do sự phát triển rộng lớn của kỹ thuật, họ đã giải quyết được rất nhiều, nhưng bây giờ lại có một số vấn đề khác sinh ra. Đó là điều tôi muốn đề cập đến. Vấn đề mới thay thế vấn đề cũ, nhưng cũng vẫn là vấn đề, bởi vì cái vấn đề căn bản vẫn còn đó. Vấn đề căn bản này bao la như đại dương; cái mà chúng ta đã cố gắng giải quyết chỉ là những làn sóng lăn tăn trên mặt. Bên trời Đông cũng vậy. Ở Aán độ, vấn đề mà người ta kinh nghiệm được ở trong làng xã thì khác với kinh nghiệmcủa những người sống ở thủ đô Tân Đề Li, nhưng chúng cũng vẫn là vấn đề. Đông hay Tây, căn bảnđều như nhau.
Hỏi: Thưa Lạt ma, theo tôi hiểu, ngài nói rằng vấn đề căn bản là mỗi cá nhân đã đánh mất bản tính tự nhiên chân thật của họ. Chúng ta đánh mất như thế nào? Tại sao nó xẩy ra như vậy?
Lạt ma: Lý do là chúng ta đã quá bận bịu với những gì ở bên ngoài chúng ta. Chúng ta quá chú trọng đến những gì xẩy ra ở thế giới cảm quan để không còn thời giờ khám xét xem những gì đang xẩy ra ở trong tâm của chúng ta. Chúng ta đã không bao giờ tự thắc mắc tại sao thế giới cảm quan quá quyến rũnhư vậy, tại sao sự vật xuất hiện như vậy, tại sao chúng ta lại phản ứng trước một sự kiện như vậy. Tôi không nói rằng chúng ta nên bỏ qua thế giới bên ngoài, nhưng chúng ta nên xử dụng số năng lực, ít ra cũng bằng, để phân tích sự liên hệ của chúng ta với nó. Nếu chúng ta có thể lý giải được bản tính của cả chủ thể lẫn đối tượng thì chúng ta có thể chấm dứt được những vấn đề của chúng ta. Chúng ta chấp nhận rằng có một đời sống vật chất thì tốt, nhưng chúng ta vẫn có thể tự hỏi, “ Phải chăng cái này thực sự thỏa mãn tôi? Tất cả chỉ là như vậy sao?” Chúng ta có thể tìm hiểu tâm của chúng ta, “Sự thỏa mãnthực sự đến từ đâu?” Nếu chúng ta hiểu rằng sự thỏa mãn không chỉ tùy thuộc vào những sự vật ở bên ngoài thì chúng ta có thể vừa hưởng thụ đời sống vật chất vừa có một tâm bình an.
Hỏi: Nói một cách chung, sự thỏa mãn tự nhiên của mỗi người thì khác nhau hay giống nhau?
Lạt ma: Nói một cách tương đối, mỗi cá nhân có lối suy nghĩ riêng, cảm xúc riêng và phân biệt riêng; do đó mỗi người có một lối hưởng thụ riêng. Rất tương đối. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn, nếu chúng ta nhìn sâu vào căn bản của vấn đề, cái không bao giờ thay đổi, trong một cấp độ sâu xa của cảm giác, phúc lạc tồn tại lâu bền hơn, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều có thể xác định được những lãnh vực hưởng thụ của chính mình. Trong một môi trường tương đối như thế giới trần tục này, chúng ta thường nghĩ, “ hạnh phúc của tôi như thế này, như thế kia, do đó tôi phải có cái này, cái này, cái này. Nếu tôi biết rằng tôi đang ở trong những hoàn cảnh như vậy, trong những trạng huống như vậy, tôi sẽ bị khổ sở.” Nói một cách tương đối, kinh nghiệm của chúng ta hoàn toàn có tính cách cá nhân; mỗi người chúng ta có những sự phân biệt riêng. Nhưng một cách tuyệt đối, chúng ta có thể xác định được cấp độ của hạnh phúc.
Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài giúp người ta giải quyết vấn đề bằng sự thiền định hay bằng cách từ bỏ thế giớibên ngoài? Đây là phương pháp ngài hướng dẫn mọi người?
Lạt ma: Không cần thiết phải như vậy. Chúng ta nên thực sự tỉnh thức trên cả hai lãnh vực, cái gì xẩy ra ở trong tâm của chúng ta và tâm của chúng ta liên hệ với thế giới ở bên ngoài như thế nào, hoàn cảnhsống ở chung quanh chúng ta có ảnh hưởng gì đến tâm của chúng ta. Chúng ta không thể tách rời cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải đối diện với nó, chúng ta phải thật sự cởi mở với tất cả mọi vấn đề.
Hỏi: Sự hướng dẫn của ngài luôn luôn thành công?
Lạt ma: Không. Không phải luôn luôn như vậy.
Hỏi: Cái gì làm nó không thành công?
Lạt ma: Có khi là ngôn ngữ, sự truyền thông; người ta hiểu lầm những gì tôi trình bày. Có lẽ người ta không có đủ kiên nhẫn để thực hành phương pháp mà tôi đề nghị. Chúng ta phải cần thời gian để chuyển hóa cái tâm bất mãn của chúng ta. Chuyển hóa tâm không phải như sơn một cái nhà. Chúng tacó thể thay đổi màu sắc của căn nhà trong một giờ nhưng chúng ta cần một thời gian rất lâu để chuyển hóa những thái độ của tinh thần.
Hỏi: Thời gian ngắn nhất là bao lâu? một tháng? một năm?
Lạt ma: Nó tùy theo từng cá nhân cũng như tùy mỗi loại vấn đề mà chúng ta đối diện với. Nếu chúng tacó vấn đề với cha mẹ, có thể chúng ta sẽ giải quyết được trong vòng một tháng. Nhưng để thay đổi toàn diện những vấn đề căn bản ở trong tâm, như một cái tâm bất mãn, chúng ta cần phải trải qua hàng năm, hàng năm... Những làn sóng ở trên mặt thì dễ, nhưng lòng đại dương thì khó vô cùng. Xin cám ơn, đây là một câu hỏi rất hay.
Hỏi: Với những người được tuyển chọn để được giúp đỡ, ngài có một chương trình làm việc không?
Lạt ma: Không, chúng tôi không có một tiến trình tuyển chọn nào.
Hỏi: Như vậy là người ta đến với ngài một cách tự nhiên?
Lạt ma: Phải. Tất cả mọi người đều có thể đến. Không phân biệt mầu sắc, chủng tộc, giai cấp, tất cả mọi chúng sinh đều có những cơ hội để giải quyết những vấn đề của chính họ. Không có một vấn đề nào mà không có thể giải quyết được bằng trí tuệ của con người. Nếu chúng ta khôn ngoan chúng ta có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Hỏi: Vậy những người không khôn ngoan thì sao?
Lạt ma: Như vậy anh cần phải dạy người ta làm thế nào để khôn ngoan. Trí tuệ không phải là một trực giác, chúng ta cần phải thực hành, phải mở cánh cửa tâm để đón nó.
Hỏi: Ngài có thể chỉ cho trẻ con phương pháp này để giải quyết những vấn đề của chúng không?
Lạt ma: Nhất định là được. Nhưng với trẻ con, chúng ta không thể luôn luôn thông minh hóa vấn đề. Đôi khi chúng ta phải dùng những cách khác như nghệ thuật, vẽ, cử chỉ tay chân; chúng ta không cần phảithông minh hóa để chỉ cho chúng điều này, cách kia.
Hỏi: Thưa Lạt ma, phương pháp dễ nhất, ngắn nhất nào ngài có thể giúp những bậc cha mẹ dạy con của họ hiểu được tâm bản nhiên của chúng?
Lạt ma: Điều trước nhất tôi có thể nói là các bậc cha mẹ không nên thông minh hóa lời khuyên bảo. Hành động đúng và tạo dựng những hoàn cảnh sống an lành thì có hiệu quả hơn. Nếu chúng ta làm được như vậy, con trẻ sẽ học hỏi một cách tự nhiên. Ngay cả những đứa trẻ sơ sinh chúng cũng có thể bắt được những làn sóng, những rung cảm, những âm hưởng. Tôi còn nhớ lúc còn nhỏ, khi cha mẹ tôi cãi nhau, tôi cảm thấy sợ hãi, buồn đau. Chúng ta không cần dạy con cái nhiều quá, thay vì thế, hãy hành xử đúng đắn, nhẹ nhàng, ôn hòa và tạo dựng những hoàn cảnh tốt. Tất cả là như vậy; đặc biệt khi chúng còn quá nhỏ để hiểu biết ngôn ngữ.
Hỏi: Chúng ta cần điều kiện gì cho thân xác để con người sống hạnh phúc và vui vẻ, thưa ngài?
Lạt ma: Điều vô cùng quan trọng để có một thân xác khỏe mạnh là sống hạnh phúc và vui vẻ, bởi vì đó là sự hòa hợp giữa hệ thần kinh của thể xác và tâm của chúng ta. Sự xáo trộn trong hệ thần kinh là nguyên nhân gây xáo trộn cho tâm hồn. Sự thay đổi thân xác là nguyên nhân cho sự thay đổi của tâm hồn. Có một sự liên kết rất quan trọng giữa thân và tâm.
Hỏi: Ngài có ý kiến gì về vấn đề kiêng cữ ăn uống và sinh hoạt tình dục để giữ cho thân thể được khỏe mạnh?
Lạt ma: Cả hai vấn đề đều quan trọng. Dĩ nhiên là chúng ta mỗi người đều khác nhau, do đó chúng takhông thể có một phương pháp kiêng cữ cho tất cả mọi người. Mỗi người, mỗi thân thể cần một phương pháp thích hợp riêng, vì sự thay đổi của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn diện con người. Cũng vậy, tình dục quá độ sẽ làm yếu kém thân xác, thân xác yếu tâm sẽ yếu, sự tập trung năng lượng hay sự phát huy trí tuệ sẽ bị giảm sút.
Hỏi: Thế nào là quá độ?
Lạt ma: Tùy theo từng cá nhân. Không có một công thức chung cho tất cả mọi người. Sức mạnh của mỗi người khác nhau, hãy tự tìm hiểu qua những kinh nghiệm của riêng anh.
Hỏi: Tại sao chúng ta lại ở đây? Chúng ta sống vì lý do gì?
Lạt ma: Cho tới khi nào chúng ta còn bám víu vào thế giới cảm giác, thì chúng ta còn bám víu vào thân xác của chúng ta, như vậy chúng ta còn phải sống trong nó.
Hỏi: Nhưng chúng ta sẽ đi về đâu? Tôi có phải đi về đâu không?
Lạt ma: Có chứ, dĩ nhiên là có, chúng ta không có sự chọn lựa. Chúng ta không tự tại, thường hằng, không mãi mãi như vậy, nên chúng ta phải đi. Thân xác của chúng ta được cấu tạo bởi tứ đại, bởi 4 yếu tố luôn luôn thay đổi là đất, nước, lửa (sức ấm) và gió (khí). Khi chúng cân bằng, chúng ta phát triển đều đặn và khỏe mạnh. Nhưng một khi chúng đi vào tình trạng không cân bằng với nhau, thân xác củachúng ta liền bị xáo trộn và có thể chết.
Hỏi: Rồi chuyện gì sẽ xẩy ra? Chúng ta sẽ tái sinh?
Lạt ma: Phải rồi, chúng ta sẽ tái sinh. Tâm của chúng ta, hay tâm thức, khác với thể xác bằng xương thịt của chúng ta. Khi chết, chúng ta sẽ rời bỏ cái thân xác này và sẽ đi vào một cái thân mới. Do đó từ vô thủy chúng ta đã chết và tái sinh không biết bao nhiêu lần rồi. Chúng ta hiểu điều đó. Đức Phật dậy rằng ở mức độ tương đối, đặc tính tự nhiên của tâm thì hoàn toàn khác với thân xác.
Hỏi: Có phải chúng ta sống để liên tục tự phát triển không? Khi về già, chúng ta sẽ khá hơn bây giờ?
Lạt ma: Chúng ta không bao giờ biết chắc được điều đó. Có khi về già chúng ta còn tệ hơn bây giờ. Nó tùy theo sự phát triển trí tuệ của chúng ta. Có những đứa trẻ thông minh hơn người lớn. Chúng ta cần phải có trí tuệ để phát triển trong đời sống của chúng ta.
Hỏi: Nếu chúng ta hiểu biết khá trong kiếp này, kiếp sau chúng ta có tinh tấn khá hơn không?
Lạt ma: Chắc chắn là khá hơn. Càng thấu hiểu tâm bản nhiên ở kiếp này, càng tiến bộ hơn ở kiếp sau. Ngay khi ở kiếp này, nếu chúng ta hiểu được tâm bản nhiên ngày hôm nay, ngày mai kinh nghiệm của chúng ta sẽ khác hơn, sẽ khá hơn nhiều.
Hỏi: Thưa Lạt ma, niết bàn là gì?
Lạt ma: Niết bàn (nirvana) là danh từ tiếng Phạn, có nghĩa là tự do hay sự giải thoát. Giải thoát nội tâm. Có nghĩa là con tim của chúng ta không còn bị hạn chế bởi một cái tâm không tỉnh thức, một cái tâm bất mãn, một cái tâm bị ức chế và chúng ta không còn bị cột chặt bởi những sự bám víu, thèm khát . Khi chúng ta nhận ra được bản tính tự nhiên của tâm, chúng ta sẽ tự giải thoát khỏi những ràng buộc và có khả năng tìm được phúc lạc mà không còn bị lệ thuộc vào những đối tượng của cảm giác. Tâm của chúng ta bị hạn chế bởi vì chúng ta có ý niệm về bản ngã, về một cái tôi tự tại và hiện hữu; để cởi bỏ những hạn chế này, chúng ta phải buông bỏ bản ngã của chính chúng ta, chứ không phải những điều mà chúng ta thường nghe nói bên phương Tây. Ở đấy người ta dạy chúng ta cách xây dựng bản ngã, họ nói nếu chúng ta không có bản ngã mạnh, chúng ta sẽ thua, chúng ta không còn là con người, chúng ta sẽ yếu hèn. Đó là những quan điểm của xã hội. Ngược lại, theo quan điểm của tâm lý học Phật giáo, ý niệm có một bản ngã là vấn đề lớn nhất của chúng ta, nó là một trở ngại vĩ đại, là một ông vua của vấn đề, những cảm giác khác chỉ là thần dân, bản ngã chính là một ông vua. Một khi chúng ta thoát khỏi ông vua bản ngã thì triều đại ảo giác sai lầm kia liền xụp đổ, biến mất, những xáo trộn, những ràng buộc tâm sẽ tan biến và lúc đó chúng ta sẽ đi vào một trạng thái tâm an lạc vô bờ bến. Đó là niết bàn, sự tự docủa nội tâm. Tâm của chúng ta không còn bị trói chặt vào những điều kiện này, sự việc kia như hiện tại. Giờ đây, vì tâm của chúng ta còn bị lệ thuộc vào những hiện tượng khác, khi những hiện tượng này di chuyển, nó lôi kéo tâm chúng ta đi theo. Chúng ta không có sự kiểm soát, chúng ta bị xỏ mũi và bị dẫn đi như con thú. Chúng ta không có tự do, chúng ta không có tự chủ. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tự do, chúng ta đang độc lập, nhưng thực ra không phải vậy, nội tâm của chúng ta không thực sự tự do. Mỗi khi cái tâm không tỉnh thức nổi lên là ngay lập tức chúng ta đau khổ. Do đó, giải thoát có nghĩa là thoát ra khỏi những ràng buộc, không còn bị lệ thuộc vào những điều kiện, lúc đó chúng ta kinh nghiệmđược sự bền vững, an lạc, thay vì sự lên xuống đổi thay như đời sống hiện tại. Đó là niết bàn. Dĩ nhiênđây chỉ là sự giải thích vắn tắt; chúng ta có thể nói về đề tài này hàng giờ, nhưng không phải lúc này. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được sự tự do của nội tâm, chúng ta sẽ nhận thức được những niềm vui tạm bợ đang ở quanh đây, nhưng chúng chẳng quan trọng lắm. Chúng ta cũng nhận thức được rằng là một chúng sinh chúng ta có khả năng và có những phương pháp để đạt tới trạng thái thường hằng của niềm an lạc vô biên và vô điều kiện. Điều này mang đến cho chúng ta một ý thức mới, một niềm tin trongcuộc đời.
Hỏi: Tại sao ngài cho rằng phương pháp của Phật giáo lại mang đến cho từng cá nhân cơ hội tốt để tinh tấn trong việc tìm hạnh phúc trường cửu hơn là những phương pháp khác khó thực hành và đôi khi còn vô ích?
Lạt ma: Tôi không nói rằng vì phương pháp của Phật giáo thành công mà chúng ta không cần đến những phương pháp khác. Mỗi người đều khác nhau; mỗi cá nhân có những vấn đề riêng nên cần những phương thức giải quyết riêng. Một phương pháp không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Ngay bên phương Tây, qúy vị không thể nói rằng Thiên Chúa giáo có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đềcủa con người, nên chúng ta không cần đến tâm lý học hay bất cứ loại triết học nào nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm. Chúng ta cần rất nhiều phương pháp, bởi vì mỗi người có một cá tính riêng biệt, có những cảm xúc riêng biệt nên họ cần một phương pháp thích hợp riêng. Nhưng câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần phải đặt ra cho bất kỳ phương pháp nào là nó có thể giúp chúng ta thật sự chấm dứt được những vấn đề một cách mãi mãi hay không? Thực ra, Đức Phật đã dạy chúng ta một phương pháp vô cùngtuyệt diệu để đối trị hầu như tất cả mọi vấn đề. Có người nghĩ rằng Phật giáo chỉ là một đề tài nhỏ. Thực ra, Đức Phật đã để lại hàng tỷ tỷ cách giải quyết khác nhau cho muôn vàn vấn đề mà con người thường đối diện. Nó hầu như thích hợp cho từng cá nhân một. Phật giáo không bao giờ tuyên bố chỉ có một phương pháp giải quyết duy nhất cho tất cả mọi vấn đề, như kiểu tuyên bố “ Đây là con đường duy nhất.” Đức Phật đã cống hiến cho chúng ta rất nhiều cách giải quyết tuyệt vời để phá tan tất cả mọi vấn đề mà con người có thể tưởng tượng ra. Cũng không có vấn đề nào cần phải giải quyết ngay lập tức. Có những sự kiện chúng ta phải đi từ từ, từng giai đoạn một. Phương pháp của Phật giáo cũng đã đề cập đến những trường hợp này. Đó là lý do tại sao chúng ta cần rất nhiều phương pháp khác nhau.
Hỏi: Thưa ngài, đôi khi chúng tôi nhận thấy có những bệnh nhân quá nghiêm trọng, họ cần phải dùng nhiều lượng thuốc lớn khác nhau hay cần phải tốn rất nhiều thời giờ trước khi chúng tôi có thể tiếp xúcđược với họ. Làm sao ngài có thể tiếp được những người mà ngài không thể lý luận với, ngay cả không thể nói chuyện được với họ?
Lạt ma: Trước hết chúng tôi thử từng chút một, rất từ từ, hãy làm bạn với họ, hãy tạo niềm tin nơi họ. Rồi, khi họ tỏ ra có tiến bộ, chúng tôi mới bắt đầu đi vào vấn đề. Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng thành công. Khung cảnh chung quanh cũng vô cùng quan trọng, như một căn nhà yên tĩnh ở thôn quê; một nơi thanh thản an lành, một hình ảnh thích hợp, một màu sắc hữu ích...vân vân... Khó chứ không phải dễ.
Hỏi: Một số tâm lý gia Tây phương cho rằng tính hăng hái, tính năng động thì quan trọng và rất cần thiếtcho đời sống tự nhiên của con người, rằng sự giận dữ là một sức mạnh hướng dẫn, mặc dầu đôi khi nó mang lại rất nhiều rắc rối cho chúng ta. Quan niệm của ngài thế nào về sự nổi giận và tính năng độngđó?
Lạt ma: Tôi xin thẳng thắn, bạo dạn mà nhấn mạnh rằng chúng ta không nên tức giận, đừng bao giờ để nó xuất hiện ra. Thay vì như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao chúng ta lại nổi giận, lý do ở đâu và nó xuất hiện như thế nào. Khi chúng ta nhận diện được sự kiện này, thay vì để nó phát xuất ra ngoài, cơn nóng giận của chúng ta sẽ tự tiêu tan đi. Bên trời Tây, có người quan niệm rằng muốn chấm dứt cơn tức giận thì hãy để nó phát xuất ra, rằng hãy nổi giận đi, cơn giận sẽ hết ngay. Thật ra, trong trường hợpnày, chúng ta đã in vào tâm của chúng ta một dấu ấn giận dữ mà nó sẽ trở lại sau này. Hậu quả sẽ xẩy ra ngược lại với điều họ tin tưởng. Tưởng rằng cơn tức giận sẽ chạy trốn nhưng thực ra chúng ta đãtích tụ thêm nóng giận ở trong tâm. Dấu ấn giận dữ ở lại trong tâm thức của chúng ta để rồi sẽ phản ứng lại mãnh liệt hơn khi có cơ hội. Không cho nó phát xuất ra không có nghĩa là chúng ta đàn áp nó, đè nén nó, đóng nút chai lại. Điều đó cũng rất nguy hiểm. Chúng ta phải học cách khám nghiệm thật sâu xabản tính tự nhiên của sự giận dữ, của tính năng động, của sự sợ hãi lo âu hay của bất cứ cái gì mà chúng mang lại trở ngại khó khăn cho chúng ta. Mỗi khi chúng ta nhìn sâu vào bản tính tự nhiên của những nguồn năng lượng tiêu cực này, chúng ta sẽ thấy rằng chúng hoàn toàn là tưởng tượng, không có thật, đó chỉ là sản phẩm của tâm chúng ta. Mỗi khi cảm tính của chúng ta thay đổi, nguồn năng lượngtiêu cực này liền biến mất, hiểu thấu bản tính tự nhiên của ghen ghét, giận dữ, năng động...vân vân... chính là tiêu hóa chúng bằng trí tuệ.
Hỏi: Sự giận dữ khởi đầu từ đâu? Sự giạân dữ để lại dấu ấn, để lại dấu ấn, để lại dấu ấn.... cứ như vậy mà tiếp diễn, thưa ngài?
Lạt ma: Sự giận dữ khởi đầu bằng sự bám víu vào những cảm giác khoan khoái dễ chịu. Hãy suy nghĩxem, chúng ta hãy tự nghiên cứu xem. Đây chính là sự huyền diệu của tâm lý, nó rất khó hiểu. Khi người nào đụng đến cái mà chúng ta rất yêu thích, chúng ta liền phản ứng ngay. Sự quyến luyến, sự bám víu, sự ái mộ, sự gắn bó, sự ham muốn... chính là nguồn gốc của những cơn nóng giận.
Bác sĩ Gold: Thưa Lạt ma, xin cám ơn ngài rất nhiều về chuyến viếng thăm này. Thật là thích thú, những lời thuyết giảng của ngài rất hữu ích.
Lạt ma: Đa tạ, tôi rất vui vì đã được gặp tất cả qúy vị.
(Lama Yeshe thuyết giảng tại Prince Henry’s Hospital, Melbourne, Úc châu, ngày 25/03/1975)