Tin Tức (680)


THẤY CHỈ LÀ THẤY NGHE CHỈ LÀ NGHE CHÍNH LÀ NGƯỜI QUAN SÁT

623

(Người quan sát chính là nền tảng mà thầy vẫn thường hay dùng để khai thị, người quan sát chính là Pháp thân của chư Phật, người quan sát là bản lai vô Nhất vật mà ngài Huệ Năng nói tới.
Thể nghiệm người quan sát chỉ là: “thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe”.
Đơn giản thẳng tắt gần gũi, như một công án lúc nào cũng minh bạch đang giải (mở ra) trước mắt mọi người. Chúng ta nếu tin thì thực hành, khi vượt qua được qua cái nhìn của nhận thức suy nghĩ chấp trước của tâm thức, chúng ta trực tiếp thấy từ nguồn tâm; lúc đó Pháp thân thấy, bản lai diện mục thấy, nền tảng thấy hay là người quan sát thấy, nó giải thoát. Chúng ta kinh nghiệm trong tham thiền, hoặc ngay tại đây kinh nghiệm liền, ta sẽ cảm nhận rất rõ điều đó, mời các bạn, chúng ta dấn bước thực hành!)

------------------------------------------

_Con thấy buổi sáng thầy giảng về người quan sát con rất thích, vì hằng ngày mình chấp vào thân và tâm hoạt động, còn người quan sát thì xuyên suốt nó nhìn ra mọi hoạt động của thân tâm, nó rất khách quan và sáng, làm sao cái nhìn của mình không còn phân biệt mà phải nhìn bình đẳng như người quan sát?
_Thầy nói là luôn luôn có người quan sát, người đó giải thoát vì người đó không dính dáng với cái gì hết, phải hông? Mình có thể làm xấu làm tốt, nhưng người đó không dính dáng gì, người đó chính là sự giải thoát, người đó chính là quả, bởi vì nó không chứa chấp cái gì hết. Bây giờ anh có chọn người giải thoát hay không thì anh đứng về người đó, còn anh đứng trên thân tâm này thì anh đứng theo nghiệp, nghiệp thầy thì mỗi ngày ăn bao nhiêu, thầy thích ăn món gì món gì đó là nghiệp, còn cái người quan sát đó nó không có nghiệp, nó giải thoát, nó chính là quả. Vấn đề, ăn thua do mình thôi, mình muốn đứng chỗ nào, đó là chọn lựa của mình. Hoặc có nhiều anh khổ quá, không chọn lựa gì nhảy qua anh kia thôi. Thì anh giải thoát, bởi vì anh kia anh chỉ quan sát vậy thôi. Anh không có ý đồ, không phê phán, không ý nghĩ, anh chỉ thấy vậy thôi.
Hồi đó thầy nói vậy đó: “thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe”, đó chính là người quan sát. Và cái đó luôn luôn giải thoát, trong bất kỳ thời gian nào. Thấy chỉ là thấy, có cái gì nhiễm ô dính mắc gì không? Nghe chỉ là nghe, đó là giải thoát chớ gì nữa! Còn mình thấy thì mình nhảy vô mình thấy thế này thế nọ, còn anh muốn giải thoát thì anh nhảy qua bên kia, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe. Đó là người giải thoát, đó là người chứng kiến, nó chứng kiến mình từ xưa cho tới bây giờ, cứ là người chứng kiến, đó là nền tảng.
Nên nhớ cái nền tảng đó ngài Huệ Năng nói bổn lai vô nhất vật là vậy đó. Xưa nay không có một vật nào hết, nó chỉ là người chứng kiến, biểu nó có cái gì? Nó không có cái gì hết!
Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, rất rõ ràng, nếu anh muốn giải thoát thì anh nhảy qua người đó. Đó là người thấy tất cả, như thầy là thấy khoảng lịch sử bao nhiêu năm từ hồi tản cư đồ, thời Pháp đồ này nọ, cho tới sau này, thời chia đôi đất nước, ông Diệm rồi tới ông Thiệu, mình đủ thứ chuyện, nhưng mà mình chỉ là người quan sát, khách quan với lịch sử.
Lịch sử chỉ là biểu hiện của nghiệp thôi, ông nào chết là phải chết, ông nào sống là phải sống. Mình chỉ là người chứng kiến lịch sử thôi. Chẳng phải là sử gia gì hết, người chứng kiến không có dính dáng, người đó không binh ai, thành ra người đó không có nghiệp, mình mà nhảy vô một phe nào trong Việt Nam, có tới năm bảy phe trong đó, mình nhảy vô phe nào cũng gây nghiệp thôi.
Chỉ là người chứng kiến, mình thấy mình làm để giúp đỡ cho tốt đẹp hơn thì mình làm, vậy thôi. Tôi không thương không ghét gì trong này, bởi vì tôi biết tất cả những cái đó là biểu lộ của nghiệp. Tôi không trách móc ai được hết, thầy hay nói đơn giản, chúng sanh thì sợ quả, chẳng sợ nhân, còn Bồ Tát sáng suốt hơn, họ sợ nhân chớ không sợ quả, sợ làm nhân sai nó ra quả bậy.
Bây giờ giải thoát là anh đứng vô cái người quan sát thôi, giải thoát đó nó không phải là đàn ông, đàn bà, nó không là cái gì hết. Nó không phải: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, nó không phải bốn cái đó; ngã là tôi, nhân là tôi như một con người, chúng sanh là tôi một chúng sanh, thọ giả là thọ mạng là tôi có một thọ mạng kéo dài bao nhiêu đó, còn nếu anh tức khắc anh đứng về người kia, thì người kia không có tứ tướng, và người kia giải thoát. Nó có ngay tại bây giờ, chớ không có đợi lôi thôi gì hết.
Nên nhớ tất cả những cái Vipassna thầy nói rất rõ, Vipassana là để tìm cho ra người đó đó, chớ không phải là để quan sát ba cái thứ vô thường là: thân, thọ, tâm, pháp đâu. Anh quan sát thân, thọ, tâm, pháp đó để anh thấy: cái người quan sát đó nó không có thân, người quan sát đó không có một cảm thọ nào hết, và người quan sát đó nó cũng không có tâm (tâm là do cái nghiệp mình ra nè) và người quan sát đó nó không có in một cái pháp nào hết, không có in một hiện tượng nào hết.
Chỉ nhìn thôi, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, đó là người quan sát mà cái đó nó có ngay tại đây, anh chỉ cần có một quyết định ba la mật, anh đứng về phía nó là anh giải thoát liền, còn tất cả dư nghiệp của mình mình tính sau.
Bởi vì lâu nay anh quen uống cà phê rồi, đổi qua uống nước cam anh thấy khó chịu, nhưng mà chuyện đó là chuyện nhỏ vì anh là không có nghiệp.

_Như vậy mình phải làm sao hả thầy?
_Thì anh cứ làm cái mà không có nhân, không có quả gì hết, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe thôi. Anh đó là người chứng kiến, người quan sát, anh cũng không có suy nghĩ gì hết, mình có suy nghĩ thì mình biết mình có suy nghĩ, anh đó không có suy nghĩ.
Anh đó chính là lâu nay thầy vẫn nói là nền tảng đó, anh đó nói theo ngôn ngữ kinh điển, anh là Pháp thân của tất cả chư Phật, không phải của một vị Phật đâu mà là pháp thân của tất cả chư Phật!

_Thầy dạy trong chuyến đi vừa rồi về người quan sát, con có cảm nhận nó có phải là Tánh giác không?
_Thì hỏi làm gì? Khi nào mình gặp nó thì mình biết, gặp ông Trọng thì biết ngay là ông Trọng chớ còn lầm ông Tuyền này nọ thì không được, khi nào mình gặp nó, đích thực kinh nghiệm thì mình sẽ hiểu ngay là nó chớ không có lôi thôi gì hết. Còn bây giờ có hỏi nó cũng không ra. Mình phải kinh nghiệm trực tiếp cái đó là cái gì, tự nhiên lúc nó hiện đến, cũng giống như trong kinh Lăng Nghiêm nói: ông Diễn Nhã Đạt Đa từ trước tới giờ ông không tin là có cái đầu, rồi bữa nào ông tình cờ ông gặp cái gương, ông dòm trong đó. Trời ơi! Con quỷ nào đây có hai mắt có miệng vầy nè? Ông nói người trong gương đó là quỷ, ông bỏ chạy, bởi vì lâu nay ông tin ông không có đầu!
Thiệt ra phải trực tiếp kinh nghiệm đó là cái mặt anh thôi, thì lúc đó tất cả mọi lầm lạc đều không có. Có nhiều khi mình thấy, người quan sát hay cái gì gì đó, tánh giác cái gì gì đó, mình thấy nó mình bỏ chạy rồi, mình đâu có nghĩ là mình là nó đâu! Mình thấy nó là mình bỏ chạy.

Tánh Hải Kính ghi

623

ĐỘNG CƠ VÀ KỸ LUẬT CỦA VIỆC HỌC PHÁP - SONAM JORPHEL RINPOCHE

Động Cơ Của Việc Học Pháp.Trước khi các con nghe về pháp Ngondro ta sẽ giảng đôi điều quan trọng và cần thiết đối với người Phật tử. Khi học Giáo pháp

1,054
LÒNG TỐT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Emma Seppala - Tiến sĩ Đại học Stanford chứng minh lòng tốt dẫn đến thành côngĐại học Stanford có hẳn một trung tâm dành cho ngành khoa học về tình thương và

962
THẤY CHỈ LÀ THẤY NGHE CHỈ LÀ NGHE CHÍNH LÀ NGƯỜI QUAN SÁT

(Người quan sát chính là nền tảng mà thầy vẫn thường hay dùng để khai thị, người quan sát chính là Pháp thân của chư Phật, người quan sát là bản lai

624
TIN TỨC NHẬP

_Thưa thầy thầy luôn dạy nó luôn có sẵn thầy luôn khai thị trực tiếp như vậy, và thiền ở đây theo con đó là vấn đề mình tin vào cái đó

656
NIỀM TIN

NIỀM TIN Gần đây, báo chí phản ánh nhiều về các điểm ăn chơi thác loạn, việc xâm phạm đời sống riêng tư, những ổ mại dâm  mà người can dự không

20,242
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc