Other (439)


CON NGƯỜI ĐÍCH THẬT CỦA CHÚNG TA - THIỀN SƯ CHARLOTTE JOKO BECK

672

Vào một buổi chiều năm 1965, gần như tình cờ bà và một người bạn tạt vào Nhà thờ Unitarian tại San Diego, tại đó họ được nghe một bài diễn thuyết do một nhà sư Phật giáo thực hiện, "chúng tôi bị lôi vào và vị sư này vái chào mỗi người khi họ bước vào. Và tôi đã bị nhà sư cuốn hút nhưng không hiểu là điều gì. Cử tọa có mặt rất nhiều nhà trí thức. Và họ cố gắng làm cho ông lúng túng bằng những câu hỏi triết lý trừu tượng. Nhà sư trả lời cho họ tất cả các câu hỏi một cách rất lễ độ và tuyệt vời. Ông ta thực sự rất hạnh phúc. Tha hồ cho những vị triết gia dổm này hỏi vặn ông đủ thứ. Nhưng ông không bao giờ bí cả. Theo tôi nghĩ nhà sư rất bình tĩnh. Thật tuyệt vời, tôi chưa hề gặp ai như thế bao giờ." Tại chỗ làm việc tôi phải đối phó với một số người thông minh nhất tại vùng Bờ Tây này (West Coast). Nhưng không một ai trong bọn họ lại có thể bình thản đến như vậy!” Hóa ra nhà sư là Đại Sư Maezumi Roshi (có dạo tên là Sensei) đến từ trung tâm Thiền Los Angeles. Và đó là lý do tại sao Joko nhảy vào học thiền.

Đã có hai nhân vật đến ngồi thiền tại San Diego vào thời điểm đó và thêm Joko nữa là người thứ ba. Cứ khoảng độ một tháng hoặc hơn thiền sư Maezumi lại từ Los Angeles đến đây để giúp một nhóm nhỏ hành thiền. Và khoảng độ hai lần trong một năm bà lại sang Los Angeles. Cũng đã có những cuộc tập luyện thiền tại vùng bắc California vào những năm sáu mươi do thiền sư Yasutani Roshi từ Nhật Bản đến. Điều này gây một ấn tượng mạnh nơi bản thân Joko. Rồi sau đó Soen Roshi đến đây trong vòng một năm và bà đã trải qua koan Mu với thiền sư này. Phản hồi của bà về kinh nghiệm này tựa như ném cái gì đó vào thiền sư Soen Roschi.

Bà cho biết, "Hiện giờ điều này xem ra hơi lạ đối với tôi, nhưng thời đó tôi đã bực tức thật sự. Nếu như có những trường hợp tương tự xảy ra." Ít lâu sau đó, bà bắt đầu nghiên cứu về koans với thiền sư Maesumi Roshi tại Los Angeles. Trong năm năm Joko đi đi về về giữa San Diego và Los Angeles để nghiên cứu "koans" và bà cũng đã tham dự rất nhiều khóa học thiền. Đến năm 1970 bà quyết định về hưu sớm và di chuyển về Los Angeles. Con gái út của bà, Brenda hiện đang sống ở đó và cũng theo học thiền tại UCLA Brenda nơi bà đã bắt đầu hành thiền trước đó ít lâu, hiện nay con gái và mẹ sống chung với nhau tại Trung Tâm Thiền Los Angeles (ZCLA.)

Hình như ngay từ đầu, nhiều thiền sinh đã bắt đầu tìm kiếm Joko. Họ bị lôi cuốn do sự trưởng thành và lòng sẵn sàng giúp đỡ, kể cả kinh nghiệm đời thường và sự thông minh nhanh nhẹn của bà. Ngày càng có nhiều người hẹn đến gặp bà để thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc sống và trong thực tế. Khi tôi đến thăm Joko lần đầu tiên tại Trung Tâm Thiền Los Angeles (ZCLA) vào mùa hè năm 1982 các thiền sinh của bà nói cho tôi biết về bà với cảm xúc rất tốt. Đôi khi có người còn rớt nước mắt vì cảm động.

Một thiền sinh trong nhóm nói, "Bạn sẽ cảm nhận được nơi Joko một khoảng không gian hoàn hảo, cởi mở và trống rỗng". Trong khi tiếp xúc bà không bao giờ cục cằn, bà thường đi ngay vào vấn đề, như mũi tên bay, phản hồi chính xác ngay lập tức. Mọi người đều tôn trọng những kinh nghiệm quá khứ của bà. Họ đã rõ Joko quá khổ sở trong quá khứ, coi như bà lúc nào cũng đầy lòng nhân ái. Vì bà đã phải phấn đấu với chính bản thân, bà tỏ ra rất dễ dàng tiếp cận, họ nói với tôi. Tuy vậy không một kẻ thủ đoạn nào có thể qua nổi mắt bà được. “Bạn không thể đánh lừa được Joko,” Bà am tường tất cả các mánh khóe trên đời này, kể cả những gì chúng ta lừa dối chính mình. Trí thông minh tự nhiên và tri giác thấu suốt của bà đã khiến cho người ta phải gọi bà là "người vĩ đại, vĩ đại.”

Joko là một "thiền sư giảng Phật pháp một cách miễn cưỡng" một thiền sinh khác nhận xét. Làm như thể bà bị thúc ép. Nhưng bà luôn thuyết pháp rất tự nhiên. lúc nào cũng có nhiều người vây quanh bà, lòng mẫn cán và chăm chỉ của bà như dòng truyền cảm để mọi người đào sâu việc luyện thiền. Một ngày nọ đại sư quyết định thuyết pháp không chính thức của bà phải được chấp nhận vào cơ cấu chính thức được giảng trong phòng hành thiền. Nhưng khi Đại sư ra lệnh “Thực hiện đi,” thì hình như bà được kéo lên bàn thờ. Khi bà được cạo đầu, người ta cho tôi hay, Joko đã như người cải lão hoàn sanh. Và vài nét nhận dạng cố định của bà cũng bị xóa sạch..

Những từ cứ được lặp đi lặp lại như “cắt”, “thâm nhập”, “quay vòng vòng" đã được dùng để mô tả cách thức Joko chấp nhận và lật đổ những hệ thống tín ngưỡng. Người ta nói cho tôi biết là với một lời phát biểu đơn giản nhất bà "lật nhào bạn dễ như chơi" với văn phong chắc nịch chỉ làm tăng thêm sức mạnh "lưỡi kiếm giết người" (Tuệ prajna) của bà. Nhưng mặt khác bà luôn tỏ ra từ bi vô hạn.

Năm 1978 Joko đã trở thành người thừa kế Phật pháp thứ ba của Đại sư Meazumi Roshi. Bà cho tôi hay "Nhưng bạn đừng nghĩ việc truyền bá Phật pháp là điều gì thần bí ma thuật,". Điều đó chỉ đơn giản nghĩa là đến một thời điểm nào đó thiền sư cảm thấy rằng hiểu biết của mình và thiền sinh của ông đã ngang bằng nhau, bà nói "đó là chuyện nhỏ người ta thường hay lợi dụng điều đó, như nghĩ là trời sẽ mở ra hay những điều đại loại như vậy. Nhưng thật sự đó chỉ mang ý nghĩa là từ nay thiền sinh coi như đã sẵn sàng giúp đỡ người khác khai thông những vấn đề cơ bản trong cuộc sống và khi chết."

Tuy nhiên ngày qua ngày, Joko thấy chính mình luôn đặt lại vấn đề liên quan đến những phương pháp truyền Phật pháp truyền thống. Bà rất tò mò, thích thú tìm tòi và khám phá ra cách thức các thiền sư Phật giáo, các truyền thống khác cũng như các kỷ luật được áp dụng kể cả tâm lý và phân tâm nữa. Bà đang cố gắng tìm xem tất cả các thứ đó đan quyện, thâm nhập và bổ sung cho nhau như thế nào. Trong khi đó nhiều thiền sinh cảm thấy “rối tung lên" khiến cho bà phải bồn chồn. Bà bắt đầu nghi ngờ cách huấn luyện thiền định cổ điển – chỉ vận dụng tập trung vào Tuệ đơn thuần – không còn mấy tác dụng. Mà còn gây hại cho một số thiền sinh là đàng khác. Huấn luyện đã tạo khả năng cho họ lẩn tránh những vấn đề trong cuộc sống là điều cần được nhấn mạnh.

Theo ý kiến của Joko, huấn luyện là thực sự phải muốn hiện diện ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào. Huấn luyện phải thể hiện nơi thân xác, thể hiện nơi những cảm xúc thể lý là điều hiện lên rồi lại biến mất. Tỷ dụ như, thế nào là tức giận? Dẹp bỏ tư tưởng và hình ảnh trí tuệ sang một bên, bà cho biết, cái còn lại chỉ toàn là giác quan thuần túy được thâm nhập vào thân xác chúng ta. Hãy kinh nghiệm thử coi, bạn sợ hay sao? Hãy thử rút kinh nghiệm xem sao."

Joko nói, tất cả những cảm xúc của ta là luyện tập và giải quyết những cảm xúc ấy là điều vô cùng thiết yếu. Tự bản thân cảm xúc là điều tốt, nhưng khi chúng ta bám vào nội dung tư tưởng, chúng lại làm lu mờ cuộc sống thực tế. "Chính đó là điều làm cho mọi người bế tắc. Hãy vạch ra xem ai là người không bị bế tắc nào. Bạn có biết người nào không? Mọi người đều bị cảm xúc của mình mê hoặc là bởi vì chúng ta thường suy nghĩ chúng ta là ai? Chúng ta sợ rằng nếu gỡ bỏ mất những gắn bó vào cảm xúc, chúng ta sẽ chẳng là gì cả nữa. Chúng ta là như vậy đó,” Câu hỏi đặt ra là liệu bộ não chỉ huy thân xác hay thân xác chỉ huy bộ não? Khi nào bộ não chỉ huy thân xác chúng ta cảm thấy lo âu và căng thẳng. Khi nào thân xác chỉ huy bộ não thì mọi sự sẽ êm đẹp hơn. Luyện tập chầm chậm sẽ cho chuyển động cỗ máy của chúng ta.

Hành thiền dạy chúng ta hãy tận dụng giây phút hiện tại, hãy kiên trì với giây phút hiện tại. "Khi bạn phiêu du vào vùng tư tưởng vào hy vọng và mơ tưởng, hãy quay trở lại ngay. Không phải một lần mà một ngàn lần nếu cần, một triệu lần nếu cần nữa, chính lòng kiên nhẫn sẽ làm điều đó và lòng can đảm, đó chính là cuộc sống của đấng Bồ tát.”

Kiên nhẫn và tự nguyện khó lòng chiến thắng. Điều cuối cùng chúng ta muốn đạt được chính là hãy thể hiện được con người đích thực của chúng ta. Thế là sự thật về cuộc đời đã trốn chạy khỏi chúng ta. Joko nhấn mạnh, Tất cả chúng ta, (kể cả Joko nữa) đã phạm sai lầm khi loại bỏ cuộc sống hiện thực, ngay tại đây và lúc này. Và chính điều này dẫn đến lo âu cơ bản nhất thường xuyên xuất hiện nơi cuộc sống chúng ta.

Bà hối thúc chúng ta, "Ngay lúc này hãy thể hiện con người thật của các bạn. Mỗi người chúng ta là một viên ngọc quý. Làm thế nào để cho viên ngọc đó tỏa sáng? Chỉ cần thể hiện cuộc sống của ta ra sao ngay giây phút hiện tại này: Đó chính là viên ngọc quý. Đó cũng chính là Niết Bàn.

Không phải khúc dạo đầu này thay đổi, hoặc đề cập đến những trồi sụt trong cuộc sống, cách tốt nhất ảnh hưởng mạnh đến những biến đổi chính là thể hiện trọn vẹn hiện trạng thực tế chúng ta, chính xác như hiện có. Tầm nhìn của chúng ta có thể làm rõ và chúng ta biết rất rõ phải làm gì." Bà cho biết, cứ mỗi lần chúng ta làm như vậy, mỗi lần chúng ta thâm nhập vào nỗi khổ của chúng ta và để cho nó thể hiện ra. Thì chúng ta sẽ mở rộng tầm nhìn. Để cho mọi sự diễn ra chính là không dính bén. Đó chính là toàn bộ ý nghĩa việc luyện tập của chúng ta. Cũng tương tự như leo lên ngọn núi. Một khi chúng ta lên cao chúng ta quan sát được nhiều hơn. Và càng quan sát nhiều bao nhiêu – tầm nhìn của chúng ta càng rõ hơn – chúng ta càng hiểu biết nhiều hơn mình phải làm gì. Cả dưới góc độ cá nhân cũng như trên bình diện hoạt động xã hội.

Bà cho biết, "Được tiếp chuyện với rất nhiều người, vấn đề chính tôi nhận thấy là họ không hiểu đau khổ là thế nào, đương nhiên cả tôi cũng vậy. Cũng như mọi người tôi cố gắng tránh đau khổ.” Nhưng trong buổi nói chuyện vào năm 1983 trong khóa luyện thiền Yasutani Roshi Memorial, bà đã phân biệt rõ đau khổ thứ thiệt và đau khổ giả tạo. Bà cho biết, "Đau khổ giả tạo là khi chúng ta cảm thấy "bị ức chế" tựa như đau khổ phát xuất từ bên ngoài. Đau khổ thứ thiệt giống hệt như chịu đựng (như là "mang lấy" ) nó. Không chống lại nó nhưng thu hút và đồng nhất với đau khổ.

"Đương nhiên bạn cũng giống tôi thôi, chúng ta sẽ tránh đau khổ càng nhanh càng tốt - Bởi lẽ thuyết pháp về khổ luyện là một nhẽ, còn thực hiện lại là một điều không phải dễ. Ấy vậy cứ mỗi khi chúng ta tập luyện như thế. Chúng ta biết được ngay trong tâm can, chúng ta là ai và thiên hạ là loại người nào và bức rào chắn giữa chúng ta và người khác được gỡ bỏ.”

Trí tạo ra đau khổ giả tạo hiện hữu liên tục trong ngồi hành thiền "Không một ai trong chúng ta thoát được. Tối hôm qua ngay trước lúc khóa hành thiền khai mạc, tôi đã nhận ra điều đó trong chính tôi. Tôi nghe tiếng phàn nàn trong tôi, ‘Lại một khóa luyện thiền khác nữa? Bạn vừa thực hiện hành thiền cuối tuần rồi sao!’ trí tuệ chúng ta hoạt động như thế đó, rồi nghe những lời vô nghĩa đó, chúng ta nhắc nhở nhau, ‘Thực sự tôi muốn gì cho bản thân và cho người khác nào? Rồi trí tuệ ta dịu dần xuống." Một cách kiên trì chúng ta trở lại với thực tại duy nhất: giây phút hiện tại này. Rồi điểm hội tụ và Định (Samadhi) của chúng ta sâu đậm hơn. “Thế nên trong việc hành thiền, sự từ bỏ con người bồ tát lại chính là việc tu luyện đó. Việc quay lưng lại những tưởng tượng cá nhân, những mơ tưởng tiến vào một thực trạng hiện tại. Và cũng do hành thiền, mỗi giây phút chúng ta tu luyện như thế sẽ đem lại cho chúng ta những điều chúng ta không thể có được bằng những cách khác. Đó là hiểu biết chính mình. Rồi chúng ta sẽ trực tiếp đối mặt với giây phút hiện tại. Chúng ta đang đối mặt với đau khổ. Và một khi chúng ta thực sự muốn thâm nhập vào đó, chỉ cần ta thực sự trở thành con người thực tại, rồi chúng ta sẽ biết được và không cần có ai mách bảo chúng ta đang là gì, mọi sự khác là gì."

Gần hai năm sau, ở tại San Diego vào tháng Giêng năm 1985 Joko đã trình bày một bài thuyết trình nói về việc Đánh Giá Cuộc Sống Thông Qua Loại Bỏ Hy Vọng. Bà nói: "Quá khủng khiếp phải không bạn?" Nhưng một cuộc sống không có hy vọng thì thật bình thản, tươi vui và đầy nhân ái. “Bất kể ai ngồi hành thiền trong bất kể một giai đoạn thời gian nào đều nhận ra rằng sẽ chẳng có quá khứ, không còn hiện tại và cũng chẳng có tương lai mà chỉ còn trí tuệ chúng ta mà thôi. Chẳng còn điều gì ngoài bản ngã ra. Và bản ngã luôn hiện diện tại đây ngay lúc này. Không bị che giấu. Chúng ta đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi như người điên, cố tìm kiếm điều gì đó là bản ngã, một điều bí ẩn, bản ngã bị che khuất. Bản ngã bị che khuất ở đâu? Chúng ta hy vọng có được điều gì đó có thể chăm sóc cho bản ngã nhỏ mọn của chúng ta bởi vì chúng ta không ý thức được chính chúng ta đang là bản ngã của chính mình. Chẳng có điều gì quanh ta lại không phải là bản ngã. Chúng ta đang tìm kiếm điều chi vậy?”

Điều nghịch lý là ở chỗ chúng ta đang sở hữu toàn bộ đau khổ, niềm vui, trách nhiệm và kinh nghiệm cuộc sống chúng ta ra sao? - nếu chúng ta nắm được toàn bộ sự việc – chúng ta là người tự do. Chúng ta không cần hy vọng, không cần điều gì nữa. Nhưng một khi chúng ta sống trong hy vọng và mơ màng, sự ngạc nhiên về con người đàn ông hoặc đàn bà (bình thường, không hấp dẫn) ngồi cạnh chúng ta sẽ chạy trốn chúng ta. Hy vọng điều gì "đặc biệt”, chúng ta sẽ không thể đánh giá được nhiệm mầu của cuộc sống đích thực.

Luyện thiền thực sự không liên quan gì tới hy vọng và tưởng tượng. "Chúng ta đang nhắc lại một lần nữa là hành thiền chính là giác ngộ" tại sao vậy? Là vì khi chúng ta ngồi thiền hết phút này sang phút khác, chính là điều đó (That’s it) nếu chúng ta thực sự tu luyện như thế, thiền sẽ ảnh hưởng đến tất cả những gì bạn có. Chúng ta sẽ thoát ra như thế nào? Đương nhiên câu trả lời sẽ là chẳng- có gì- hết. Vậy nên đừng hy vọng. Bạn sẽ chẳng được gì. Bạn sẽ làm chủ cuộc sống của bạn, tuy nhiên bạn đã làm được điều đó rồi mà. Cuộc sống này là Niết Bàn. Thế bạn nghĩ Niết Bàn ở đâu?”

Joko còn nhắc nhở chúng ta kinh nghiệm trực tiếp đời sống chính là kinh nghiệm những cảm giác thể lý của chúng ta. Chúng ta càng chú ý đến cảm giác bao nhiêu thay vì chú ý tới quy trình suy tư (nghĩ về kinh nghiệm, phân tích, lo lắng về nó) thì những kỳ vọng của chúng ta sẽ co lại, teo lại, khô đi như lá khô héo đi và rụng xuống." Thế rồi một cuộc sống mới xuất hiện, không có gì thêm vào đó. giây phút này nối tiếp giây phút khác, chúng ta để cho cuộc sống thể hiện cách riêng của nó. "Không mơ tưởng, không kịch tính, hoàn toàn bình thường." Bản chất cơ bản của chúng ta "là thế đó.”

Vào mùa hè năm 1983, Joko chính thức rời bỏ ZCLA để nhận lãnh trách nhiệm tại thiền viện San Diego. Một tập thể tu trì (Tăng Già) đông đảo đã lớn mạnh từ bộ ba tiên khởi bắt đầu hành thiền tại đó vào giữa những năm sáu mươi. Người bạn đời và trợ lý lâu năm Elizabeth Hamilton đã đi qua lại hàng năm trời giữa San Diego và Los Angeles làm công tác chuẩn bị và tổ chức.

Thoạt đầu, Joko thực hiện nhiệm vụ tại San Diego cũng giống như tại Los Angeles. Bà biết đã có những thayđổi như bà mong muốn thực hiện. Nhưng qui trình thay đổi mới là quan trọng và bà không muốn vội vã trong việc này. Ngay cả trước khi di chuyển, bà phải công nhận là thiền định tại Phương Tây phải có thay đổi.” Nhưng không được thực hiện quá nhanh” bà đã cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên. "Một số nghi thức truyền thống chỉ đơn giản là hình thức vô nghĩa mà thôi. Chúng phát triển chỉ vì ý tốt. Là hình thức tại phòng thiền. Tỷ dụ như - tính nghiêm khắc - cũng nhắm đạt tới một công việc nào đó. nếu bạn tỏ ra quá vô tình việc hành thiền sẽ mất tính nghiêm túc. Bạn không thể cho rằng tất cả truyền thống đều “xấu” chỉ vì chúng xem ra có vẻ kỳ quặc. Bạn không thể cạn tàu ráo máng như thế được. Nếu bạn xem thử và nói: "dẹp hết đi “bạn sắp bị rắc rối rồi đó. Tỷ dụ như tôi luôn cảm thấy kinh ngạc khi nhận thấy những biến đổi xảy ra nơi những người hành thiền trong một giai đoạn dài; họ rất cởi mở, chân tình hơn vào cuối khóa học thiền. Vậy mà một số sinh hoạt mang đậm tính truyền thống đã có nhiều ảnh hưởng trong việc chuyển biến này. Tuy nhiên một vài cách thức hành thiền theo truyền thống cần được bỏ đi hay thay đổi. Nhưng chúng ta phải rất cẩn thận ngay cả tôi là người không chuộng hình thức lắm. Tôi đã lượng định giá trị việc tập luyện thiền truyền thống tôi đã kinh qua và những cách thức có thể giúp chúng ta".

Trích từ: "Nữ Thiền Sư Phật Giáo Tại Hoa Kỳ" Nguyên tác: Buddhist teachers in America
Tác giả: Lenore Friendman Dịch giả: Tỳ Khưu Siêu Minh
NXB: Tôn Giáo Hà Nội, 2006

672

HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG Truyện Ngắn

Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ

767
REFUGE AND THE SIX PERFECTIONS - Thích Huệ Hải

REFUGE AND THE SIX PERFECTIONSThích Huệ Hải -  Xem bản tiếng Việt                                                        Today's talk is based on the teachings of the 9th century Indian Buddhist master Shantideva and the text he wrote, “The

2,720
Lời Khuyên Tâm Linh Cho Thiên Niên Kỷ Mới - Gyalwang Drukpa Xii

Trước hết, tôi muốn chào mừng tất cả các bạn, những bạn hữu và học trò đã có mặt tại giảng đường ngày hôm nay. Vào thời gian này, do tham dự

1,163
Đối diện với chính mình - CHOGYAM TRUNGPA, Việt dịch : Nhất Như Thị Giới

Biết lắng nghe sự thật, biết quan tâm khám phá chính mình, và ưa thiền định, và ưa vui thiền định, người đó tôi gọi là một chiến sĩ.Có nhiều trường hợp

1,141
BA THUỘC TÍNH CỦA HÀNH ĐỘNG KHI ĐÃ TỈNH THỨC - ECKHART TOLLE

Có ba cách để nhận thức tuôn chảy vào những việc bạn làm, tức là qua bạn mà nhận thức đi vào thế giới. Qua ba thuộc tính này, bạn có thể

627
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc