Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM ĐẠO THỌ THỨ 71
(Kinh Đại Bát-nhã, hội 2 ghi: Phẩm Thọ Dụ thứ 69)

 

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy rất sâu, các Bồ-tát không thấy có chúng sinh, mà vì chúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, việc ấy rất khó. Thí như người muốn trồng cây giữa hư không, Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát cũng như vậy. Vì chúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà chúng sinh cũng không thể có được. 
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy, việc làm của các Bồ-tát rất khó. Vì chúng sinh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, độ chúng sinh điên đảo chấp ngã. Thí như người trồng cây không biết gốc, cành, nhánh, lá, hoa, quả của cây sẽ thế nào, mà ưa săn sóc, tưới tẩm, dần dần cây lớn, hoa, lá, quả thành tựu đều dùng được.[1] Như

 


[1] Tham khảo T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 339c14-18: Ví như có người trồng cây đất tốt, người này tuy không biết thọ dụng gốc cọng, nhánh lá, hoa quả cây đây mà trồng cây rồi tùy thời tưới bón cần gia công giữ hộ. Cây này về sau lần được sanh lớn, gốc cọng nhánh lá hoa quả thịnh tốt, nhiều người thọ dụng lành bệnh được yên vui. 
 

* Trang 147 *
device

vậy, các Bồ-tát vì chúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, dần dần hành sáu Ba-la-mật (ṣaḍ-pāramitā), được trí Nhất thiết chủng, thành cây Phật, dùng lá, hoa, quả làm lợi ích chúng sinh.
Này Tu-bồ-đề, thế nào là dùng lá lợi ích chúng sinh? Là nhân nơi Bồ-tát mà được lìa ba ác đạo, ấy là lá lợi ích chúng sinh.[1]
Thế nào là hoa lợi ích chúng sinh? Là nhân nơi Bồ-tát được sinh dòng Sát-đế-lợi (Kṣatriya), sinh dòng Bà-la-môn (Brāhman), đại gia cư sĩ (Gṛhapati), chỗ bốn thiên vương (catur-mahārāja-kāyika), cho đến Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ, vô tưởng, ấy là hoa lợi ích chúng sinh.[2]
Thế nào là quả lợi ích chúng sinh? Ấy là nhân Bồ-tát được trí Nhất thiết chủng, làm cho chúng sinh được quả Tu-đà-hồn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật và Phật đạo; chúng sinh ấy dần dần dùng pháp ba thừa thủ chứng Vô dư Niết-bàn; ấy là quả lợi ích chúng sinh.[3] Bồ-tát ấy không thấy có chúng sinh thật mà độ chúng sinh, khiến xa lìa điên đảo chấp ngã, nghĩ rằng: Trong hết thảy pháp không có chúng sinh. Ta vì chúng sinh, cầu trí Nhất thiết chủng, mà chúng sinh ấy thật không thể có được.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 339c23-24: Thiện Hiện phải biết: Nhiêu ích nhánh lá là các hữu tình nương Bồ-tát đây giải thoát ác thú.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 697b1-3: Nhiêu ích nơi hoa là các hữu tình nương Bồ-tátđây hoặc sanh đại tộc Sát-đế-lợi (Kṣatriya), hoặc sanh đại tộc Bà la môn (Brāhman),  hoặc sanh đại tộc Trưởng giả, hoặc sanh đại tộc Cư sĩ (Gṛhapati), hoặc sanh trời Bốn đại vương chúng (catur-mahārāja-kāyika) cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
[3] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 339c28-340a3: Nhiêu ích nơi quả là Bồ-tátđây tự chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, khiến các hữu tình hoặc trụ quả Dự-lưu, hoặc trụ quả Nhất-lai, hoặc trụ quả Bất-hoàn, hoặc trụ quả A-la-hán, hoặc trụ Độc-giác Bồ-đề, hoặc trụ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các hữu tình này siêng tu pháp lành, nương đạo Tam thừa lần hồi chứng được Tam thừa Niết-bàn. Như vậy gọi là quả nhiêu ích.

 

* Trang 148 *
device

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nên biết Bồ-tát ấy như Phật, vì sao? Vì nhân Bồ-tát ấy mà dứt hết thảy giống địa ngục (avīci), súc sinh (tiryagyoni), ngạ quỷ (preta) dứt; dứt hết các nạn, dứt con đường nghèo cùng hạ tiện; dứt hết cõi Sắc, cõi Vô sắc.[1]
Phật dạy: Như vậy, như vậy, Tu-bồ-đề, nên biết Bồ-tát ấy như Phật. Nếu Bồ-tát không phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì thế gian không có Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng không có Bích-chi Phật, A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tu-đà-hồn; ba đường ác và ba cõi cũng không có khi nào dứt.[2] Này Tu-bồ-đề, ông nói Bồ-tát ấy như Phật? Đúng như vậy. Nên biết Bồ-tát ấy thật như Phật, vì sao? Vì Như nên nói là Như Lai; vì Như nên nói là Bích-chi Phật, A-la-hán, hết thảy hiền thánh; vì Như nên nói sắc cho đến thức; vì Như nên nói hết thảy pháp, cho đến tính hữu vi, tính vô vi. Các Như ấy như thật không khác, vì thế nên gọi là Như. Bồ-tát học Như ấy được trí Nhất thiết chủng, được gọi là Như Lai. Vì nhân duyên ấy nên nói Bồ-tát như Phật, vì tướng “Như” vậy.[3] Như vậy, Bồ-tát nên học Như Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát học Như Bát-nhã ba-la-mật thì học được hết thảy pháp Như; học hết thảy pháp Như
 

[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, phẩm Chủng thọ thứ 71 (種樹品 71), tr. 115b3-5: Bồ-tátđó đi đến đâu thì đoạn trừ ba đường ác, đoạn trừ tám nạn, đoạn trừ các cảnh bần cùng hạ tiện và đoạn trừ ba cõi.
[2] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, phẩm Chủng thọ thứ 71(種樹品 71), tr. 115b5-9: Này Tu-bồ-đề, nên biết vị Bồ-tát ấy cũng như đức Như-lai. Nếu Bồ-tát lười biếng chán nản thì không bao giờ đi trên đạo của chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại. Thế gian cũng không có Thanh-văn, Bích-chi-phật. Ba cảnh giới ác và ba cõi không có lúc nào bị chấm dứt.
[3] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, phẩm Chủng thọ thứ 71 (種樹品 71), tr. 115b9-14: Phật dạy: Phải biết Bồ-tát đó như Như-lai, đúng như lời ông nói. Vì như thật nên biết có Như-lai, Bích-chi-phật và các Hiền thánh; vì như thật mà biết có năm ấm, tánh hữu vi, vô vi; vì Như đó đúng như thật nên gọi là Như. Nếu Bồ-tát học được như thật ấy, thì sẽ đạt được đến trí Nhất thiết; lại từ trong đó mà đến nên gọi là Như; vì Như…nên biết Bồ-tát đó là Phật.

 

* Trang 149 *
device

thì được đầy đủ hết thảy pháp Như; đầy đủ hết thảy pháp Như rồi, đối với hết thảy pháp Như được tự tại; đối với hết thảy pháp Như được tự tại rồi, khéo biết căn cơ của chúng sinh;[1] khéo biết căn cơ của chúng sinh rồi, biết chúng sinh có căn đầy đủ, biết chúng sinh có nghiệp nhân duyên; biết chúng sinh có nghiệp nhân duyên rồi được đầy đủ nguyện trí; đầy đủ nguyện trí rồi được thanh tịnh trí tuệ ba đời; thanh tịnh trí tuệ ba đời rồi lợi ích hết thảy chúng sinh; lợi ích hết thảy chúng sinh rồi nghiêm tịnh cõi Phật; nghiêm tịnh cõi Phật rồi được trí Nhất thiết chủng; được trí Nhất thiết chủng rồi chuyển pháp luân; chuyển pháp luân rồi, an lập chúng sinh nơi ba thừa, khiến vào Vô dư Niết-bàn. Như vậy, Bồ-tát muốn được hết thảy công đức lợi mình, lợi người, nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát hành được Bát-nhã ba-la-mật sâu xa đúng như kinh nói, thì hết thảy thế gian người, trời, A-tu-la hãy nên kính lễ.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy. Bồ-tát ấy hành được Bát-nhã như kinh nói, thì hết thảy thế gian người, trời, A-tu-la hãy nên kính lễ.
 

[1] T. 8: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 340c2-4: Thiện Hiện! Như vậy, các Bồ-tátMa-ha-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa thẳm sâu. Nếu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thẳm sâu thời học được chơn như tất cả pháp. Nếu học chơn như tất cả pháp, thời đối chơn như tất cả pháp tự tại, thời được tất cả hữu tình căn thắng liệt.

 

* Trang 150 *
device

- Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát mới phát tâm vì chúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, được bao nhiêu phước đức?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu chúng sinh trong một ngàn thế giới đều phát tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật, ý ông nghĩ sao, phước ấy nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Rất nhiều, vô lượng.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Phước ấy không bằng Bồ-tát mới phát tâm trăm lần, ngàn lần; ngàn vạn ức lần cho đến tốn số thí dụ không thể sánh kịp, vì sao? Vì người phát tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật đều nhân nơi Bồ-tát mà ra, chứ Bồ-tát trọn không nhân nơi Thanh-văn, Bích-chi Phật mà ra. Chúng sinh trong hai ngàn thế giới, thế giới đại thiên ba ngàn cũng như vậy.[1]
 Gác qua việc hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật trong thế giới đại thiên ba ngàn, nếu chúng sinh trong thế giới đại thiên ba ngàn đều trú địa vị Càn tuệ, phước ấy nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Rất nhiều, vô lượng.
Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát mới phát tâm trăm lần, ngàn lần; ngàn vạn ức lần cho đến toán
 

[1] T. 8: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 341a6-8: Vì sao? Vì Thanh-văn, Độc-giác nương Bồ-tát ma-ha-tát mà có. Chẳng phải Bồ-tát ma-ha-tát nương các Thanh-văn, Độc-giác có vậy.

 

* Trang 151 *
device

số thí dụ không thể sánh kịp. Gác qua việc chúng sinh trú địa vị Càn tuệ, nếu chúng sinh trong thế giới đại thiên ba ngàn đều trú ở Tính địa, Bát nhân địa, Tín địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Bích-chi Phật địa,[1] hết thảy phước đức ấy muốn sánh với Bồ-tát mới phát tâm gấp trăm, gấp ngàn; ngàn ức vạn lần cho đến tốn số thí dụ cũng không thể sánh kịp. Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát mới phát tâm trong thế giới đại thiên ba ngàn không bằng Bồ-tát vào pháp vị gấp trăm, ngàn, vạn; ngàn ức vạn lần cho đến tốn số thí dụ không thể sánh kịp. Nếu Bồ-tát vào Pháp vị trong thế giới đại thiên ba ngàn không bằng Bồ-tát hướng đến Phật đạo gấp trăm, ngàn, vạn; ngàn ức vạn lần cho đến tốn số thí dụ không thể sánh kịp. Nếu Bồ-tát hướng đến Phật đạo trong thế giới đại thiên ba ngàn không bằng công đức của Phật gấp trăm, ngàn, vạn; ngàn ức vạn lần cho đến tốn số thí dụ không thể sánh kịp.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát mới phát tâm nên niệm đến pháp nào?
Phật dạy: Nên niệm trí Nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề thưa: Thế nào là trí Nhất thiết chủng? trí Nhất thiết chủng duyên thế nào, tăng thượng thế nào, hành thế nào, tướng thế nào?
 

[1] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 75, tr. 585c28-586a17: Möôøi ñòa: 1. Càn huệ địa (śukla-bhūmi) có hai: 1. Là Thanh văn (Śrāvaka). 2. Là Bồ-tát (Bodhisattva). Hàng Thanh-văn chỉ vì cầu Niết-bàn nên siêng năng tinh tấn, trì giới thanh tịnh, kham chịu tu hành hoặc quán Phật tam muội, hoặc quán bất tịnh, hoặc tu từ bi, hoặc quán vô thường v.v… phân biệt nhóm các pháp thiện, bỏ pháp bất thiện, tuy có trí tuệ mà không được nước thiền định thời không thể đắc đạo nên gọi là Càn huệ địa. Còn Bồ-tát thời từ khi mới phát tâm cho đến khi chưa được thuận nhẫn là Càn huệ địa. 2. Tánh địa (Gotra-bhūmi) là hàng Thanh-văn tu từ noãn pháp cho đến thế gian đệ nhất pháp; còn hàng Bồ-tát được thuận nhẫn, ưa đắm thật tướng các pháp, không sanh tà kiến, được nước thiền định. 3. Bát nhơn địa (Aṣṭamaka-bhūmi) là tu từ khổ pháp nhẫn cho đến đạo tỷ nhẫn; mười lăm tâm ấy đối với hàng Bồ-tát là vô sanh pháp nhẫn, vào Bồ-tát vị.            4. Kiến địa (Durśana-bhūmi) là được thánh quả ban đầu, là quả Tu-đà-hoàn, còn đối với Bồ-tát là địa vị chẳng thoái chuyển. 5. Bạc địa (Tanū-bhūmi) hoặc là Tu-đà-hoàn, hoặc là Tư-đà-hàm, đoạn được sáu phần phiền não trong chín phần phiền não tư hoặc của cõi Dục; còn đối với Bồ-tát là đã vượt quá địa vị chẳng thoái chuyển cho đến chưa thành Phật, dứt các phiền não và các tập khí khác. 6. Ly dục địa (Vīta-rāga-bhūmi) là lìa các phiền não tham dục của cõi Dục, ấy gọi là A-na-hàm; còn đối với Bồ-tát, vì lìa nhân duyên của năm dục, nên được năm thần thông. 7. Dĩ tác địa (Ktāvī-bhūmi) là hàng Thanh-văn được tận trí, vô sanh trí, được A-la-hán; còn đối với Bồ-tát là thành tựu Phật địa. 8. Bích-chi Phật địa (pratyekabuddha-bhūmi) là đời trước gieo trồng nhân duyên về Bích-chi Phật đạo, đời này được chút ít nhân duyên xuất gia cũng quán lý nhân duyên sâu xa mà thành đạo gọi là Bích-chi Phật. 9. Bồ-tát địa (Bodhisattva-bhūmi) là từ Càn huệ địa trở đi cho đến ly dục địa. Lại nữa, Bồ-tát địa là từ Hoan hỷ địa cho tới Pháp vân địa. Có người nói từ khi mới phát tâm trở đi cho đến Kim cang tam-muội là Bồ-tát địa. 10. Phật địa (Buddha-bhūmi) là đối với các Phật pháp như trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) v.v… Bồ-tát ở trong tự địa được đầy đủ; đối với mỗi mỗi địa quán đầy đủ, hai việc ấy đủ nên gọi là đầy đủ.

 

* Trang 152 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Trí Nhất thiết chủng không có gì của chính nó; không niệm, không sinh, không chỉ bày,[1] như lời Tu-bồ-đề hỏi: Trí Nhất thiết chủng duyên thế nào, tăng thượng thế nào, hành thế nào, tướng thế nào? Này Tu-bồ-đề, trí Nhất thiết chủng không có pháp duyên; niệm là tăng thượng, tịch diệt là hành, vô tướng là tướng;[2] ấy gọi là duyên, tăng thượng, hành, tướng của trí Nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, chỉ trí Nhất thiết chủng không có pháp, hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có pháp; pháp trong ngồi cũng không có pháp; bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần thánh đạo, tam-muội Không, tam-muội Vô tướng, tam-muội Vô tác, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả, thần thông đầu, thần thông thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu; tướng hữu vi, tướng vô vi v.v... cũng là không có pháp chăng?
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 341c2-3: Phật bảo: Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí vô tánh làm tánh, vô tướng làm nhân, vô sở cảnh giác, vô sinh hiện vậy.
 T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, phẩm Chủng thọ thứ 71 (種樹品 71), tr. 115c16-18: Phật day: Trí nhất thiết không có sở hữu, cũng không có tưởng, cũng không không có tưởng, cũng không sinh, cũng không hiện.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 341c5-6: Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí vô tánh làm sở duyên, chánh niệm làm tăng thượng, vắng lặng làm hành tướng, lấy pháp giới làm tướng.

 

* Trang 153 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Sắc cũng không có pháp, cho đến tướng hữu vi, tướng vô vi cũng không có pháp.[1]
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà trí Nhất thiết chủng không có pháp, sắc không có pháp, cho đến tướng hữu vi, tướng vô vi cũng không có pháp?
Phật dạy: Trí Nhất thiết chủng tự tính không có, nếu pháp tự tính không có, ấy gọi là không có pháp. Sắc cho đến tướng hữu vi, tướng vô vi cũng như vậy.[2]
- Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các pháp tự tính không có?
Phật dạy: Trong các pháp nhân duyên hòa hợp sinh, không có tự tính. Nếu không có tự tính, ấy là không có pháp.[3] Vì vậy, Bồ-tát nên biết hết thảy pháp không có tính, vì sao? Vì hết thảy tính pháp không. Thế nên biết hết thảy pháp không có tính.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp không có tính, thời Bồ-tát mới phát tâm dùng sức phương tiện gì có thể tu Thí ba-la-mật, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác
 

[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, tr. 115c22-24: Phật day: Này Tu-bồ-đề, Trí nhất thiết tự tính là không có sở hữu, vì không có sở hữu là không. Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Không có sở hữu là sao? Phật day: Không có chỗ hành động là không có sở hữu. Do đó các pháp dù sở hữu hay không có sở hữu cũng đều không; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 342a4-7: Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng những Nhất thiết trí trí vô tính làm tánh. Sắc thọ tưởng hành thức cũng vô tính làm tánh. Như vậy cho đến hữu vi giới, vô vi giới cũng vô tính làm tánh.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 342a9-13: Phật bảo: Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí tự tính không có. Nếu pháp tự tính không có, pháp này vô tính làm tánh. Sắc thọ tưởng hành thức cũng tự tính không có vậy. Nếu pháp tự tính không có, pháp này vô tính làm tánh. Như vậy cho đến hữu vi giới, vô vi giới cũng tự tính  không có vậy. Nếu pháp tự tính không có, pháp này vô tính làm tánh.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr.342a16-21: Phật bảo: Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí không hòa hợp tự tính vậy. Nếu pháp không hòa hợp tự tính, pháp đây thời lấy vô tính làm tánh. Sắc thọ tưởng hành thức cũng không hòa hợp tự tính vậy. Nếu pháp không hòa hợp tự tính, pháp đây thời lấy vô tính làm tánh. Như vậy cho đến hữu vi giới vô vi giới cũng không hòa hợp tự tính vậy. Nếu pháp không hòa hợp tự tính, pháp đây thời lấy vô tính làm tánh.

 

* Trang 154 *
device

cho chúng sinh; có thể tu Giới ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; tu sơ thiền cho đến tứ thiền; tu tâm từ cho đến tâm xả; tu định Không xứ cho đến Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng định xứ; tu ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không; tu bốn niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo; tu tam-muội Không, tam-muội Vô tướng, tam-muội Vô tác, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, trí Nhất thiết chủng, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát có thể học các pháp không có tự tính, cũng có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh. Biết thế giới và chúng sinh không có tự tính,[1] tức là sức phương tiện.[2] Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát tu Thí ba-la-mật, ấy là tu học Phật đạo; tu Giới ba-la-mật, ấy là tu học Phật đạo, cho đến tu trí Nhất thiết chủng, ấy là tu học Phật đạo; cũng biết Phật đạo không có tự tính. Bồ-tát ấy tu sáu Ba-la-mật, ấy là tu học Phật đạo cho đến khi chưa thành tựu mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, trí Nhất thiết chủng; ấy là tu học Phật đạo. Đầy đủ được nhân duyên về Phật đạo rồi, dùng một
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 22, tr. 378b11-12: Biết quốc độ chúng sinh cũng không có tự tính.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 342b26-c2: Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát thành tựu tối thắng phương tiện khéo léo. Tuy biết tất cả pháp đều vô tính làm tánh, mà thường siêng năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Tuy thường siêng năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mà hằng thông đạt tất cả hữu tình và các cõi Phật, mà hằng thông đạt tất cả hữu tình và các cõi Phật không chẳng đều lấy vô tính làm tánh.

 

* Trang 155 *
device

niệm tương ưng với tuệ được trí Nhất thiết chủng.[1] Bấy giờ hết thảy phiền não tập khí vĩnh viễn dứt sạch, không sinh lại nữa. Khi ấy dùng mắt Phật xem thấy đại thiên ba ngàn thế giới pháp vô còn không thể có được, huống gì hữu pháp,[2] như vậy, Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật tự tính không vô. Này Tu-bồ-đề, ấy gọi là sức phương tiện của Bồ-tát. Vô pháp còn không thể có được, huống gì  hữu pháp,[3] Bồ-tát ấy trong khi bố thí, bố thí vô pháp còn không biết, huống gì là hữu pháp. Người thọ thí và tâm Bồ-tát, vô pháp còn không biết, huống gì là hữu pháp, cho đến trí Nhất thiết chủng, người được thí, pháp được, chỗ được là vô pháp còn không biết, huống gì là hữu pháp, vì sao? Vì bản tính của hết thảy pháp là như vậy, chẳng phải Phật làm, chẳng phải Thanh-văn, Bích-chi Phật làm, cũng chẳng phải người khác làm, vì hết thảy pháp không có người làm.
Bạch đức Thế Tôn, các pháp, tính các pháp xa lìa chăng?
Phật dạy: Như vậy, như vậy. Các pháp, tính các pháp xa lìa.[4]
Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp, tính các pháp xa lìa, thì làm sao pháp xa lìa có thể biết pháp xa lìa hoặc có hoặc không, vì sao? Vì vô
 

[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, tr. 116a9-10: Nhờ đầy đủ việc đạo, tuệ Trí nhất thiết mà định và tuệ hợp nhau nên đạt được trí Nhất thiết. Ngay khi ấy tập khí của các đầu mối đều dứt hết, không còn chỗ để phát sinh; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 342b26-c2: Nếu học đạo đây đã được viên mãn, do một sát na ngắn tương ưng Bát-nhã, liền chứng được Nhất thiết trí trí.
[2] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, tr. 116a10-12: Bấy giờ các tập khí đã làm thảy đều dứt sạch, không sinh lại nữa. Khi ấy dùng Phật nhãn thấy ba ngàn đại thiên quốc độ pháp vô sở hữu còn không thể thấy được, huống nữa là pháp sở hữu!; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr.342c15-17: Bấy giờ tất cả tập khí phiền não vi tế tương tục đều vĩnh viễn không sinh, gọi là vô dư y đoạn, đắc gọi là Phật. Lại đem mắt Phật vô chướng thanh tịnh khắp xem mười phương ba đời pháp còn không thể đắc không huống sẽ đắc có!
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 342c21-24: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đối với bố thí đây người thí, người thọ nhận, vật thí, quả thí và tâm Bồ-đề còn không thể có được, huống gì pháp có.
[4] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 343a1-2: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các pháp đâu chẳng lìa các pháp tính? Phật nói: Thiện Hiện! Thật vậy, các pháp lìa các pháp tánh; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, tr. 116a21-22: Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! sẽ không có pháp nào lìa pháp nào hay sao? Phật dạy: Tuy nói pháp tức là lìa pháp.

 

* Trang 156 *
device

pháp chẳng thể biết vô pháp, hữu pháp chẳng thể biết hữu pháp; vô pháp chẳng thể biết hữu pháp, hữu pháp chẳng thể biết vô pháp? Như vậy, hết thảy pháp không có tướng gì của chính nó, làm sao Bồ-tát khởi tâm phân biệt pháp ấy hoặc có, hoặc không?
Phật dạy: Bồ-tát vì theo nghĩa thế tục đế chỉ bày cho chúng sinh hoặc có, hoặc không, chứ chẳng phải theo đệ nhất nghĩa.
Bạch đức Thế Tôn, thế tục đế và đệ nhất nghĩa đế có khác nhau chăng?
Này Tu-bồ-đề, thế tục đế và đệ nhất nghĩa đế không khác nhau, vì sao? Vì thế tục đế Như tức là đệ nhất nghĩa đế Như. Do chúng sinh không thấy không biết tính Như ấy, nên Bồ-tát dùng thế tục đế để chỉ bày hoặc có, hoặc không.[1]
* Lại nữa, chúng sinh đối với năm thọ uẩn vì có tâm chấp trước tướng nên không biết nó không có sở hữu. Bồ-tát vì chúng sinh ấy nên chỉ bày hoặc có hoặc không, khiến biết năm uẩn thanh tịnh, không có gì của chính nó.[2] Như vậy, Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy.
 

[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, phẩm Chủng thọ thứ 71 (種樹品 71), tr. 116a26-28: Bồ-tát vì tu tập của thế gian mà chỉ bày có sở hữu và không có sở hữu, chẳng phải là Đệ nhất nghĩa; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 343b1-3: Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, theo thế tục nên chỉ rõ các pháp hoặc có hoặc không, chẳng theo thắng nghĩa.
[2] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, phẩm Chủng thọ thứ 71 (種樹品 71), tr. 116b2-3: Lại nữa, Tu-bồ-đề! Vì chúng sanh chấp năm ấm có hình tướng chứ không biết không có sở hữu. Do đó mà ta thuyết pháp phân biệt, Bồ-tát muốn chúng sanh hiểu rõ không có sở hữu thì phải học và thực hành Bát-nhã-ba-la mật; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 463, tr. 343b8-12: Thiện Hiện! Vô lượng hữu tình đối pháp uẩn v.v… khởi tưởng thật có, hoặc tưởng thật không, không biết các pháp chẳng phải có chẳng phải không. Các Bồ-tát ma-ha-tát vì ích hữu tình nên chỉ rõ uẩn v.v… hoặc có hoặc không, khiến các hữu tình nhờ đây rõ thấu các pháp uẩn v.v…chẳng phải có chẳng phải không, chứ chẳng phải muốn khiến chấp tướng thật có thật không.

 

* Trang 157 *
device

LUẬN: Tu-bồ-đề theo Phật nghe nói không có gì được tức là được, liền tán thán chưa từng có, bạch Phật rằng: Bát-nhã ấy rất sâu, như trong kinh đã nói rộng. Nêu cây làm ví dụ: Lá, hoa, quả từ cạn dần đến sâu; như bóng râm của lá cây, lúc nóng bức, che mát rất vui. Chúng sinh nhân bóng râm của cây Bồ-tát đạo, được xa lìa sự khổ nóng bức trong ba đường ác, vì sao? Vì ngăn ngừa được tội ác. Như hoa sắc đẹp, hương nhu nhuyến, chúng sinh nhân Bồ-tát đem việc bố thí, trì giới giáo hóa cho, nên được hưởng phước lạc cõi người, cõi trời. Như trái cây có màu sắc, hương thơm, vị ngon, chúng sinh nhân nơi Bồ-tát nên được các quả thánh đạo Tu-đà-hồn v.v... Tu-bồ-đề nghe liền hoan hỉ, nói rằng: Bồ-tát ấy như Phật không khác. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Nhân nơi Bồ-tát nên dứt các đường ác địa ngục, súc sinh v.v... Phật chấp thuận ý ấy, lại nói nhân duyên: Bồ-tát không phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thời cho đến không có khi nào dứt ba cõi.
* Lại nữa, vì được “các pháp tính Như” nên gọi là Như Lai, cho đến gọi là Tu-đà-hồn; vì tính Như nên nói sắc cho đến tính vô vi, các pháp tính Như ấy đều là một, không khác. Bồ-tát học tính Như ấy, chắc chắn được Nhất thiết trí, nên nói là như Phật không khác, không phải vì tâm ta ưa quý Bồ-tát mà nói là như Phật, song vì được tính Như nên nói như Phật. Tính như ấy ở 

* Trang 158 *
device

nơi Phật, cũng ở nơi Bồ-tát, vì là một tướng, nên gọi Bồ-tát như Phật; lìa tính Như, lại không có pháp gì không vào tính Như.
Hỏi: Nếu vì đồng tính như mà nói Bồ-tát như Phật, thế thì cho đến trong súc sinh cũng có tính như ấy, cớ sao không nói như Phật?
Đáp: Súc sinh tuy cũng có tính như, song vì nhân duyên chưa phát khởi, không thể làm lợi ích chúng sinh nên không thể hành tính như, cho đến Nhất thiết trí. Như vậy, Bồ-tát nên học tính như của Bát-nhã ấy. Bồ-tát học tính như của Bát-nhã ấy thời được đầy đủ tính như của hết thảy pháp. Đầy đủ tức là được thật tướng các pháp, có thể dùng mỗi mỗi pháp môn làm cho chúng sinh được hiểu. Vì được đầy đủ nên đối với hết thảy pháp Như được tự tại. Được tự tại rồi, khéo biết căn tính của chúng sinh, biết các căn tính của chúng sinh đầy đủ. Các căn (indriya) là năm căn lành (pañca-indriya): Tín, tấn, niệm, định, tuệ; hàng ba thừa đều có, có thể phân biệt người ấy có, người ấy không có; người ấy được lực, người ấy không được lực. Đầy đủ là các thiện căn: Tín, tấn, niệm, định, tuệ đầy đủ; người như vậy có thể ra khỏi thế gian. Tín căn được lực thời quyết định thọ trì, không nghi ngờ; vì sức tinh tấn nên tuy chưa thấy pháp mà nhất tâm cầu đạo, không tiếc thân mạng, không ngừng nghỉ; vì sức ghi nhớ nên thường nhớ lời dạy của Phật, thiện pháp đến cho vào, ác pháp đến không cho vào, như người giữ 

* Trang 159 *
device

cửa; vì sức định (samādhi-bala) nên nhiếp tâm một chỗ, không lay động, để giúp cho trí tuệ; vì sức trí tuệ (prajñā-bala) nên có thể như thật quán các pháp tướng. Được căn có hai hạng: Một là ở trong thân người có tâm lớn thời thành căn Bồ-tát; Hai là ở trong thân người có tâm mỏng thời thành căn Tiểu thừa. Được đầy đủ căn ấy thời có thể độ. Hoặc có Bồ-tát thấy người tuy được năm căn mà không thể độ, vì do tội nghiệp ác đời trước nặng; thế nên nói biết nghiệp nhân duyên của hết thảy chúng sinh. Muốn biết nghiệp nhân duyên trong vô số kiếp phải có được túc mạng thông; đã biết rồi, vì chúng sinh mà nói đến tội nghiệp nhân duyên quá khứ; chúng sinh do tội quá khứ ấy cho nên không sợ. Vì thế nên cầu nguyện được trí tuệ muốn biết việc ba đời. Đã biết rồi, vì chúng sinh chỉ rõ tội nghiệp nhân duyên đời vị lai sẽ đọa địa ngục. Chúng sinh nghe rồi thời tâm sợ hãi, sợ hãi rồi tâm điều phục dễ độ. Chúng sinh nếu muốn biết nhân duyên phước báo đời vị lai thời vì họ nói, họ hoan hỷ, có thể độ. Vì thế mà nói biết nghiệp nhân duyên rồi, nguyện trí đầy đủ. Nguyện trí đầy đủ nên được trí tuệ thanh tịnh biết ba đời, thông suốt vô ngại; biết nghiệp thiện, ác quá khứ; biết quả báo thiện ác vị lai; biết chúng sinh hiện tại các căn lợi, độn đó nói pháp giáo hóa, được nhiều lợi ích, không hư dối. Vì làm lợi ích lớn cho chúng sinh nên có thể nghiêm tịnh cõi Phật; nghiêm tịnh cõi Phật rồi được trí Nhất thiết chủng; được trí Nhất thiết chủng nên chuyển pháp luân; chuyển pháp luân rồi;

* Trang 160 *
device

đem pháp ba thừa an lập chúng sinh vào Vô dư Niết-bàn. Các lợi ích như vậy đều do học Như đưa đến. Vì thế nên Phật nói Bồ-tát muốn được hết thảy công đức lợi mình, lợi người, nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Tu-bồ-đề nghe công đức của Bồ-tát ấy rất nhiều, bạch Phật rằng: Bồ-tát có thể hành Bát-nhã ba-la-mật như kinh nói, tất cả thế gian hãy nên kính lễ, như trong kinh nói rộng, phân biệt công đức của Bồ-tát mới phát tâm.
Bấy giờ Tu-bồ-đề biết Bát-nhã ba-la-mật rất sâu, không có ức tưởng, chẳng phải hàng mới học biết được, thế nên hỏi Phật: Bồ-tát mới phát tâm nên niệm pháp gì? Phật đáp: Nên niệm trí Nhất thiết chủng. Trí Nhất thiết chủng tức là Vô thượng chánh đẳng chánh giác; Nhất thiết trí, pháp Phật, Phật đạo đều là tên khác của trí Nhất thiết chủng.
Hỏi: Cớ gì Phật đáp nên “niệm trí Nhất thiết chủng”?
Đáp: Vì Bồ-tát mới phát tâm chưa được trí tuệ sâu xa, chưa bỏ cái vui ngũ dục của thế gian. Vì vậy nên Phật dạy buộc tâm, niệm tưởng Nhất thiết trí, nên nghĩ rằng: Nếu bỏ được cái vui nhỏ nhặt uế tạp sẽ được cái vui thanh tịnh lớn lao; bỏ cái vui điên đảo hư dối sẽ được cái vui chơn thật, bỏ cái vui trong vòng trói buộc sẽ

* Trang 161 *
device

được cái vui giải thoát; bỏ cái vui lành của riêng mình sẽ được cái vui lành chung của cả chúng sinh. Vì được lợi ích như vậy, nên Phật dạy hàng mới phát tâm thường niệm đến Nhất thiết trí.
Tu-bồ-đề hỏi: Trí Nhất thiết chủng ấy là hữu pháp hay là vô pháp? Thế nào duyên, thế nào tăng thượng, thế nào hành, thế nào tướng?
Phật đáp: Trí Nhất thiết chủng không có gì của chính nó; không có gì của chính nó ấy là chẳng phải pháp, không sinh, không diệt. Như thật duyên các pháp, cũng không có gì của chính nó; niệm là tăng thượng; tịch diệt là hành; vô tướng là tướng.
Hỏi: Đều là rốt ráo không, cớ sao chỉ nói niệm là tăng thượng?
Đáp: Các pháp đều có sức, trí tuệ Phật là rốt ráo không, như như, pháp tính, thật tế, vô tướng; nghĩa là tướng tịch diệt. Phật được trí tuệ Nhất thiết chủng, không còn suy nghĩ, không còn khó dễ, gần xa, niệm gì cũng đều được, nên nói niệm là tăng thượng.
Tu-bồ-đề hỏi: Chỉ trí Nhất thiết chủng không có pháp; hay sắc pháp v.v... cũng không có pháp?
Phật đáp: Hết thảy sắc pháp v.v... cũng không có pháp. Phật tự nói nhân duyên: Nếu pháp từ nhân duyên 

* Trang 162 *
device

hòa hợp sinh thời không có tự tính; nếu pháp không có tự tính tức là không, không có pháp. Vì nhân duyên ấy nên biết tính của hết thảy pháp không có gì của chính nó.
Tu-bồ-đề hỏi: Bồ-tát mới phát tâm lấy phương tiện gì hành Thí ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng, nghiêm tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh?
Phật đáp: Học trong pháp tính không có gì của chính nó vào định quán sát, cũng có thể chứa nhóm công đức, giáo hóa chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật; đó tức là sức phương tiện, vì hai pháp có và không, có thể hành trong một lúc. Nghĩa là rốt ráo không và chứa nhóm phước đức. Người ấy khi tu sáu Ba-la-mật, cũng tu tập Phật đạo; như tâm Phật vì pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, mà tu sáu Ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng. Bồ-tát hành đạo ấy có thể đầy đủ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi. Khi hành Bồ-tát đạo, đầy đủ pháp ấy; đến lúc ngồi đạo tràng, dùng một niệm tương ưng với tuệ mà được trí Nhất thiết chủng. Như người ban đêm mất châu báu, ánh sáng điện tạm hiện lên, liền trở lại được, phiền não và tập khí vĩnh viễn dứt sạch, không còn sinh trở lại. Được thành Phật rồi, Phật xem mười phương thế giới, hết thảy vật còn chẳng thấy không, huống gì thấy có! Pháp rốt ráo không, phá trừ được điên đảo, làm cho Bồ-tát 

* Trang 163 *
device

được thành Phật, việc ấy còn không thể có được, huống gì pháp phàm phu điên đảo chấp có? Vì thế, nên biết hết thảy pháp không có tướng gì của chính nó, ấy là phương tiện của Bồ-tát. Không, còn không thể có được, huống gì có.
Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật không có sở hữu. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không có sở hữu ấy, hoặc trong khi bố thí liền biết vật bố thí không, không có gì của chính nó; người nhận thí và tâm Bồ-tát cũng không có gì của chính nó, cho đến trí Nhất thiết chủng, người được, pháp được, chỗ được, vô pháp còn không thể biết, huống gì là hữu pháp. Người được là Bồ-tát, pháp được là Vô thượng chánh đẳng chánh giác; pháp dùng để được là đạo Bồ-tát, đều biết pháp ấy không có gì của chính nó, vì sao? Vì hết thảy pháp bản tính như vậy, không vì trí tuệ nên đổi khác; chẳng phải phàm phu làm, chẳng phải thánh hiền làm; hết thảy pháp không làm, không người làm. Ý của Tu-bồ-đề là, nếu các pháp hồn tồn là tướng không có gì của chính nó, thời ai biết là không có gì của chính nó? Thế nên hỏi Phật: Các pháp, tính các pháp xa lìa, làm sao tính xa lìa biết được pháp xa lìa hoặc có, hoặc không, vì sao? Vì vô pháp không thể biết vô pháp, hữu pháp không thể biết hữu pháp; vô pháp không thể biết hữu pháp, hữu pháp không thể biết vô pháp.[1]  Bạch đức Thế Tôn, như
 

[1] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 70, tr. 548c28-549a8: Tướng không thể biết vô tướng là bên trong tuy có trí tuệ, bên ngoài không có pháp để có thể biết, bên ngoài không có cảnh duyên thì làm sao trí tuệ phát sanh? Thế nên nói tướng không thể biết vô tướng, thí như dao tuy bén không thể cắt hư không. Vô tướng không thể biết tướng là có người nói: Bên trong trí tuệ không có định tướng, bên ngoài pháp sở duyên có định tướng, tâm theo duyên phát sanh, thế nên nói Vô tướng không thể biết tướng, thí như không có dao, tuy có vật mà không có dao cắt; Tham khảo Tục Tạng 24: Đại phẩm kinh sớ (大品經義疏), phẩm Đạo thọ thứ 71, tr. 325b16-18. 

 

* Trang 164 *
device

vậy, hết thảy pháp không có tướng gì của chính nó, làm thế nào Bồ-tát phân biệt pháp ấy hoặc có, hoặc không?
Phật đáp: Bồ-tát theo nghĩa thế tục mà vì chúng sinh nói hoặc có, hoặc không, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa. Nếu có là thật có, thời không có cũng nên thật có; nếu có không thật có, thời không có làm sao lại có thật?
Tu-bồ-đề hỏi: Thế tục và đệ nhất nghĩa có khác nhau chăng? Nếu khác thời là phá hoại pháp tính nên nói không khác? Thế tục tính như tức là đệ nhất nghĩa tính Như. Chúng sinh không biết tính Như ấy, nên theo nghĩa thế tục nói hoặc có, hoặc không.
Lại nữa, chúng sinh có chỗ chấp trước đối với năm thọ ấm, vì muốn chúng sinh ấy xa lìa sở hữu, được vô sở hữu, nên Bồ-tát nói vô sở hữu; theo pháp thế tục phân biệt các pháp, muốn làm cho chúng sinh biết tính cách vô sở hữu ấy. Như vậy, Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật vô sở hữu.
__________

 

* Trang 165 *
device

 

Xem mục lục