GIẢI THÍCH: PHẨM BÌNH ĐẲNG THỨ 86
(Có bản ghi phẩm Kiến Thật; kinh Đại Bát-nhã, hội 2 ghi: Phẩm Thật Thuyết thứ 84)
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, thấy như thật là không có nhơ, không có sạch, thấy không như thật cũng không có nhơ, không có sạch, vì sao? Vì hết thảy pháp tính không có sở hữu. Bạch đức Thế Tôn, trong pháp không có sở hữu không có nhơ, không có sạch; trong pháp có sở hữu cũng không có nhơ, không có sạch; trong pháp không có sở hữu, có sở hữu cũng không có nhơ, không có sạch. Bạch đức Thế Tôn, vì sao nói như thật là không nhơ, không sạch, nói không như thật cũng không nhơ, không sạch?[1]
Phật bảo Tu-bồ-đề: Vì các pháp ấy tướng bình đẳng nên Ta nói sạch.[2] Thế nào là các pháp bình đẳng? Đó là như như, không khác, không cuống, pháp tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế, dù có Phật hay không có Phật thời pháp
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 422a5-18: Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các kẻ thấy thật đã không tạp nhiễm và không thanh tịnh, kẻ chẳng thấy thật cũng không tạp nhiễm và không thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp vô sở hữu vậy.
Bạch Thế Tôn! Các kẻ nói thật đã không tạp nhiễm và không thanh tịnh, kẻ chẳng nói thật cũng không tạp nhiễm và không thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp không tự tánh vậy.
Bạch Thế Tôn! Pháp không tự tánh đã không tạp nhiễm và không thanh tịnh. Pháp có tự tánh cũng không tạp nhiễm và không thanh tịnh. Các pháp có tự tánh và không tự tánh cũng không tạp nhiễm và không thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh vậy.
Bạch Thế Tôn! Nếu kẻ thấy thật và kẻ nói thật không nhiễm không tịnh; kẻ chẳng thấy thật, kẻ chẳng nói thật cũng không tạp nhiễm, Thế Tôn vì sao có lúc nói có pháp thanh tịnh ư?
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 422a17: Ta nói tất cả pháp tánh bình đẳng là pháp thanh tịnh.
* Trang 553 *
tính ấy vẫn thường trú; ấy gọi là sạch, vì đây theo thế đế nên nói, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa thời vượt qua hết thảy ngôn ngữ, âm thanh, luận nghị.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp không (sarvadharma-śūnyatā), không thể nói, như mộng, như tiếng vang, như sóng nắng, như ảnh, như huyễn, như hóa thời Bồ-tát làm thế nào dùng pháp như mộng, như tiếng vang, như sóng nắng, như ảnh, như huyễn, như hóa ấy? Căn gốc chắc thật không có thời làm sao phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nguyện rằng ta sẽ đầy đủ Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; ta sẽ đầy đủ thần thông Ba-la-mật, Thí ba-la-mật, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ cho đến tám phần thánh đạo; ta sẽ đầy đủ ba môn giải thốt, tám bội xả cho đến mười tám pháp không chung; ta sẽ đầy đủ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình, các môn Đà-la-ni, các môn tam-muội; ta sẽ phóng hào quang lớn chiếu khắp mười phương, biết tâm các chúng sinh theo điều thích ứng thuyết pháp?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, các pháp ông nói đó như mộng, như tiếng vang, như sóng nắng, như ảnh chăng? Năm thần thông, bốn niệm
* Trang 554 *
niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo như huyễn như hóa chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Phải vậy, bạch Thế Tôn.
Nếu hết thảy pháp như mộng cho đến như hóa, thời Bồ-tát làm thế nào hành Bát-nhã ba-la-mật, vì mộng cho đến như hóa đều hư vọng, không thật? Bạch đức Thế Tôn, không nên dùng pháp hư vọng không thật, mà có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy. Pháp hư vọng không thật không thể đầy đủ Thí ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung; hành pháp hư vọng không thật ấy không thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu-bồ-đề, hết thảy pháp đều là do ức tưởng, suy nghĩ, tạo tác, dùng pháp tạo tác và suy nghĩ ức tưởng ấy không thể được trí Nhất thiết chủng. Này Tu-bồ-đề, hết thảy pháp có thể làm trợ đạo, không thể tăng ích quả vị kia; nghĩa là các pháp ấy không sinh, không xuất, không tướng. Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây làm các nghiệp lành: Hoặc bố thí, cho đến trí Nhất thiết chủng, vì sao? Vì biết các pháp đều như mộng cho đến như hóa. Các pháp như vậy không đầy đủ Thí ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng; không thể thành tựu được tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật, được Vô
* Trang 555 *
thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát làm các nghiệp lành như Thí ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng, biết như mộng cho đến như hóa, cũng biết chúng sinh như đi trong mộng cho đến biết như đi trong hóa. Bồ-tát không chấp thủ Bát-nhã ba-la-mật là pháp có, dùng không chấp thủ ấy nên được trí Nhất thiết chủng; biết các pháp như mộng, không có chỗ chấp thủ, cho đến các pháp như hóa, không có chỗ chấp thủ, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là tướng không thể chấp thủ; Thiền ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung là tướng không thể chấp thủ. Bồ-tát biết hết thảy pháp là tướng không thể chấp thủ rồi phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì sao? Vì hết thảy pháp tướng không thể chấp thủ, không có căn bản chắc thật nên như mộng cho đến như hóa. Dùng pháp tướng không thể chấp thủ không thể được pháp tuớng không thể chấp thủ, chỉ vì chúng sinh không biết không thấy các pháp tướng như vậy, nên Bồ-tát cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây có bố thí gì đều vì hết thảy chúng sinh, cho đến có tu tập trí tuệ đều vì hết thảy chúng sinh, không vì thân mình. Bồ-tát không vì việc gì khác nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà chỉ vì chúng sinh. Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật thấy chúng sinh không có
* Trang 556 *
chúng sinh, trú trong tướng chúng sinh, cho đến không có kẻ biết kẻ thấy, trú trong tướng biết thấy, khiến chúng sinh xa lìa điên đảo; xa lìa rồi an trú trong tính cam lồ; an trú trong ấy không có vọng tưởng; cho rằng đó là tướng chúng sinh cho đến tướng kẻ biết kẻ thấy. Khi ấy Bồ-tát đều xả hết tâm động, tâm nhớ nghĩ, tâm hý luận; thường hành tâm không động, tâm không nhớ nghĩ, tâm không hý luận. Nhờ sức phương tiện ấy nên Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật tự mình không có dính mắc, cũng dạy hết thảy chúng sinh khiến không được dính mắc. Ở đây nói theo nghĩa thế đế, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, khi Thế Tôn được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, được các Phật pháp, do thế đế nên được hay do đệ nhất nghĩa nên được?
Phật dạy: Do thế đế mà nói Phật được pháp ấy, chứ trong pháp ấy không có pháp có thể được và không có người ấy được pháp ấy, vì sao? Có người ấy được pháp ấy thời là có sở đắc lớn; dùng hai sở đắc ấy thời không có đạo, không có quả.[2]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu hành hai pháp ấy không có đạo, không có quả thời hành không hai pháp có đạo, có quả chăng?
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 423a23-b3: Bồ-tát Ma-ha-tát thấy việc đây rồi sanh tâm thương xót, phương tiện giáo hóa khiến lìa điên đảo vọng tưởng chấp trước, an để trong cõi vô tưởng cam lồ. Trụ trong cõi này chẳng còn khởi tưởng ngã cho đến tưởng kiến giả. Khi đó tất cả lay động, tán loạn, hý luận, phân biệt chẳng hiện hành nữa. Tâm nhiều an trụ cõi vắng lặng đạm bạc không hý luận.
Thiện Hiện! Bồ-tát Ma-ha-tát do phương tiện đây hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tự đối với các pháp không chấp trước, cũng năng dạy người đối tất cả pháp không chấp trước. Ðây nương thế tục chẳng nương thắng nghĩa, vì trong thắng nghĩa không sở chấp trước, mình người sai khác bất khả đắc vậy.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 423b6-10: Khi Phật được Vô thượng Chánh đẳng giác, sở chứng Phật pháp nương thế tục nói gọi là được, chẳng nương thắng nghĩa. Nếu nương thắng nghĩa, năng được sở được đều chẳng thể được. Vì sao? Nếu bảo người này được pháp như vậy, bèn có sở được. Kẻ có sở được, bèn chấp có hai. Kẻ chấp có hai chẳng năng được quả, cũng không hiện quán.
* Trang 557 *
Phật dạy: Hành hai pháp không có đạo không có quả, hành không hai pháp cũng không có đạo không có quả. Nếu không có hai pháp và không có không hai pháp tức là đạo, tức là quả, vì sao? Vì dùng pháp như vậy được đạo, được quả, hay dùng pháp như vậy không được đạo, không được quả, đều là hý luận. Trong các pháp bình đẳng không có hý luận, tướng không có hý luận là tướng bình đẳng của các pháp.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp không có tính sở hữu thời trong ấy cái gì là bình đẳng?
Phật dạy: Nếu không có pháp có, không có pháp không, cũng không nói tướng các pháp bình đẳng, trừ bình đẳng lại không có pháp khác, lìa ngồi tướng bình đẳng của hết thảy pháp. Bình đẳng là hoặc phàm phu, hoặc thánh nhân không thể hành, không thể đến.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, cho đến Phật cũng không thể hành, không thể đến ư?
Phật dạy: Các pháp ấy bình đẳng. Hết thảy thánh nhân đều không thể hành, cũng không thể đến; đó là các Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán, Bích-chi Phật, các Bồ-tát và Phật.
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 423b12-18: Phật bảo: Thiện Hiện! Kẻ chấp có hai chẳng năng được quả, cũng không hiện quán. Kẻ chấp không hai cũng lại như thế, vì có sở chấp vậy. Như chấp có hai, hoặc chẳng chấp hai, chẳng chấp chẳng hai, thời gọi được quả, cũng gọi hiện quán. Vì sao? Nếu chấp do đây bèn năng được quả, cũng không hiện quán, đều là hý luận. Chẳng phải trong tánh bình đẳng tất cả pháp có các hý luận. Nếu lìa hý luận mới được gọi là pháp tánh bình đẳng.
* Trang 558 *
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, Phật là bậc có sức tự tại hành đối với tất cả pháp, vì sao nói Phật không thể hành không thể đến?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu chư Phật với pháp bình đẳng có khác nhau thời ông nên hỏi như vậy. Nay người phàm phu bình đẳng, các Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán, Bích-chi Phật, các Bồ-tát, chư Phật và thánh pháp đều bình đẳng, một bình đẳng không có hai. Nghĩa là người phàm phu và Tu-đà-hồn cho đến Phật, hết thảy pháp ấy trọn đều không thể có được.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu trong các pháp bình đẳng đều không thể có được đây là phàm phu cho đến đây là Phật, như vậy thời người phàm phu, Tu-đà-hồn cho đến Phật không có phân biệt.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy. Trong các pháp bình đẳng, không có phân biệt đây là phàm phu, là Tu-đà-hồn cho đến Phâït.
Bạch đức Thế Tôn, nếu không có phân biệt những người phàm phu, Tu-đà-hồn, Bích-chi Phật v.v... thời vì sao phân biệt có Tam bảo xuất hiện ở thế gian là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo?
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 423c8-13: Như vậy tất cả pháp tánh bình đẳng đều đồng một tướng, chỗ gọi vô tướng. Một bình đẳng đây không hai không khác, nên chẳng thể nói đây là dị sanh pháp tánh bình đẳng, nói rộng cho đến đây là Như Lai pháp tánh bình đẳng đây, các tánh bình đẳng đã bất khả đắc, với trong dị tướng dị sanh và Dự-lưu v.v…sai khác cũng không thể có được.
style='mso-bidi-font-style:normal'>duḥkha) là lạc (sukha), (3) chấp bất tịnh (aśuci, aśubha) là tịnh (śuci), (4) chấp vô ngã (anātman) là ngã (ātman); Abhidharmakośa śāstra, Anuśayapañcamaṃ, tr. 283: Catvāro viparyāsāḥ, anitye nityam iti. Duḥkhe sukham iti. Aśucau śuci iti. Anatmani ātmam iti. (10).
* Trang 559 *
Phật dạy: Ý ông nghĩ sao, Tam bảo và các pháp bình đẳng có khác nhau chăng?
Tu-bồ-đề đáp: Như con theo Phật được nghe Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo cùng với các pháp bình đẳng không có sai khác. Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo là bình đẳng, pháp ấy đều không hợp, không tán, không sắc, không hình, không đối, chỉ một tướng tức là vô tướng. Phật có lực ấy nên có thể phân biệt xứ sở các pháp vô tướng: Đây là phàm phu, đây là Tu-đà-hồn cho đến đây là Bích-chi Phật, đây là Bồ-tát, đây là chư Phật.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy. Chư Phật được Vô thượng chánh đẳng chánh giác không phân biệt các pháp nên biết đây là địa ngục, đây là ngạ quỷ, súc sinh, người, trời, trời Bốn thiên vương cho đến trời Tha hóa tự tại, trời Phạm thiên cho đến trời Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng; là bốn niệm xứ cho đến tám phần thánh đạo, là nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, là mười lực của Phật cho đến mười tám pháp không chung chăng?
Tu-bồ-đề đáp: Không biết, bạch Thế Tôn.
Vì thế, này Tu-bồ-đề, nên biết Phật có ân lớn, Phật đối với các pháp bình đẳng, không lay động, mà phân biệt các pháp.[1]
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 423c29-424a26: Vậy nên Như Lai đối pháp vô tướng phương tiện khéo léo, tuy vì hữu tình kiến lập nhiều thứ danh tướng sai khác, mà đối trong các pháp tánh bình đẳng năng không sở động. Tuy đối hữu tình làm đại ân đức, mà với trong ấy năng chẳng thủ tướng.
* Trang 560 *
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, như Phật đối với các pháp bình đẳng không lay động, người phàm phu đối với các pháp bình đẳng không lay động; Tu-đà-hồn cho đến Bích-chi Phật cũng đối với các pháp bình đẳng không lay động; nếu tướng các pháp bình đẳng tức là tuớng phàm phu, tức là tướng Tu-đà-hồn cho đến chư Phật, tức là tướng bình đẳng, nhưng nay các pháp mỗi mỗi tướng có sai khác: Sắc tướng khác; thọ, tưởng, hành, thức tướng khác; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tướng khác; đất tướng khác; nước, lửa, gió, không, thức tướng khác; tham dục tướng khác; sân nhuế, ngu si, tà kiến tướng khác; thiền tướng khác; tâm vô lượng tướng khác, định vô sắc tướng khác, bốn niệm xứ tướng khác, cho đến tám phần thánh đạo tướng khác; Thí ba-la-mật tướng khác, cho đến Bát-nhã ba-la-mật tướng khác; ba môn giải thốt, mười tám không, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, tính pháp hữu vi, tính pháp vô vi tướng khác; phàm phu tướng khác, cho đến Phật tướng khác. Các pháp có mỗi mỗi tướng khác, thời làm thế nào Bồ-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, phân biệt đối với các pháp tướng khác mà không khởi phân biệt? Nếu không khởi, thời không thể hành Bát-nhã? Nếu không hành Bát-nhã thời không thể từ một địa đến một
* Trang 561 *
địa? Nếu không thể từ một địa đến một địa thời không thể vào Bồ-tát vị? Nếu không vào Bồ-tát vị thời không thể vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật? Vì không thể vượt qua địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật nên không thể đầy đủ thần thông ba-la-mật? Không thể đầy đủ thần thông Ba-la-mật nên không thể đầy đủ Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường chư Phật, ở chỗ chư Phật gieo trồng căn lành, dùng căn lành ấy có thể thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như lời ông hỏi, tướng các pháp ấy cũng là tướng phàm phu, cũng là tướng Tu-đà-hồn cho đến Phật.
Bạch đức Thế Tôn, các pháp ấy mỗi mỗi tướng khác nhau, nghĩa là tướng sắc khác cho đến tướng pháp hữu vi, vô vi khác, làm thế nào Bồ-tát quán một tướng mà không khởi phân biệt?
Phật dạy: Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, tướng sắc không chăng? Cho đến tướng Phật không chăng?
Thật không, bạch Thế Tôn.
Này Tu-bồ-đề, trong không, tướng mỗi mỗi pháp có thể có được chăng? Nghĩa là có thể có được tướng sắc cho đến tướng chư Phật?
* Trang 562 *
Tu-bồ-đề thưa: Không có thể được.
Phật dạy: Vì nhân duyên ấy nên biết trong các pháp bình đẳng, chẳng phải phàm phu, cũng chẳng phải lìa phàm phu, cho đến chẳng phải Phật cũng chẳng phải lìa Phật.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bình đẳng ấy là pháp hữu vi hay pháp vô vi?
Phật dạy: Chẳng phải pháp hữu vi, cũng chẳng phải pháp vô vi, vì sao? Vì lìa pháp hữu vi thơ pháp vô vi không thể có được; lìa pháp vô vi thời pháp hữu vi không thể có được. Này Tu-bồ-đề, tính hữu vi, vô vi, hai pháp ấy không hợp không tán, không sắc, không hình, không đối, chỉ một tướng tức là vô tướng. Phâït do thế đế nên nói; chẳng phải do đệ nhất nghĩa đế, vì trong đệ nhất nghĩa không có thân hành, không có miệng hành, không có ý hành; cũng chẳng lìa thân, miệng, ý hành mà được đệ nhất nghĩa. Các pháp hữu vi, vô vi ấy tướng bình đẳng, tức là đệ nhất nghĩa.[2]
Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với đệ nhất nghĩa không lay động mà hành việc của Bồ-tát, lợi ích chúng sinh.
LUẬN: Tu-bồ-đề suy nghĩ: Phật đáp người thật thấy và người vọng thấy không khác nhau, vì nhơ hay
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 425a23-28: Do đây phải biết pháp tánh bình đẳng chẳng tức hết thảy ngu phu dị sanh, chẳng lìa hết thảy ngu phu dị sanh. Như vậy cho đến chẳng tức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, chẳng lìa Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Pháp tánh bình đẳng chẳng tức sắc chẳng lìa sắc, chẳng tức thọ tưởng hành thức, chẳng lìa thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến chẳng tức pháp hữu vi và vô vi, chẳng lìa pháp hữu vi và vô vi.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Thật thuyết thứ 84 (實說品84), tr. 425b7-9: Tức pháp hữu vi và pháp vô vi pháp tánh bình đẳng nói danh thắng nghĩa, chẳng phải lìa tất cả hữu vi vô vi riêng có thắng nghĩa.
* Trang 563 *
sạch đều thấy không có. Suy nghĩ rồi hỏi Phật rằng: Người thấy thật không nhơ không sạch; người thấy không thật cũng không nhơ không sạch, vì hết thảy pháp tính không có sở hữu. Trong không có sở hữu, không nhơ, không sạch, trong có sở hữu cũng không nhơ, không sạch? Vì trong không có sở hữu là đoạn diệt kiến nên chẳng nên có nhơ sạch, trong sở hữu là thường kiến chẳng nên có nhơ sạch. Nếu trong sở hữu chắc chắc là có, thời không từ nhân duyên sinh. Vì không từ nhân duyên sinh nên thường, vì thường nên không có nhơ, sạch?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thật thấy và không thật thấy, nghĩa ấy thế nào?
Phật dạy: Nhơ và sạch tuy không có tướng riêng có thể nói, song vì các pháp bình đẳng nên gọi là sạch; nếu phân biệt nói tướng nhơ sạch việc ấy không đúng. Vì hết thảy pháp bình đẳng nên ta nói là sạch.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Thật tướng các pháp là như như, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế là bình đẳng. Bồ-tát vào trong bình đẳng ấy thời tâm không thương ghét. Pháp ấy dù có Phật hay không có Phật vẫn thường trú. Các pháp tạo tác đều là hư vọng, thế nên nói pháp không có tạo tác dù có Phật hay không có Phật vẫn thường trú. Người nghe tâm liền sinh ra chấp thủ tướng, chấp trước các pháp bình đẳng ấy; như người lấy tay chỉ mặt trăng, kẻ không biết chỉ xem ngón tay mà cho là xem mặt trăng. Thế nên Phật nói tướng các
* Trang 564 *
pháp bình đẳng cũng như vậy, đều là theo thế đế mà nói. Thế đế chẳng thật, chỉ vì muốn được việc nên nói; thí như lấy vàng đổi cỏ, người không biết nói vì sao lấy quý đổi hèn? Đáp rằng: Vì tôi cần dùng nó. Nghĩa bình đẳng ấy không thể nói; hết thảy ngôn ngữ, danh từ, âm thanh đều dứt, vì sao? Vì các pháp bình đẳng, là tướng tịch diệt, không có hý luận, chỉ ở trong tâm tán loạn giác quán, vì có ngữ ngôn nên có nói. Tu-bồ-đề theo Phật nghe nói tướng các pháp bình đẳng, hiểu được ý chỉ nên vì các hàng Bồ-tát mới phát tâm mà hỏi rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp không, không thể nói, như mộng cho đến như hóa, thời Bồ-tát làm thế nào ở trong pháp không có căn bản ấy mà sinh tâm nguyện rằng: Tôi sẽ đầy đủ Thí ba-la-mật cho đến sẽ vì chúng sinh như điều họ mong muốn mà thuyết pháp?
Phật đáp bằng cách hỏi ngược lại Tu-bồ-đề rằng: Bố thí, cho đến môn Đà-la-ni nói là bình đẳng, thời các pháp ấy chẳng phải như huyễn, như mộng chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Thật vậy. Các pháp ấy tuy lợi ích mà không ra khỏi như mộng.
Lại hỏi: Bạch đức Thế Tôn, mộng đều hư dối không thâït, Bồ-tát vì cầu thật pháp nên hành Bát-nhã được Phật đạo, cớ sao lại hành pháp không thật; vì pháp không thật không thể hành Thí ba-la-mật?
Phật chấp nhận lời Tu-bồ-đề nói: “Như vậy, như vậy, pháp bố thí v.v... đều là do suy nghĩ ức tưởng phân
* Trang 565 *
biệt mà sinh khởi, thành pháp có tạo tác, không được trú trong pháp như vậy mà thành trí Nhất thiết chủng” Tức thời thính chúng tâm sinh giải đãi. Thế nên Phật lại nói: Hết thảy pháp ấy đều là nhân duyên trợ đạo; nếu đối với pháp mà tà hạnh sai quấy, ấy gọi là không thật; nếu chánh hành không sai quấy, tức là pháp trợ đạo. Pháp ấy là trợ đạo, không phải là đạo quả... là pháp hữu vi, đạo cũng là hữu vi, đồng tướng nên giúp ích nhau.
Đạo quả là các pháp thật, không xuất, không sinh, một tướng là vô tướng, tịch diệt Niết-bàn; thế nên đối với Niết-bàn, pháp ấy không có giúp ích; như mưa đúng thời giúp ích cây cỏ, không giúp ích hư không. Do vậy Bồ-tát biết pháp trợ đạo và đạo quả ấy, từ khi mới phát tâm lại đây tu các pháp lành bố thí v.v... biết đều là rốt ráo không, như mộng cho đến như hóa.
Hỏi: Nếu Bồ-tát biết thật tướng các pháp thời cần gì tu bố thí?
Đáp: Trong đây Phật tự nói: Bố thí v.v… không đầy đủ thì không thể thành tựu tuệ giác cho chúng sinh. Bồ-tát trang nghiêm thân và dùng âm thanh ngôn ngữ, được sức thần thông của Phật, dùng các sức phương tiện mới có thể dẫn dắt cho chúng sinh. Thế nên Bồ-tát vì thành tựu tuệ giác cho chúng sinh nên hành Thí ba-la-mật, cũng không thủ tướng Thí ba-la-mật hoặc có hoặc không có tướng, cũng không hý luận các pháp như mộng, chánh hành cho đến được Vô thượng chánh đẳng
* Trang 566 *
chánh giác, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không thể thủ tướng, cho đến mười tám pháp không chung cũng không thể thủ tướng. Vì biết hết thảy pháp không thể thủ tướng nên phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nghĩ rằng: Hết thảy không có căn gốc không thể thủ tướng như mộng cho đến như hóa. Vì pháp không thể thủ tướng không thể được pháp không thể thủ tướng, chỉ do chúng sinh không biết pháp ấy nên ta vì chúng sinh ấy cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm lại đây, có bố thí gì đều vì chúng sinh, nghĩa là làm pháp lành bố thí vì hết thảy chúng sinh nên tu, chứ không vì thân mình.
Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Không vì các việc khác mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà chỉ vì chúng sinh, vì sao? Vì nếu Bồ-tát xa lìa tâm thương xót chúng sinh, chỉ hành Bát-nhã ba-la-mật mà cầu thật tướng các pháp, thời hoặc bị rơi vào tà kiến, người ấy chưa được Nhất thiết trí mà cầu việc Nhất thiết trí, tâm chưa nhu nhuyến nên bị rơi vào hai bên, khó được thật tướng các pháp. Thế nên Phật nói: Bồ-tát từ khi mới phát tâm, vì thương xót chúng sinh nên tâm chấp trước dần dần mỏng, không hý luận về rốt ráo không; nếu như bảo không thời có lỗi này, nếu chẳng không thời có lỗi kia.
Hỏi: Như các chỗ khác nói Bồ-tát tự mình làm lợi ích, cũng làm lợi ích chúng sinh, cớ gì trong đây chỉ nói
* Trang 567 *
lợi ích chúng sinh, không nói lợi ích mình; vậy làm lợi ích mình, lợi ích người có lỗi gì?[1]
Đáp: Bồ-tát hành các pháp lành đều vì hết thảy chúng sinh, điều ấy là thật. Các nơi khác nói tự mình làm lợi ích, cũng lợi chúng sinh là vì đối với người phàm phu nên nói lời ấy, sau đó họ mới có thể dạy hành đạo Bồ-tát. Người vào đạo có ba bậc hạ, trung và thượng. Bậc hạ chỉ vì tự độ nên hành pháp lành; bậc trung vì mình cũng vì người; bậc thượng chỉ vì người khác nên hành pháp lành.
Hỏi: Việc ấy không đúng. Bậc hạ chỉ tự vì mình; bậc trung chỉ vì chúng sinh, bậc thượng vì lợi mình và lợi người; nếu chỉ làm lợi người, không thể tự làm lợi mình thời sao nói là bậc thượng?
Đáp: Không phải vậy. Pháp của thế gian như vầy: Tự cúng dường mình không có phước đức và tự hại thân mình cũng không mắc tội; vì lẽ ấy nên tự làm lợi mình mà hành đạo gọi là bậc hạ. Tất cả người đời chỉ vì tự lợi thân mình, không thể lợi người. Nếu tự vì thân mình mà hành đạo ấy thời là sút giảm, vì tự ưa đắm mình. Nếu có thể tự xả cái vui của mình, chỉ vì chúng sinh nên hành pháp lành mới là người bậc thượng, vì khác với chúng sinh vậy. Nếu chỉ vì chúng sinh nên hành pháp lành mà chúng sinh chưa được thuần thục, thời cũng là đầy đủ tự lợi. Nếu lợi ích mình, lại cũng vì chúng sinh, ấy là hành tạp hành.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 66, 85, 89.
* Trang 568 *
Người cầu Phật đạo có ba hạng: Một là chỉ ưa niệm Phật, tự cầu lợi mình, được thành Phật; hai là vì thân mình, cũng vì chúng sinh; ba là chỉ vì chúng sinh, người ấy thanh tịnh hành đạo, phá được điên đảo chấp ngã. Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy có chúng sinh cho đến không có kẻ biết kẻ thấy, an trú trong ấy kéo chúng sinh đưa đến trú trong tính cam lồ. Tính cam lồ là hết thảy pháp trợ đạo, vì sao? Vì hành pháp ấy được đến Niết-bàn, Niết-bàn gọi là tính cam lồ. Trong tính cam lồ ấy các vọng tưởng chấp ngã v.v... không còn sinh trở lại. Bồ-tát tự mình được không dính mắc, cũng khiến chúng sinh được không dính mắc, ấy gọi là lợi ích chúng sinh bậc nhất.
Hỏi: Ở trên chỉ nói lợi ích chúng sinh nên hành đạo, đây cớ gì nói tự mình được không dính mắc và khiến chúng sinh được không dính mắc?
Đáp: Vì bất đắc dĩ. Nếu tự mình không có trí tuệ thời làm sao làm lợi người? Thế nên trước phải tự mình được có trí tuệ không dính mắc vậy sau mới dạy nguời. Nếu công đức có thể đem cho người khác như của cải v.v... thời chư Phật Bồ-tát đã đem công đức cho chúng sinh cho đến những người ốn tặc như Đề-bà-đạt-đa v.v... vậy sau mới tự mình tu tập công đức. Nhưng việc ấy không thể làm được; không thể mình làm mà người khác được công đức. Đây cũng là nói theo thế tục đế, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa, vì trong đệ nhất nghĩa không có chúng sinh, không có một, không có khác,
* Trang 569 *
không có phân biệt các pháp tướng. Trong đây nói không có chỗ dính mắc.
* Lại nữa, như trước đã nói, tướng không thể nói là đệ nhất nghĩa. Ở đây tướng có thể nói là thế tục.
Tu-bồ-đề hỏi: Phật ở đạo tràng được pháp là dùng thế đế được hay dùng đệ nhất nghĩa đế được? Ý Tu-bồ-đề là: Nếu dùng thế đế được tức là hư dối không thật; nếu dùng đệ nhất nghĩa đế được thời trong đệ nhất nghĩa không có được, không có người được, nên không thể nói, không thể lãnh thọ?
Phật dạy: Vì theo ngôn ngữ thế tục nên nói Phật được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, trong ấy không có người được, không có pháp được, vì sao? Vì nếu người ấy được pháp ấy tức là có hai pháp, mà trong hai pháp thời không có đạo, không có quả! Hai pháp là Bồ-tát và được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, hai pháp như vậy đều nói theo thế đế. Nếu là hai thời Phật pháp đâu được không hư dối? Nếu có người không được đệ nhất nghĩa mà chỉ do hai pháp phân biệt, ấy thời là hư vọng. Chư Phật, Bồ-tát do được đệ nhất nghĩa nên vì độ chúng sinh mà khiến được đệ nhất, tuy phân biệt các pháp mà chẳng phải hư vọng.
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu dùng pháp hai thời không có đạo, không có quả; nay dùng pháp không hai nên có đạo, có quả chăng?
* Trang 570 *
Phật dạy: Pháp hai không có đạo không có quả; pháp không hai cũng không có đạo không có quả.
Hỏi: Chỗ khác nói, pháp hai là pháp phàm phu, pháp không hai là pháp hiền thánh, như phẩm pháp môn Vào không hai nói ở kinh Tỳ-ma-la-cật?[1]
Đáp: Pháp không hai là pháp chơn thật của bậc thánh. Hoặc có Bồ-tát mới phát tâm chưa ngộ được thật tướng các pháp, nghe pháp không hai ấy liền thủ tướng sinh chấp trước, nên hoặc khen ngợi, hoặc chê bai pháp không hai.
Lại, Phật ngăn chặn hai bên mà nói trung đạo; nghĩa là chẳng phải hai, chẳng phải không hai. Pháp hai gọi là mỗi mỗi tướng sai khác, pháp không hai gọi là một tướng không. Vì một tướng không ấy phá mỗi mỗi tướng sai khác, phá xong lại bỏ luôn tướng không hai; ấy tức là đạo, là quả, vì sao? Vì các hiền thánh tuy tán thán pháp không hai, song không chấp trước rằng dùng pháp ấy được đạo được quả, hay dùng pháp ấy không có đạo không có quả, tức là hí luận; mà không hí luận là pháp bình đẳng.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Nếu các pháp không có tính sở hữu thời làm thế nào bình đẳng?
Phật dạy: Như lìa hữu tính và vô tính nên giả gọi là bình đẳng. Nếu Bồ-tát không nói hết thảy pháp có, không nói hết thảy pháp tính, không nói hết thảy pháp tướng, để chỉ bày cho chúng sinh; cũng không nói không
[1] T. 14: Duy ma cật sở thuyết kinh (維摩詰所說經), quyển trung, phẩm 9: Nhập bất nhị pháp môn (入不二法門品9), tr. 550b28-551c26.
* Trang 571 *
có pháp, không có pháp tính, không có pháp tướng, để chỉ bày cho chúng sinh; cũng không nói lìa hai bên ấy lại có tướng bình đẳng. Đối với hết thảy chỗ không thủ tướng bình đẳng cũng không lo buồn nói rằng không có bình đẳng mà không ngại tu các pháp thiện; ấy gọi là các pháp bình đẳng.
* Lại nữa, các pháp bình đẳng là vượt qua hết thảy pháp.[1]
Hỏi: Trước đây mọi nơi đều nói các pháp tức là tướng bình đẳng, bình đẳng tức là thật tướng các pháp, tên khác mà nghĩa đồng; như sắc như như, chẳng phải sắc chẳng phải lìa sắc, nay cớ sao nói bình đẳng vượt qua hết thảy pháp?
Đáp: Hết thảy pháp có hai thứ: Một là thể của sắc pháp v.v..., hai là hành trong sắc pháp; thánh nhân hành chơn chánh, phàm phu hành tà vạy. Trong đây nói bình đẳng là nói vượt ra ngồi phàm phu chứ không nói ra ngồi sắc pháp v.v... Lại, bình đẳng không thể hành, không thể đến.
Bấy giờ Tu-bồ-đề kinh ngạc hỏi: Phật cũng không thể hành, không thể đến ư? Ý Tu-bồ-đề là, pháp ấy tuy sâu xa, vi diệu, khó hành, song việc đó Phật có thể hành được?
Phật đáp: Từ Tu-đà-hồn cho đến Phật đều không thể hành, không thể đến. Ý Phật là, ba đời mười phương Phật không thể hành, không thể đến, huống nữa là một đức Phật, vì tính bình đẳng tự nó như vậy!
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 78.
* Trang 572 *
Tu-bồ-đề hỏi: Phật có sức tự tại hành đối với hết thảy pháp và có trí tuệ không ngại, không chỗ nào không đến, cớ sao nói Phật không thể hành, không thể đến?
Phật đáp: Nếu Phật với bình đẳng khác nhau thời nên có vấn nạn cớ sao không thể hành, không thể đến. Nay phàm phu bình đẳng, Tu-đà-hồn bình đẳng, Phật bình đẳng, đều là một bình đẳng, không hai, không phân biệt. Phàm phu cho đến Phật, tự tính không thể hành trong tự tính, không thể đến trong tự tính, mà tự tính nên hành trong tha tính. Thế nên Phật nói: Nếu Phật với bình đẳng sai khác, thời Phật nên hành bình đẳng. Nhưng vì Phật tức là bình đẳng nên không hành, không đến, chẳng phải vì trí tuệ ít.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Nếu bình đẳng, thời phàm phu cho đến Phật không thể được khác nhau, nên nay phàm phu và thánh nhân không thể có sai khác? Phật hứa khả câu của Tu-bồ-đề hỏi: Trong bình đẳng không có sai khác, mà vì theo thế đế nên đối với phàm phu có sai khác.
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu phàm phu cho đến Phật không có sai khác, thời vì sao hiện có Tam bảo khác nhau ở giữa thế gian làm lợi ích cho chúng sinh?
Phật đáp: Bình đẳng tức là Pháp bảo; mà pháp bảo tức là Phật bảo và Tăng bảo, vì sao? Vì khi chưa được pháp bình đẳng thời không gọi là Phật; khi được
* Trang 573 *
được pháp bình đẳng rồi nên gọi là Phật. Và vì được pháp bình đẳng ấy nên phân biệt có Tu-đà-hồn v.v... sai khác.
Tu-bồ-đề lãnh thọ lời Phật dạy: Pháp ấy đều không hợp, không tán, không sắc, không hình, không đối, chỉ một tướng là vô tướng. Duy chỉ có Phật mới có lực đối với không, vô tướng mà phân biệt đây là phàm phu, đây là thánh nhân.
Này Tu-bồ-đề, nếu chư Phật không phân biệt có pháp ấy, thời làm sao biết địa ngục cho đến mười tám pháp không chung!
Hỏi: Như mặt trời mọc không thể làm cho chỗ cao thành thấp, chỗ thấp thành cao, mà chỉ có thể chiếu sáng vạn vật khiến nguời có mắt thấy biết. Chư Phật cũng như vậy, không thể chuyển tướng các pháp thế này ra thế khác, chỉ dùng Nhất thiết trí chiếu rõ, vì người diễn nói cho họ biết; cớ sao ông nói nếu không phân biệt các pháp thời làm sao biết có địa ngục cho đến mười tám pháp không chung? Như nay mắt hiện thấy có súc sinh v.v... người đều biết rõ, cần gì Phật nói?
Đáp: Phật tuy không làm ra các việc xấu tốt mà diễn nói việc tốt xấu để chỉ bày cho người. Song hiểu biết có hai: Một là người phàm phu hiểu biết một cách hư vọng; hai là hiểu biết một cách như thật. Tướng súc sinh v.v... là phàm phu hiểu biết hư vọng; Phật vì hiểu
* Trang 574 *
biết thật tướng nên nói Phật không phân biệt các pháp, cớ sao biết có địa ngục v.v...!
* Lại nữa, pháp của chư Phật, tướng thường tịch diệt, không có hý luận. Trong đây nếu phân biêït có tướng địa ngục v.v... thời không gọi là tướng tịch diệt, không hai, không có hý luận. Nên biết, tuy Phật biết tướng tịch diệt, không hai; cũng có thể từ trong tướng tịch diệt phân biệt các pháp mà không rơi vào hý luận. Lìa thật tướng các pháp thời tuy mắt thấy súc sinh v.v... cũng không thể như thật biết tướng đó. Như trâu, sừng, chân, đuôi, các phần ấy hòa hợp có tướng trâu sinh ra là một, các phần kia là nhiều. Trâu là một, một không thể làm nhiều, nhiều không thể làm một!
Có người nói: Nói vậy là sai, vì trừ các phần ra ngồi nên còn có trâu, có sức cử động, có thể thấy được. Các phần của trâu hòa hợp sinh ra, mà trâu không khác với các phần ấy, vì sao? Vì thấy các phần ấy hợp gọi là thấy trâu, chứ không thấy vật khác gọi là thấy trâu. Khác là phá một, một là phá khác, chẳng một chẳng khác là phá mợt, khác. Nếu không có một, khác thời làm sao có chẳng một, chẳng khác? Nếu vào trong các pháp bình đẳng thời bấy giờ mới như thật biết được tướng trâu. Vì vậy nên nói, nếu Phật không phân biệt các pháp, không nói hai đế, thời làm sao khéo nói tướng súc sinh v.v...? Nghĩa là đối với pháp bình đẳng bất động mà phân biệt các pháp.
* Trang 575 *
Bất động là khi phân biệt các pháp không chấp trước tướng một, tướng khác.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Như Phật đối với các pháp bình đẳng bất đợng, Bích-chi Phật đối với các pháp bình đẳng cũng bất động, vì sao? Vì tướng chư Phật bình đẳng cho đến tướng phàm phu cũng bình đẳng? Bạch đức Thế Tôn, nếu như vậy Phật làm thế phân biệt các pháp: Sắc khác, tính sắc khác; thọ tính khác, cho đến tính hữu vi, vô vi khác; nếu không phân biệt các pháp khác, thời Bồ-tát khi hành Bát-nhã, không được từ một địa đến một địa, cho đến làm nghiêm tịnh cõi Phật?
Phật dạy: Ý ông nghĩ sao, suy tìm tướng sắc là không chăng?
Bạch đức Thế Tôn, thật không.
Trong không có pháp khác chăng?
Thưa không, vì sao? Vì rốt ráo không. Vì trí tuệ vô tướng có thể hiểu được thời trong ấy làm sao có tướng khác?
Này Tu-bồ-đề, nếu trong không, không có tướng khác, không bèn là thật; thế thời ông vì sao đối với không, phân biệt tướng các pháp mà vấn nạn? Trong rốt ráo không, không cũng không thể có được, mỗi mỗi tướng cũng không thể có được, cớ sao ông đem cái không mỗi mỗi tướng mà vấn nạn? Do nhân duyên ấy, nên biết, trong các pháp bình đẳng vì không có phân
* Trang 576 *
biệt nên không có người phàm phu, chỉ vì người phàm phu không phải là thật tướng, cũng không lìa thật tướng, mà thâït tướng phàm phu tức là tướng thánh nhân. Thế nên nói không chỉ phàm phu không lìa phàm phu, cho đến Phật cũng như vậy.
Tu-bồ-đề vì tướng bình đẳng có lợi ích lớn nên muốn biết tướng nhất định của bình đẳng mà hỏi Phật: Tướng bình đẳng ấy là hữu vi hay vô vi?
Phật dạy: Chẳng phải hữu vi, cũng chẳng phải vô vi, vì sao? Vì nếu là hữu vi thời đều là pháp tạo tác hư vọng; nếu là vô vi thời pháp vô vi không có sinh, trụ, diệt, cho nên không có pháp! Vì không có pháp nên không được gọi là vô vi, mà nhân hữu vi nên có vô vi! Như trong Kinh đây nói: Lìa hữu vi, thời vô vi không thể có được, như lìa dài không có ngắn; đó là nghĩa đối đãi.
Hỏi: Pháp hữu vi là vô thường, pháp vô vi là thường, cớ sao nói lìa hữu vi thời vô vi không thể có được?
Đáp: Vì pháp vô vi không có phân biệt nên không có tướng. Nếu nói tướng thường thời không được nói là không tướng! Phá pháp hữu vi nên gọi là vô vi, chứ không phải có pháp vô vi riêng biệt. Như người bị nhốt trong lao ngục nên đục vách thốt ra. Chỗ vách đục trống là trốâng không, chứ không có trống không nào khác. Chỗ trống không ấy cũng chẳng từ nhân duyên
* Trang 577 *
sinh; pháp vô vi cũng như vậy. Trong pháp hữu vi trước có tính vô vi,[1] mà phá hữu vi tức là vô vi! Thế nên nói, lìa hữu vi thời vô vi không thể có được. Tính hữu vi, vô vi ấy đều không hợp, không tán, chỉ một tướng tức là vô tướng. Phật theo nghĩa thế đế nên nói việc ấy, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa, vì sao? Vì Phật tự nói nhân duyên: Trong đệ nhất nghĩa không có thân hành, miệng hành, ý hành. Pháp hữu vi, vô vi bình đẳng tức là đệ nhất nghĩa. Quán pháp hữu vi, vô vi bình đẳng ấy, cũng không chấp trước tướng một, nên Bồ-tát đối với đệ nhất nghĩa bất động mà làm lợi ích chúng sinh, vì sức phương tiện nên dùng mỗi mỗi nhân duyên vì chúng sinh thuyết pháp.
(Hết cuốn 95 theo bản Hán)
___________
[1] Đại trí độ luận, quyển 6: Hỏi: Hư không có tướng, ông không biết nên nói là không. Chỗ không có sắc tướng ấy là tướng của hư không? Đáp: Không phải! Không sắc tướng ấy gọi là phá trừ sắc, không còn pháp gì khác, như đèn tắt; vì thế nên không có tướng hư không; Đại trí độ luận, quyển 72: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, tướng Bát-nhã ba-la-mật ấy thuận theo hết thảy pháp không có gì chướng ngại, vì cớ sao? Vì đối với Bát-nhã ba-la-mật cũng không chấp trước. Nói lý do không chướng ngại vì là như hư không. Ví như trong vách, trước có tướng trống không, trẻ nhỏ dùng que xoi, vì sức ít nên không vào được, người có sức lớn có thể vào. Hành giả cũng như vậy, trong các pháp sắc v.v… tự có tướng như thật, vì sức trí tuệ ít không thể khiến nó không. Bậc Đại trí thời có thể biết. Thế nên nói các pháp không chướng ngại, như hư không bình đẳng.
* Trang 578 *