Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM VĂN TRÌ THỨ 45.
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Kinh Nhĩ Văn Trì)
(Kinh Đại Bát Nhã ghi: Phần 2, Phẩm Đông Bắc Phương thứ 43)

            KINH: Bấy giờ Thích-đề-hồn-nhân nghĩ rằng: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, tai được nghe Bát-nhã ba-la-mật, là người đời trước đã làm công đức đối với chư Phật và đã theo cùng thiện tri thức; huống gì thọ trì, thân cận, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như lời nói, nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đã từng thân cận chư Phật nhiều; hoặc được nghe thọ trì, nhớ nghĩ đúng, tu đúng như nói, có thể hỏi có thể đáp, nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, vì đời trước đã cúng dường thân cận chư Phật nhiều, nên nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm mà không kinh, không hãi, không sợ, nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, trong vô lượng ức kiếp đã tu Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật.

* Trang 213 *
device

Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân, nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm ấy, không kinh, không hãi, không sợ, nghe rồi thọ trì, thân cận tu hành đúng như nói, nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, như Bồ-tát ma-ha-tát không thối chuyển, vì sao? Bạch đức Thế Tôn, vì Bát-nhã ba-la-mật ấy rất sâu, nếu đời trước tu Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không lâu, thời trọn không thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm.
Bạch đức Thế Tôn, nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân, hủy báng Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, nên biết người ấy đời trước cũng hủy báng Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vì sao? Vì thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, khi nghe nói Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, không tin không vui, tâm không thanh tịnh, nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đời trước không hỏi không nạn Phật và đệ tử nên như thế nào tu Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; nên tu như thế nào nội không cho đến nên tu như thế nào vô pháp hữu pháp không; nên tu như thế nào bốn niệm xứ, cho đến nên tu như thế nào tám Thánh đạo phần; nên tu như thế nào Phật mười lực, cho

* Trang 214 *
device

đến nên tu như thế nào mười tám pháp không chung?
Thích-đề-hồn-nhân nói với Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm ấy, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân tu Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không lâu, không tu nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; không tu bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, không tu bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần; không tu Phật mười lực cho đến mười tám pháp không chung. Người như vậy không tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật, có gì đáng quái lạ! Đại đức Xá-lợi-phất, tôi kính lễ Bát-nhã ba-la-mật, đảnh lễ Bát-nhã ba-la-mật là đảnh lễ nhất thiết trí.
            Phật bảo Thích-đề-hồn-nhân: Như vậy, như vậy, Kiều-thi-ca, kính lễ Bát-nhã ba-la-mật là kính lễ nhất thiết trí, vì sao? Kiều-thi-ca, vì nhất thiết trí của chư Phật đều từ Bát-nhã ba-la-mật xuất sanh. Nhất thiết trí là Bát-nhã ba-la-mật. Vì thế, Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn trụ ở nhất thiết trí, nên trú ở Bát-nhã ba-la-mật. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn trú ở đạo chủng trí nên tập hành Bát-nhã ba-la-mật. Muốn dứt tất cả kiết sử và tập khí, nên tập hành Bát-nhã ba-la-mật.

* Trang 215 *
device

Bồ-tát mới phát tâm nói Bát-nhã ba-la-mật; Bồ-tát tân học nghe trí tuệ rất sâu ấy thời tâm họ thối mất, nên nói ở trước Bồ-tát bất thối, vì Bồ-tát bất thối có trí tuệ sâu nên tin chứ không thối mất, thí như chỗ nước sâu không nên bảo tiểu nhi lội qua, chỉ nên bảo người lớn lội qua.
            Đế-thích hỏi Xá-lợi-phất: Nếu nói cho Bồ-tát mới phát tâm, có những lỗi gì?
            Xá-lợi-phất đáp: Người mới phát tâm thời không tin, tâm thối mất, tâm thối mất nên sanh nghi hối, hãi sợ: “Nếu thọ học pháp nhất thiết không, sao ta sẽ phải rơi vào đoạn diệt? Nếu không thọ học, thế thì lời Phật dạy, sao ta có thể không thọ học?” Thế nên sợ hãi, sanh nghi hối. Nếu tâm định thời sanh ác tà kiến hủy báng. Quả báo hủy báng như thế nào, như đã nói trong phẩm địa ngục.[1] Trong đây kinh lược nói gieo nghiệp nhân về ba ác đạo thì rất lâu khó được vô thượng đạo.
            KINH: Thích-đề-hồn-nhân hỏi Xá-lợi-phất: Có chăng Bồ-tát ma-ha-tát chưa được thọ ký, mà nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, không kinh, không sợ ư?
            Xá-lợi-phất đáp: Như vậy, Kiều-thi-ca, nếu có Bồ-tát ma-ha-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật rất sâu không kinh, không sợ, nên biết Bồ-tát ấy, không bao lâu, sẽ gặp không quá một hai đức Phật, là được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, tr. 304 c6-21; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 9, tr. 63a10-17; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 435, tr. 187c1-188a6; T. 8: Đạo hành Bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 3, tr. 441b1-12; T. 8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 3, tr. 448a; T. 8: Ma-ha Bát-nhã sao kinh (摩訶般若鈔經), quyển 3, tr. 523a; T. 8: Tiểu phẩm Bát-nhã kinh (小品般若經), quyển 3, tr. 550c.

* Trang 229 *
device

Phật bảo Xá-lợi-phất: Như vậy, như vậy! Bồ-tát ma-ha-tát ấy phát tâm tu sáu Ba-la-mật lâu ngày, cúng dường nhiều đức Phật, nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa ấy không kinh, không sợ, nghe liền thọ trì, tu hành như lời Bát-nhã ba-la-mật nói.
            Bấy giờ, Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, con muốn nói thí dụ: Như thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo mà ở trong lúc mộng tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vào thiền định, siêng tinh tấn, đầy đủ nhẫn nhục, thủ hộ giới, hành bố thí, tu hành nội không, ngoại không, cho đến ngồi đạo tràng; nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy còn gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, huống gì Bồ-tát ma-ha-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mà trong lúc tĩnh thức tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vào thiền định, siêng tinh tấn, đầy đủ nhẫn nhục, thủ hộ giới, hành bố thí, lại không chóng thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ngồi đạo tràng.
            Bạch đức Thế Tôn, Thiện nam tử, thiện nữ nhân, thiện căn thành tựu, được nghe Bát-nhã ba-la-mật, thọ trì cho đến tu hành đúng như nói; nên biết Bồ-tát ma-ha-tát ấy, phát tâm trồng căn lành đã lâu, cúng dường nhiều đức Phật, theo cùng thiện tri thức, người ấy có thể thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng. Nên biết người ấy gần được thọ

* Trang 230 *
device

thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy như Bồ-tát ma-ha-tát ở địa vị bất thối, không động chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ; có thể được Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm. Được rồi thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng.
            Bạch đức Thế Tôn, thí như người muốn đi qua một trăm do tuần, hoặc hai trăm, ba trăm, bốn trăm do tuần, trải qua đồng vắng đường hiểm, đầu tiên trông thấy các tướng người chăn trâu, cương giới, vườn rừng, thấy các tướng như vậy nên biết sắp đến thành ấp làng xóm. Người ấy thấy tướng kia liền nghĩ rằng: Như tướng ta thấy đó, nên biết thành ấp làng xóm không còn xa, tâm được yên vui, không sợ nạn giặc, trùng dữ, đói khát. Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát ma-ha-tát cũng như vậy, nếu được Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm này, thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng, nên biết đã gần được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không lâu. Nên biết Bồ-tát ma-ha-tát ấy, không phải sợ đọa vào địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật. Các tướng thấy trước ấy, đó là Bát-nhã ba-la-mật rất sâu, được nghe, được thấy, được thọ trì, cho đến nhớ nghĩ đúng.
            Phật bảo Xá-lợi-phất: Như vậy, như vậy, Ông muốn vui nói nữa, cứ nói.

* Trang 231 *
device

Bạch đức Thế Tôn, thí như người muốn thấy biết biển lớn, phát tâm đi đến, chẳng thấy tướng cây, chẳng thấy tướng núi, người ấy tuy chưa thấy biển lớn, song biết biển lớn không còn xa, vì sao? Vì biển lớn ở chỗ bằng phẳng không có tướng cây tướng núi. Như vậy, Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát ma-ha-tát nếu nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng, tuy chưa ở trước Phật được thọ ký kiếp số hoặc trăm kiếp, ngàn kiếp, vạn kiếp, trăm ngàn ức kiếp thành vô thượng đạo, song Bồ-tát đã tự biết gần được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì sao? Vì con được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng.
            Bạch đức Thế Tôn, thí như đầu xuân, các lá cũ trên cây đã rụng, nên biết cây ấy sắp có lá hoa quả mới, trổ ra không lâu, vì sao? Vì thấy tướng khởi đầu của cây ấy, nên biết không lâu lá hoa quả sẽ trổ ra. Khi ấy người cõi Diêm-phù-đề thấy tướng khởi đầu của cây, đều rất hoan hỷ.
            Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát ma-ha-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như nói, nên biết Bồ-tát ấy, căn lành thành thục, cúng dường nhiều đức Phật. Bồ-tát ấy nên nghĩ rằng: Thiện căn đời trước đuổi tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, do 

* Trang 232 *
device

nhân duyên ấy nên được thấy được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như nói. Trong đây các thiên tử từng thấy Phật, vui mừng nhảy nhót nghĩ rằng: Trước đây các Bồ-tát ma-ha-tát cũng có thấy các tướng trước khi được thọ ký như vậy, nay Bồ-tát ma-ha-tát này cũng sẽ được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không lâu.
            Bạch đức Thế Tôn, thí như người mẹ mang thai, thân thể nặng nề khổ sở, đi bước không tiện, đứng ngồi không yên, ngủ ăn giảm ít, không ưa nói năng, chán việc đã quen, chịu đủ thống khổ. Có người mẹ khác thấy tướng hiện ra trước ấy, biết người kia gần sanh. Bồ-tát ma-ha-tát cũng như vậy, trồng căn lành cúng dường nhiều đức Phật, tu lâu sáu Ba-la-mật, theo cùng thiện tri thức, căn lành thành tựu, được nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như nói. Các người cũng biết Bồ-tát ma-ha-tát ấy gần được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không lâu.
            Phật bảo Xá-lợi-phất: Lành thay, lành thay! Ông vui nói được, đều nhờ lực Phật.

* Trang 233 *
device

Khi ấy Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Hy hữu, Bạch đức Thế Tôn, các đấng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, khéo phú chúc việc các Bồ-tát ma-ha-tát.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Các Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, an ổn nhiều chúng sanh, làm cho vô lượng chúng sanh được vui, vì thương xót đem an vui lợi ích cho chư thiên nhân loại. Các Bồ-tát ấy khi tu Bồ-tát đạo, lấy bốn việc thu nhiếp vô lượng trăm ngàn chúng sanh, đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, cũng lấy mười thiện đạo thành tựu chúng sanh, tự tu Sơ thiền cũng dạy người khác tu Sơ thiền, cho đến tự tu định Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ, cũng dạy người tu định Phi-hữu-tưởng, Phi-vô-tưởng xứ. Tự tu Thí ba-la-mật cũng dạy người tu Thí ba-la-mật, tự tu Giới ba-la-mật cũng dạy người tu Giới ba-la-mật, tự tu Nhẫn ba-la-mật cũng dạy người tu Nhẫn ba-la-mật, tự tu Tấn ba-la-mật cũng dạy người tu Tấn ba-la-mật, tự tu Thiền ba-la-mật cũng dạy người tu Thiền ba-la-mật, tự tu Bát-nhã ba-la-mật cũng dạy người tu Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát ấy được Bát-nhã ba-la-mật dùng sức phương tiện dạy chúng sanh khiến được quả Tu-đà-hồn, mà tự mình không chứng; dạy chúng sanh khiến được Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán,

* Trang 234 *
device

mà tự mình không chứng; dạy chúng sanh khiến được Bích-chi Phật đạo, mà tự mình không chứng trong đó; tự mình tu sáu Ba-la-mật, cũng dạy vô lượng trăm ngàn vạn các Bồ-tát, khiến tu sáu Ba-la-mật; tự mình trú địa vị bất thối, cũng dạy người trú địa vị bất thối; tự mình nghiêm tịnh cõi Phật, cũng dạy người nghiêm tịnh cõi Phật; tự thành tựu tuệ giác cho chúng sanh cũng dạy người thành tựu tuệ giác cho chúng sanh; tự mình được Bồ-tát thần thông cũng dạy người khiến được Bồ-tát thần thông; tự mình nghiêm tịnh môn Đà-la-ni cũng dạy người nghiêm tịnh môn Đà-la-ni; tự đầy đủ biện tài vui nói cũng dạy người đầy đủ biện tài vui nói; tự nhiếp thọ sắc thân thành tựu,[1] cũng dạy người khiến nhiếp thọ sắc thân thành tựu; tự thành tựu 32 tướng cũng dạy người thành tựu 32 tướng; tự thành tựu đồng chơn địa cũng dạy người thành tựu đồng chơn địa; tự thành tựu Phật mười lực cũng dạy người khiến thành tựu Phật mười lực; tự tu bốn điều không sợ cũng dạy người tu bốn điều không sợ; tự tu mười tám pháp không chung cũng dạy người tu mười tám pháp không chung; tự tu đại từ đại bi cũng dạy người tu đại từ đại bi; tự được trí nhất thiết chủng cũng dạy người khiến được trí nhất thiết chủng; tự lìa hết thảy phiền não và tập khí cũng dạy người lìa hết thảy phiền não và tập khí; tự
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), phần thứ hai, quyển 438, tr. 208a11-12: Tự có thể nhiếp thọ sắc thân viên mãn, cũng khuyến vô lượng trăm ngàn bồ-tát khiến nhiếp thọ sắc thân viên mãn. 

* Trang 235 *
device

chuyển pháp luân cũng dạy người chuyển pháp luân.
            LUẬN: Khi ấy Đế-thích hỏi Xá-lợi-phất: có chăng có vị Bồ-tát chưa được thọ ký mà nghe Bát-nhã sâu thẳm ấy, không kinh không sợ?
            Xá-lợi-phất đáp: Không có người không được thọ ký nghe Bát-nhã mà có thể tin, nếu người có thể tin, nên biết người ấy sắp được thọ ký, chẳng qua gặp một đức Phật hai đức Phật liền được thọ ký.
            Phật hứa khả lời Xá-lợi-phất nói.
            Xá-lợi-phất nghe Phật hứa khả lời mình nói, tâm rất hoan hỷ, lại muốn việc ấy được rõ ràng hơn nên nói thí dụ rằng: Tâm trong mộng bị sức ngủ che lấp, chẳng phải chơn tâm làm; nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân ở trong mộng phát tâm tu sáu Ba-la-mật, cho đến ngồi đạo tràng, nên biết người ấy phước đức nhỏ nhẹ, còn gần được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, huống gì Bồ-tát ma-ha-tát trong khi thức, thật phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu sáu Ba-la-mật mà không gần được thọ ký.
            Bạch đức Thế Tôn, nếu người qua lại trong sáu đường sanh tử, hoặc thời được nghe Bát-nhã ba-la-mật, thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, biết chắc người ấy không lâu sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, như cá nuốt lưỡi câu, tuy còn bơi lội trong ao, nên biết nó ra ngòai ao 

* Trang 236 *
device

không lâu. Hành giả cũng như vậy, tin vui sâu vào Bát-nhã ba-la-mật, không còn ở lâu trong sanh tử. Trong đây Xá-lợi-phất tự nói thí dụ: Nếu người muốn đi qua đường hiểm. Đường hiểm tức là thế gian. Trăm do tuần tức là cõi Dục. Hai trăm do tuần là cõi Sắc. Ba trăm do tuần là cõi Vô sắc. Bốn trăm do tuần là Thanh văn, Bích-chi Phật đạo.
            * Lại nữa, bốn trăm do tuần là cõi Dục; ba trăm do tuần là cõi Sắc; hai trăm do tuần là cõi Vô sắc; một trăm do tuần là Thanh văn, Bích-chi Phật.
            Muốn ra là người tín thọ tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Trước thấy tướng các pháp là thấy đại Bồ-tát bỏ cái dục lạc thế gian, thâm tâm vui Bát-nhã ba-la-mật.
            Thấy cương giới, là phân biệt các pháp đây là pháp Thanh văn, đây là pháp Bích-chi Phật, đây là pháp Đại thừa; như vậy lợi ích nhỏ là Thanh văn, lợi ích lớn là Bồ-tát. Cõi Ma là sanh tử, cõi Phật là Bát-nhã ba-la-mật, nơi cam lộ vị bất tử.
            Thấy vườn rừng là chỗ các cái vui thiền định, trí tuệ theo Phật đạo; vô lượng tướng thiện pháp như vậy.
            Thấy xóm làng là nhu thuận pháp nhẫn; ấp là vô sanh pháp nhẫn; thành là Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

* Trang 237 *
device

Được an ổn là Bồ-tát nghe pháp ấy tư duy trù lượng, tu hành, ta được pháp ấy tâm an ổn, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
            Giặc là 62 tà kiến (dvāṣaṣṭi) chấp ngã[1] v.v...
            Trùng dữ là các phiền não tham ái, sân nhuế v.v...
            Không sợ giặc là người không tìm được thuận tiện để phá
            Không sợ trùng dữ là phi nhân không tìm được thuận tiện để phá.
            Không sợ đói là không sợ không thể được chơn trí tuệ thánh nhân.
            Không sợ khát là không sợ không thể được vị pháp lạc của thiền định, giải thốt v.v...
            Trong đây tự nói nhân duyên: Bồ-tát ma-ha-tát thấy được tướng đầu tiên, biết không bao lâu sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không sợ đọa vào đường ác, đói khát chết, không sợ đọa vào Thanh văn, Bích-chi Phật địa.
            Phật chấp nhận ví dụ ấy, lấy thô dụ tế, lấy thế gian dụ xuất thế gian. Còn ba thí dụ kia cũng nên phân biệt nói như trên.[2]
            Nước biển lớn là dụ Vô thượng đạo, đất bằng phẳng không có cây núi, đó là dụ quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật.
 

[1] Trường bộ kinh I, kinh Phạm võng (Brahmajāla sutta); T. 1: Trường a-hàm kinh, kinh số 21: Kinh phạm động.
[2] Đại trí độ luận, quyển 66; Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), phẩm thán tín hạnh thứ 45 (歎信行品第45) hoặc phẩm văn trì thứ 45 (聞持品第45), phẩm thí dụ thứ 51 (譬喻品第51): (1) như người muốn thấy biết biển lớn, phát tâm đi đến, chẳng thấy tướng cây, chẳng thấy tướng núi, (2) như đầu xuân, các lá cũ trên cây đã rụng, nên biết cây ấy sắp có lá hoa quả mới, trổ ra không lâu, (3) như người mẹ mang thai, thân thể nặng nề khổ sở, đi bước không tiện, đứng ngồi không yên, ngủ ăn giảm ít, không ưa nói năng, chán việc đã quen, chịu đủ thống khổ.
 

* Trang 238 *
device

Trái cây là dụ Vô thượng đạo, hoa cây là dụ địa vị bất thối.
            Đầu xuân lá cũ rụng lại sanh lá mới là dụ các phiền não tà kiến, nghi v.v... dứt; có thể được kinh quyển Bát-nhã ba-la-mật.
            Người mẹ là dụ hành giả; thân trong bào thai là dụ Vô thượng đạo.
            Tướng sắp sinh là dụ Bồ-tát tu tập Bát-nhã ba-la-mật lâu ngày.
            Chán điều đã tập quen là dụ sợ cái vui dâm dục của thế gian, không còn ưa đắm.
            Phật khen lời nói kia Lành thay!
            Khi ấy Tu-bồ-đề nghe Xá-lợi-phất nói được Phật nhận, khen lành thay, biết ý Phật kính niệm sâu xa Bồ-tát ấy, cho nên bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, rất là hy hữu, khéo phó chúc việc Bồ-tát.
            Việc Bồ-tát là “không” đạo, phước đức đạo, cũng như Phật nói có tổng tướng biệt tướng. Để ký thác cho A-nan, Di-lặc v.v... sau khi Phật vào Vô-dư Niết-bàn, khéo tự phụng hành, dạy bảo chỉ bày, lợi ích chúng sanh, không để cho sai lầm.
            Phật nói nhân duyên khéo phó chúc, là các Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

* Trang 239 *
device

An ổn nhiều chúng sanh, là trong chúng sanh có vô lượng vô biên vô số, trừ Phật không ai tính biết được.
            Người theo Phật được lợi ích là không thể đếm biết, gọi là nhiều.
            An ổn là đối chúng sanh chấp thường thì dạy vô thường, người đắm vui thì dạy về khổ, người chấp thật thì dạy về không, người chấp ngã thì dạy vô ngã, như vậy gọi là an ổn.
            Người phàm phu nghe vậy, đương thời tuy không vui mừng, nhưng lâu dài dứt các phiền não, được cái vui an ổn. Như uống thuốc đắng, đương thời tuy khổ, về sau trừ được bệnh.
            Vô lượng chúng sanh được vui, là Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật khi chưa được thành tựu, vẫn lấy cái vui đời này đời sau làm lợi ích chúng sanh. Như trong kinh Bồ-tát Bản Sanh nói: Nếu được Bát-nhã ba-la-mật, đã diệt các phiền não, cũng lấy cái vui thế gian, vui xuất thế gian làm lợi ích chúng sanh. Nếu khi được vô thượng đạo, thời chỉ lấy cái vui xuất thế gian làm lợi ích chúng sanh.
            An vui lợi ích là chỉ lấy lòng thương xót; an vui lợi ích là lợi ích nhiều cho hàng thiên nhân. Trong các đạo khác vì lợi ích ít nên không nói.
            Việc lợi ích là bốn nhiếp pháp. Lấy tài thí, pháp thí nhiếp thủ chúng sanh

* Trang 240 *
device

Ái ngữ có hai : 1. là Ái ngữ theo ý. 2. Là tùy ý người ưa pháp gì nói cho pháp ấy. Bồ-tát chưa đắc đạo, vì thương xót chúng sanh, tự phá kiêu mạn, tùy ý thuyết pháp. Nếu đã đắc đạo, thì tùy theo pháp có thể độ mà nói. Đối với người giàu tâm cao ngạo, thì khen việc bố thí, rằng người ấy có thể được tài vật, danh tiếng, phước đức, còn nếu khen việc trì giới, chê bai phá giới, thì tâm họ không vui. Như vậy tùy theo pháp thích hợp với họ mà nói.
            Lợi hành cũng có hai:  Một vì lợi đời nay lợi đời sau, mà nói phương pháp nuôi sống, khuyến tu việc lợi. Hai là người không tin dạy khiến tin, phá giới dạy khiến giữ giới, ít hiểu dạy khiến nghe nhiều, người không ưa bố thí dạy khiến bố thí. Người ngu si dạy trí tuệ. Như vậy, lấy thiện pháp làm lợi ích chúng sanh.
            Đồng sự là Bồ-tát giáo hóa chúng sanh, khiến tu thiện pháp, đồng hành với họ; Bồ-tát thiện tâm, chúng sanh ác tâm, hóa được ác tâm của họ khiến đồng với thiện tâm của mình.
            Bồ-tát lấy bốn pháp nhiếp thủ chúng sanh khiến an trú trong mười thiện đạo. Đây là nói rộng nghĩa bốn nhiếp.
            Trong hai thứ thí, pháp thí là tùy theo chỗ người ưa thích mà thuyết pháp, đó là đệ nhất trong các ái ngữ. Chúng sanh tham tiếc mạng sống, dạy khiến tu mười thiện đạo, thời được sống lâu.

* Trang 241 *
device

Trong lợi hành thì trong tất cả cái lợi bảo vật, pháp lợi là hơn cả. Ấy là lợi hành. Trong đồng sự. Đồng hành thiện pháp là hơn cả. Bồ-tát tự làm mười thiện cũng dạy người làm.     Có người nói: Sau hết tự làm mười điều thiện, đồng nghĩa với nhiếp sự thứ tư. Thế nên nói tự làm mười thiện cũng dạy người làm; tự tu Sơ thiền cũng dạy người tu.
            Sơ thiền v.v... đồng lìa dục, đồng trì giới, nên gọi là nhiếp nhau. Vì nhiếp nhau nên dần dần lấy pháp Tam thừa mà độ, cho đến tu Phi-hữu-tưởng, Phi-vô-tưởng xứ, cũng như vậy.
            Tự tu sáu Ba-la-mật cũng dạy người tu, nhân nơi Bát-nhã nên cũng khiến chúng sanh được khí phần của Bát-nhã; nghĩa là được Tu-đà-hồn v.v...
            Vì lực phương tiện, nên tự mình không chứng; Vì người ấy có lực phước đức và trí tuệ tăng ích nên dạy vô lượng vô số Bồ-tát, khiến an trú sáu Ba-la-mật. Tự mình trú địa vị bất thối, cũng dạy người khác trú, cho đến tự chuyển pháp luân cũng dạy người khác chuyển pháp luân. Thế nên, ta lấy tâm từ bi, khéo phó chúc việc Bồ-tát, không vì tham ái, chấp đắm.
(Hết cuốn 66 theo bản Hán)
 
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Hy hữu, Bạch đức Thế Tôn. Các Bồ-tát ma-ha-tát thành tựu đại

* Trang 242 *
device

công đức đó là vì hết thảy chúng sanh mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật, muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề: Bạch đức Thế Tôn, làm sao các Bồ-tát ma-ha-tát tu hành đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật chẳng thấy tướng sắc tăng (nonā) chẳng thấy tướng sắc giảm (na paripūrṇāḥ), chẳng thấy tướng thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) tăng; cũng chẳng thấy tướng giảm, cho đến đối với trí nhất thiết chủng cũng chẳng thấy tướng tăng, chẳng thấy tướng giảm, Bồ-tát ma-ha-tát khi ấy đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng thấy ấy là pháp (dharma), ấy là phi pháp (adharma), chẳng thấy ấy là pháp quá khứ (atīta), là pháp vị lai (anāgata), pháp hiện tại (pratyutpanna), chẳng thấy đó là pháp thiện (kuśala-dharma), pháp bất thiện (akuśala-dharma), pháp hữu ký (nivṛtā), pháp vô ký (avyākta), chẳng thấy đó là pháp hữu vi (saṃskṛta), pháp vô vi (asaṃskṛta); chẳng thấy cõi Dục (kāmadhātu), cõi Sắc (rūpadhātu), cõi Vô sắc (arūpadhātu); chẳng thấy Thí ba-la-mật (dānapāramitā), Giới ba-la-mật (śīlapāramitā), Nhẫn ba-la-mật (kṣāntipāramitā), Tấn ba-la-mật (vīryapāramitā), Thiền ba-la-mật (dhyānapāramitā), Bát-nhã ba-la-mật (prajñāpāramitā), cho đến chẳng thấy trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna). Như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát đầy đủ tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì các pháp vô tướng, các pháp không, hư dối, không kiên cố, không có kẻ biết, không có kẻ sống lâu.[1]
 

[1] Đối chiếu T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 13, tr. 316a24-25: Vì sao? Vì các pháp vô tướng. Các pháp không, hư dối, không kiên cố, không có kẻ biết, không có kẻ sống lâu.
areast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA'>[2]Đại trí độ luận, quyển 66; Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), phẩm thán tín hạnh thứ 45 (歎信行品第45) hoặc phẩm văn trì thứ 45 (聞持品第45), phẩm thí dụ thứ 51 (譬喻品第51): (1) như người muốn thấy biết biển lớn, phát tâm đi đến, chẳng thấy tướng cây, chẳng thấy tướng núi, (2) như đầu xuân, các lá cũ trên cây đã rụng, nên biết cây ấy sắp có lá hoa quả mới, trổ ra không lâu, (3) như người mẹ mang thai, thân thể nặng nề khổ sở, đi bước không tiện, đứng ngồi không yên, ngủ ăn giảm ít, không ưa nói năng, chán việc đã quen, chịu đủ thống khổ..

* Trang 243 *
device

Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, điều Thế Tôn nói chẳng thể nghĩ bàn.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Sắc chẳng thể nghĩ bàn nên điều nói ra chẳng thể nghĩ bàn (acintya); Vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nghĩ bàn nên điều nói ra chẳng thể nghĩ bàn; Vì sáu ba-la-mật chẳng thể nghĩ bàn, nên điều nói ra chẳng thể nghĩ bàn, cho đến vì trí nhất thiết chủng chẳng thể nghĩ bàn, nên điều nói ra chẳng thể nghĩ bàn. Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, biết sắc là chẳng thể nghĩ bàn; thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nghĩ bàn, cho đến biết trí nhất thiết chủng là chẳng thể nghĩ bàn, thời Bồ-tát không thể đầy đủ tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm ấy ai sẽ tin hiểu?
            Phật dạy: Nếu có Bồ-tát mà tu lâu sáu ba-la-mật, trồng căn lành, thân cận cúng dường nhiều đức Phật, theo cùng thiện tri thức thời Bồ-tát ấy có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát tu lâu sáu ba-la-mật trồng căn lành, thân cận cúng dường nhiều đức Phật, theo cùng thiện tri thức như thế nào?
 
 

* Trang 244 *
device

Phật dạy: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát không phân biệt sắc, không phân biệt sắc tướng, không phân biệt sắc tánh, không phân biệt thọ, tưởng, hành, thức; không phân biệt thọ, tưởng, hành, thức tướng; không phân biệt thọ, tưởng, hành, thức tánh. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp, nhãn giới cho đến ý thức giới cũng như vậy. Không phân biệt cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; không phân biệt tướng, tánh ba cõi. Không phân biệt Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, Phật mười lực, cho đến mười tám pháp không chung; không phân biệt tướng tánh mười tám pháp không chung; không phân biệt tướng tánh đạo chủng trí; không phân biệt trí nhất thiết chủng, không phân biệt tướng trí nhất thiết chủng, không phân biệt tánh trí nhất thiết chủng; vì sao? Tu-bồ-đề, vì sắc chẳng thể nghĩ bàn (acintya); thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nghĩ bàn, cho đến trí nhất thiết chủng chẳng thể nghĩ bàn. Như vậy, Tu-bồ-đề! Ấy là Bồ-tát ma-ha-tát tu lâu Bát-nhã ba-la-mật, trồng căn lành thân cận cúng dường nhiều đức Phật, theo cùng thiện tri thức.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, sắc rất sâu nên Bát-nhã ba-la-mật rất sâu; thọ

* Trang 245 *
device

tưởng, hành, thức rất sâu, cho đến trí nhất thiết chủng rất sâu, nên Bát-nhã ba-la-mật rất sâu.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy, là nơi tích tụ trân bảo, vì có trân bảo quả Tu-đà-hồn, có trân bảo quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; có trân bảo bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, đại từ đại bi, mười tám pháp không chung, nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí.
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy là nơi tích tụ thanh tịnh, vì sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật tích tụ thanh tịnh, vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh cho đến trí nhất thiết chủng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật tích tụ thanh tịnh.
            LUẬN: Bồ-tát ấy thành tựu đại công đức là như trước nói[1] tự mình tu cũng dạy người khác tu.
            * Lại nữa, nhiều công đức là đối với chúng sanh chẳng phải bà con lại không có tham lợi, song chỉ vì chúng sanh mà cần khổ tu Bát-nhã ba-la-mật, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bồ-tát ma-ha-tát ấy có ân lớn, nên gọi là đại công đức.
 

[1] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 66, tr. 525c11-526a16: Các Bồ-tát ấy khi tu Bồ-tát đạo, lấy bốn việc thu nhiếp vô lượng trăm ngàn chúng sanh, đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, cũng lấy mười thiện đạo thành tựu chúng sanh, tự tu Sơ thiền cũng dạy người khác tu Sơ thiền, cho đến tự tu định Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ, cũng dạy người tu định Phi-hữu-tưởng, Phi-vô-tưởng xứ. Tự tu Thí ba-la-mật cũng dạy người tu Thí ba-la-mật, tự tu Giới ba-la-mật cũng dạy người tu Giới ba-la-mật, tự tu Nhẫn ba-la-mật cũng dạy người tu Nhẫn ba-la-mật, tự tu Tấn ba-la-mật cũng dạy người tu Tấn ba-la-mật, tự tu Thiền ba-la-mật cũng dạy người tu Thiền ba-la-mật, tự tu Bát-nhã ba-la-mật cũng dạy người tu Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát ấy được Bát-nhã ba-la-mật dùng sức phương tiện dạy chúng sanh khiến được quả Tu-đà-hoàn, mà tự mình không chứng; dạy chúng sanh khiến được Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, mà tự mình không chứng; dạy chúng sanh khiến được Bích-chi Phật đạo, mà tự mình không chứng trong đó; tự mình tu sáu Ba-la-mật, cũng dạy vô lượng trăm ngàn vạn các Bồ-tát, khiến tu sáu Ba-la-mật; tự mình trú địa vị bất thối, cũng dạy người trú địa vị bất thối; tự mình nghiêm tịnh cõi Phật, cũng dạy người nghiêm tịnh cõi Phật; tự thành tựu tuệ giác cho chúng sanh cũng dạy người thành tựu tuệ giác cho chúng sanh; tự mình được Bồ-tát thần thông cũng dạy người khiến được Bồ-tát thần thông; tự mình nghiêm tịnh môn Đà-la-ni cũng dạy người nghiêm tịnh môn Đà-la-ni; tự đầy đủ biện tài vui nói cũng dạy người đầy đủ biện tài vui nói; tự nhiếp thọ sắc thân thành tựu, cũng dạy người khiến nhiếp thọ sắc thân thành tựu; tự thành tựu 32 tướng cũng dạy người thành tựu 32 tướng; tự thành tựu đồng chơn địa cũng dạy người thành tựu đồng chơn địa; tự thành tựu Phật mười lực cũng dạy người khiến thành tựu Phật mười lực; tự tu bốn điều không sợ cũng dạy người tu bốn điều không sợ; tự tu mười tám pháp không chung cũng dạy người tu mười tám pháp không chung; tự tu đại từ đại bi cũng dạy người tu đại từ đại bi; tự được trí nhất thiết chủng cũng dạy người khiến được trí nhất thiết chủng; tự lìa hết thảy phiền não và tập khí cũng dạy người lìa hết thảy phiền não và tập khí; tự chuyển pháp luân cũng dạy người chuyển pháp luân.
chơn địa cũng dạy người thành tựu đồng chơn địa; tự thành tựu Phật mười lực cũng dạy người khiến thành tựu Phật mười lực; tự tu bốn điều không sợ cũng dạy người tu bốn điều không sợ; tự tu mười tám pháp không chung cũng dạy người tu mười tám pháp không chung; tự tu đại từ đại bi cũng dạy người tu đại từ đại bi; tự được trí nhất thiết chủng cũng dạy người khiến được trí nhất thiết chủng; tự lìa hết thảy phiền não và tập khí cũng dạy người lìa hết thảy phiền não và tập khí; tự
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), phần thứ hai, quyển 438, tr. 208a11-12: Tự có thể nhiếp thọ sắc thân viên mãn, cũng khuyến vô lượng trăm ngàn bồ-tát khiến nhiếp thọ sắc thân viên mãn. 

* Trang 246 *
device

Tướng trạng tu Bát-nhã ba-la-mật, như trong phần trước, mỗi mỗi nói rõ.[1] Nay hỏi tướng trạng tu Bát-nhã đầy đủ, Phật dạy: tướng trạng tu Bát-nhã đầy đủ cũng như vậy, vì sao? Nếu Bồ-tát không thấy các pháp sắc v.v... tăng (paripūrṇa), giảm (ūna). Như vậy gọi là đầy đủ. Bồ-tát ấy tuy được mười địa, ngồi đạo tràng, bấy giờ tu Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ, như mộng (svapna), như huyễn (māya), chẳng tăng (na paripūrṇāḥ), chẳng giảm (nonā), vì rốt ráo “không”[2] cho nên nói.
            * Lại nữa, nếu Bồ-tát đối với hết thảy pháp, không phân biệt là pháp, là phi pháp, đều là pháp, như nước biển lớn, trăm sông muôn dòng, đều hợp cùng một vị, bấy giờ tu Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ.
            * Lại nữa, nếu Bồ-tát trông vào pháp không, chẳng thấy pháp có ba đời, thiện bất thiện v.v... chẳng thấy sáu ba-la-mật, cho đến trí nhất thiết chủng, là bấy giờ tu Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ, vì sao? Vì các pháp thật tướng là vô tướng, nếu phân biệt các pháp, thì đó đều là tướng tà kiến, dùng mười tám “không” nên gọi là các pháp không. Các pháp do nhân duyên hòa hợp sanh cho là có, vì các duyên xa lìa thời tán hoại, nên hư dối. Trong hết thảy pháp hữu vi, vì vô thường không thật, nên gọi là chẳng kiên cố.
            Không có kẻ thọ khổ vui là vì chúng sanh không; không có kẻ biết, là không biết khổ vui; Không có kẻ sống lâu, sống tức là mạng căn. Có người nói mạng căn ấy có ngã tướng, thế nên sống lâu là ngã.[3] Đối với chúng sanh
 

[1]  Đại trí độ luận, quyển 64, phẩm vô tác thứ 43 (無作品第43), tr. 510b5-c22; quyển 63, phẩm thán tịnh thứ 42 (歎淨品第42), tr. 507c16-508b5; quyển 55, phẩm tán hoa thứ 29 (散華品第29), tr. 452a27-453a2; quyển 54, phẩm thiên vương thứ 27 (天主品第27), tr. 442c10-443a25; quyển 53, phẩm vô sanh thứ 26 (無生品第26), tr. 436a13-23; quyển 52, phẩm mười vô thứ 25 (十無品第25), tr. 434c23-435b13.
[2] Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 289b26-290c26.
[3] Đại trí độ luận, quyển 35, tr. 319b28-c14: Ngã, không dùng năm căn tìm được, chỉ vì nhớ tưởng phân biệt sanh ý tưởng ngã, không mà bảo có. Lại trong ý căn, không có duyên nhất định, chỉ vì nhớ tưởng phân biệt điên đảo nên đối với năm uẩn trống không, sanh ra ý tưởng ngã, nếu nghe nói vô ngã, thời dễ hiểu được.
             

* Trang 247 *
device

“không”, dùng mỗi mỗi nhân duyên phá, thế nên không có kẻ hành pháp, không có kẻ thọ pháp. Nếu quán các pháp không, chúng sanh không, pháp không, như vậy, thời đầy đủ tu Bát-nhã ba-la-mật.
            Tu-bồ-đề, khi ấy vừa kinh vừa mừng tâm không an được, nói Bát-nhã ba-la-mật chẳng thể nghĩ bàn. Phật nói vì các pháp sắc v.v... chẳng thể nghĩ bàn, nên Bát-nhã chẳng thể nghĩ bàn, vì sao? Vì nhân quả giống nhau.
            * Lại nữa, nếu Bồ-tát biết sắc pháp v.v... chẳng thể nghĩ bàn, mà nếu trụ trong chẳng thể nghĩ bàn ấy thời không đầy đủ tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vì thủ tướng chẳng thể nghĩ bàn. Thế nên nói nếu Bồ-tát biết sắc pháp v.v... tướng chẳng thể nghĩ bàn, thời không đầy đủ tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Bấy giờ, Tu-bồ-đề đối với Bát-nhã không có được chỗ nương dựa, như chìm biển lớn, thế nên bạch Phật: Bát-nhã sâu thẳm ấy chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng thể nghĩ bàn, vậy ai sẽ tin hiểu được? Nếu chỉ chẳng thể nghĩ bàn còn không thể tin được, huống gì chẳng thể nghĩ bàn lại chẳng thể nghĩ bàn?
            Phật dạy: Nếu Bồ-tát tu sáu ba-la-mật lâu, trồng thiện căn lâu, cúng dường thân cận chư Phật lâu, theo cùng thiện tri thức lâu, nhờ nhân duyên ấy nên lòng tin bền chắc, có thể tín thọ Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm.

* Trang 248 *
device

Trong các phẩm khác nói: Có người mới phát tâm cũng có thể tin Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm. Nay Phật nói người phát tâm lâu nên có thể tin, vì vậy Tu-bồ-đề hỏi thế nào là phát tâm lâu?
            Phật dạy: Nếu Bồ-tát biết tướng Bát-nhã ba-la-mật rõ ràng, không phân biệt tất cả pháp, nghĩa là không phân biệt sắc bốn đại (catvāri-mahābhūtāni), hoặc sắc do bốn đại tạo ra (catvāri-upādāyarūpa)
            Không phân biệt sắc tướng là không phân biệt sắc là có thể thấy, tiếng là có thể nghe. Sắc ấy hoặc tốt hoặc xấu, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc khổ hoặc vui v.v...; Không phân biệt sắc tánh là không thấy sắc pháp thường, tức là không thấy đất có tánh cứng v.v...
            * Lại nữa, thật tánh của sắc gọi là pháp tánh. Vì rốt ráo không. Bồ-tát không phân biệt pháp tánh, vì pháp tánh là bất hoại. Cho đến trí nhất thiết chủng cũng như vậy.
            Hỏi: Tướng đất là cứng, cớ sao nói là tánh ?
            Đáp: Tướng ấy tích tập thành tánh. Thí như người giận dữ, ngày ngày tập quen mãi thời thành tánh dữ. Hoặc tánh và tướng khác nhau, như thấy khói biết lửa, khói là tướng lửa, chứ chẳng phải lửa. Hoặc tướng và tánh chẳng khác nhau, như nóng là tướng lửa, cũng là tánh . Trong đây Phật nói nhân duyên: Các pháp sắc v.v... chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể nghĩ bàn tức là rốt ráo không, thật tướng các
 
 

* Trang 249 *
device

các pháp thường thanh tịnh. Tu-bồ-đề, tuy Bồ-tát trải ngày tháng năm không lâu, song tu được như vậy, nên gọi là tu lâu.
            Tu-bồ-đề nghe Bát-nhã ba-la-mật còn được lợi ích sâu xa, nên bạch Phật rằng: Bát-nhã ba-la-mật rất sâu vì sắc v.v... rất sâu. Tướng sắc v.v... rất sâu như trước đã nói.[1]
            Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật là nơi tích tụ trân bảo; tích tụ trân bảo đó là quả Tu-đà-hồn, vì hay diệt trừ ba ác độc, ba kiết, cho đến chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hay diệt trừ tất cả phiền não và tập khí, hay đầy đủ tất cả ước nguyện. Các quả vị ấy nương các thiền cho đến trí nhất thiết chủng, nhân và quả hợp lại, nói gọi là trân bảo tích tụ.
            Bát-nhã ba-la-mật ấy là nơi tích tụ thanh tịnh, vì các pháp sắc v.v... thanh tịnh. Đối với sắc pháp v.v... chánh hạnh không tà, gọi là thanh tịnh, không có các tội lỗi, cho đến chẳng chấp trước rốt ráo không, cũng chẳng chấp trước, chẳng thể nghĩ bàn, nên gọi là thanh tịnh tích tụ.
            KINH: Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Rất quái lạ! Khi nói Bát-nhã ba-la-mật thì thường có chướng nạn.
            Phật dạy: Như vậy! Như vậy! Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm ấy thường có chướng nạn. Vì lẽ ấy thiện nam tử thiện nữ nhân nếu khi muốn
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 64, phẩm thán tịnh thứ 42; T. 8: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 13, tr. 314b9-c6; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, tr. 69c17-70a7.

* Trang 250 *
device

 chép Bát-nhã ba-la-mật, hãy nên chép mau; nếu khi đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ, tu hành[1] cũng nên tu hành mau, vì sao? Vì không muốn để cho các nạn khởi lên trong khi chép, đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm ấy.
            Thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu một tháng chép thành hãy nên siêng chép, hoặc hai tháng, ba tháng, bốn tháng, năm tháng, sáu tháng, bảy tháng; Hoặc một năm mới chép thành cũng nên siêng chép. Nếu đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành, hoặc một tháng được thành tựu, cho đến một năm được thành tựu, hãy nên siêng năng thành tựu, vì sao? Vì đối với trân bảo ấy có nhiều chướng nạn khởi lên.
            Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn! Đối với Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy, ác ma ưa làm chướng nạn không để cho chép, không để cho đọc tụng, suy nghĩ thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành.
            Phật bảo Tu-bồ-đề, ác ma tuy muốn làm chướng nạn Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy, không để cho chép, đọc tụng, suy nghĩ, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành; cũng không thể phá hoại Bồ-tát ma-ha-tát chép Bát-nhã ba-la-mật cho đến tu hành.

 


[1] Đại trí độ luận, quyển 42, tr. 366b20-b25:Bát-nhã ba-la-mật có các danh tự: Quán, tu, tương ưng, hợp, nhập, tập, trụ v.v... ấy đều gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật, chỉ nói các danh tự, người nghe hoan hỷ. Lại nữa, hơi có sai biệt về danh tự tu hành : Lắng nghe, đọc tụng, viết chép, chánh ức niệm, thuyết giảng, tư duy, trù lượng, phân biệt, tu tập cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chung lại gọi là tu hành.Đại trí độ luận, quyển 64, phẩm thán tịnh thứ 42; T. 8: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 13, tr. 314b9-c6; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, tr. 69c17-70a7.

* Trang 251 *
device

Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Do lực của ai nên ác ma không thể làm chướng nạn Bồ-tát ma-ha-tát chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm cho đến tu hành?
            Phật dạy: Do lực của Phật nên ác ma không thể chướng nạn Bồ-tát ma-ha-tát chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm cho đến tu hành. Xá-lợi-phất cũng là do lực của chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới, ủng hộ niệm tưởng Bồ-tát ấy nên làm cho ác ma không thể lưu nạn Bồ-tát ma-ha-tát, khiến không chép thành được Bát-nhã ba-la-mật cho đến tu hành, vì sao? Vì trong mười phương thế giới, vô lượng vô biên vô số chư Phật hiện tại ủng hộ niệm tưởng Bồ-tát ấy chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm cho đến tu hành. Pháp nhĩ như vậy, không thể làm chướng nạn.
            Xá-lợi-phất, thiện nam tử thiện nữ nhân, nên nghĩ rằng: Ta chép được Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy cho đến tu hành, đều là nhờ lực của mười phương chư Phật.
            Xá-lợi-phất thưa: Bạch đức Thế Tôn, nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy, cho đến tu hành, đều là nhờ lực của Phật. Nên biết người ấy được chư Phật ủng hộ.

* Trang 252 *
device

Phật dạy: Như vậy, như vậy! Xá-lợi-phất nên biết nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân chép được Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy cho đến tu hành đều là nhờ lực của Phật, nên biết cũng là được chư Phật ủng hộ.
            Xá-lợi-phất thưa: Bạch đức Thế Tôn, vô lượng vô biên vô số chư Phật hiện tại trong mười phương, đều biết đều lấy Phật nhãn thấy thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, khi chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm cho đến tu hành.
            Phật dạy: Như vậy, Như vậy! Vô lượng vô biên vô số chư Phật hiện tại trong mười phương đều biết, đều lấy Phật nhãn thấy khi thiện nam tử thiện nữ nhân ấy chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm cho đến tu hành.
            Xá-lợi-phất, trong đây thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo, nếu chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm và thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như nói, nên biết người ấy đã gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không lâu.
            Xá-lợi-phất, Thiện nam tử thiện nữ nhân chép Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy và thọ trì, đọc tụng cho đến nhớ nghĩ đúng, người ấy đối với Bát-nhã ba-la-mật, tin hiểu nhiều, cũng cúng dường cung kính,

* Trang 253 *
device

tôn trọng tán thán Bát-nhã ba-la-mật, và cúng dường hương hoa, anh lạc cho đến phan lọng.
            Xá-lợi-phất, chư Phật đều biết, đều lấy Phật nhãn thấy thiện nam tử thiện nữ nhân ấy. Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy nhờ công đức cúng dường, sẽ được lợi ích lớn, quả báo lớn.
            Xá-lợi-phất, Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, do nhân duyên công đức cúng dường ấy nên trọn không bị đọa vào đường ác cho đến khi được địa vị bất thối chuyển, trọn không xa lìa chư Phật. Xá-lợi-phất, Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, do nhân duyên của thiện căn nên cho đến khi được địa vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trọn không xa lìa sáu ba-la-mật, trọn không xa lìa nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, trọn không xa lìa bốn niệm xứ, cho đến tám Thánh đạo phần, trọn không xa lìa mười lực cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
            LUẬN: Bấy giờ Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Bát-nhã ba-la-mật ấy là nơi trân bảo tích tụ, hay làm thỏa mãn ước nguyện của hết thảy chúng sanh, đó là các cái vui đời nay, vui Niết-bàn, cái vui Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Người ngu si mà lại muốn phá hoại Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh tích tụ, như ngọc báu Như ý không có tỳ vết, như hư không, không có bụi nhơ. Bát-nhã ba-la-mật là thanh tịnh tích tụ rốt ráo mà người kia tự khởi lên tà kiến muốn làm

* Trang 254 *
device

làm chướng nạn[1] phá hoại, thí như người mắt lòa, thấy trân bảo đẹp cho là bất tịnh, mới nghĩ như vậy.
            Chướng nạn là nhân duyên về những việc ma phá hoại Bát-nhã ba-la-mật. Phật ấn khả lời Tu-bồ-đề nói; nếu thiện nam tử thiện nữ nhân muốn chép Bát-nhã ba-la-mật, hãy chép cho mau, cho đến nhớ nghĩ đúng, khi tu hành đúng như lời nói, cũng hãy tu hành mau. Lý do phải cho mau vì pháp hữu vi không thể tin, vì có sự chướng nạn khởi lên. Bộ loại kinh quyển Bát-nhã ba-la-mật có nhiều có ít, có thượng trung hạ, như Quang tán Bát-nhã, Phóng quang Bát-nhã, Đạo hành Bát-nhã.[2] Có người viết chép, viết mau viết chậm, có người nhất tâm siêng viết, có người giải đãi không tinh cần, mạng người vô thường, là pháp hữu vi không thể tin.
            Đức Phật Thích-ca sanh ra giữa đời ác trược, có nhiều chướng nạn, thế nên nói nếu có thể chép một tháng xong, hãy siêng chép cho xong, chớ bỏ giữa chừng, vì sợ có chướng nạn, cho đến phải chép một năm cũng vậy. Giống như chép, cho đến tu hành cũng phải cho mau. Mau chậm tùy theo người căn lợi độn.
            Trong đây Phật lại nói nhân duyên: Thế gian vì trân bảo nên sinh nhiều giặc cướp, Bát-nhã là trân bảo lớn nên có nhiều chướng nạn. Chướng nạn là như tật bệnh, đói khát v.v... song vì ma sự lớn nên nói ma sự[3] chướng nạn. Hoặc ma hoặc ma dân, ác quỷ, gây nhân duyên ác, xâm
 

[1] T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 22, tr. 50a18-19: Người trí nếu thấy người muốn xuất gia nên dùng phương tiện, khuyến hóa giúp đỡ khiến được thành tựu, chớ làm chướng nạn; T. 26: Đại bảo tích kinh (大寶積經論), quyển 1, tr. 205c25-28.
[2] Đại trí độ luận, quyển 79, tr. 620a10-13: Vì tướng Bát-nhã ba-la-mật không có hạn lượng; danh từ, ngôn ngữ, chương cú, quyển số có hạn lượng như các câu chữ trong các quyển kinh Tiểu phẩm Bát-nhã, Phóng quang Bát-nhã, Quang tán Bát-nhã v.v... có hạn lượng, còn nghĩa lý Bát-nhã không có hạn lượng
[3] Đại trí độ luận, quyển 68, giải thích phẩm ma sự thứ 46 (釋魔事品第46); quyển 44, giải thích phẩm huyễn học thứ 11 (釋幻人品第11); quyển 76, giải thích phẩm học không bất chứng thứ 60 (釋學空不證品第60).

* Trang 255 *
device

nhập thân người, nhiễu loạn tâm người. Phá người chép Bát-nhã, hoặc khiến người chép mệt mõi, hoặc xúi việc nước nổi lên, hoặc người chép không ai cúng dường giúp đỡ; những việc như vậy.
            Khi đọc tụng thời thầy trò không hòa hợp; khi thuyết giảng ở giữa chúng, hoặc có người đến kể tội lỗi của pháp sư, hoặc nói pháp sư không thể tu hành như lời nói, đâu cần nghe theo. Hoặc nói tuy pháp sư giữ giới mà lại độn căn, không hiểu nghĩa sâu, nếu nghe pháp sư ấy nói trọn không ích gì. Hoặc nói Bát-nhã ba-la-mật là không, không có gì của chính nó, diệt hết thảy pháp, không có chỗ để tu hành, thí như người trần truồng mà lại tự nói ta mặc áo trời. Có các chướng nạn như vậy, làm cho không thể thuyết giảng.
            Không nhớ nghĩ đúng là ma hiện làm thân đẹp, hoặc hiện làm thiện tri thức, hoặc hiện hình vị Sa-môn đáng tin kính, để nói Bát-nhã ba-la-mật là không, không có gì của chính nó, tuy có danh từ tội phước mà không có đạo lý. Hoặc nói Bát-nhã ba-la-mật không, tức có thể chứng Niết-bàn. Những việc như vậy, là việc phá hoại sự nhớ nghĩ đúng, tu hành Phật đạo.
            Bồ-tát mới phát tâm, nghe việc ấy, tâm rất kinh sợ: Chúng ta mang thân sinh tử, ma là chủ cõi Dục, oai thế rất lớn, ta làm sao tu Bát-nhã ba-la-mật để được đạo Vô thượng? Vì thế nên Phật nói ác ma tuy muốn chướng nạn,

* Trang 256 *
device

cũng không thể phá hoại, vì sao? Vì nhân duyên lớn thường phá được tiểu nhân duyên, như người lìa dục thường hơn người tham dục, người từ bi thường hơn người sân nhuế, người trí thường hơn người vô trí. Bát-nhã ba-la-mật là chơn trí tuệ, oai lực rất lớn, còn ma sự hư dối. Bồ-tát tuy chưa được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, song được khí phần của Bát-nhã nên ma không thể phá. Vì nhân duyên việc ấy, nên Xá-lợi-phất bạch Phật, do sức ai nên ma không thể phá?
Phật đáp: Do sức Phật. Như giữa hạng người ác thì ma lớn, giữa hạng người thiện thì Phật lớn, giữa hạng người trói buộc, thì ma lớn, giữa hạng người giải thốt thì Phật lớn; giữa hạng người chướng nạn thì ma lớn, giữa hạng người thông đạt thì Phật lớn.
Trước đây nói sức Phật là chỉ đức Phật Thích-ca Văn, sau nói sức Phật là chỉ chư Phật hiện tại trong mười phương, như Phật A-súc, A-di-đà v.v... Giống như giặc ác có các ác khác tương trợ, phép của chư Phật cũng như vậy. Thường vì hết thảy chúng sanh, nên hễ có người phát tâm thì liền ủng hộ, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật mười phương, hay bị người muốn trở hoại, không thể không ủng hộ. Vì sức của các chướng nạn lớn, nên những người chép, đọc, nhớ nghĩ đúng được là đều nhờ sức Phật mười phương thủ hộ.

* Trang 257 *
device

Xá-lợi-phất nói: Nếu có người viết chép, thọ trì cho đến tu hành, đều được chư Phật ủng hộ. Phật ấn khả lời ấy.
Xá-lợi-phất lại thưa: Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam tử thiện nữ nhân viết chép thọ trì v.v... chư Phật hiện tại trong mười phương đều lấy Phật nhãn thấy biết nhớ nghĩ ư? Phật ấn khả nói như vậy, trước ác ma đến phá hoại, Phật và mười phương Phật thủ hộ, không cho trở hoại. Nay lấy Phật nhãn thấy thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, biết người ấy khó có công đức, chưa phá lưới ma mà có thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật là việc lớn, nên mười phương Phật lấy Phật nhãn thấy biết nhớ nghĩ người ấy.
Hỏi: Lấy Thiên nhãn thấy hay lấy Phật nhãn thấy ? Nếu lấy Thiên nhãn thấy, cớ sao trong đây nói Phật nhãn? Nếu lấy Phật nhãn, thì chúng sanh hư dối tại sao lấy Phật nhãn thấy?
            Đáp: Thiên nhãn có hai loại: 1. Nhiếp vào Phật nhãn. 2. Không nhiếp. Loại không nhiếp vào Phật nhãn thì thấy chúng sanh hiện tại, vì có hạn lượng. Loại nhiếp vào Phật nhãn thời thấy chúng sanh ba đời không có hạn lượng. Pháp nhãn nhiếp vào Phật nhãn, chỉ thấy các pháp không thấy chúng sanh; tuệ nhãn nhiếp vào Phật nhãn, không thấy pháp, chỉ thấy rốt ráo không.
            Hỏi: Thiên nhãn nhiếp vào Phật nhãn là thật hay hư vọng? Nếu hư vọng, Phật không nên lấy cái hư vọng đễ

* Trang 258 *
device

thấy; nếu thật, chúng sanh không, chúng sanh hiện tại còn không thật, huống gì chúng sanh vị lai, quá khứ ?
            Đáp: Thiên nhãn nhiếp vào Phật nhãn đều là thật. Chúng sanh đối với Niết-bàn cho là hư vọng, chẳng phải đối với cái thế giới trông thấy cho là hư vọng. Nếu người nào đối với chúng sanh thủ lấy định tướng, thì nói là hư vọng, chẳng phải vì Thế đế nên nói hư vọng. Vì thế, thiên nhãn nhiếp vào Phật nhãn, thì thấy chúng sanh.[1]
            Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao không lấy tuệ nhãn nhiếp vào Phật nhãn để thấy chúng sanh?
Đáp: Tuệ nhãn mãnh lợi vô tướng, nên tuệ nhãn thường tương ưng với không, vô tướng, vô tác, không nhằm để thấy chúng sanh, vì sao? Vì năm uẩn hòa hợp giả gọi là chúng sanh. Thí như đối với tiểu nhi, có thể lấy gậy nhỏ đánh, không thể đánh gậy to. Trong đây tán thán Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật là nói theo Thế đế chứ không phải nói theo Đệ nhất nghĩa.
Hỏi: Pháp đời vị lai chưa có, nghĩ biết còn khó, huống gì mắt thấy?
Đáp: Như pháp quá khứ, tuy đã mất không có gì mà do niệm lực tâm số pháp, nên có thể nhớ việc quá khứ, suốt cả đời trước. Thánh nhân cũng như vậy, có sức thánh trí, tuy pháp chưa sanh khởi mà có thể biết có thể thấy.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 7, tr. 112b16-24: Hỏi: Phật có Phật nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn hơn Thiên nhãn, sao lại dùng Thiên nhãn quán xem thế giới? Đáp: Vì Nhục nhãn thì thấy không khắp, Tuệ nhãn thì biết thật tướng các pháp, Pháp nhãn thì thấy người ấy dùng phương tiện gì, hành pháp gì mà đắc đạo, Phật nhãn thì hết thảy pháp hiện tiền đều biết rõ ràng; còn Thiên nhãn thì thấy thế giới và chúng sanh không bị chướng ngại, các nhãn khác không như vậy. Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn tuy thắng, song không phải để thấy chúng sanh. Muốn thấy chúng sanh, chỉ dùng hai nhãn là Nhục nhãn và Thiên nhãn; vì Nhục nhãn thấy không khắp bởi có chướng ngại, nên dùng Thiên nhãn mà xem.
 
 

* Trang 259 *
device

* Lại nữa, ở trong Bát-nhã thì không phân biệt ba đời, vị lai, quá khứ, hiện tại không khác. Nếu thấy quá khứ, hiện tại thì vị lai cũng có thể thấy; nếu không thấy quá khứ, vị lai thì cũng không thể thấy hiện tại.
            Hỏi: Chúng sanh đời mạt pháp ở phương bắc, lậu kiết chưa hết, là người tội ác, cớ sao Phật thấy, biết, niệm nghĩ?
            Đáp: Tướng trạng đại bi của Phật là thương yêu thấu xương tủy. Bồ-tát ấy có thể phát tâm Vô thượng đạo vì chúng sanh, nên Phật xem pháp ấy cuối cùng sẽ hưng thịnh, sau khi Ta Niết-bàn, người ấy sẽ tá trợ Phật pháp, vì thế nên Ta nghĩ, biết đến.
            * Lại nữa, người cuối cùng ở phương bắc, sanh ở biên địa đời xấu ác, ba độc xí thịnh, trong kiếp đao binh, hiền thánh rất ít, người ấy không biết được nhân duyên tội phước, chỉ nghe theo người, hoặc đọc kinh, bèn hay tín vui cúng dường, mà mau gần đến Vô thượng đạo không lâu, việc ấy là khó, còn nếu gặp Phật ở đời, được địa vị bất thối mà tin hiểu tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không phải là khó.
            Có vô lượng các thứ nhân duyên như vậy, nên Phật có thể thấy, nhớ nghĩ, biết: Người ấy có tâm tin hiểu lớn nên có thể cúng dường Bát-nhã ba-la-mật. Cúng dường đủ hoa hương v.v... như trước đã nói.[1] Do cúng dường nên được quả báo lớn, cũng như người hủy báng bị khổ não lớn. Quả
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 9 , tr. 123a16-129b16; quyển 10, tr. 29b13-16; quyển 30, tr. 279a12-19.
amily:CN-Times'>放光般若經), quyển 10, tr. 69c17-70a7.

* Trang 260 *
device

báo lớn là Tu-đà-hồn trọn không bị đọa ba ác đạo. Bồ-tát ấy nhất tâm tin hiểu, cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, cũng như vậy, do ái niệm chư Phật thường tu niệm Phật tam-muội, nên trọn không rời chư Phật, cho đến khi đạt địa vị bất thối. Vì giáo hóa chúng sanh mà rời chư Phật, không có lỗi, cũng như trẻ con không rời mẹ nó vì sợ sa vào tai nạn. Vì thường ái niệm sâu xa thiện pháp nên cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trọn không xa lìa sáu ba-la-mật.
            Được đại quả báo đời nay đời sau như thế.
            KINH: Xá-lợi-phất, Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, sau khi Phật Niết-bàn, sẽ truyền đến phương nam,[1] Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di ở đó, sẽ chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, sẽ thọ trì, đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, và tu hành. Do nhân duyên của thiện căn ấy, nên trọn không rơi vào ác đạo, hưởng cái vui cõi trời cõi người, tăng ích sáu ba-la-mật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật, tạm dùng Thanh văn, Bích-chi Phật, Phật thừa mà đắc Niết-bàn.
            Xá-lợi-phất, Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, từ phương nam sẽ truyền đến chỗ phương tây sở tại, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di ở đó sẽ chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, sẽ thọ trì, đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành.
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 13, tr. 317b13-26; T. 8: Đạo hành Bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 4, tr. 446a29-b7; T. 8: Tiểu phẩm Bát-nhã kinh (小品般若經), quyển 4, tr. 555a27-b4; T. 8: Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (佛 母 出 生 三 法 藏 般 若 波 羅 蜜 多 經), quyển 10, tr. 623b2-15.

* Trang 261 *
device

Do nhân duyên của thiện căn ấy nên trọn không sa vào ác đạo, mà hưởng thọ cái vui cõi trời cõi người, tăng ích sáu ba-la-mật, cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật, tạm lấy Thanh văn, Bích-chi Phật, Phật thừa mà được Niết-bàn.
            Xá-lợi-phất, Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, từ phương tây sẽ truyền đến chỗ sở tại phương bắc, ở đó Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, sẽ chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, sẽ thọ trì, đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành. Do nhân duyên của thiện căn ấy nên trọn không sa vào ác đạo, mà hưởng thọ cái vui cõi trời cõi người, tăng ích sáu ba-la-mật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật, tạm lấy Thanh văn, Bích-chi Phật, Phật thừa mà được Niết-bàn.
            Xá-lợi-phất, Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, khi ấy phương bắc sẽ lấy làm Phật sự, vì sao? Xá-lợi-phất, Pháp Ta lúc thạnh, không có tướng diệt. Xá-lợi-phất, Ta đã niệm tưởng thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật cho đến tu hành; Ta cũng niệm tưởng thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, có thể chép Bát-nhã ba-la-mật, tôn trọng, tán thán, cung kính, cúng dường, hương hoa cho đến phan lọng.

* Trang 262 *
device

Xá-lợi-phất, Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, do nhân duyên của thiện căn ấy, trọn không sa vào ác đạo, mà hưởng thọ cái vui cõi trời cõi người, tăng ích sáu ba-la-mật, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán chư Phật, tạm lấy Thanh văn, Bích-chi Phật, Phật thừa mà được Niết-bàn, vì sao? Xá-lợi-phất, vì Ta lấy Phật nhãn xem thấy người ấy, Ta cũng khen ngợi tán thán và vô lượng vô số chư Phật trong mười phương thế giới cũng lấy Phật nhãn xem thấy người ấy, cũng khen ngợi tán thán.
            Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, lúc về sau sẽ lưu hành rộng rãi ở phương bắc ư?
            Phật dạy: Như vậy, như vậy! Xá-lợi-phất! Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, lúc sau sẽ lưu hành rộng rãi ở phương bắc.
            Xá-lợi-phất, lúc sau ở phương bắc, thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu nghe được Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, hoặc chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như lời nói. Nên biết thiện nam tử thiện nữ nhân ấy từ lâu đã phát tâm Đại thừa, cúng dường nhiều đức Phật, trồng thiện căn lâu ngày, đi theo cùng thiện tri thức.

* Trang 263 *
device

Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Lúc sau ở phương bắc sẽ có bao nhiêu thiện nam tử thiện nữ nhân cầu Phật đạo, chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, cho đến tu hành đúng như lời nói?
            Phật bảo Xá-lợi-phất: Lúc sau ở phương bắc tuy có nhiều thiện nam tử thiện nữ nhân cầu Phật đạo, mà ít có người nghe Bát-nhã ba-la-mật ấy chẳng thối, chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, vì sao? Vì người ấy đã thân cận cúng dường nhiều chư Phật, hỏi han nhiều đức Phật, người ấy chắc chắn được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, đầy đủ bốn niệm xứ cho đến đầy đủ mười tám pháp không chung.
            Xá-lợi-phất! Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, vì căn lành thuần thục nên có thể làm lợi ích nhiều cho chúng sanh, vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì sao? Vì Ta nay vì thiện nam tử thiện nữ nhân ấy mà nói pháp tương ưng với trí nhất thiết chủng ; quá khứ chư Phật cũng vì thiện nam tử thiện nữ nhân ấy mà nói pháp tương ưng với trí nhất thiết chủng.
            Do nhân duyên ấy, nên người ấy vào đời sau tiếp tục được tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng vì người khác nói pháp Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thiện nam tử thiện nữ nhân ấy đều nhất tâm

* Trang 264 *
device

hòa hợp, ma hoặc ma dân còn không thể làm phá hoại tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, huống gì người ác chê bai người tu Bát-nhã ba-la-mật mà phá hoại tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề kia được.
            Xá-lợi-phất, các thiện nam tử thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo ấy, nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, được pháp hỷ pháp lạc lớn, cũng an lập nhiều người nơi thiện căn, vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
            LUẬN: Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, sau khi Phật diệt độ, sẽ truyền đến quốc độ phương nam. Phật xuất hiện ở phương đông, nói Bát-nhã ba-la-mật, phá ma và ma dân, ngoại đạo, độ vô lượng chúng sanh, vậy sau ở nơi thành Câu-di-na-kiệt, dưới cây song thọ mà diệt độ. Sau đó Bát-nhã ba-la-mật từ phương đông truyền đến phương nam, như mặt trời mặt trăng, 5 ngôi sao,[1] 28 ngôi sao,[2] thường từ phương đông lần đi đến phương nam, từ phương nam lần đến phương tây, từ phương tây lần đến phương Bắc, vòng quanh núi Tu-di, lại như thường pháp cúng dường đi quanh theo phía hữu, ứng khắp độ người Diêm-phù-đề. Do nhân duyên ấy nên từ phương đông đến phương nam, từ phương nam đến phương tây.
            Như Phật vì tâm vô trước nên không định ở một chỗ; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, không định ở một chỗ. Từ phương tây đến phương bắc, chúng sanh hai phương này ưa cúng dường viết chép, đọc tụng, cho đến tu hành,
 

[1] T. 53: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm sưu huyền phân tề thông trí phương quỹ (大方廣佛華嚴經搜玄分齊通智方軌), quyển 3, tr. 60b2-4: Đông phương sao tuế, nam phương sao oanh, tây phương sao thái bạch, bắc phương sao thần, ở giữa có sao trấn, ấy là năm sao.
[2] Tham khảo T. 13: Đại phương đẳng đại tập kinh (大方等大集經), quyển 41, tr. 274c9- 275c23.
xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (佛 母 出 生 三 法 藏 般 若 波 羅 蜜 多 經), quyển 10, tr. 623b2-15.

* Trang 265 *
device

hương hoa cho đến phan lọng ; được quả báo lớn như trong kinh nói. Sau đó triển chuyển đến phương bắc, quả báo có được nhờ sự cúng dường ở đây, như trên đã nói.[1]
            Xá-lợi-phất, Bát-nhã ba-la-mật ấy sẽ làm Phật sự ở phương bắc. Trong đây nói nhân duyên. Lúc Phật ở đời, hay dứt các nghi hoặc, nên Phật pháp hưng thịnh, không sợ pháp diệt. Sau Phật diệt độ, quá 500 năm, chánh pháp lần diệt, bấy giờ Phật sự dần khó. Khi ấy người lợi căn, tụng đọc, nhớ nghĩ đúng, hoa hương cúng dường, còn người độn căn thì viết chép, hoa hương cúng dường. Hai hạng người này, lâu lâu đều sẽ được độ, nên nói sẽ làm Phật sự.
            Phật dạy: Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, Ta và mười phương chư Phật đều lấy Phật nhãn thấy, nhớ nghĩ, biết và tán thán.
            Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bát-nhã thâm sâu ấy lưu hành rộng rãi ở phương bắc ư? Lưu hành rộng rãi là phương bắc của Diêm-phù-đề rộng lớn. Lại ở phương bắc có núi Tuyết, núi Tuyết lạnh nên cỏ thuốc có khả năng diệt độc, gạo lúa ăn vào, ba độc không thể phát ra mạnh, không thể phát ra mạnh nên chúng sanh mềm mại, năm căn tín, tấn, niệm, định, tuệ đều có thế lực.
            Có các nhân duyên như vậy, phương bắc tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Người ở đây nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, viết chép thọ trì, cho đến nhớ nghĩ đúng, tu
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 67, tr. 530c1-7; Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 56, phẩm cố thị thứ 30 (顧視品第30) cho đến quyển 60, phẩm pháp thí thứ 38 (法施品第38).

* Trang 266 *
device

hành đúng như lời nói: Nên biết người ấy từ lâu phát tâm Đại thừa, cúng dường nhiều Phật, trồng căn lành, cùng đi theo thiện tri thức, thế nên có thể ở đời ác mà viết chép, giữ gìn, tín thọ, cho đến tu hành đúng như lời nói.
            Xá-lợi-phất hỏi: Phương bắc có bao nhiêu người nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, rồi viết chép, đọc tụng, cho đến tu hành đúng như lời nói?
            Phật dạy: Bát-nhã thâm sâu ấy khó biết khó làm, tuy có nhiều người phát tâm vô thượng đạo, được gọi là Bồ-tát, mà ít có người nghe Bát-nhã ba-la-mật, tâm liền thông đạt, không kinh, không thối mất, tướng trạng của tâm thông đạt không kinh, không sợ, trong đây Phật tự nói: Là người ấy thân cận nhiều đức Phật. Người thân cận chư Phật, ở trong vô lượng đời thường thấy chư Phật, cung kính cúng dường.
            Vấn nạn là hỏi thẳng việc kia mà nghi tâm không mở, lại hỏi lại nhiều lần, gọi là nạn. Công đức quả báo người ấy tuy chưa thành, nên biết người ấy đã đầy đủ sáu ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm cho đến mười tám pháp không chung. Phước đức ấy thuần thục làm lợi ích nhiều cho chúng sanh, đó là do Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, nên được sanh vào nhà giàu, tự làm việc bố thí, dạy người bố thí. Do Nhẫn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, nên khiến vô lượng chúng sanh xuất gia, thọ giới, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Trong đây Phật nói nhân duyên:

* Trang 267 *
device

Người ấy theo ta và chư Phật quá khứ, nghe pháp Đại thừa tương ưng với trí nhất thiết chủng, thế nên đời sau không mất tâm Bồ-đề ấy, cũng giáo hóa người khác, như đốt một ngọn đèn, triển chuyển đều đốt. Người ấy các phiền não đã mỏng, không có xan tham, tật đố, sân nhuế, nên không chê bai nhau, thường nhất tâm, hòa hợp; thế nên ma hoặc ma dân, không thể làm trở hoại. Nếu người có chút ít sai lầm thì ma chớp được chỗ dễ như người bị lỡ gặp chất độc. Ma là chúa cõi Dục còn không thể làm trở hoại, huống gì người ác ! Hoặc có người làm ác mà chẳng phải ác, như thánh nhân chưa lìa dục. Thế nên nói người ác chê bai Bát-nhã ba-la-mật, chê bai Bồ-tát.
            * Lại nữa, các thiện nam tử thiện nữ nhân, vô lượng đời lại đây ưa Phật pháp, đắm sâu thật pháp, tín lực tuệ lực nhiều, nên nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; có được tâm đại từ bi, nên tùy theo sức chúng sanh, khiến họ vào Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ; hoặc khiến được các nhân duyên của Bát-nhã là các thiện căn bố thí, trì giới v.v... vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên thiện nam tử thiện nữ nhân ấy cầu đạo vô thượng, dạy người khác khiến sanh các thiện căn phước đức.
            KINH: Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy ở trước Ta lập thệ nguyện rằng: "Khi ta tu Bồ-tát đạo, sẽ độ vô số trăm ngàn vạn ức chúng sanh, khiến phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chỉ bày, giáo hóa, lợi 

* Trang 268 *
device

ích, vui mừng,[1] cho đến khi được thụ ký địa vị bất thối.” Ta biết tâm người ấy và cũng tùy hỷ.
            Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy cũng ở trước chư Phật quá khứ lập thệ nguyện rằng: "Khi Ta tu Bồ-tát đạo, sẽ độ vô số trăm ngàn vạn ức chúng sanh, khiến phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chỉ bày, giáo hóa, lợi ích, vui mừng, cho đến khi được thọ ký địa vị bất thối" Chư Phật quá khứ cũng biết tâm người ấy và tùy hỷ.
            Xá-lợi-phất, các thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, vì có tâm lớn, lãnh thọ, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng lớn, cũng có thể bố thí lớn, có thể bố thí lớn rồi, trồng căn lành lớn, trồng căn lành lớn rồi, được quả báo lớn. Vì nhiếp hóa chúng sanh nên thọ thân, đối với chúng sanh, có thể bỏ vật sở hữu trong ngồi. Do nhân duyên thiện căn ấy, phát nguyện muốn sanh đến thế giới tha phương, nơi hiện tại chư Phật đang thuyết Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu. Ở trước chư Phật nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy rồi, cũng ở tại đó chỉ bày, giáo hóa, lợi ích, vui mừng cho trăm ngàn vạn ức chúng sanh, khiến phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
            Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Hy hữu, bạch Thế Tôn! Phật đối với pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, không có pháp gì không biết, không có pháp nào[2]
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 54, giải thích phẩm thiên vương thứ 27, tr. 445a20-28: Thị là chỉ thị cho người biết việc tốt xấu, lành chẳng lành, nên làm không nên làm; sinh tử là xấu, Niết-bàn an ổn là tốt. Phân biệt ba thừa, phân biệt sáu Ba-la-mật như vậy gọi là chỉ thị. Giáo là dạy ông bỏ ác làm lành, ấy gọi là giáo. Lợi là khi chưa được mùi vị của thiện pháp, tâm dễ thối mất, vì họ thuyết pháp dẫn dắt khiến ra khỏi. Ông chớ tìm quả trong khi tu nhân, ông nay tuy cần khổ, nhưng khi quả báo xuất hiện thời được lợi ích rất lớn, khiến tâm kia lợi, nên gọi là lợi. Hỷ là tùy chỗ người ấy tu hành mà tán thán, khiến tâm người kia vui mừng. Nếu người ưa bố thí mà nghe tán thán bố thí thời vui mừng. Vậy nên lấy bốn việc ấy trang nghiêm việc thuyết phá
[2] Đại trí độ luận, quyển 67, tr. 532 c2-5: Xá-lợi-phất không có nhất thiết trí, nghe nói việc hạnh nguyện của Bồ-tát ba đời, liền phát tâm hy hữu bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Phật đối với các pháp trong ba đời đều biết, từ như như, pháp tánh, thật tế đều biết, tánh hành nghiệp nhân duyên quả báo của chúng sanh đều biết, chư Phật hiện tại, quá khứ, vị lai trong mười phương, và các đệ tử cùng hành sự của đệ tử trong thế giới đều biết.

* Trang 269 *
device

như tướng nó mà không biết, không có việc làm gì của chúng sanh mà không biết. Nay Phật đều biết chư Phật và Bồ-tát, Thanh văn quá khứ, cũng như biết mười phương thế giới và chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn hiện tại; cũng biết chư Phật và Bồ-tát, Thanh văn vị lai. Bạch đức Thế Tôn, đời vị lai có thiện nam tử thiện nữ nhân, siêng cầu sáu ba-la-mật, thọ trì, đọc tụng, cho đến tu hành, sao có người được có người không được ư?
            Phật bảo Xá-lợi-phất: Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân, nhất tâm tinh tấn siêng cầu, sẽ được các kinh ứng hợp với sáu ba-la-mật.
            Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Thiện nam tử thiện nữ nhân, người siêng tu như vậy sẽ được kinh thâm diệu ứng hợp với sáu ba-la-mật ư?
            Phật bảo Xá-lợi-phất: Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, sẽ được kinh thâm diệu ứng hợp với sáu ba-la-mật ấy, vì sao? Vì thiện nam tử thiện nữ nhân vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên thuyết pháp cho chúng sanh, chỉ bày, giáo hóa, lợi ích, vui mừng, khiến an trụ trong sáu ba-la-mật. Do nhân duyên ấy, nên thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, chuyển sanh thân sau, dễ được kinh thâm diệu ứng hợp với sáu ba-la-mật. Được rồi tu hành đúng như lời sáu ba-la-mật dạy, tinh cần không nghỉ, cho đến khi làm

* Trang 270 *
device

nghiêm tịnh Phật độ, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
LUẬN: Phật dạy: Thiện nam tử thiện nữ nhân, đối trước Ta và trước chư Phật quá khứ, lập thệ nguyện rằng: “Ta tu Bồ-tát đạo, sẽ khiến vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh, phát tâm vô thượng đạo, chỉ bày, giáo hóa, lợi ích, vui mừng, khiến được thọ ký địa vị bất thối.” Ta và chư Phật quá khứ biết thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, có tâm lớn, có thể làm việc lớn nên tùy hỷ. Thiện nam tử thiện nữ nhân nghe Phật biết tâm mình thời sanh hoan hỷ; tự nhớ quá khứ việc lập thệ nguyện, càng thêm tinh tấn.
Tâm lớn là tâm hết thảy chúng sanh đều ưa duyên theo sáu trần: có người làm phước đức hổn tạp, nghĩa là trong khi làm phước mà tâm sanh nghi ngờ hối tiếc, quả báo của phước đức ấy tuy được giàu sang, không thể hảo dụng, cũng không thể cho ai, do tội nghiệp nên các căn ám độn, không biết chọn lựa tốt xấu; còn thiện nam tử ấy khi chưa đắc đạo, do phước đức thanh tịnh nên được ngũ dục thượng diệu, được tùy ý tận dụng, cũng tùy ý thí cho người khác, hoặc cho người nghèo thiếu, hoặc cúng vào phước điền; nếu gặp được thiện tri thức, nghe Phật pháp, dứt tâm đắm dục, thương xót chúng sanh, vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên bố thí vật sở hữu trong ngồi, không chút lẫn tiếc; nếu trì giới, khắp làm mười thiện đạo, đầy đủ luật nghi, cọng hành với tâm từ bi; tu các thiện pháp khác cũng như vậy; đem thâm tâm tu hành và dẫn dắt người

* Trang 271 *
device

khác tu hành thiện đạo; với nhân duyên phước đức ấy không cầu cái vui ở đời, ở chỗ vua trời, vua người, chỗ giàu sang, song nghe chỗ nào có Phật hiện tại, thời nguyện sanh đến đó; còn Bồ-tát biết rõ thật tướng các pháp, nên không muốn sanh đến các nơi đó; nếu vì chúng sanh thì sanh ở trước mười phương Phật, nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, nghe xong, ở tại đó khai hóa cho vô lượng trăm ngàn chúng sanh, phát tâm vô thượng đạo.
Xá-lợi-phất không có nhất thiết trí, nghe nói việc hạnh nguyện của Bồ-tát ba đời, liền phát tâm hy hữu bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Phật đối với các pháp trong ba đời đều biết, từ như như, pháp tánh, thật tế[1] đều biết, tánh hành nghiệp nhân duyên quả báo của chúng sanh đều biết, chư Phật hiện tại, quá khứ, vị lai trong mười phương, và các đệ tử cùng hành sự của đệ tử trong thế giới đều biết. Nhất thiết trí của Phật có lực rất lớn, không thể nghĩ bàn. Ý của Xá-lợi-phất cho rằng đồng là người xuất gia, đều cầu Bát-nhã ba-la-mật, cớ sao có người được người không được?
Phật đáp: Nếu Bồ-tát thường nhất tâm cầu sáu ba-la-mật, không tiếc thân mạng, người ấy bên trong có tâm tốt, bên ngồi có chư Phật Bồ-tát và chư thiên hỗ trợ. Ý Xá-lợi-phất cho rằng dầu có tinh tấn mà không có Phật ở đời, ma lực lại mạnh, thời Bồ-tát ấy làm sao có được kinh thâm diệu Bát-nhã ba-la-mật, thế nên lại hỏi có được kinh thâm diệu tương ưng với sáu ba-la-mật ư?
 

[1] Nhö nhö, phaùp taùnh, thaät tế: Đại trí độ luận, quyển 32, tr. 297b22-299a21; quyển 63, tr. 507a7-21.

* Trang 272 *
device

Phật dạy: Được.
Trong đây nói nhân duyên có được: Là thiện nam tử thiện nữ nhân, vì đạo vô thượng, nên vì chúng sanh mà thuyết pháp, khai thị, giáo hóa, lợi ích, an vui, khiến an trú sáu ba-la-mật, mở Phật đạo, do quả báo của nghiệp ấy nên khi chuyển sanh thân khác dễ có được kinh thâm diệu tương ưng với sáu ba-la-mật. Nếu có được thời nên mau chóng thọ trì, cho đến tu hành đúng như lời nói, tinh tấn không bỏ, đời đời không xa lìa. Dùng quả báo sáu ba-la-mật, làm nghiêm tịnh Phật độ, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, cho đến chứng đạo vô thượng. Nếu lẫn tiếc pháp, thời thường sanh chỗ biên địa, không có Phật pháp.
(Hết cuốn 67 theo bản Hán)
 
___________
           
 
 

* Trang 273 *
device

Xem mục lục