Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM THÚ TRÍ THỨ 53
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Thú Nhất Thiết Trí)
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần hai phẩm Điều phục
tham đẳng 51)

 

            KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát hiểu Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy sẽ đi đến chỗ nào?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát hiểu Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy sẽ đi đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna).
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát đến được trí Nhất thiết chủng ấy là làm chỗ nương về cho chúng sanh tu Bát-nhã ba-la-mật. Tu Bát-nhã ba-la-mật là tu hết thảy pháp. Bạch đức Thế Tôn, không có tu gì là tu Bát-nhã ba-la-mật. Không “thọ” tu, “hoại” tu là tu Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Những pháp gì hoại nên tu Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu.
            Bạch đức Thế Tôn, vì sắc hư hoại nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu; vì thọ, tưởng, hành, thức, mười hai xứ, mười tám giới hư hoại nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu. Ngã cho đến kẻ biết, kẻ

* Trang 435 *
device

thấy hư hoại nên Bát-nhã ba-la-mật gọi là hoại tu. Vì Thí ba-la-mật hư hoại, nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu; cho đến vì Bát-nhã ba-la-mật hư hoại nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu. Vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, quả Tu-đà-hồn cho đến trí Nhất thiết chủng hư hoại, nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu.
            Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, vì sắc hư hoại nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu; cho đến vì trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) hư hoại nên Bát-nhã ba-la-mật là hoại tu.
            Bấy giờ, Phật bảo Tu-bồ-đề: Trong Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển (avaivartika) phải nên niệm biết. Nếu Bồ-tát không đắm trước ở trong Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, nên biết đó là địa vị bất thối chuyển (avaivartika); không đắm trước ở trong Thiền ba-la-mật, cho đến Thí ba-la-mật, không đắm trước ở trong bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), nên biết đó là địa vị bất thối chuyển (avaivartika).
            LUẬN: Hỏi: Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến, cớ sao Tu-bồ-đề lại hỏi người tu Bát-nhã đi đến chỗ nào? Và cớ sao Phật đáp đi đến Nhất thiết trí?
            Đáp: Ngoại đạo nói: “Các pháp từ nhân đi đến quả, từ đời trước đi đến đời nay, từ đời nay đi đến đời sau”. Vì 

* Trang 436 *
device

phá cái điên đảo chấp thường ấy nên nói không có chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến. Trong đây Tu-bồ-đề đem tâm vô trước mà hỏi, Phật lấy tâm vô trước mà đáp. Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, đối với các pháp không chướng, không ngại, được sự giải thốt không chướng, không ngại; vì không chướng, không ngại có tính nhân quả tương tợ, nên nói người hiểu Bát-nhã thâm sâu đi đến trí Nhất thiết chủng. Tu-bồ-đề thưa: Vị Bồ-tát biết Bát-nhã ba-la-mật làm chỗ nương về cho hết thảy chúng sanh, như đứa con bị khổ não bức bách đến nương cha mẹ.
            Hỏi: Cớ sao chỉ có vị Bồ-tát hiểu Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu là chỗ nương về cho chúng sanh?
            Đáp: Vì Bồ-tát có tâm đại bi đối với chúng sanh, nên thường tu tập Bát-nhã ba-la-mật. Vì tu Bát-nhã nên có thể hiểu hết thảy pháp, đều thu vào Bát-nhã ba-la-mật; thế nên, tu Bát-nhã ba-la-mật tức là tu hết thảy pháp. Vì Bát-nhã ba-la-mật không có thật pháp nhất định có thể thủ đắc, nên trong kinh nói không có tu gì là tu Bát-nhã ba-la-mật. Trong Bát-nhã ba-la-mật hết thảy cách quán sát đều có lỗi nên không “thọ”, ấy là không “thọ” tu. Hoại tu là vì hết thảy pháp vô thường tán hoại nên gọi là “hoại” tu. Pháp có thể phá hoại là sắc cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna). Phật chấp nhận lời của Tu-bồ-đề nói. Cuối phẩm trên có nói tánh, tướng, dung mạo của vị Bồ-tát bất thối chuyển, nay nên thí nghiệm biết, đối với Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu có đắm trước hay không? Nếu có đắm trước thời sai, nếu không đắm trước thời là đúng tướng nó. Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật có hai hạng:

* Trang 437 *
device

1. Là nhơn Bát-nhã ba-la-mật, quán hết thảy pháp rốt ráo không, Bát-nhã cũng tự không. 2. Là không thể quán Bát-nhã cũng không, nên trong kinh nói thí nghiệm biết có đắm trước hay không.
            KINH: Nếu có Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, không cho lời người khác nói làm cương yếu, cũng không theo người khác chỉ dạy tu hành. Vị Bồ-tát bất thối chuyển không bị dục tâm, sân tâm, si tâm trói buộc. Nếu vị Bồ-tát bất thối chuyển thời không xa lìa sáu Ba-la-mật; nếu vị Bồ-tát bất thối chuyển khi nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, thời tâm không kinh, không mất, không sợ, không hãi, không hối hận, mà hoan hỷ vui nghe, thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như kinh nói. Tu-bồ-đề, nên biết Bồ-tát ấy đời trước đã nghe nghĩa lý trong Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, đã thọ trì, đọc tụng giảng nói, nhớ nghĩ đúng, vì sao? Vì Bồ-tát ấy có oai đức lớn nên nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, tâm không kinh, không mất, không sợ, không hãi, không hối hận mà hoan hỷ vui nghe, thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, không kinh, không sợ, cho đến nhớ nghĩ đúng, vị Bồ-tát ấy làm sao tu Bát-nhã ba-la-mật

* Trang 438 *
device

            Phật dạy: Tâm tùy thuận trí Nhất thiết chủng, Bồ-tát nên như vậy tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Bạch đức Thế Tôn, thế nào gọi là tâm tùy thuận trí Nhất thiết chủng, Bồ-tát nên như vậy tu hành Bát-nhã ba-la-mật?
            Phật dạy: Tùy thuận “không” là Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; tùy thuận vô tướng, vô tác, vô sở hữu, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, Bồ-tát nên như vậy tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Tùy thuận như mộng, huyễn, sóng nắng, tiếng vang, biến hóa là tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Phật bảo tùy thuận không, cho đến tùy thuận như mộng, như huyễn là tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát tu hành pháp gì? Hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát không tu hành sắc, không tu hành thọ, tưởng, hành, thức cho đến không tu hành trí Nhất thiết chủng, vì sao? Vì chỗ tu hành của Bồ-tát là pháp không có tạo tác, là pháp không biến hoại, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, không chỗ trú. Pháp ấy không thể đếm, không có lường. Nếu không đếm, không lường pháp ấy không thể thủ đắc; không thể dùng sắc thủ đắc; cho đến dùng trí Nhất thiết chủng thủ đắc, vì

* Trang 439 *
device

sao? Vì sắc tức là Nhất thiết trí, Nhất thiết trí tức là sắc cho đến trí Nhất thiết chủng tức là Nhất thiết trí; Nhất thiết trí tức là trí Nhất thiết chủng. Sắc “như tướng” cho đến trí Nhất thiết chủng “như tướng” đều là nhất như, không hai, không khác.
            LUẬN: “Thí nghiệm”: Bồ-tát bất thối chuyển là đối với lời nói của người khác, không sanh niệm cho là có thật, không thật, vì sao? Vì người khác có hai hạng: Hạng tại gia đắm trước cái vui năm dục, hư dối, bất tịnh; hàng ngoại đạo xuất gia đắm trước tà kiến bất thật. Những điều hai hạng ấy nói đều không có thật sự nên không tin. Vì người tự chứng đắc thực tướng các pháp, nên dù có Phật thân hiện đến nói lời phá hoại thật tướng các pháp cũng chẳng tin. Vì chứng được pháp vô vi nên tâm an trụ, không còn di chuyển. Bồ-tát ấy tuy chưa được Phật đạo mà vì các phiền não tham dục v.v… đã bị chẽ mỏng nên không bị lôi kéo. Vì tâm thường không lìa sáu Ba-la-mật, biết khí vị quả báo của thiện pháp nên tâm thường ưa vui không lìa sáu Ba-la-mật.
            Có các nhân duyên như vậy, Nên nghe Bát-nhã thâm sâu, không sợ, không hãi, hoan hỷ muốn nghe, đọc tụng, hỏi nghĩa, tu tập. Như sấm sét thời chim nhỏ sợ hãi, rầu chết, còn chim lớn Khổng tước vui mừng, nhảy nhót; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Người tà kiến nghe thấy sợ hãi, vị Bồ-tát bất thối chuyển nghe thời vui mừng, tâm không nhàm chán, không biết đủ; nên nói là vui mừng muốn nghe.

* Trang 440 *
device

           Trong đây Phật nói nhân duyên: Bồ-tát ấy ở đời quá khứ đã nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, đã chứa nhiều phước đức, trí tuệ nên có oai đức lớn. Có oai đức lớn nên không sợ hãi.
            Tu-bồ-đề hỏi: Bồ-tát ấy nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu tuy không sợ hãi, nhưng Bát-nhã không có định tướng nên tu hành thế nào?
            Phật dạy: Tâm tùy thuận trí Nhất thiết chủng.
            Hỏi: Bồ-tát ấy chưa được trí Nhất thiết chủng, làm sao tùy thuận?
            Đáp: Thế nên nói tâm tùy thuận rốt ráo không tức là tâm tùy thuận trí Nhất thiết chủng. Trí Nhất thiết chủng là tướng tịch diệt. Ở trong phẩm sau Phật dạy hết thảy tướng tịch diệt là trí Nhất thiết chủng, thế nên nói tùy thuận rốt ráo không, tức là tùy thuận trí Nhất thiết chủng. Tùy thuận vô tướng, vô tác, hư không, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, như mộng cũng như vậy.[1]
            Tu-bồ-đề hỏi: Tâm tùy thuận rốt ráo không, quán pháp gì?
            Phật đáp: Không quán sắc cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), vì sao? Vì trí tuệ muốn cầu sự thật, sắc v.v… là pháp hữu vi tạo tác đều hư dối, trí Nhất thiết chủng là thật pháp. Thật pháp nên vượt quá pháp hữu vi, vì vượt quá pháp hữu vi nên nói pháp ấy là pháp vô tác, vô tác giả, không biến hoại. Không biến hoại là pháp ấy không từ sáu Ba-la-mật đến, nên nói không từ đâu đến. Không đi vào trong Phật pháp nên nói rằng không đi đến đâu. Pháp hữu vi vì hư dối nên không trụ; trong pháp vô vi vì không có ức tưởng phân
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra- 大智度論), quyển 71, phẩm thú trí thứ 53 (趣智品53), tr. 561c8-12: Phật dạy: Tùy thuận “không” là Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; tùy thuận vô tướng, vô tác, vô sở hữu, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, Bồ-tát nên như vậy tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Tùy thuận như mộng, huyễn, sóng nắng, tiếng vang, biến hóa là tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
 

* Trang 441 *
device

biệt nên cũng không trụ. Vì năm uẩn hòa hợp nên có số lượng sáu đường, vì hư hoại năm uẩn tương tục nên vô lượng, vô số. Vì vô lượng, vô số nên đường ngôn ngữ dứt; vì đường ngôn ngữ dứt nên không thể do tu hành sắc pháp v.v… mà ngộ được. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Các pháp sắc v.v… tức là Nhất thiết trí (sarvajña), Nhất thiết trí tức là các pháp sắc v.v… vì sao? Vì các pháp sắc như v.v… tức là Nhất thiết trí như; Nhất thiết trí như tức là các pháp sắc như v.v… Vì vậy, nên nói như ấy không hai, không khác.
(Hết cuốn 71 theo bản Hán)
 
________

* Trang 442 *
device

Xem mục lục