Bài Viết (701)


KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT - CÁC PHÁP CHẲNG THẤY NHAU

447

Lành thay, lành thay! Ðúng như vậy. Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, nghĩa của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến nghĩa vô tác đều bất khả đắc. Phải học Bát nhã ba la mật như vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ông nói rằng ông không thấy có pháp chính xác nào gọi là Bồ Tát.

Phải biết rằng các pháp chẳng thấy các pháp. Các pháp chẳng thấy pháp tánh. Pháp tánh cũng chẳng thấy các pháp. Pháp tánh chẳng thấy địa chủng, địa chủng chẳng thấy pháp tánh, nhẫn đến thức chủng cũng như vậy. Pháp tánh chẳng thấy nhãn và sắc cùng nhãn thức tánh nhẫn đến ý thức tánh, nhãn sắc, nhãn thức tánh nhẫn đến ý thức tánh cũng chẳng thấy pháp tánh.

Nầy Tu Bồ Ðề! Hữu vi tánh chẳng thấy vô vi tánh, vô vi tánh cũng chẳng thấy hữu vi tánh. Tại sao vậy? Vì rời hữu vi chẳng thể nói vô vi, rời vô vi chẳng thể nói hữu vi.

Ðúng như vậy. Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật đối với các pháp đều không chỗ thấy. Bấy giờ Bồ Tát không kinh sợ, chẳng hối tiếc, tâm cũng chẳng chìm mất.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy chẳng thấy ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới nhẫn đến chẳng thấy thập nhị nhơn duyên, chẳng thấy ngã chúng sanh nhẫn đến tri giả, kiến giả, chẳng thấy Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, chẳng thấy Thanh Văn, Bích Chi Phật, chẳng thấy Bồ Tát và pháp của Bồ Tát, chẳng thấy Phật, Phật pháp và Phật đạo.

Vì tất cả pháp đều chẳng thấy nên Bồ Tát chẳng kinh sợ, chẳng hối tiếc, chẳng chìm mất.

Bạch đức Thế Tôn! Do cớ gì mà tâm của Bồ Tát nầy chẳng hối tiếc, chẳng chìm mất?

Nầy Tu Bồ Ðề! Tất cả tâm và tâm sở của đại Bồ Tát đều bất khả đắc và chẳng thể thấy. Vì thế nên tâm của Bồ Tát chẳng chìm mất, chẳng hối tiếc.

Bạch đức Thế Tôn! Do cớ gì mà tâm của Bồ Tát chẳng kinh sợ?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ý và ý thức của Bồ Tát nầy đều bất khả đắc và chẳng thể thấy. Vì thế nên Bồ Tát chẳng kinh, chẳng sợ.

Ðúng như vậy. Nầy Tu Bồ Ðề! Vì tất cả pháp bất khả đắc nên đại Bồ Tát phải thật hành Bát nhã ba la mật.

Nầy Tu Bồ Ðề! Tất cả nơi chỗ đại Bồ Tát chẳng Bát nhã ba la mật, chẳng thấy Bồ Tát, chẳng thấy danh dự Bồ Tát, cũng chẳng thấy tâm Bồ Tát. Ðây chính là dạy hàng đại Bồ Tát.

447

THUYẾT NHÂN QUẢ - Thích Thông Huệ

THUYẾT NHÂN QUẢThích Thông Huệ Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không

19,683
NHƯ LAI TẠNG - KINH LĂNG NGHIÊM

Ông hãy xét tánh của địa đại, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, cho đến lân hư trần, do chia chẻ các sắc cực vi nhỏ nhất ra bảy phần

484
BÀI THIỀN QUÁN SỐ 1 (TỨ DIỆU ĐẾ)

I.Tám loại khổI.2. Ba loại khổI. Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời,

876
Giới Học - Thích Chơn Thiện

Giới HọcThích Chơn Thiện --- o0o ---Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là

19,888
Milarepa Khai Thị Về Tâm và Cách Thực Hành - Garchen Rinpoche. Việt Dịch: Thanh Liên

Tâm đến từ tánh Không và tan hòa trở lại vào tánh Không, giống như nước đông lại thành băng và lại tan chảy ra. Tượng Đức Milarepa trong Tu viện Drirapuk,

12,239
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,167
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,608
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,505
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,270
Chùa Việt
Sách Đọc