Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM THÂM ÁO THỨ 57.
(Kinh Ma Ha Bát Nhã ghi: Phẩm Đăng Chú Thâm Áo)
(Kinh Đại Bát Nhã phần 2 ghi: Phẩm Thậm Thâm Nghĩa Thứ 55)

            KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy thành tựu công đức lớn, thành tựu vô lượng công đức, vô biên công đức. Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy thành tựu công đức lớn thành tựu vô lượng vô biên công đức, vì sao? Vị Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy được vô lượng, vô biên trí tuệ không chung cùng với hết thảy Thanh-văn, Bích-chi Phật. Vị Bồ-tát chẳng thối chuyển an trú trong trí tuệ ấy nên sanh bốn trí vô ngại (catasraḥ pratisaṃvidaḥ),[1] được bốn trí vô ngại ấy nên hết thảy thế gian người trời không thể biết cùng tận.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Phật hay do nhiều kiếp như cát sông Hằng, tán thán các hành, loại, tướng mạo của Bồ-tát chẳng thối chuyển. Bạch đức Thế Tôn, có chỗ thâm áo gì Bồ-tát chẳng thối chuyển an trú trong ấy mà

 


[1] Đại trí độ luận, quyển 25, chương 37: Giải thích bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại: Boán trí voâ ngaïi (pratisaṃvid): Trí biết nghĩa vô ngại, trí biết pháp vô ngại, trí biết từ vô ngại, trí biết lạc thuyết vô ngại.

Trí biết nghĩa vô ngại: Dùng danh tự ngôn ngữ nói sự vật, mỗi mỗi các pháp tướng, như đất tướng cứng, trong đó tướng đất tướng cứng là nghĩa, danh tự đất là pháp, dùng ngôn ngữ nói đất là từ, đối ba thứ trí ấy vui nói tự tại, gọi là lạc thuyết.
                Thông đạt không ngăn ngại bốn việc ấy gọi là trí vô ngại.
                Nước tướng ướt, lửa tướng nóng, gió tướng động, tâm tướng suy nghĩ, năm uẩn tướng vô thường, năm thọ uẩn tướng vô thường, khổ, không, hết thảy pháp tướng vô ngã, phân biệt các pháp tướng, tướng chung, tướng riêng cũng như vậy. Ấy gọi là trí biết nghĩa vô ngại.
                Trí biết pháp vô ngại: Biết tên gọi của nghĩa ấy, tướng cứng gọi là đất. Phân biệt hết thảy danh tự như vậy không vướng mắc; ấy gọi là trí pháp vô ngại, vì cớ sao? Vì lìa danh tự thì nghĩa không thể có được. Biết nghĩa phải do nơi danh, vì vậy tiếp theo “Nghĩa” là “Pháp.”
 Trí biết nghĩa vô ngại: Nghĩa là thật tướng các pháp, không thể nói được. Nghĩa, tên gọi, ngữ ngôn không riêng khác. Trước, sau, giữa cũng như vậy; ấy gọi là nghĩa. Không thể lìa tên gọi, ngữ ngôn mà riêng có nghĩa. Ba sự ấy bằng nhau nên gọi là nghĩa.
                Lại nữa, biết rõ ràng hết thảy, nghĩa của các pháp, thông đạt không vướng mắc, ấy gọi là trí biết nghĩa vô ngại.
                Trí biết pháp vô ngại: Pháp là tên gọi của các nghĩa, vì nhờ tên gọi mà biết nghĩa.
                Lại nữa, Bồ-tát nhập vào trí biết pháp vô ngại, thường tín pháp, không tin người; thường nương pháp, không nương phi pháp. Nương pháp là, không gì chẳng phải pháp sự, vì sao? Vì người ấy đối với hết thảy tên gọi và ngữ ngôn biết tự tướng vốn xa lìa.

huyển. Xa lìa tất cả sở chấp hư vọng phân biệt các pháp, Nhị thừa địa cũng gọi là Thối chuyển. Nên Bồ tát đây có hai tên gọi, không phải như các địa vị khác chỉ gọi là thối chuyển.

* Trang 536 *
device

khi tu sáu Ba-la-mật lại đầy đủ bốn niệm xứ, cho đến đầy đủ trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna)?
            Phật khen Tu-bồ-đề rằng: Lành thay, lành thay! Tu-bồ-đề, ông vì hàng Bồ-tát chẳng thối chuyển hỏi chỗ thâm áo ấy. Này Tu-bồ-đề, chỗ thâm áo nghĩa nó là không, vô tướng, vô tác, không khởi, không sanh, không nhiễm, xa lìa, tịch diệt, như, pháp tánh, thật tế, Niết-bàn. Những pháp như vậy là nghĩa thâm áo.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, chỉ có “không” cho đến Niết-bàn là thâm áo, chẳng phải hết thảy pháp thâm áo ư ?
            Phật dạy: Hết thảy pháp cũng là thâm áo, sắc cũng là thâm áo; thọ, tưởng, hành, thức cũng thâm áo; mắt cho đến ý cũng thâm áo; sắc cho đến pháp, nhãn giới cho đến ý thức giới, thí Ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, bốn niệm xứ cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng thâm áo.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là sắc thâm áo cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng thâm áo?         Phật dạy: Vì sắc “như” thâm áo nên sắc thâm áo; vì thọ, tưởng, hành, thức “như” cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác “như” thâm áo nên Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thâm áo.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 449, tr. 269a5-9: Thiện Hiện phải biết: chỗ thậm thâm Nghĩa nó là không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh vô diệt, vắng lặng, Niết bàn, chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế như thảy gọi là nghĩa chỗ thậm thâm. Thiện Hiện phải biết: Như vậy đã thuyết nghĩa chỗ thậm thâm các thứ thêm lời đều là chỉ rõ Niết bàn nghĩa thậm thâm.

* Trang 537 *
device

            Bạch đức Thế Tôn, thế nào là sắc “như” thâm áo cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác “như” thâm áo.
            Này Tu-bồ-đề, Sắc “như” chẳng phải là sắc (rūpānna pṛthak); chẳng phải lìa sắc, cho đến thức “như” chẳng phải là thức, chẳng phải là lìa thức; cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác “như” chẳng phải là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng phải lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Hy hữu thay, bạch đức Thế Tôn, do lực phương tiện vi diệu nên làm cho Bồ-tát chẳng thối chuyển, lìa sắc an trú Niết-bàn, lìa thọ, tưởng, hành, thức an trú Niết-bàn, lìa hết thảy pháp, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu mà an trú Niết-bàn.
            Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, Phật do lực phương tiện vi diệu, nên làm cho Bồ-tát chẳng thối chuyển, lìa sắc an trú Niết-bàn, cho đến lìa hữu lậu vô lậu pháp mà an trú Niết-bàn. Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát quán sát, so lường, tư duy pháp thậm thâm tương ứng với Bát-nhã ba-la-mật như vậy mà nghĩ rằng: Ta nên tu như vậy, như trong Bát-nhã ba-la-mật dạy, ta nên tập như vậy như trong Bát-nhã ba-la-mật nói. Tu-bồ-đề, Nếu Bồ-tát làm được như kinh nói, học được như 

* Trang 538 *
device

kinh nói, như trong Bát-nhã ba-la-mật mà quán sát, tinh tấn đầy đủ, khi một niệm sanh ra sẽ được vô lượng, vô biên, vô số phước đức, Bồ-tát ấy vượt qua vô lượng kiếp được gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; huống gì thường tu Bát-nhã ba-la-mật ứng hợp với tâm niệm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thí như người nhiều dâm dục, ước hẹn cùng với người nữ đoan chánh, thanh khiết, người nữ ấy bị trở ngại không đến đúng kỳ hẹn. Ý Tu-bồ-đề nghĩ sao? Tâm niệm người ấy bấy giờ để vào chỗ nào? Bạch đức Thế Tôn, tâm niệm người ấy để chỗ người nữ kia, thường nghĩ rằng: Tưởng nhớ tương lai sẽ cùng ngồi nằm hoang lạc với người nữ. Này Tu-bồ-đề, Người ấy trong một ngày một đêm có bao nhiêu niệm sanh khởi? Tu-bồ-đề thưa: Người ấy trong một ngày một đêm có rất nhiều niệm sanh khởi. Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát niệm Bát-nhã ba-la-mật đúng như trong Bát-nhã ba-la-mật nói, tu đạo ấy trong khoảng một niệm vượt quá kiếp số, cũng như số tâm niệm trong một ngày một đêm của người kia. Bồ-tát ấy tu Bát-nhã ba-la-mật xa lìa các tội, là xa lìa các tội đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát ấy tu Bát-nhã ba-la-mật, trong một ngày được công đức thiện căn, giả sử các công đức khác chứa đầy cả ba ngàn đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng (gaṅgā-nadī-vāluka) vẫn cũng không giảm, đối với các công đức tàn dư trăm phần 

* Trang 539 *
device

không kịp một, ngàn phần ngàn ức vạn phần cho đến tốn số, thí dụ cũng không thể kịp.
            LUẬN: Tu-bồ-đề khi nghe nói tướng chẳng thối chuyển, và công đức chẳng thối chuyển tâm rất vui mừng tán thán công đức chẳng thối chuyển, nên bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, bậc chẳng thối chuyển thành tựu công đức lớn vô lượng vô biên. Phật chấp nhận lời khen đó, lại tự nói nhân duyên của công đức lớn ấy chính là Bồ-tát chẳng thối chuyển, được vô lượng vô biên trí tuệ không đi chung với Thanh-văn, Bích-chi Phật; cần phải trước biết rồi sau làm, làm xong hưởng công đức ấy. Vì thế nói nhân duyên của công đức là do nơi trí tuệ vô lượng, vô biên. Trí tuệ là Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát an trú trong Bát-nhã ba-la-mật ấy, hay sanh ra bốn trí vô ngại: Đối với thật nghĩa hết thảy pháp, trí tuệ không chướng ngại, đã biết nghĩa vô ngại rồi; phân biệt mỗi mỗi danh tự các pháp, vì nó biểu thuyết thật nghĩa nên gọi là pháp vô ngại; danh tự ấy phải do ngôn ngữ, do ngôn ngữ nên phát xuất các danh tự ấy gọi là từ vô ngại; được pháp vô ngại và từ vô ngại nên vui nói thật nghĩa các pháp, ấy gọi là lạc thuyết vô ngại.[1] Bồ-tát an trú trong bốn trí vô ngại, hết thảy chúng sanh vấn nạn không thể làm cùng kiệt, như nước biển lớn không thể khô kiệt.
Tu-bồ-đề nghe Phật dạy đầy đủ tướng chẳng thối chuyển (avaivartika-lakṣaṇa) ở trong hai phẩm trên.[2] Nay vào phẩm này Phật mới mở cửa bốn vô ngại, lại muốn nói tướng chẳng thối chuyển. Thế nên Tu-bồ-đề tán thán Phật: Thế Tôn có
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 25, chương 45: giải thích đến bờ bên kia, tr. 246a22-b13.
[2] Hai phẩm trên: phẩm chẳng thoái chuyển thứ 55, phẩm chuyển bánh xe bất thoái thứ 56.

* Trang 540 *
device

trí tuệ vô lượng, vô biên, công đức chẳng thối chuyển cũng vô lượng, vô biên, nếu Phật trải qua kiếp số như cát sông Hằng vui nói cũng không thể cùng tận, tướng mạo chẳng thối chuyển cũng không thể cùng tận.
Bạch đức Thế Tôn, những gì là chỗ thâm áo của bậc chẳng thối chuyển? Bồ-tát chẳng thối chuyển, an trú chỗ thâm áo ấy thời có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật, bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng?
            Phật khen Tu-bồ-đề: Ông có thể vì Bồ-tát chẳng thối chuyển hỏi nghĩa thâm áo. Này Tu-bồ-đề, “Không, cho đến Niết-bàn” ấy gọi là thâm áo.
            Hỏi: Có những pháp mỗi mỗi phân biệt tỉ mỷ, vì người ta không hiểu nên có thâm áo, còn “không”, không có gì của chính nó, lấy gì làm thâm áo?
            Đáp: Chẳng phải miệng nói thẳng danh tự nên “không”, mà cốt phân biệt, giải thích các tướng “hữu”, bên trong không thấy có ngã, bên ngồi không thấy thực pháp nhất định; được cái “không” ấy rồi, xem hết thảy pháp tướng đều là hư dối, có lỗi lầm; nếu diệt các tướng lại không nguyện sanh vào ba cõi. Cái “không” này là cái “không” do đắc đạo, chẳng phải miệng nói không, thế nên nói thâm áo.
            * Lại nữa, không lại cũng không, nếu chấp trước cái không ấy thời có lỗi lầm, chẳng gọi là thâm áo; nếu cái không phát xuất từ sự phá tà kiến chấp có, ấy là thâm áo; nếu đối với không cũng không chấp trước không, nên cũng là thâm áo. Lại nữa, quán năm uẩn

* Trang 541 *
device

sanh diệt, phá điên đảo chấp thường; quán rốt ráo không, phá chấp tướng sanh diệt, vì sao? Vì trong “không” không có vô thường, không có sanh diệt. Không có sanh diệt có hai thứ: 1. Là người tà kiến cho thế gian thường có nên không có sanh diệt; 2. Là vì phá chấp tướng sanh diệt nên nói không có sanh diệt. Trong đây phá chấp tướng sanh diệt cũng không chấp tướng chẳng sanh, chẳng diệt, nên gọi là thâm áo. Các phiền não khó trừ nên nói sự lìa dục được tịch tịnh là thâm áo, vì sai lầm dễ, chơn thật khó. Như như, pháp tánh, thực tế là Niết-bàn[1] thâm áo, vì các Phạm thiên và 96 thứ ngoại đạo[2] không thể hiểu kịp nên gọi là thâm áo. Lại trong Niết-bàn, hết thảy người đắc đạo nhập vào vĩnh viễn không ra, cho nên thâm áo.
            Hỏi: Trong đây nói “không” v.v… là thâm áo, ấy là “không” gì?
            Đáp: Có người nói ba Tam-muội không, vô tướng, vô tác, tâm số pháp gọi là “không”, vì “không” nên quán các pháp “không”. Có người nói: “Sắc sở duyên bên ngồi đều “không” duyên cái ngoại không ấy nên gọi là “không Tam-muội”. Trong đây Phật nói: Chẳng vì không Tam-muội nên không, cũng chẳng vì sắc sở duyên bên ngồi nên không, vì sao? Vì nếu sắc bên ngồi chẳng thực “không”, do sức tam-muội làm cho không nên “không”, thời cái không ấy hư dối chẳng thật. Nếu duyên cái ngoại không nên sanh tam-muội thế cũng chẳng phải, vì cớ sao? Vì nếu sắc pháp v.v… thật là tướng “không” thời chẳng sanh không tam-muội. Nếu
 

[1] Nhö nhö, phaùp taùnh, thöïc teá: Đại trí độ luận, quyển 32, chương 44: giải thích nghĩa bôn duyên, tr. 297b24-299a21.
[2] Tham khảo Trường bộ kinh I, kinh Đại bát Niết-bàn (Mahāparinibbāna sutta); T. 12: kinh Niết bàn , quyển 10, tr. 668a; kinh Đại tập nguyệt tạng, quyển 8, kinh Thiên phật nhân duyên; kinh Chiêm sát; quyển thượng; Khởi tín luận; Phân biệt công đức luận; kinh Đại phương tiện Phật báo ân, quyển 6; kinh Biệt dịch tạp a-hàm, quyển 3, kinh Nguyệt đăng tam muội; Đại trí độ luận, quyển 22; Đại tỳ-bà-sa luận, quyển 4; Tát bà đa luận, quyển 5; Thành thật luận, quyển 12.

* Trang 542 *
device

sanh không tam-muội thời chẳng phải là không. Trong đây nói lìa hai bên ấy mà nói trung đạo, nghĩa là các pháp nhân duyên hòa hợp sanh, pháp hòa hợp ấy không có tướng nhất định nên “không”, vì sao? Vì pháp nhân duyên sanh không có tự tánh (asvabhāva), vì không tự tánh nên tức là rốt ráo không. Rốt ráo không ấy từ xưa đến nay vốn “không”, chẳng phải Phật làm, cũng chẳng phải người khác làm; chư Phật vì chúng sanh khả độ nên nói tướng rốt ráo không. Tướng “không” là thực thể của hết thảy pháp, không nhơn bên trong, bên ngồi mà có. Tướng không có nhiều danh tự hoặc gọi là vô tướng, vô tác, tịch diệt, ly, Niết-bàn v.v…
            Tu-bồ-đề biết các Bồ-tát lợi căn đắm sâu vào Niết-bàn, vì Bồ-tát ấy nên hỏi Phật: Chỉ có Niết-bàn thậm thâm còn các pháp khác không thậm thâm ư?
            Phật đáp: Chơn chánh quán sát sắc mà được Niết-bàn, các pháp sắc v.v… nhơn Niết-bàn nên thậm thâm, thế nên trong Kinh nói: Sắc “như” nên thậm thâm, sắc “như” tức là chính quán.[1]
            Tu-bồ-đề hỏi: Thế nào là vì sắc “như” nên sắc thậm thâm?
            Trong đây Phật tự nói nhân duyên của thậm thâm: Là “như” chẳng là sắc, chẳng phải lìa sắc. Thí như lấy bùn làm bình, bùn chẳng phải tức là bình, chẳng lìa bùn có bình, cũng không được nói không có bình.
            Tu-bồ-đề biết pháp nhân duyên ấy thậm thâm như biển cả không có đáy nên tán thán rằng: Hy hữu thay
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 72, tr. 566a6-11: Tu-bồ-đề biết tâm các Thiên tử, ít quý chuộng các pháp “như” (tatha) ấy nên Tu-bồ-đề muốn dứt tâm các Thiên tử nên nói: Tướng “như” ấy rốt ráo không, dùng bốn cấp phá tâm chấp trước “như” là:
Tu-bồ-đề chẳng ở trong sắc; chẳng ở trong sắc như; không do sắc, không do sắc như; không lìa sắc, không lìa sắc như, tùy thuận Phật sanh

* Trang 543 *
device

Thế Tôn! Phật dùng lực phương tiện vi diệu làm cho các Bồ-tát lìa sắc v.v… mà an trú Niết-bàn, cũng không chấp đắm Niết-bàn, cũng không ở thế gian, ấy là lực phương tiện vi diệu.
            Phật chấp nhận lời ấy, khen Bồ-tát thực hành thật tướng các pháp được quả báo phước đức, bảo Tu-bồ-đề: Quán sát, so lường pháp thậm thâm tương ưng với Bát-nhã như vậy, khi một niệm sanh khởi, liền được vô lượng, vô biên, vô số phước đức.
            Hỏi: Pháp vô lậu của hàng Nhị thừa còn không có quả báo phước đức, huống gì Đại thừa do rốt ráo không mà quán pháp lại được vô lượng phước đức, mà chính phước đức ấy từ tâm đại bi thương xót chúng sanh phát khởi, như tội do não hại chúng sanh mà có?
            Đáp: Trong tâm vô lậu của hàng Nhị thừa phiền não sạch hết, nên không có quả báo, phước đức, còn Bồ-tát phiền não chưa hết, nên phải có phước đức quả báo.
            * Lại nữa, Nhị thừa chứng đắc đối với thực tế nên đốt cháy hết các công đức; Bồ-tát chẳng chứng lại sanh trở lại để độ sanh, nên có phước đức.
            * Lại nữa, người ta có sai lầm đối với sự thật nên phước đức ít. Chánh tu hành thật sự nên phước đức nhiều, như thí cho súc sanh được phước gấp trăm, thí cho người ác được phước gấp ngàn, thí cho người lành được phước gấp mười vạn, thí cho người ly dục được phước gấp mười ức vạn, thí cho các bậc Thánh Tu-đà-hồn v.v… được phước vô lượng.[1] Người phàm phu, tuy lìa
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama- 中阿含經), quyển 39, kinh số 155, tr. 677b21-c17: ‘Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí như vậy. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù nữa, thì so với đại bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, và bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù như vậy. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị Tu-đà-hoàn, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, và bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn như thế. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị Tư-đà-hàm, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, cho một trăm vị Tư-đà-hàm như thế. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị A-na-hàm, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ,  Phạm chí Tùy-lam thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm như thế. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị A-la-hán, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán như vậy. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị Bích-chi-phật, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật như vậy. Nếu lại có người bố thí thức ăn cho một Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù; bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật như thế. Nếu lại có người tạo phòng xá bố thí cho chúng Tỳ-kheo bốn phương, thì so với sự bố thí này hơn nhiều lắm.
“Này Cư sĩ, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật, tạo phòng xá bố thí cho chúng Tỳ-kheo bốn phương như thế. Nếu lại có người với tâm hoan hỷ, quy y Ba ngôi tôn quý là Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, lại thọ giới, thì so với sự bố thí kia, việc làm này hơn nhiều lắm.

* Trang 544 *
device

dục, thực hành tâm từ bi, vì không được pháp thực tướng nên không được làm ruộng phước vô lượng; Tu-đà-hồn tuy chưa ly dục, vì phân biệt được pháp thực tướng nên thành phước điền vô lượng. Ngộ được thực tướng các pháp có sâu, có cạn, thế nên Bồ-tát vì thâm nhập thật tướng nên chỉ trong một khởi niệm được phước đức vô lượng vô biên. Trong đây vì mỗi niệm, mỗi niệm phước đức rất nhiều nên nói thí dụ: Tâm chúng sanh tuy niệm niệm sanh diệt, nhưng vì tương tục sanh nên không biết diệt theo. Như người dâm dục tâm đắm sâu điều dục lạc, vì không thỏa tình nên sanh tâm nhớ nghĩ, thủ tướng, mỗi mỗi phân biệt tìm lý do vì sao không đến, hoặc vì người con gái kia đổi lòng mà không đến, hoặc bị người ngăn trở mà không đến. Sanh tâm giác quán nhiều như vậy, tâm ấy dễ biết, nên dùng làm ví dụ. Như vậy, là nhân duyên chỉ trong một niệm mà sự việc đã qua một kiếp; lại như người uống thuốc yếu, một năm mới lành bệnh, uống thuốc mạnh một ngày có thể lành. Bồ-tát cũng như vậy, tu năm Ba-la-mật lâu ngày mới thành Phật. Có người tu Bát-nhã ba-la-mật mau được thành Phật.
            * Lại nữa, công đức của một ngày tu Bát-nhã ba-la-mật, giả sử có hình chất đầy cả ba ngàn đại thiên thế giới số như cát sông Hằng, thời đối với thực thể của chánh công đức trong một ngày còn không giảm thua, đối với phước đức ấy trăm phần không sánh kịp, cho đến tốn số, thí dụ cũng không thể kịp.

* Trang 545 *
device

KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà bố thí Tam bảo (triratna), Phật bảo (Buddha-ratna), Pháp bảo (Dharma-ratna), Tỳ-kheo tăng bảo (Sangha-ratna) trải số kiếp như cát sông Hằng (gaṅgā-nadī-vāluka). Ý ông nghĩ sao? Vị Bồ-tát ấy do nhân duyên ấy được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, rất nhiều, vô lượng, vô biên, vô số. Phật bảo Tu-bồ-đề: Chẳng bằng Bồ-tát ở trong Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm, một ngày tu hành đúng như kinh nói, được phước rất nhiều, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là Bồ-tát đạo, nương đạo ấy mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi).
Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà cúng dường Tu-đà-hồn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật trải số kiếp như cát sông Hằng. Ý ông nghĩ sao, Bồ-tát ấy, do nhân duyên ấy được phước nhiều chăng. Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, rất nhiều. Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát tu hành đúng như Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm, một ngày được phước rất nhiều, vì sao? Vì Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật vượt quá Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, vào Bồ-tát vị, dần dần chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Tu-bồ-đề, Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ trải số kiếp như cát sông Hằng. Ý ông nghĩ sao? Bồ-tát ấy do nhơn duyên ấy được phước

* Trang 546 *
device

nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Rất nhiều. Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát tu hành đúng như Bát-nhã ba-la-mật dạy, một ngày tu bố thí (dāna), trì giới (śīla), nhẫn nhục (kṣānti), tinh tấn (virya), thiền định (samādhi), trí tuệ (prajña) được phước rất nhiều; vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh các Bồ-tát, các Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật hay đầy đủ hết thảy Phật pháp.
Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, tu pháp thí trải số kiếp như cát sông Hằng. Ý ông nghĩ sao, Bồ-tát ấy được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Rất nhiều. Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát tu hành đúng như Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm dạy, cho đến pháp thí trong một ngày được phước rất nhiều, vì sao? Vì Bồ-tát ấy không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật thời không xa lìa trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna); không xa lìa trí Nhất thiết chủng thời không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Vì thế Bồ-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không nên xa lìa Bát-nhã ba-la-mật.
            Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật trải số kiếp như cát sông Hằng mà tu bốn niệm xứ, cho đến tám thánh đạo phần, nội không cho đến trí Nhất thiết chủng. Ý ông nghĩ sao! Bồ-tát ấy được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, rất nhiều. Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát đúng như Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm

* Trang 547 *
device

dạy, trong một ngày tu bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng, được phước rất nhiều, vì sao? Vì nếu Bồ-tát không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà lay chuyển đối với trí Nhất thiết chủng, thời không có lẽ ấy. Nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà đối với trí Nhất thiết chủng lay chuyển, thời có lẽ ấy. Vì lẽ ấy nên Bồ-tát thường không nên xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà tu hành.
Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà trải số kiếp như cát sông Hằng, tu tài thí, pháp thí và thiền định, có được phước đức đem hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ý ông nghĩ sao? Bồ-tát ấy được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Rất nhiều, rất nhiều. Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát đúng như Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm dạy, tu hành tài thí, pháp thí, thiền định trong một ngày có được phước đức đem hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được phước rất nhiều, vì sao? Vì đây là cách hồi hướng đệ nhất, nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật hồi hướng; nếu xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà hồi hướng, ấy không gọi là hồi hướng. Vì vậy, nên Bồ-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên phương tiện học Bát-nhã ba-la-mật hồi hướng.
            Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật mà hòa hợp các thiện căn có được của chư Phật 

* Trang 548 *
device

và đệ tử Phật quá khứ, vị lai, hiện tại sống lâu nhiều kiếp như cát sông Hằng để tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Ý ông nghĩ sao? Bồ-tát ấy được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, rất nhiều. Phật dạy: Chẳng bằng Bồ-tát đúng như Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm chỉ dạy mà tu hành cho đến chỉ một ngày, tùy hỷ đem thiện căn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được phước đức nhiều. Vì vậy nên Bồ-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên học Bát-nhã ba-la-mật và phương tiện hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, như lời Phật dạy: Pháp do nhân duyên sanh khởi, đều từ vọng tưởng sanh, chẳng phải thật, làm sao Bồ-tát được phước đức lớn? Bạch đức Thế Tôn, dùng pháp nhân duyên sanh khởi lẽ đáng không thể được chánh kiến, vào pháp vị, lẽ đáng không thể được quả Tu-đà-hồn cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, dùng pháp do nhân duyên sanh khởi ấy lẽ đáng không được chánh kiến, vào pháp vị, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật biết pháp do nhân duyên sanh khởi cũng không,

* Trang 549 *
device

không bền chắc, hư dối, không thật, vì sao? Vì Bồ-tát ấy khéo học nội không (adhyātma-śūnyatā), cho đến khéo học vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā). Bồ-tát ấy an trụ mười tám không ấy,[1] mỗi mỗi quán sát pháp có tạo tác đều không (dharma-nairātmya), tức không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bồ-tát như vậy dần dần không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, dần dần được vô lượng, vô số, vô biên phước đức.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vô số, vô lượng, vô biên có gì khác nhau?
            Tu-bồ-đề, vô số là không rơi vào số đếm hoặc trong tánh hữu vi, hoặc trong tánh vô vi. Vô lượng là cân lường không thể được hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Vô biên là biên giới các pháp không thể có được.
            Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, vả chăng sắc cũng vô số (asaṃkhyeya), vô lượng (apramāṇa), vô biên (ananta)? Vả chăng thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) cũng vô số, vô lượng, vô biên?
            Này Tu-bồ-đề, có nhân duyên khiến sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên.
            Bạch đức Thế Tôn, do nhân duyên gì nên sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên? Thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Vì sắc không nên vô số, vô lượng, vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức không
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: giải thích mười tám không (Aṣṭādaśa-śūnyatāḥ): Mười tám không được lập ra để phá các loại tà kiến. Đó là:
1. Nội không (adhyātma-śūnyatā): Nội pháp, nội pháp không. Nội pháp là sáu pháp nhập (ṣaḍāyatana), mắt (cakṣuh), tai (śrotra), mũi (ghrāṇa), lưỡi (jihvā), thân (kāya), ý (manas) bên trong. Mắt không, là vô ngã, vô ngã sở, không có pháp mắt. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy.
2. Ngoại không (bahirdhā-śūnyatā): Ngoại pháp, ngoại pháp không. Ngoại pháp là sáu nhập sắc (rūpa), tiếng (śabda), mùi vị (rasa), xúc (sparśa), pháp (dharma) bên ngoài. Sắc không, là vô ngã, vô ngã sở, không có pháp sắc. Tiếng, mùi, vị, xúc, pháp cũng như vậy.
3. Nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā): Nội ngoại pháp, nội ngoại pháp không. Nội ngoại pháp là mười hai nhập trong ngoài. Trong mười hai nhập, là vô ngã, vô ngã sở, không có pháp trong ngoài.
4. Không không (śūnyatā-śūnyatā): Lấy không phá nội không, ngoại không, nội ngoại không. Phá ba không ấy, nên gọi là không không.
5. Ðại không (mahā-śūnyatā): mười phương, mười phương tướng không; ấy là đại không. .
6. Ðệ nhất nghĩa không (paramārtha-śūnyatā): Thật tướng của các pháp, vì không phá không hoại. Thật tướng ấy cũng không, vì sao? Vì không lãnh thọ, không dính mắc. Nếu thật tướng các pháp là có, thời phải có lãnh thọ, phải có dính mắc; vì không có thật, nên không lãnh thọ, không dính mắc; nếu như lãnh thọ, dính mắc tức là hư dối.
7-8 Hữu vi không, vô vi không (saṃskṛta-śūnyatā, asaṃskṛta-śūnyatā): Hữu vi pháp là pháp do nhân duyên hòa hợp sanh, đó là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới... Vô vi pháp là không nhân duyên, thường chẳng sanh chẳng diệt như hư không. Hữu vi pháp do hai nhân duyên nên không: 1. Là không ta, không của ta và không tướng thường, không biến dị, không thể có được nên không. 2. Hữu vi pháp, tướng hữu vi pháp không, chẳng sanh chẳng diệt, không có gì.
9. Tất cánh không (atyanta-śūnyatā): Lấy hữu vi không, vô vi không, phá các pháp không còn có sót thừa, ấy gọi là tất cánh không. Như lậu tận A-la-hán gọi là tất cánh thanh tịnh (rốt ráo thanh tịnh); A-na-hàm cho đến khi xa lìa dục sử của cõi vô sở hữu xứ, không gọi là tất cánh thanh tịnh, đây cũng như thế. Nội không, ngoại không, nội ngoại không, mười phương không, Ðệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, không còn thừa pháp gì chẳng không, ấy gọi là tất cánh không. .
10. Vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā): Hoặc chúng sanh, hoặc pháp thế gian đều không có ban đầu; như đời nay từ nhân duyên đời trước mà có, đời trước lại từ đời trước; như vậy triển chuyển không có chúng sanh ban đầu. Pháp cũng như vậy, vì sao? Vì nếu trước sanh sau chết, thời không từ chết nên sanh, sanh cũng không chết; nếu trước chết sau sanh, thời không nhân không duyên, cũng không sanh mà có chết. Vì vậy nên hết thảy pháp không có ban đầu. Như trong Kinh nói: Phật dạy các Tỳ-kheo, chúng sanh không có ban đầu, do vô minh che lấp, ái ràng buộc nên qua lại sống chết, ban đầu không thể có được. Phá pháp không ban đầu ấy, nên gọi là vô thỉ không.
11. Tán không (anavakāra-śūnyatā): Tán là tướng lìa biệt, như các pháp hòa hợp nên có, như xe do thùng, gọng, tăm, vành, hợp lại thành, nếu lìa rồi mỗi cái mỗi nơi, thời mất tên xe; do năm uẩn hòa hợp nên gọi là người, nếu năm uẩn lìa biệt, thời người chẳng có được.
12. Tánh không (prakṛti-śūnyatā): Các pháp tánh thường không, nhờ tương tục nên in tuồng chẳng không; ví như nước tánh vốn lạnh, nhờ lửa nên nóng; ngưng lửa lâu thời nước trở lại lạnh. Các pháp tánh cũng như vậy; khi chưa sanh, rỗng không không có gì; như nước tánh thường lạnh, các pháp nhờ các duyên hòa hợp nên có; như nước được lửa thành nóng. Các duyên hoặc ít hoặc không có, thời không có pháp; như lửa tắt thời nước nóng thành lạnh; như Kinh nói: con mắt không, vô ngã, vô ngã sở, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy: tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc cho đến pháp, cũng đều như vậy.
13. Tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā): Hết thảy có hai tướng: tướng chung và tướng riêng. Hai tướng ấy không, cho nên gọi là tướng không.
14. Nhất thiết pháp không (sarva-dharma-śūnyatā): Nhất thiết pháp là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới... các pháp ấy đều nhiếp vào các môn; đó là hết thảy pháp tướng có: tướng biết, tướng thức, tướng duyên, tướng tăng thượng, tướng nhân, tướng quả, tướng chung, tướng riêng, tướng nương tựa.
15. Bất khả đắc không (anupalambha-śūnyatā): Có người nói trong 5 uẩn, 12 nhập, 18 giới ngã và thường là không thể có được, cho nên gọi là bất khả đắc không.
16, 17, 18. Vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không (abhāva-śūnyatā, svabhāva-śūnyatā, abhāva-svabhāva-śūnyatā): Vô pháp không là, có người nói: Vô pháp tức là pháp đã diệt. Pháp diệt ấy là không, nên gọi là vô pháp không. Hữu pháp không là các pháp nhân duyên hòa hợp sanh, cho nên có pháp. Hữu pháp ấy không có, nên gọi là hữu pháp không. Vô pháp hữu pháp không là tìm tướng vô pháp hữu pháp không thể có được; ấy là vô pháp hữu pháp không. 

* Trang 550 *
device

không nên vô số, vô lượng, vô biên. Bạch đức Thế Tôn, chỉ sắc không, thọ, tưởng, hành, thức không; chẳng phải hết thảy pháp không ư?
            Này Tu-bồ-đề, Ta chẳng từng nói hết thảy pháp không ư.
            Bạch đức Thế Tôn, nói hết thảy pháp không (sarva-dharma-śūnyatā). Các pháp không tức là không thể cùng tận; vô số, vô lượng, vô biên. Trong “không”, số đếm không thể có được, lượng không thể có được, biên không thể có được. Do vậy, nên nghĩa không thể cùng tận, vô lượng, vô số, vô biên không có khác nhau. Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Pháp nghĩa ấy không có khác biệt, pháp ấy không thể nói, Phật dùng sức phương tiện nên phân biệt nói, đó là không thể cùng tận, vô lượng, vô số, vô biên vô trước; không, vô tướng, vô tác, vô khởi, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, Niết-bàn. Đó là Phật mỗi mỗi dùng sức phương tiện nói.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Hy hữu, bạch đức Thế Tôn! Thật tướng các pháp không thể nói mà Phật dùng sức phương tiện để nói. Như tôi hiểu nghĩa của Phật nói; hết thảy pháp cũng không thể nói.
            Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, hết thảy pháp không thể nói, tướng hết thảy pháp

* Trang 551 *
device

không thể nói tức là không. Không ấy không thể nói.
            Bạch đức Thế Tôn, nghĩa của không thể nói có thêm, có bớt chăng?
            Phật dạy: Không, Tu-bồ-đề, nghĩa của không thể nói không thêm, không bớt.
Bạch đức Thế Tôn, nếu nghĩa của không thể nói không thêm, không bớt, thời Thí ba-la-mật cũng sẽ không thêm không bớt, cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng sẽ không thêm không bớt; bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần cũng sẽ không thêm không bớt; bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, tám bội xả, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, Phật mười trí lực, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung của Phật cũng sẽ không thêm không bớt. Bạch đức Thế Tôn, nếu Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật không thêm cho đến mười tám pháp không chung không thêm, thời làm sao Bồ-tát được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
            Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, nghĩa của không thể nói không thêm, không bớt. Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật, vì có sức phương tiện nên nghĩ rằng: Ta tăng thêm Bát-nhã ba-la-mật cho đến tăng thêm Thí ba-la-mật. Lại sẽ nghĩ rằng: Chỉ có danh tự nên gọi là Thí ba-la-mật. Bồ

* Trang 552 *
device

-tát khi tu Thí ba-la-mật, đem tâm ấy và thiện căn đúng như tướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà hồi hướng; cho đến khi tu Bát-nhã ba-la-mật, đem tâm ấy và thiện căn đúng như tướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hồi hướng.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
            Phật dạy: Tướng “như” của hết thảy pháp ấy là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Bạch đức Thế Tôn, thế nào là tướng “như” của hết thảy pháp ấy là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Sắc tướng như; thọ, tưởng, hành, thức tướng như, cho đến Niết-bàn tướng như là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; tướng “như” ấy cũng chẳng thêm chẳng bớt. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát không lìa Bát-nhã ba-la-mật, thường quán tướng “như” ấy, không thấy có thêm có bớt, vì nhân duyên ấy nên nghĩa của không thể nói không thêm không bớt, Thí ba-la-mật cũng không thêm không bớt, cho đến mười tám pháp không chung cũng không thêm không bớt. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát vì pháp không thêm không bớt ấy, nên tu Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Lìa Bát-nhã ba-la-mật mà cúng dường Tam bảo (triratna), trải kiếp số như cát sông Hằng, không bằng một 

* Trang 553 *
device

ngày tu Bát-nhã. Lại có người sống lâu nhiều kiếp số như cát sông Hằng cúng dường Tu-đà-hồn v.v… cũng không bằng một ngày tu Bát-nhã. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Bồ-tát tu Bát-nhã vượt quá Nhị thừa vào Bồ-tát vị, thành vô thượng đạo. Lại xa lìa Bát-nhã, tu sáu Ba-la-mật trải kiếp số như cát sông Hằng, chẳng bằng một ngày đúng như lời dạy, an trú trong Bát-nhã tu sáu Ba-la-mật. Trong đây nói nhân duyên vì sao hơn? Vì Bát-nhã là mẹ chư Phật, an trú trong Bát-nhã là có thể đầy đủ các pháp của chư Phật. Đó là nói về tài thí (artha-deśanā). Nếu xa lìa Bát-nhã mà thực hành pháp thí trải kiếp số như cát sông Hằng, chẳng bằng một ngày an trú trong Bát-nhã thực hành pháp thí (dharma-deśanā).
            * Lại nữa, xa lìa Bát-nhã mà theo pháp Thanh-văn, Bích-chi Phật, tu hành tứ niệm xứ (catvāri-smṛti-upasthānāni), trải kiếp số như cát sông Hằng chẳng bằng một ngày đúng như lời dạy an trú trong Bát-nhã, tu tứ niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng. Trong đây nói lý do hơn là vì không xa lìa Bát-nhã, mà bị lay chuyển đối với Nhất thiết trí là không có lẽ ấy.
            * Lại nữa, Bồ-tát lìa Bát-nhã mà tài thí, pháp thí, thiền định trải qua kiếp số như cát sông Hằng có được phước đức rồi hồi hướng vô thượng đạo, chẳng bằng một ngày ấn hợp với Bát-nhã mà tài thí, pháp thí, thiền định sanh phước đức rồi hồi hướng vô thượng đạo, vì sao? Vì Bát-nhã không có độc hại xen tạp, nên chính hồi hướng vậy.

* Trang 554 *
device

* Lại nữa, nếu Bồ-tát xa lìa Bát-nhã mà sống lâu nhiều kiếp số như cát sông Hằng, tùy hỷ với công đức chư Phật ba đời mười phương, hồi hướng đến vô thượng đạo, chẳng bằng một ngày ấn hợp với Bát-nhã mà tùy hỷ hồi hướng. 
            Bấy giờ, Tu-bồ-đề gạn hỏi Phật: Như Phật dạy hết thảy pháp hữu vi như huyễn, hư dối không thật, không thể sanh chánh kiến, vào chánh vị, làm sao Bồ-tát phước đức tu trong một ngày mà hơn được. Phật chấp nhận lời ấy rằng: Như vậy, như vậy! Pháp hữu vi đều hư dối, không được dùng pháp hư dối để vào chánh vị, được chánh đạo. Bồ-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, có được phước đức biết nó đều hư dối, trống không, không bền chắc, tâm không đắm trước phước đức ấy, phước đức ấy thanh tịnh, nên hơn phước đức khác như kim cương tuy nhỏ có thể đục phá núi lớn. Trong đây Phật dạy Bồ-tát khéo học mười tám không, tuy quán không mà có thể thật hành các công đức; tuy biết Niết-bàn vô thượng đạo mà vì thương xót chúng sanh nên tu tập phước đức; tuy biết hết thảy pháp tướng chẳng thể nói mà vì chúng sanh mỗi mỗi phương tiện thuyết pháp; tuy biết trong pháp tánh. Nhất tướng vô tướng không có phân biệt mà vì chúng sanh phân biệt thiện bất thiện, khả hành, bất khả hành, thủ, xả, lợi, thất v.v… nếu Bồ-tát tuy quán rốt ráo không, mà vẫn có thể làm các phước đức, ấy gọi là tu hành không lìa Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bồ-tát thường không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, thời dần dần được vô số, vô lượng, vô biên công đức, vì sao? Vì nếu khi Bồ-tát mới học Bát-nhã sức phiền não còn mạnh,

* Trang 555 *
device

, sức Bát-nhã còn yếu, dần dần được sức Bát-nhã, dứt các phiền não, diệt các hý luận. Thế nên được phước đức vô số vô lượng vô biên. Phật tự phân biệt nói vô số là không rơi vào trong tánh hữu vi, hoặc tánh vô vi; cân lường ba đời không thể có được nên gọi là vô lượng; ranh giới mười phương cũng không thể có được nên gọi là vô biên.
            Tu-bồ-đề hỏi Phật: Có thể có nhân duyên mà năm uẩn cũng vô số, vô lượng, vô biên ư?
            Phật đáp: Có, do năm uẩn “không” nên cũng vô số, vô lượng, vô biên.
            Tu-bồ-đề thưa: Chỉ có năm uẩn “không” chứ chẳng phải hết thảy pháp không ư?
            Phật đáp: Hết thảy pháp không (sarva-dharma-śūnyatā).
            Tu-bồ-đề thưa: Pháp không ấy tức không thể cùng tận, không thể cùng tận tức là vô số, vô số tức là vô lượng, vô lượng tức là vô biên; thế nên trong “không” ấy sự cùng tận không thể có được, nên gọi là vô tận. Số đếm không thể có được nên gọi là vô số; sự cân lường không thể có được nên gọi là vô lượng; biên giới không thể có được nên gọi là vô biên. Bốn việc ấy danh tuy khác mà nghĩa đồng, nghĩa là đồng rốt ráo “không”.
Phật chấp nhận lời ấy rằng: Đúng như vậy. Lại tự nói nhân duyên: Tướng pháp không ấy chẳng thể nói, nếu có thể nói thời chẳng gọi là không. Phật vì tâm đại từ bi thương xót chúng sanh nên phương tiện nói ra, miễn cưỡng nói ra danh tự, ngôn ngữ để khiến chúng

* Trang 556 *
device

sanh được hiểu. Chữ “không” hoặc nói là không thể cùng tận, vô số, vô lượng, vô biên v.v… thật tướng ấy không sanh, không tác, nên nói là không cùng tận, các bậc thánh khi ngộ được thật tướng các pháp, vào Vô dư Niết-bàn, không rơi vào trong số sáu đường; pháp thật tướng ấy cũng không rơi vào trong số các pháp hữu vi, vô vi, thế nên gọi là vô số; chữ “lượng” là dùng trí tuệ cân lường tốt xấu, nhiều ít, lớn nhỏ, phải trái; ở trong thật tướng các pháp, vì dứt hết các tướng ấy nên gọi là vô lượng. Thật tướng các pháp không thể lường nên gọi là vô biên. Thật tướng các pháp vốn tịch diệt nên gọi là vô trước. Trong thật tướng các pháp, tướng ngã và ngã sở nhất định không thể có được nên nói là không. Vì “không” nên vô tướng, vô tướng thời không tác, không khởi. Vì pháp ấy thường trú không hoại nên vô sanh vô diệt. Vì pháp ấy dứt được ô nhiễm của ba cõi nên gọi là không nhiễm, vì pháp ấy không dệt nên nghiệp phiền não nên gọi là Niết-bàn. Như vậy có vô lượng danh tự theo mỗi mỗi nhân duyên nói thật tướng các pháp (bhūtatathatā).
            Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Hy hữu thay! Thật tướng các pháp tuy không thể nói mà Phật dùng sức phương tiện (upāya-bala) để nói; như con hiểu nghĩa Phật dạy chẳng phải chỉ có thật tướng không thể nói mà hết thảy các pháp cũng không thể nói. Phật chấp nhận lời ấy và nói nhân duyên: Hết thảy pháp rốt cuộc trở về “không”, vì trở về “không” nên không thể nói, nghĩa của không thể nói tức là không thêm (na paripūrṇāḥ), không bớt (nonā). Nếu hết thảy pháp không thêm không bớt thời sáu Ba-la-mật và các thiện pháp cũng không thêm không bớt.

* Trang 557 *
device

            Nếu sáu Ba-la-mật và các thiện pháp không thêm thời làm sao được vô thượng đạo.
            Phật chấp nhận lời đó và nói nhân duyên: Pháp tuy không thêm, bớt mà có thể được vô thượng đạo nghĩa là vị Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện, nên tuy tu các pháp trợ đạo như Thí ba-la-mật. Nhờ dứt ngã, ngã sở và kiêu mạn nên không nghĩ rằng ta tăng trưởng được sáu Ba-la-mật, không chấp thủ tướng trong, tướng ngồi, tu các thiện pháp đúng như tướng vô thượng đạo mà hồi hướng.
            Tu-bồ-đề hỏi: Thế nào là vô thượng đạo?
            Phật đáp: Các pháp “như” là vô thượng đạo.
            Tu-bồ-đề hỏi: Những gì là hết thảy pháp?
            Phật đáp: Sắc pháp v.v… cho đến Niết-bàn.
Tướng “như” tịch diệt của các pháp ấy là tướng vô thượng đạo.
Tịch diệt (vyupaśama) là không thêm, không bớt, không cao, không hạ, diệt các phiền não, hý luận, không động, không hoại, không bị chướng ngại. Bồ-tát do Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện nên có thể làm cho bố thí đồng như tướng tịch diệt. Có các nhân duyên như vậy nói về tướng vô thượng đạo. Nếu Bồ-tát thường nghĩ đến tướng vô thượng đạo tịch diệt thời làm cho hết thảy pháp đều đồng tướng tịch diệt cũng quán sát nghĩa bất khả thuyết là tướng chẳng thêm chẳng bớt; Bồ-tát như vậy mau được vô thượng đạo, vì không thêm không bớt, không thể thủ đắc.
(Hết cuốn 74 theo bản Hán)

* Trang 558 *
device

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát dùng tâm lúc đầu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay dùng tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Bạch đức Thế Tôn, tâm lúc đầu không đi đến tâm lúc sau, tâm lúc sau không ở nơi tâm lúc đầu. Như vậy, mỗi tâm tâm số pháp không cùng lúc làm sao thiện căn tăng trưởng? Nếu thiện căn không tăng trưởng làm sao sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ta sẽ nói thí dụ cho ông rõ, người trí nghe được thí dụ thời đối với nghĩa dễ hiểu. Này Tu-bồ-đề, thí như thắp đèn, dùng ngọn lửa lúc đầu đốt tim đèn hay dùng ngọn lửa lúc sau đốt cháy tim đèn? Tu-bồ-đề thưa: Chẳng phải ngọn lửa lúc đầu đốt cháy tim đèn, cũng chẳng phải lìa ngọn lửa lúc đầu; chẳng phải ngọn lửa lúc sau đốt chảy tim đèn, cũng chẳng phải lìa ngọn lửa lúc sau.
            Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tim đèn cháy chăng?
            Bạch đức Thế Tôn, tim đèn thật cháy.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát cũng như vậy, chẳng dùng tâm lúc đầu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng lìa tâm lúc đầu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chẳng dùng tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng lìa tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng

* Trang 559 *
device

Chánh giác, cũng chẳng lìa tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề! Trong đây Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu Bát-nhã ba-la-mật đến khi đầy đủ mười địa thời được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, những gì là mười địa (daśabhūmi) mà Bồ-tát đầy đủ rồi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
            Phật dạy: Bồ-tát đầy đủ Càn huệ địa (śukla-bhūmi), tánh địa (Gotra-bhūmi), Bát nhân địa (Aṣṭamaka-bhūmi), Kiến địa (Durśana-bhūmi), Bạc địa (tanū-bhūmi), Ly dục địa (vīta-rāga-bhūmi), Dĩ tác địa (Kṛtāvī-bhūmi), Bích-chi Phật địa (pratyekabuddha-bhūmi), Bồ-tát địa (Bodhisattva-bhūmi), Phật địa (Buddha-bhūmi). Đầy đủ mười địa ấy là được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.[1]
Tu-bồ-đề, Bồ-tát học mười địa ấy xong, chẳng phải tâm lúc đầu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng phải lìa tâm lúc đầu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chẳng phải tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng phải lìa tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Pháp nhân duyên ấy rất sâu, chẳng phải tâm lúc đầu, chẳng phải lìa tâm lúc đầu; chẳng phải tâm lúc sau, chẳng phải lìa tâm lúc sau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.[2]

 


[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 450, tr. 273a22-27: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát từ sơ phát tâm, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa viên mãn mười địa, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát ma-ha-tát tu học mười địa nào viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Thiện Hiện ! Các Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa khiến cho viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng học Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa khiến cho viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát đối mười địa đây tinh tấn tu học khi được viên mãn, chẳng phải tâm lúc đầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời tâm lúc đầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng phải tâm lúc sau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời tâm lúc sau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà các Bồ-tát ma-ha-tát tinh tấn tu học mười địa viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 450, tr. 273b5-9: Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như-lai đã nói lý thú duyên khởi rất là thậm thâm. Rằng các Bồ-tát ma-ha-tát chẳng phải tâm ban đầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời tâm ban đầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng tâm lúc sau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời tâm lúc sau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mà các Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa khiến các căn lành lần lần tăng trưởng, viên mãn mười địa chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

* Trang 560 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Nếu tâm diệt rồi, tâm ấy có sanh lại chăng? -Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tâm sanh là tướng diệt chăng? -  Là tướng diệt, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tướng tâm diệt là diệt chăng? - Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Cũng trụ như vậy chăng? - Cũng trụ như vậy, như “như” mà trụ.
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu tâm ấy như “như” mà trụ sẽ là thực tế chăng? - Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? “Như” ấy rất sâu chăng? -           Rất sâu, rất sâu, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Chỉ “như” là tâm chăng? -           Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Lìa “như” là tâm chăng? - Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? “Như” thấy “như chăng”
- Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu Bồ-tát tu hành được như vậy là tu hành Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm chăng? - Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế 

* Trang 561 *
device

Tôn, nếu Bồ-tát tu hành được như vậy là tu hành Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm.
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Bồ-tát tu hành như vậy là ở chỗ nào tu hành? - Tu-bồ-đề thưa: Nếu Bồ-tát tu hành được như vậy là không có chỗ tu hành. Vì sao? Vì nếu Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật an trú trong các pháp “như”, thời không khởi niệm như vậy, không có chỗ khởi niệm, không có người khởi niệm.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát tu hành như vậy là ở chỗ nào tu hành? - Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát tu hành như vậy là ở trong đệ nhất nghĩa tu hành, vì hai tướng không thể có được.[1]
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu Bồ-tát ở trong đệ nhất nghĩa, không khởi niệm mà tu hành là tướng tu hành chăng? - Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Đó là tướng hư hoại của Bồ-tát chăng? - Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Sao gọi là tướng chẳng hư hoại? - Tu-bồ-đề thưa: Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật không nghĩ rằng ta sẽ phá hoại tướng các pháp. Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật chưa đầy đủ mười trí lực, bốn điều không sợ,
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 450, tr. 273c10-14: Phật bảo Thiện Hiện! ý ông nghĩ sao? Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa là hành chỗ nào?
Thiện Hiện đáp rằng: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa là ở trong thắng nghĩa đế tu hành. Trong đây hiện hành và chỗ hiện hành đều vô sở hữu, năng thủ và sở thủ không thể có được.

* Trang 562 *
device

bốn trí vô ngại, đại từ đại bi, mười tám pháp không chung của Phật, thời không được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát do sức phương tiện nên đối với các pháp không chấp thủ tướng, cũng không phá hoại tướng nó, vì sao? Vì Bồ-tát biết hết thảy pháp tự tướng không. Bồ-tát an trú trong tự tướng không ấy vì chúng sanh nên vào ba tam-muội, dùng ba tam-muội để thành tựu tuệ giác cho chúng sanh.
            Bạch đức Thế tôn! Làm sao Bồ-tát vào ba tam muội mà thành tựu tuệï giác cho chúng sanh.
            Phật dạy: Bồ-tát an trú ba tam muội ấy thấy chúng sanh ở trong pháp tác khởi tu hành. Bồ-tát dùng sức phương tiện dạy khiến được pháp không tác khởi;[1] thấy chúng sanh ở trong ngã tướng tu hành, Bồ-tát dùng sức phương tiện dạy khiến tu hành “không”;[2] thấy chúng sanh ở trong hết thảy tướng tu hành, Bồ-tát dùng sức phương tiện dạy khiến tu hành vô tướng.[3] Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, vào ba tam muội, dùng ba tam muội để thành tựu tuệ giác cho chúng sanh.
            LUẬN: Tu-bồ-đề hỏi Phật: Dùng tâm ban đầu được Vô thượng đạo hay dùng tâm sau được.
            Hỏi: Cớ gì Tu-bồ-đề nạn hỏi việc ấy?
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 450, tr. 274a14-16: Bồ-tát ma-ha-tát an trụ Vô nguyện tam ma địa, thấy các hữu tình có nhiều sở nguyện, dùng sức phương tiện dạy khiến an trụ Vô nguyện tam ma địa.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 450, tr.274a10-12: Bồ-tát ma-ha-tát an trụ Không tam ma địa, thấy các hữu tình nhiều chấp ngã, ngã sở, dùng sức phương tiện dạy khiến an trụ Không tam ma địa.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 450, tr.274a12-14: Bồ-tát ma-ha-tát an trụ Vô tướng tam ma địa, thấy các hữu tình hành các pháp tướng, dùng sức phương tiện dạy khiến an trụ Vô tướng tam ma địa. 

* Trang 563 *
device

Đáp: Ở đoạn trên kia Tu-bồ-đề nghe nói các pháp chẳng thêm, chẳng bớt, tâm sanh nghi: Nếu các pháp chẳng thêm, chẳng bớt thời làm sao được Vô thượng đạo.
            * Lại nữa, nếu do như thật tu hành đúng đắn được vô thượng đạo, thời chỉ có Phật được như vậy, còn Bồ-tát chưa dứt hết phiền não (kleśa), vô minh (avidyā), làm sao có thể như thật tu hành đúng đắn?
            * Lại nữa, ở trong đây Tu-bồ-đề tự nói lý do gạn hỏi, đó là tâm lúc đầu không đến tâm lúc sau, tâm lúc sau không ở nơi tâm lúc đầu, làm sao tăng trưởng được thiện căn để được vô thượng đạo? Vì nhân duyên như vậy nên hỏi rằng, dùng tâm lúc đầu được hay tâm lúc sau được? Phật lấy pháp nhân duyên sâu xa trả lời rằng: Không dùng tâm lúc đầu được, cũng không lìa tâm lúc đầu được, vì cớ sao? Nếu chỉ dùng tâm lúc đầu được, không dùng tâm lúc sau được ấy thời Bồ-tát mới phát tâm, lẽ đáng liền là Phật. Nếu không có tâm lúc đầu làm sao có tâm thứ hai, thứ ba? Tâm thứ hai thứ ba lấy tâm lúc đầu làm nhân duyên căn bản. Cũng không chỉ có tâm lúc sau, cũng không lìa tâm lúc sau nghĩa là tâm lúc sau cũng không lìa tâm lúc đầu, nếu không có tâm lúc đầu thời không có tâm lúc sau. Tâm lúc đầu tập hợp vô lượng công đức, đến tâm lúc sau thời đầy đủ, vì đầy đủ nên có thể dứt hết phiền não và tập khí, được vô thượng đạo.
            Ở trong đây, Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên gạn hỏi: Tâm tâm số pháp lúc đầu và lúc sau không hiện có cùng lúc, không hiện có cùng lúc thời tâm quá khứ đã diệt, 

* Trang 564 *
device

không hòa hợp được, nếu không hòa hợp thời thiện căn không nhóm, thiện căn không nhóm, thời làm sao thành vô thượng đạo?
            Phật lấy thí dụ hiện tiền để đáp: Như tim đèn chẳng phải riêng ngọn lửa lúc đầu đốt cháy, cũng chẳng phải lìa ngọn lửa lúc đầu; chẳng phải riêng ngọn lửa lúc sau đốt cháy, cũng chẳng lìa ngọn lửa lúc sau mà đốt cháy tim đèn. Phật nói với Tu-bồ-đề: Mắt ông thấy tim đèn đốt cháy, chẳng phải ngọn lửa lúc đầu, chẳng phải ngọn lửa lúc sau mà tim đèn đốt cháy, ta dùng mắt Phật thấy Bồ-tát được vô thượng đạo chẳng do tâm lúc đầu được, cũng chẳng lìa tâm lúc đầu; chẳng do tâm lúc sau được, cũng chẳng lìa tâm lúc sau mà được vô thượng đạo. Đèn thí dụ cho Bồ-tát đạo, tim đèn thí dụ cho phiền não vô minh, ngọn lửa thí dụ cho trí tuệ tương ưng Sơ địa cho đến trí tuệ tương ưng với Kim cang tam-muội, đốt cháy tim đèn vô minh phiền não. Cũng chẳng phải ngọn lửa trí tuệ của tâm lúc đầu, cũng chẳng phải ngọn lửa trí tuệ của tâm lúc sau mà tim đèn vô minh phiền não bị đốt cháy hết, được thành vô thượng đạo. Trong đây Phật lại giải thích nhân duyên được thành vô thượng đạo, là Bồ-tát từ khi mới phát tâm trở đi, tu Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ Sơ địa đến Thập địa, mười địa ấy đều hỗ trợ thành vô thượng đạo.
            Mười địa:
            1. Càn huệ địa (śukla-bhūmi) có hai: 1. Là Thanh-văn (śrāvaka). 2. Là Bồ-tát (Bodhisattva). Hàng Thanh-văn chỉ vì cầu Niết-bàn nên siêng năng tinh tấn, trì giới thanh tịnh, kham chịu tu hành 

* Trang 565 *
device

hoặc quán Phật tam muội, hoặc quán bất tịnh, hoặc tu từ bi, hoặc quán vô thường v.v… phân biệt nhóm các pháp thiện, bỏ pháp bất thiện, tuy có trí tuệ mà không được nước thiền định thời không thể đắc đạo nên gọi là Càn huệ địa. Còn Bồ-tát thời từ khi mới phát tâm cho đến khi chưa được thuận nhẫn là Càn huệ địa.
            2. Tánh địa (Gotra-bhūmi) là hàng Thanh-văn tu từ nỗn pháp cho đến thế gian đệ nhất pháp; còn hàng Bồ-tát được thuận nhẫn, ưa đắm thật tướng các pháp, không sanh tà kiến, được nước thiền định.
            3. Bát nhơn địa (Aṣṭamaka-bhūmi) là tu từ khổ pháp nhẫn cho đến đạo tỷ nhẫn (hoặc gọi đạo loại nhẫn-ND); mười lăm tâm ấy đối với hàng Bồ-tát là vô sanh pháp nhẫn, vào Bồ-tát vị.
            4. Kiến địa (Durśana-bhūmi) là được thánh quả ban đầu, là quả Tu-đà-hồn, còn đối với Bồ-tát là địa vị chẳng thối chuyển.
            5. Bạc địa (Tanū-bhūmi) hoặc là Tu-đà-hồn, hoặc là Tư-đà-hàm, đoạn được sáu phần phiền não trong chín phần phiền não tư hoặc của cõi Dục; còn đối với Bồ-tát là đã vượt quá địa vị chẳng thối chuyển cho đến chưa thành Phật, dứt các phiền não và các tập khí khác.
            6. Ly dục địa (Vīta-rāga-bhūmi) là lìa các phiền não tham dục của cõi Dục, ấy gọi là A-na-hàm; còn đối với Bồ-tát, vì lìa nhân duyên của năm dục, nên được năm thần thông.

* Trang 566 *
device

7. Dĩ tác địa (Kṛtāvī-bhūmi) là hàng Thanh-văn được tận trí, vô sanh trí, được A-la-hán; còn đối với Bồ-tát là thành tựu Phật địa.
            8. Bích-chi Phật địa (pratyekabuddha-bhūmi) là đời trước gieo trồng nhân duyên về Bích-chi Phật đạo, đời này được chút ít nhân duyên xuất gia cũng quán lý nhân duyên sâu xa mà thành đạo gọi là Bích-chi Phật.
            9. Bồ-tát địa (Bodhisattva-bhūmi) là từ Càn huệ địa trở đi cho đến ly dục địa. Lại nữa, Bồ-tát địa là từ Hoan hỷ địa cho tới Pháp vân địa. Có người nói từ khi mới phát tâm trở đi cho đến Kim cang tam-muội là Bồ-tát địa.
            10. Phật địa (Buddha-bhūmi) là đối với các Phật pháp như trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) v.v… Bồ-tát ở trong tự địa (là ở trong địa vị của chính mình – N.D) được đầy đủ; đối với mỗi mỗi địa quán đầy đủ, hai việc ấy đủ nên gọi là đầy đủ.
            Hỏi: Cớ sao không nói Bồ-tát tương tự Bích-chi Phật địa?
            Đáp: Các địa khác không nói danh tự, chỉ Bích-chi Phật địa nói danh tự là Bích-chi Phật.
            * Lại nữa, Bồ-tát hay phân biệt biết chúng sanh có thể dùng nhân duyên Bích-chi Phật để được độ, nên Bồ-tát dùng trí tuệ thực hành việc Bích-chi Phật. Như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Bồ-tát Văn-thù-thi-lị trải 72 ức lần làm Bích-chi Phật.[1] Bồ-tát cũng như vậy. Đầy đủ chín địa, tu tập Phật pháp tuy chưa đầy đủ mười trí lực, bốn điều không sợ, tuy chưa đầy đủ, do tu tập
 

[1] T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 2, tr. 642c10-15: Lúc bấy giờ ta đủ một tiểu kiếp, ba trăn sáu mươi ức đời, làm thân Bích-chi-phật thị hiện nhập Niết-bàn, đối với các đại thành, mỗi mỗi đều dùng Bích-chi-phật thừa độ thoát ba mươi sáu ức chúng sanh. Xá-lợi-phất! Bồ-tát như vậy, dùng Bích-chi-phật thừa nhập Niết-bàn mà không vĩnh viễn diệt. Khi Văn-thù-sư-lợi nói lời như vậy, lục chủng chấn động ba ngàn đại thiên thế giới, hào quang chiếu sáng. 

* Trang 567 *
device

tập gần Phật nên gọi là đầy đủ. Vì vậy, nói mười địa đầy đủ nên được vô thượng đạo.
            Các pháp ấy đều do nhân duyên hòa hợp, nên chẳng phải tâm lúc đầu, cũng chẳng lìa tâm lúc đầu; chẳng phải tâm lúc sau, cũng chẳng lìa tâm lúc sau mà được vô thượng đạo. Tu-bồ-đề tôn trọng pháp ấy nên tán thán rằng: Bạch đức Thế Tôn, Pháp nhân duyên ấy rất sâu nghĩa là tâm quá khứ không diệt, không trụ mà có thể tăng trưởng được thành vô thượng đạo. Việc ấy rất sâu xa hy hữu, khó có thể tin hiểu, tâm ấy là trụ hay là diệt ư?
            Phật hỏi ngược lại Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Kinh nói: “Nếu tâm diệt rồi có sanh lại chăng?” Là các pháp tuy rốt ráo không, chẳng sanh, chẳng diệt; nhưng vì chúng sanh dùng sáu căn thấy pháp có sanh có diệt nên Phật hỏi tâm diệt rồi có sanh lại chăng? Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, Bạch đức Thế Tôn. Vì sao? Vì tâm diệt rồi làm sao sanh trở lại. Nếu tâm diệt rồi sanh trở lại thời rơi vào chấp thường. Kinh nói: “Nếu tâm sanh là tướng diệt chăng?” Là ở trên hỏi tâm quá khứ xong, nay hỏi tướng của tâm hiện tại sẽ diệt chăng? Thế nên đáp là tướng diệt, vì sao? Vì sanh diệt là tướng đối đãi, có sanh ắt có diệt, nên trước không mà nay có, có rồi lại hồn không.
            Kinh nói: “Tướng tâm diệt là diệt chăng?” Là hoặc tướng tâm diệt tức là diệt ư hay còn có diệt ư? Đáp: Thưa không, Bạch đức Thế Tôn. Vì sao? Vì nếu tướng tâm diệt tức là diệt thời một tâm có hai lúc: Lúc sanh

* Trang 568 *
device

và lúc diệt. Nói vô thường là nói tâm tồn tại không quá một niệm, như trong kinh A-tỳ-đàm nói: Có pháp sanh, có pháp chẳng sanh; có pháp sắp sanh, có pháp không sắp sanh; có pháp diệt, có pháp không diệt; có pháp sắp diệt, có pháp không sắp diệt.[1] Pháp sanh hiện tại ở trong một tâm có hai: 1. Là sanh. 2. Là sắp diệt. Sanh chẳng phải tướng sắp diệt, tướng sắp diệt chẳng phải sanh; việc ấy không đúng, cho nên Tu-bồ-đề đáp, không. Kinh nói: “Sẽ trụ như vậy chăng?” Là nếu tướng diệt chẳng phải tức là diệt, thời có lẽ thường trụ chăng ? Nếu thường trụ tức là tướng không diệt.
            Phật gạn qua gạn lại như vậy, Tu-bồ-đề lý cùng nên nghĩ rằng: Ta nếu nói tướng diệt tức là diệt, thời một tâm, rơi vào trong hai lúc; nếu nói chẳng diệt thì sư thật là tướng diệt làm sao nói rằng chẳng diệt. Vì hai lẽ trên đều có lỗi nên Tu-bồ-đề tự đem trí tuệ đã được chứng đắc mà đáp: Bạch đức Thế Tôn, trụ như vậy, như “như” trụ.
            Kinh nói: “Nếu tâm ấy như “như” trụ, thời sẽ là thực tế chăng?” Là nếu nói tâm tương đồng với “như” mà trụ, thì “như” tức là thực tế. Nếu như vậy tâm có thể tức là thực tế chăng? - Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, Bạch đức Thế Tôn!  Vì sao? Vì Tu-bồ-đề đã lâu tôn trọng thực tế, nhưng tâm là pháp hư dối, sức trí tuệ của hàng Tiểu thừa ít, không thể quán tâm tức là thật tế, thế nên Tu-bồ-đề đáp không.
            Hỏi: Nếu Tu-bồ-đề đã nói tâm như “như”, cớ sao tâm không được là thực tế?
 

[1] T. 26: Chúng sự phần a-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 6, tr. 656a11-156, Quyển 4, tr. 44c2-4. Có pháp d kh?i, có pháp chẳng kh?i; có pháp nay kh?i, ch?ng có pháp nay kh?i; có pháp d diệt, có pháp không diệt; có pháp nay diệt, có pháp không nay diệt; T. 26: Ph?m lo?i tc lu?n (????), quy?n 5, tr. 711c4-6: Có pháp sanh, có pháp chẳng sanh; có pháp sắp sanh, có pháp không sắp sanh; có pháp diệt, có pháp không diệt; có pháp sắp diệt, có pháp không sắp diệt.

* Trang 569 *
device

Đáp: “Như” là thật tướng hết thảy pháp, thật tướng của tâm cũng là “như”. Ý Tu-bồ-đề muốn nói những điều do sáu căn của phàm phu thấy được, hư dối, điên đảo cho nên có lỗi, nay nói tâm tướng “như” như thật không có lỗi, nên nói như như mà trụ. Lại thật tế tức là Niết-bàn, Tu-bồ-đề đã lâu quý Niết-bàn, nên không thể tức thời lấy tâm làm Niết-bàn, cho nên đáp không.
            * Lại nữa, vì thật tế không có tướng nên không được nói tâm tức là thật tế. Kinh nói: “Như” ấy thậm thâm chăng ?” là vì Tu-bồ-đề nói tâm như “như” mà trụ, lại nói tâm không được là thật tế, nên Phật hỏi “như” ấy thậm thâm chăng? Tu-bồ-đề không thể biết khắp nên đáp thậm thâm.
            Kinh nói: “Phật hỏi: Chỉ như là tâm chăng?” -  Tu-bồ-đề đáp: Thưa không, Bạch đức Thế Tôn! Vì sao? Vì “như” là một tướng, chẳng phải hai tướng. Tâm do nhân duyên ức tưởng phân biệt sanh nên là hai tướng: “Như” không có biết gì còn tâm có biết; lại “như” rốt ráo thanh tịnh nên không có biết, còn tâm có điều giác tri. Lìa “như”, tâm cũng như vậy, vì sao? Vì hết thảy pháp đều có “như”, làm sao lìa “như” mà có tâm được.
            Phật hỏi Tu-bồ-đề: “Như” có thể thấy “như” chăng?
            Đáp: Trong “như” không có phân biệt là biết có thể biết, Bồ-tát không an trú “như”, pháp tánh, thật tế mà tu ngay Bồ-tát đạo thâm sâu.
            Phật hỏi Tu-bồ-đề: Nếu tu như vậy có thể tu Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm chăng? - Tu-bồ-đề tự quán xét hàng 

* Trang 570 *
device

Tiểu thừa cạn mỏng, pháp Đại thừa sâu xa nên đáp rằng: Tu như vậy là tu Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm.
            Bấy giờ, có Bồ-tát chưa được vô sanh pháp nhẫn nghe pháp ấy thời tâm cống cao, tự cho mình ra khỏi Tiểu thừa, sâu vào Đại thừa. Phật muốn phá tâm cống cao ấy nên hỏi Tu-bồ-đề: Bồ-tát tu như vậy là ở chỗ nào tu? Tu-bồ-đề thưa: Tu như vậy là không có chỗ tu, vì sao? Vì Bồ-tát an trụ trong “như” không có phân biệt. Bồ-tát nghe nói không có chỗ tu, thời hoặc bị rơi vào chấp đoạn diệt, nên Phật lại hỏi Tu-bồ-đề: Bồ-tát tu Bát-nhã là ở chỗ nào tu? Tu-bồ-đề thưa: Ở trong đệ nhất nghĩa tu. Tướng đệ nhất nghĩa là không có hai tướng.
            Phật hỏi Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Nếu Bồ-tát không ức niệm, tu đệ nhất nghĩa, sự tu ấy có thủ tướng chăng? - Tu-bồ-đề thưa: Thưa không. Bạch đức Thế Tôn! Vì sao? Vì hết thảy pháp rốt ráo không, không có ức niệm tức là không có tướng tu hành.
            Phật hỏi Tu-bồ-đề: Bồ-tát ấy phá hoại tướng mà được vô tướng chăng? Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, vì tướng từ trước lại đây không có, chỉ để trừ điên đảo nên không phá hoại tướng các pháp.
            Phật hỏi Tu-bồ-đề: Nếu không phá hoại tướng các pháp làm sao tu hạnh vô tướng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát không nghĩ rằng ta sẽ phá tướng nên tu hành Bát-nhã. Bồ-tát chưa đầy đủ mười trí lực của Phật v.v…, do sức phương tiện nên không khởi tâm thấy có tướng, không khởi tâm thấy vô tướng, vì sao? Vì nếu chấp thủ tướng thời tướng ấy đều là hư dối vọng ngữ, 

* Trang 571 *
device

có các sai lầm; nếu phá hoại tướng thì rơi vào chấp đoạn diệt, cũng mắc nhiều sai lầm. Thế nên không chấp thủ tướng có, không chấp thủ tướng không. Thủ tướng tức là hữu pháp, không thủ tướng tức là vô pháp; do lực phương tiện xa lìa hai bên có không ấy, thực hành trung đạo.
            Trong đây Phật tự nói nhân duyên là vì biết hết thảy pháp tự tánh không, nên không chấp có, không chấp không. Tự tướng không thời phá hết thảy pháp tướng, cũng tự phá tướng nó. Bồ-tát an trú trong tự tướng không, khởi lên ba tam muội, làm lợi ích chúng sanh. Chúng sanh mỗi mỗi ước thọ thân ở trong sáu đường: Có người không nhiếp phục tâm, không thể tu phước, buông lung theo ý tạo nghiệp, hoặc đọa địa ngục, khi sắp chết gió lạnh bức thiết, thời mong muốn được lửa, bèn rơi vào ba đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; nếu được làm người thời bần cùng hạ tiện. Có người nhiếp phục tâm, bẻ gãy lòng xan tham, tu hạnh bố thí, trì giới, người ấy được sinh vào chỗ giàu vui trong cõi người, cõi trời dục giới. Có người lìa cõi dục, trừ năm triền cái, nhơn có năm căn tín, tấn, v.v... được năm thiền chi, thời sinh vào cõi sắc. Có người bỏ sắc tướng, diệt tướng đối đãi, không nghĩ đến tạp tướng, nên vào vô biên hư không xứ định v.v... Các việc làm như vậy đều là ước nguyện tà vạy. Vì sao? Vì lâu ngày đều sẽ bị phá hoại, đọa lạc. Thí như lấy dây buộc chim bay, dây hết, chim phải trở lại. Bồ-tát do vô tác tam muội, dứt các nguyện ấy cho chúng sinh.
            Lại, thân này đều không, chỉ có gân, xương, năm tạng, máu chảy, da bọc, đầy dẫy nhơ nhớp, gió theo tâm 

* Trang 572 *
device

lay động, tâm ấy sinh diệt không ngừng, như huyễn, như hóa, không có thật tướng nhất định. Chúng sinh thấy tướng đi lại, nói năng nên cho là có người, có ta, có của ta, khởi tâm điên đảo; chỉ vì ức tưởng phân biệt nên có sự sai lầm ấy. Bồ-tát dùng Không tam muội dứt tâm chấp ta, của ta cho chúng sinh, khiến an trú trong “không”.
            Lại, chúng sinh thủ lấy tướng nam nữ, sắc thanh, hương vị, tốt xấu, dài ngắn; vì thủ tướng nên sinh các phiền não, chịu các ưu khổ; Bồ-tát dùng Vô-tướng tam muội dứt các tướng cho chúng sinh, khiến an trú Vô tướng.
            Hỏi: Nếu giáo hóa chúng sinh khiến chứng được “Không” là đủ, thì cần gì đến Vô tướng, Vô tác tam muội?
            Đáp: Căn cơ chúng sinh có lợi có độn. Người lợi căn nghe nói “Không” liền ngộ được Vô tướng, Vô tác; người độn căn nghe nói “Không” phá các pháp, liền chấp thủ tướng “Không”; thế nên tiếp nói Vô tướng; nếu người tuy biết Không, Vô tướng, nhưng trí tuệ ấy lại muốn tác nghiệp thọ thân; nhưng biết thân ấy là pháp hữu vi có các hoạn nạn, thế nên không nên tác nghiệp thọ thân. Như Kinh nói: Ngồi thân Bồ-tát, các thân khác không thể có được cái vui trong giây lát huống gì lâu dài; thế nên nói Vô tác. Vì nhân duyên ấy nên cần nói đầy đủ ba tam muội để giáo hóa chúng sinh.
 
_____________

* Trang 573 *
device

Xem mục lục