VĨNH MINH DIÊN THỌ (904 – 975)
Tổ thứ 6 Tịnh Độ Tông
Tổ thứ 3 Pháp Nhãn Tông
“Vạn Thiện Đồng Quy” của Sư nói:
🐉 Hỏi: Cảnh duy tâm Tịnh độ đầy khắp mười phương, sao không hướng nhập, mà lại khởi tâm lấy bỏ cầu về Cực Lạc, gởi thể ở đài sen. Như thế đâu hợp với chân lý vô sanh, mà phân biệt uế tịnh thì làm sao bình đẳng?
🍀 Đáp: Nói tâm chúng sanh tức là cõi Phật thì cõi Phật này phải sau khi thấu suốt tự tâm mới xuất hiện. Do đó nên biết, thấu rõ tự tâm mới có thể sanh nơi Duy Tâm Tịnh độ. Đã hiểu rõ nhân quả không sai, mới biết ngoài tâm không có pháp. Vả lại đối với Pháp thân vô sanh bình đẳng nhưng với kẻ lực lượng chưa đủ, quán chiếu cạn cợt, tâm niệm xao động, cảnh trần mạnh mẽ, tập khí nặng nề thì cần phải sanh về cõi Phật để tu hành được nhanh chóng.
🐉 Hỏi: Chạm mắt là Bồ đề, cất bước đều là Đạo. Cần gì lập đạo tràng niệm Phật, lễ bái, sám hối…?
🍀 Đáp: Có hai loại đạo tràng:
1/ Đạo tràng Lý (tánh)
2/ Đạo tràng Sự (tướng)
- Đạo tràng Lý thì khắp cùng vô số cõi nước. Đạo tràng Sự để chỉ chỗ thanh tịnh trang nghiêm.
- Nhưng nhân Sự mà hiển bày Lý, nhờ Lý mà thành tựu Sự. Sự tuy giả huyễn nhưng lại chứa đựng Lý, chẳng có sự nào mà không có Lý; Lý tuy chân thật nhưng ứng theo duyên nên Lý chẳng bao giờ ngăn ngại Sự. Muốn tìm Lý thì phải tìm nơi Sự,
muốn hiểu nghĩa của Sự thì phải nhìn nơi Lý.
Về việc lễ lạy Tam Tạng Lặc Na nói:
“Người lễ lạy bằng cách ở trong trí huệ thanh tịnh, do đạt đến cảnh giới Phật nên thấu rõ pháp giới vốn vô ngại. Do ta từ vô thủy duyên theo phàm tục, các pháp chẳng có lại nghĩ là có, chẳng chướng ngại lại nghĩ là chướng ngại. Nay thấu suốt tự tâm rỗng rang vô ngại nên thực hành lễ Phật theo hiện lượng của tâm. Lễ lạy một Đức Phật tức là lễ lạy tất cả Phật; lễ lạy tất cả Phật tức là lễ lạy một Đức Phật. Đó là vì Pháp thân Phật, thể dụng dung thông vô ngại, nên chỉ một lạy thì liền khắp cùng pháp giới. Với những hương hoa cúng dường Phật thì cũng như thế. Hãy xem bốn loài chúng sanh trong sáu đường đều là Phật.”
Phận sự đầu tiên của người mới thực hành Dzogchen là học buông xả (lhod-pa), bởi vì, nếu chúng ta không buông xả đúng ngay từ lúc khởi đầu, chúng ta sẽ
Mùa xuân , năm Tân Mão(1951), trong lúc mở Giới đàn, tứ chúng vân tập, lúc này Tăng trong chùa có hơn 120 vị.Thứ bảy, ngày 24/2/1951 ÂL bỗng có hơn trăm
Kính lễ đại sư Padmasambhava! Người Sanh Từ Hoa Sen của xứ Uddiyana là hóa thân của tất cả chư Phật ba đời, vị vidyadhara vĩ đại của toàn giác bất hoại.
Tánh Không là gì Trong buổi nói chuyện trước đây tôi cũng đã nhắc đến tánh không và cho biết đấy là một chủ đề thật chủ yếu, thế nhưng tôi chưa
Ri tiếng Tây Tạng có nghĩa là 'biên giới' và Mé có nghĩa là 'không'... Rimé nghĩa là không có biên giới, trong tinh thần tôn trọng, hài hoà, và không chia
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt