Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM ĐẲNG HỌC THỨ 63
(Kinh Đại Bát Nhã Phần 2 ghi: Phẩm Đồng Tánh Thứ 62)

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp bình đẳng của các Bồ-tát, Bồ-tát nên học?
Này Tu-bồ-đề! Nội không là pháp bình đẳng của Bồ-tát; ngoại không cho đến tự tướng không là pháp bình đẳng của Bồ-tát. Sắc, sắc tướng không; thọ, tưởng, hành, thức, thức tướng không cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tướng không là pháp bình đẳng của Bồ-tát. An trú pháp bình đẳng ấy được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát vì sắc tận nên học, là học Nhất thiết trí; vì sắc lìa nên học, vì sắc diệt nên học, là học Nhất thiết trí; vì sắc chẳng sinh nên học, là học Nhất thiết trí; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Tu bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; tận, ly, diệt, chẳng sinh nên học, là học Nhất thiết trí?

* Trang 665 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Như lời ông nói: vì sắc tận, ly, diệt, chẳng sinh nên học, là học Nhất thiết trí; vì thọ, tưởng, hành, thức cho đến mười tám pháp không chung tận, ly, diệt, chẳng sinh nên học, là học Nhất thiết trí (sarvajña).
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Sắc như như, thọ, tưởng, hành, thức như như cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như như; Phật như như; các như ấy tận, diệt, đoạn chăng? Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn!
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát như vậy học như như, là học Nhất thiết trí. Như như ấy không thủ chứng, không diệt, không đoạn. Tu-bồ-đề! Bồ-tát như vậy học như như, là học Nhất thiết trí, là học sáu Ba-la-mật, là học bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung. Nếu học sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung ấy là học Nhất thiết trí. Học như vậy là tận bờ mé của sự học; học như vậy ma hoặc ma trời không thể phá hoại; học như vậy đi thẳng đến địa vị chẳng thối chuyển; học như vậy là học đạo sở hành của Phật; học như vậy là được ủng hộ, là học đại từ đại bi, là học nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh; học như vậy là học pháp luân có ba lần chuyển, mười hai hành tướng; học như vậy là học độ chúng sinh; học như vậy là học không dứt giống Phật; học như vậy là học mở cửa

* Trang 666 *
device

cửa cam lồ; học như vậy là học muốn chỉ bày tính vô vi. Này Tu-bồ-đề! Người hạ liệt không thể học như vậy. Người học như vậy là vì muốn kéo chúng sinh ra khỏi đắm chìm sinh tử. Bồ-tát học như vậy trọn không bị đọa vào địa ngục, ngạ qủy, súc sinh; trọn không sinh nơi biên địa; trọn không sinh nhà Chiên-đà-la; trọn không điếc, đui, ấm ớ, què quặc; các căn đầy đủ,[1] quyến thuộc thành tựu; trọn không mồ côi cùng khổ. Bồ-tát học như vậy trọn không sát sinh cho đến trọn không tà kiến, không sống theo tà mạng, không thâu nhiếp người ác và người phá giới. Học như vậy do có sức phương tiện, nên không sinh cõi trời trường thọ.
Thế nào là sức phương tiện?  - Như đã nói trong phẩm Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát do sức phương tiện nên vào bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, mà không theo thiền vô lượng vô sắc định sinh ra. Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy, đối với hết thảy pháp được thanh tịnh, nghĩa là sạch tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Hết thảy pháp tính vốn thanh tịnh, vì sao nói Bồ-tát đối với hết thảy pháp được thanh tịnh?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Hết thảy pháp tính vốn thanh tịnh, nếu Bồ-tát đối với pháp ấy tâm thông suốt, không thối mất tức là
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 455,  phẩm Đồng tánh  thứ 62 (同性品 62), tr. 299b2-7: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi học như thế, quyết định không bị đọa vào địa ngục, bàng sanh, diệm ma, quỷ giới. Quyết định không sinh nơi biên địa hạ tiện. Quyết định không sinh nơi nhà hàng thịt, nhà gánh thây chết và những nhà bần cùng hạ tiện bất luật nghi. Trọn không bị đui điếc câm ngọng, cùi cụt tay chân, căn chi tàn khuyết, lưng gù, điên cuồng, ung thư hủi lác, bệnh trĩ, ghẻ ác. Không cao, không lùn, cũng không đen thui và không có các thứ uế ác ghẻ bệnh.

* Trang 667 *
device

là Bát-nhã ba-la-mật. Các pháp như vậy hàng phàm phu không biết không thấy. Bồ-tát vì chúng sinh ấy nên tu Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, tu bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng. Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy, đối với hết thảy pháp được trí lực không có sợ gì; học như vậy vì liễu tri tâm chúng sinh hướng về đâu. Thí như đại địa, ít chỗ xuất sinh vàng bạc trân bảo. Chúng sinh cũng như vậy, ít người học được Bát-nhã ba-la-mật, nhiều người rơi vào Thanh-văn, Bích-chi Phật địa. Thí như ít người chịu tạo nghiệp làm Chuyển luân Thánh vương, nhiều người chịu tạo nghiệp làm tiểu vương. Cũng như vậy, ít chúng sinh tu Bát-nhã ba-la-mật cầu Nhất thiết trí, nhiều người tu đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật. Tu-bồ-đề ! Trong các Bồ-tát phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ít có người tu hành đúng như kinh nói, nhiều người trụ vào địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Có nhiều Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật vì không có sức phương tiện nên ít người trụ địa vị chẳng thối chuyển. Tu-bồ-đề! Do lẽ đó Bồ-tát muốn trụ địa vị chẳng thối chuyển, muốn ở trong số Bồ-tát chẳng thối chuyển, hãy nên học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Khi Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật không sinh tâm xan tham, không sinh

* Trang 668 *
device

tâm phá giới, sân hận, giải đãi, tán loạn, ngu si; không sinh các tâm tội lỗi khác; không sinh tâm thủ tướng sắc, thủ tướng thọ, tưởng, hành, thức; không sinh tâm thủ tướng bốn niệm xứ cho đến không sinh tâm thủ tướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm, không có pháp khả đắc; vì không có pháp khả đắc nên đối với các pháp không sinh tâm thủ tướng. Tu-bồ-đề! Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm như vậy, thu nhiếp các Ba-la-mật làm cho các Ba-la-mật tăng trưởng, các Ba-la-mật đều đi theo, vì sao? Vì các Ba-la-mật đều thu vào trong Bát-nhã Ba-la-mật thậm thâm; thí như trong ngã kiến thu nhiếp hết sáu mươi hai kiến. Cũng như vậy, Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm thu nhiếp hết các Ba-la-mật; thí như người chết, vì mạng căn diệt nên các căn khác đều diệt theo. Như vậy, Bồ-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm thời các Ba-la-mật kia đều đi theo. Tu-bồ-đề! Bồ-tát muốn làm cho các Ba-la-mật qua đến bờ kia, nên học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm. Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm ấy, thời vượt lên trên hết thảy chúng sinh.
Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Chúng sinh trong một cõi Diêm-phù-đề còn nhiều, huống gì trong ba ngàn đại thiên thế giới!

* Trang 669 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề : Nếu chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới cùng một lúc đều được làm thân người, đều được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu có Bồ-tát suốt đời cúng dường bấy nhiêu đức Phật đó y phục, thức ăn, ngọa cụ, thuốc thang, vật cần dùng nuôi sống. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Người ấy do nhân duyên ấy được phước đức nhiều chăng? - Tu-bồ-đề thưa: Rất nhiều, rất nhiều!
Phật dạy: Không bằng kẻ thiện nam, người thiện nữ học Bát-nhã ba-la-mật, tu đúng như kinh nói, nhớ nghĩ đúng, được phước đức nhiều hơn, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật có thế lực có thể làm cho Bồ-tát được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế nên Bồ-tát muốn vượt lên trên hết thảy chúng sinh, nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn vì chúng sinh không có ai cứu hộ làm người cứu hộ; muốn làm chỗ nương về cho chúng sinh không có chỗ nương về; muốn làm đạo rốt ráo cho chúng sinh không có đạo rốt ráo; muốn làm mắt cho người đui; muốn được công đức Phật; muốn làm chư Phật tự tại dạo chơi; muốn làm tiếng rống Sư tử của Phật; muốn đánh chuông trống Phật; muốn thổi loa Phật; muốn lên tòa cao Phật thuyết pháp; muốn dứt hết nghi lầm cho chúng sinh thời nên học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm. Tu-bồ-đề! Bồ-tát nếu học Bát-nhã ba-la-mật 

* Trang 670 *
device

thậm thâm thời các công đức lành không việc gì không làm được.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Có thể còn được công đức Thanh-văn, Bích-chi Phật chăng? Phật dạy: Công đức Thanh-văn, Bích-chi Phật có thể được nhưng không trụ ở trong đó. Dùng trí quán sát rồi, đi thẳng qua mà vào Bồ-tát vị. Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy là gần nhất thiết trí, mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát học như vậy là làm ruộng phước cho hết thảy thế gian trời, người, A-tu-la. Bồ-tát học như vậy là vượt quá trên ruộng phước của Thanh-văn, Bích-chi Phật, chóng gần nhất thiết trí. Bồ-tát học như vậy gọi là không bỏ, không rời Bát-nhã ba-la-mật mà thường tu Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát học như vậy nên biết là Bồ-tát chẳng thối chuyển, chóng gần nhất thiết trí, xa lìa Thanh-văn, Bích-chi Phật, gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật nếu nghĩ rằng: Ta do Bát-nhã ba-la-mật mà được trí nhất thiết chủng. Nếu nghĩ như vậy không gọi là hành Bát-nhã ba-la-mật. Nếu không nghĩ rằng: Đó là Bát-nhã ba-la-mật, đó là người có Bát-nhã ba-la-mật, đó là pháp Bát-nhã ba-la-mật, đó là người hành Bát-nhã ba-la-mật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; ấy gọi là hành Bát-nhã ba-la-mật. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát nghĩ rằng:

* Trang 671 *
device

Không có Bát-nhã ba-la-mật, không có người Bát-nhã ba-la-mật, không có người hành Bát-nhã ba-la-mật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì  hết thảy pháp đều như như, pháp tánh, thật tế, thường trú. Hành như vậy gọi là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Trên kia A-nan hỏi về đấu tranh. Phật đáp về đồng học thanh tịnh. Nay Tu-bồ-đề hỏi Phật những pháp bình đẳng về đồng tâm sâu xa là học xứ cua Bồ-tát. Phật đáp: Nội không cho đến tự tướng không là pháp bình đẳng của Bồ-tát. Có hai đẳng nhẫn: Ở cuối phẩm trên nói về Chúng sinh đẳng nhẫn, ở phẩm này nói về Pháp đẳng nhẫn;[1] như chiếc cân hai đầu đứng ngang nhau. Như vậy, nội không v.v… là bình đẳng giữa các pháp. Như pháp bên trong thân mỗi mỗi sai biệt, nếu được “nội không” thời đều bình đẳng không hai; cho đến “tự tướng không” (svalakṣṇa śūnyatā) thời hết thảy pháp tướng đều tự không, khi ấy thời tâm bình đẳng. Bồ-tát trú trong bình đẳng ấy, đều được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề hỏi: Vì sắc diệt tận hay vì học nhất thiết trí nên quán sắc vô thường, niệm niệm diệt không an trụ; nếu tu được quán ấy thời tâm lìa sắc, tâm lìa sắc nên các phiền não diệt; phiền não diệt nên được pháp vô sinh.
Tu-bồ-đề hỏi: Học như vậy là học nhất thiết trí chăng? - Phật hỏi ngược lại Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Sắc như v.v… và Như lai như, như ấy bị tận, diệt, đoạn
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 5, 40; Đại phẩm bát-nhã kinh, quyển 10; Phóng quang bát-nhã kinh, quyển 14.

* Trang 672 *
device

chăng? Tu-bồ-đề thưa: Không. Như ấy từ trước tới nay không nhóm, không hòa hợp làm sao có tận; Xưa nay chẳng sinh làm sao có diệt; Pháp ấy vốn hư dối, không có định tướng làm sao có thể đoạn. Tu-bồ-đề! Bồ-tát học “như” được như vậy là học Nhất thiết trí. Như ấy thường không thể chứng, không thể diệt, không thể đoạn; tận, ly, đoạn là vì trừ điên đảo cho nên tu hành, chẳng phải là rốt ráo. Ở trong này nói việc rốt ráo được Phật khen ngợi: Học như vậy tuy không cố định vì một pháp mà học nhất thiết trí, nếu học Nhất thiết trí tức là học sáu Ba-la-mật; nếu học được sáu Ba-la-mật là cùng tận bờ mé các pháp học. Nếu cùng tận bờ mé các pháp học, thời người ấy đầy đủ vô lượng phước đức và trí tuệ; ma hoặc ma dân không thể hàng phục. Học cách chính đáng như vậy đi thẳng đến địa vị chẳng thối chuyển. Học như vậy là học đạo sở hành của Phật; học như vậy là được mười phương chư Phật và đại Bồ-tát, chư thiên và người lành thủ hộ. Học được như vậy, người ấy không có tà kiến, tâm không vướng mắc gì, đối với chúng sinh khởi tâm đại từ đại bi; vì đại từ đại bi nên có thể giáo hóa chúng sinh; tâm chúng sinh thanh tịnh nên cõi Phật thanh tịnh; cõi Phật thanh tịnh rồi được Phật đạo chuyển pháp luân ba lần chuyển mười hai hành tướng, dùng pháp ba thừa độ vô lượng chúng sinh. Vì dùng pháp Đại thừa độ chúng sinh nên không dứt giống Phật; không dứt giống Phật nên thường mở cửa pháp cam lồ giữa thế gian, thường chỉ bày cho chúng sinh tính vô vi. Tính vô vi là như như, pháp tánh, thật tế, Niết-bàn; cam lồ là tính vô vi; cửa là ba cửa giải

* Trang 673 *
device

thoát. Kẻ hạ liệt là kẻ biếng nhác, buông lung, không ưa Phật pháp, không nhất tâm hành đạo, làm tội phước hỗn tạp. Những người như vậy không thể học pháp vô vi, vì sao? Vì kẻ hạ liệt nghĩ rằng: Thân ta và quyến thuộc ta, ta nên bảo hộ, các chúng sinh khác can dự gì việc ta, mà ta đem đầu, mắt, tủy, não cho họ để họ được vui; hết thảy mọi người đều dùng phương tiện tìm vui, sao ta lại bỏ vui tìm khổ. Hoặc sinh tà kiến nghĩ rằng: Chúng sanh vô lượng vô biên độ không thể hết, nếu có thể độ hết, tức là có lượng có biên, một đức Phật có thể độ hết. Hoặc nghĩ rằng: Phật nói hết thảy pháp không, không sinh không diệt, vậy ta còn độ cái gì! Cầu Phật đạo hay không cầu Phật đạo đều đồng như huyễn mộng. Người hạ liệt nghĩ như vậy, do vì tà kiến tham dục nên không thể học đại pháp này. Hoặc khi có Đại nhơn xuất thế, trù lượng, suy nghĩ thực tướng các pháp là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên, chẳng phải có, chẳng phải không. Hành đạo như vậy có thể phá tà kiến điên đảo xong, trở lại bỏ đạo ấy, đi thẳng vào pháp tánh và thường an trú trong pháp tánh thanh tịnh ấy. Vì chúng sinh không không biết việc ấy nên sinh tâm đại bi, vậy sau tu tập các công đức sáu Ba-la-mật, thần thông, trí tuệ, giải thốt vô ngại, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, dùng các môn phương tiện, rộng độ chúng sinh, hạng người như vậy thật hiếm có.
Hỏi: Như trước nói chúng sinh vô lượng vô biên, lại nói chúng sinh không, vậy còn độ cái gì? Làm sao có thể độ?

* Trang 674 *
device

Đáp: Đó là lời nói của người hạ liệt, đâu đủ lấy đó làm chứng.
* Lại nữa, trước đã nói do vì tà kiến, tham dục nên người hạ liệt nghĩ rằng: Chúng sinh có biên, không biên, hết thảy pháp không, không có gì của chính nó, hoặc nghĩ rằng hết thảy pháp thường, thật, đó đều nhiếp thuộc vào 62 tà kiến. Bậc Đại nhơn không có ham muốn, suy nghĩ, trù lượng lìa các tội lỗi như vậy, an trú trong pháp tính, sinh tâm đại bi. Thí như người lớn chỉ đem tâm bố thí, thí tài vật cho người khác mà không lấy giá cả. Còn người tham dục tìm có lý do mới bố thí. Người tà kiến dựa vào chấp kiến có biên, không biên nên không có việc gì không có lợi mà làm. Thí như tiểu nhơn buôn bán giữa chợ, cầu có lợi mới trao cho. Lại Đại nhơn Bồ-tát không có cầu mong gì vẫn có thể đem đầu mắt thí cho chúng sanh, được quả báo gì cũng thí luôn; tâm không nương tựa vào một pháp nào mà vẫn tập hợp được các công đức. Thế nên Phật dạy: Muốn kéo chúng sinh ra khỏi dòng sinh tử chìm đắm, hãy nên học như vậy.
* Lại nữa, Bồ-tát học như vậy, thường có tâm từ bi thương xót, không não hại chúng sinh, nên không đọa địa ngục; thường quán thật tướng của các pháp nhơn duyên sinh, không sinh ngu si nên không đọa súc sinh; thường tu bố thí, diệt tâm xan tham, nên không sinh vào ngạ quỷ. Đối với 12 bộ Kinh, 84.000 pháp tụ của Phật dạy, thường không lẫn tiếc, nên không sinh nơi biên địa. Thường cúng dường bậc Thiện nhơn Tôn

* Trang 675 *
device

trưởng, bỏ tính kiêu mạn nên không sinh vào nhà hạ tiện Chiên-đà-la. Vì thâm tâm yêu mến chúng sinh, làm đủ hạnh lợi ích nên thọ thân hồn mỹ. Lấy thiện pháp giáo hóa chúng sanh nên quyến thuộc thành tựu, trọn không bị mồ côi nghèo cùng. Vì ưa vui sâu xa thí Ba-la-mật, nên không làm mười điều ác (Daśākuśala) và sống tà mạng. Vì không có tâm chấp ngã, chỉ vì lợi ích chúng sinh, không tự vì thân mình nên không thâu nhiếp kẻ ác và người phá giới. Người ác là người có tâm ác, người phá giới là người có thân và miệng ác.
Lại ý làm ba việc chẳng lành gọi là người ác, thân và miệng làm bảy việc chẳng lành gọi là phá giới (duḥśīla).[1] Lại Bồ-tát nếu ở nhà, thu nhiếp người ác gọi là người ác, xuất gia thu nhiếp người ác gọi là phá giới.
Hỏi: Bồ-tát vì độ người ác nên xuất hiện ở đời, thí như lương y chữa các bệnh tật, cớ sao không thâu nhiếp người ác?
Đáp: Người ác, người phá giới có hai hạng: Hạng có thể cải hóa, hạng không thể cải hóa, trong đây nói hạng không thể cải hóa, nếu thâu nhiếp họ ở chung, thời tự hoại đạo mình mà đối với họ vô ích. Thí như cứu kẻ bị chìm, tự mình không nỗi được mà muốn cứu kẻ kia, thời cả hai đều chết, thế nên nói: Nên xa lìa người ác. Vì cõi Dục nhiều ác, sinh tâm thương xót nên sinh cõi Dục; tuy hành thiền, tâm điều hòa mền dịu, do có sức phương tiện nên khi mệnh chung không sinh theo thiền, như trong kinh rộng nói. Tu-bồ-đề! Bồ-tát học như vậy, đối với các pháp tâm được thanh tịnh, nghĩa là
 

[1] Phá giới (duḥśīla): Hủy phá giới đã nhận giữ. Luận Đại trí độ, quyển 91 nêu ra 2 hạng phá giới: Một là nhân duyên trì giới không đầy đủ nên phá, như người ngheo cùng vì đói khát cấp bách nên trộm cắp. Hai là nhân duyên trì giới tuy đầy đủ nhưng vì tâm tập theo thói ác, ưa làm việc ác mà phá giới; T. 24: Kinh tỳ ni mẫu, quyển 3: “Phạm giới có 7 thứ: Ba la di, Tăng già bà thi sa, Ni tát kì ba dật đề, Ba dật đề, Thâu lan giá, Ba la đề đề xá ni và Đột cát la; Ma-ha tăng kỳ luật, quyển 33; Luật Thập tụng, quyển 33. 

* Trang 676 *
device

sạch tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, thanh tịnh nghĩa là lìa bỏ, rốt ráo không, không có gì.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Nếu hết thảy pháp từ trước lại đây vốn “không”, vốn thanh tịnh tại sao nói Bồ-tát học như vậy được tâm thanh tịnh đối với hết thảy pháp?
Phật chấp thuận lời Tu-bồ-đề và nói nhơn duyên rằng: Nếu Bồ-tát biết hết thảy pháp từ trước lại đây vốn “không” thanh tịnh, đối với trong đó tâm không biến mất không từ khước. Không biến mất tức là không nghi ngờ, không sinh tà kiến, thông suốt, không chống trái với “không” ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Hàng phàm phu không nhiếp, không thấy pháp thanh tịnh như vậy, vì hạng người ấy nên Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật và các pháp trợ đạo. Pháp của Bồ-tát là phải giáo hóa chúng sinh, ấy gọi là Bồ-tát được thanh tịnh đối với hết thảy pháp, nghĩa là bỏ cái điên đảo của ba cõi, vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, được lực trí tuệ thanh tịnh đối với hết thảy pháp. Được công đức ấy nên có thể biết khắp về nghiệp nhơn duyên và tâm tâm số pháp, biết tâm hành khởi lên của chúng sinh trong ba đời mười phương; biết rồi theo sự thích hợp với họ nói pháp khai hóa họ. Những việc lợi ích như vậy đều do học Bát-nhã nên có được, thế nên nói cùng tận bờ mé các sự học. Ít có người học được như vậy, người học như vậy khó có được. Phật muốn làm cho nghĩa ấy rõ ràng nên nói thí dụ vàng, bạc và tạo nghiệp làm chuyển luân Thánh vương.

* Trang 677 *
device

* Lại nữa, Bồ-tát khi học Bát-nhã, không sinh tâm xan tham. Không sinh tâm xan tham là Bồ-tát học Bát-nhã nên ức chế các phiền não, phiền não tuy chưa sạch hết, nhưng không thể làm chi được, nên nói là chẳng sinh. Bồ-tát học Bát-nhã biết tướng hết thảy pháp đều hư dối không thật, nên không chấp thủ tướng sắc cho đến tướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì không muốn bị rơi vào tà kiến chấp có, chấp không, nên đi thẳng trung đạo tập hành Bồ-tát. Trong đây Phật tự nói nhơn duyên: Bồ-tát tu Bát-nhã đối hết thảy pháp không có sở đắc, vì không có sở đắc nên không có tướng pháp khả thủ là lành, hoặc chẳng lành. Bồ-tát nếu học được như vậy là tổng nhiếp hết các Ba-la-mật, Thí ba-la-mật v.v… không lìa Bát-nhã ba-la-mật do lực Bát-nhã ba-la-mật, nên khiến các Ba-la-mật kia đều được tăng trưởng, lìa các tà kiến tham đắm. Phật muốn làm cho nghĩa ấy rõ ràng nên nói thí dụ: Như ngã kiến (ātma-dṛṣṭi)[1] và mạng căn đã hết.
Hỏi: Ngã kiến và các kiến đều có tướng riêng, cớ sao các kiến lại nhiếp vào trong ngã kiến?
Đáp: Tuy có tướng riêng mà ngã kiến là gốc; người ta vì vô minh nên trong năm uẩn trống rỗng sinh ra ngã kiến (ātma-dṛṣṭi). Vì sinh ngã kiến nên nói thân này sau khi chết như đi từ đây đến kia, hoặc không như đi từ đây đến kia. Nếu như đi từ đây đến kia tức là thường kiến (Nitya-dṛṣṭi), nếu không như đi từ đây đến kia tức là đoạn kiến (uccheda-dṛṣṭi). Nếu cho là đoạn diệt lo thụ hưởng cái vui say đắm năm dục đời nay, lấy ác pháp cho là tối ưu, thời sinh kiến thủ (dṛṣṭiparāmarśa).
 

[1] Ngã kiến-ātma-dṛṣṭi: chỉ cho vọng kiến chấp trước có thực ngã. Theo Đại thừa khởi tín luận thì Ngã kiến được chia 2 loại: 1. Nhân ngã kiến: chấp trước thân tâm do năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức giả hợp là thực ngã. 2. Pháp ngã kiến: vọng chấp tất cả pháp đều có thể tính thực tại.
Tông Duy thức cho rằng Ngã kiến là một trong bốn phiền não căn bản, tương ứng với thức Mạt na. Thức Mạt na này do sức huân tập hư vọng từ vô thủy đến nay, duyên với Kiến phần của thức A-lại-da mà có kiến chấp thực ngã thực pháp. 

* Trang 678 *
device

). Nếu bảo thường mà xuất gia học đạo, giữ giới, khổ hạnh (duṣkara-caryā), thời sinh giới cấm thủ (śīla-vrata-parāmarśa). Hoặc thấy thường, đoạn đều có lỗi bèn nói không có nhơn duyên quả báo thời sinh tà kiến (mithyā-dṛṣṭi). Từ trong năm kiến ấy chấp thế gian hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc hữu biên, hoặc vô biên v.v… sinh ra 57 chấp kiến. Thế nên nói thân kiến (satkāyadṛṣṭi) (ngã kiến) thu nhiếp 62 kiến,[1] không có lỗi. Do các nhơn duyên và thí dụ như vậy nên biết Bát-nhã ba-la-mật là tối đệ nhất trong các pháp; vì Bát-nhã ba-la-mật tối đệ nhất trong các pháp nên Bồ-tát học Bát-nhã là người đệ nhất giữa chúng sinh. Phật muốn lấy việc ấy, thiện hóa chúng sinh nên nói thí dụ: Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới nhiều chăng ? Như vậy! cho đến Bồ-tát học Bát-nhã như vậy, nên biết đó là bậc chẳng thối chuyển, xa lìa Nhị thừa, gần gũi Phật thừa.
* Lại nữa, Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát nghĩ rằng: Bát-nhã ba-la-mật là khai thị tướng Bát-nhã ba-la-mật hoặc có, hoặc không v.v…; nếu thấy có Bát-nhã, được Bát-nhã là chấp trước Bát-nhã. Ta nhờ Bát-nhã ba-la-mật được trí Nhất thiết chủng, biết năm uẩn hòa hợp giả gọi Bồ-tát, Bồ-tát theo tên gọi giả, chấp cho là ngã, cho đó là Bát-nhã có làm; Bát-nhã là không có tướng được, không có tướng chấp trước mà người ấy bảo có tướng Bát-nhã là Đệ nhất nghĩa, người ấy theo tên gọi gia,û mà sinh ngã tâm. Bát-nhã là tướng không có làm mà người ấy muốn dùng Bát-nhã tạo tác, cho rằng ta dùng Bát-nhã mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nên Phật dạy: Người nghĩ như vậy
 

[1] Sáu mươi hai kiến (dvāṣaṣṭi-dṛṣṭayaḥ): Sáu mươi hai loại kiến giải sai lầm mà các phái ngoại đạo ở Ấn độ cổ đại thường chấp trước: Trường bộ kinh I, kinh phạm võng (Brahmajāla); T. 1: Trường a-hàm, kinh Phạm động, quyển 14 cho rằng có đến 10 loại 62 kiến, nhưng đối với các luận điểm mà ngoại đạo chấp trước, thì có thể phân biệt làm hai loại chính là: Bản kiếp bản kiến và Mạt kiếp mạt kiến.
Bản kiếp bản kiến: Tức là nương vào quá khứ mà khởi lên kiến chấp phân biệt, gồm năm loại, mười tám kiến: 1. Thường luận (14 thứ), 2. cũng thường cũng vô thường (4 thứ), 3. Biên vô biên luận (4 thứ), 4. Chủng chủng luận (4 thứ), 5. Vô nhân nhi hữu luận (2 thứ).
Mạt kiếp mạt kiến: Tức y cứ vào vị lai mà khởi lên kiến chấp phân biệt, gồm có 5 loại, 44 kiến: 1. Hữu tưởng luận (16 thứ), 2. Vô tưởng luận (8 thứ), 3. Phi hữu tưởng phi vô tưởng luận (8 thứ), 4. Đoạn diệt luận (7 thứ), 5. Hiện tại Nê hoàn luận (5 thứ). Tổng cộng 10 loại, 62 Kiến.
Căn cứ theo phẩm Phật mẫu trong kinh Đại phẩm bát nhã và luận Đại trí độ, quyển 70, thì mỗi uẩn trong 5 uẩn đều lập 4 câu, tức 5 uẩn của quá khứ đều có 4 câu: Thường, vô thường, cũng thường cũng vô thường và phi thường phi vô thường, thành 20 câu. Năm uẩn hiện tại mỗi uẩn cũng có 4 câu: hữu biên, vô biên, cũng hữu biên cũng vô biên và phi hữu biên phi vô biên, thành 20 câu. Như khứ, bất khứ, cũng như khứ cũng bất như khứ và phi như khứ phi bất như khứ, thành 20 câu, tổng cộng là 60 câu, thêm 2 câu đoạn, thường: Thần và thân là một, thần và thân là khác, thì tất cả có 62 tà kiến.

* Trang 679 *
device

không gọi là tu Bát-nhã; nếu không nghĩ như vậy thời gọi là tu Bát-nhã.
Hỏi: Nghĩ như vậy, không nghĩ như vậy, việc đã rồi, cớ sao còn nói lần thứ ba?
Đáp: Đầu hết là chỉ tướng tà hạnh; thứ hai là ngăn tà hạnh nhưng chưa nói tướng chánh hạnh; thế nên thứ ba nói tướng chánh hạnh.
* Lại nữa, đầu là tâm chấp trước thủ tướng; thứ hai là phá tướng chấp trước ấy mà không nói thế nào là tướng các pháp; thứ ba phá chấp trước tà và nói thật tướng. Bồ-tát nghĩ rằng: Nơi hết thảy chỗ không hiển bày tướng Bát-nhã ba-la-mật; cũng không sinh ngã tâm rằng, ta dùng Bát-nhã ba-la-mật có công việc làm; chỉ biết hết thảy pháp thường trú trong như, pháp tánh, thực tế; ở trong như, pháp tánh, thực tế không tranh cãi. Thế nên nói lần thứ ba, không có lỗi.
(Hết cuốn 77 theo bản Hán)         
____________

* Trang 680 *
device

Xem mục lục