Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM HÀM THỤ THỨ 23
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Vô Sở Hữu thứ 21)

KINH: Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng? Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề! Đại thừa cùng với hư không bình đẳng. Tu-bồ-đề! Như hư không, không có phương đông, không có phương nam, phương tây, phương bắc, bốn góc, trên dưới. Tu-bồ-đề! Đại thừa cũng như vậy, không có phương đông, không có phương nam, phương tây, phương bắc, bốn góc, trên dưới.
Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng phải dài chẳng phải ngắn, chẳng phải vuông chẳng phải tròn. Tu-bồ-đề! Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải dài chẳng phải ngắn, chẳng phải vuông chẳng phải tròn.
Tu-bồ-đề! Như hư không, chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, chẳng phải đỏ, chẳng phải trắng, chẳng phải đen. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, chẳng phải đỏ, chẳng phải trắng, chẳng phải đen. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng 

* Trang 394 *
device

với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng thêm chẳng bớt (nonā na paripūrṇāḥ), Đại thừa cũng như vậy, chẳng thêm chẳng bớt.
Tu-bồ-đề! Như hư không, không nhơ không sạch (amalā na vimalā); Đại thừa cũng như vậy, không nhơ không sạch.
Tu-bồ-đề! Như hư không, không sinh không diệt (anutpannā aniruddhā), không trụ, không biến khác. Đại thừa cũng như vậy, không sinh không diệt, không trụ không biến khác.
Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, chẳng phải ký chẳng phải vô ký. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, chẳng phải ký, chẳng phải vô ký. Vì vậy, nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Như hư không không thấy, không nghe, không hiểu, không biết. Đại thừa cũng như vậy, không thấy, không nghe, không hiểu, không biết.
Như hư không không thể hiểu, không thể biết, không thể thấy, không thể dứt, không thể chứng,

* Trang 395 *
device

không thể tu. Đại thừa cũng như vậy, không thể hiểu, không thể biết, không thể thấy, không thể dứt, không thể chứng, không thể tu. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Như hư không chẳng phải tướng nhiễm, chẳng phải tướng lìa nhiễm. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải tướng nhiễm, chẳng phải tướng lìa nhiễm.
Như hư không chẳng trói buộc ở theo cõi Dục, chẳng trói buộc theo cõi Sắc, chẳng trói buộc theo cõi Vô sắc. Đại thừa cũng như vậy, chẳng trói buộc theo cõi Dục, chẳng trói buộc theo cõi Sắc, chẳng trói buộc theo cõi Vô sắc.
Như hư không không có tâm mới phát, cũng không có tâm thứ hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. Đại thừa cũng như vậy, không có tâm mới phát, cho đến tâm thứ mười.
Như hư không, không có địa vị Càn-tuệ, Tánh nhân địa, Bát nhân địa, Kiến địa, Bạt địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa. Đại thừa cũng như vậy, không có địa vị Càn-huệ, cho đến không có địa vị Dĩ biện.[1]
Như hư không, không có quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Đại thừa cũng như vậy, không có quả Tu-đà-hoàn, cho đến không có quả A-la-hán.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 75: Mười địa:
                1. Càn huệ địa (vi?kavidarsa?abhumi) có hai: 1. Là Thanh văn. 2. Là Bồ-tát. Hàng Thanh văn chỉ vì cầu Niết-bàn nên siêng năng tinh tấn, trì giới thanh tịnh, kham chịu tu hành hoặc quán Phật tam muội, hoặc quán bất tịnh, hoặc tu từ bi, hoặc quán vô thường v.v… phân biệt nhóm các pháp thiện, bỏ pháp bất thiện, tuy có trí tuệ mà không được nước thiền định thời không thể đắc đạo nên gọi là Càn huệ địa. Còn Bồ-tát thời từ khi mới phát tâm cho đến khi chưa được thuận nhẫn là Càn huệ địa.
                2. Tánh địa (Gotra-bhumi) là hàng Thanh văn tu từ noãn pháp cho đến thế gian đệ nhất pháp; còn hàng Bồ-tát được thuận nhẫn, ưa đắm thật tướng các pháp, không sanh tà kiến, được nước thiền định.
                3. Bát nhơn địa (A??amakabhumi) là tu từ khổ pháp nhẫn cho đến đạo tỷ nhẫn (hoặc gọi đạo loại nhẫn-ND); mười lăm tâm ấy đối với hàng Bồ-tát là vô sanh pháp nhẫn, vào Bồ-tát vị.
                4. Kiến địa (Darsanabhumi) là được thánh quả ban đầu, là quả Tu-đà-hoàn, còn đối với Bồ-tát là địa vị chẳng thoái chuyển.
                5. Bạt địa (Tanubhumi) hoặc là Tu-đà-hoàn, hoặc là Tư-đà-hàm, đoạn được sáu phần phiền não trong chín phần phiền não tư hoặc của cõi Dục; còn đối với Bồ-tát là đã vượt quá địa vị chẳng thoái chuyển cho đến chưa thành Phật, dứt các phiền não và các tập khí khác.
                6. Ly dục địa (Vitaragabhumi) là lìa các phiền não tham dục của cõi Dục, ấy gọi là A-na-hàm; còn đối với Bồ-tát, vì lìa nhân duyên của năm dục, nên được năm thần thông.
                7. Dĩ tác địa (K?tavibhumi) là hàng Thanh văn được tận trí, vô sanh trí, được A-la-hán; còn đối với Bồ-tát là thành tựu Phật địa. 

* Trang 396 *
device

Như hư không, không có địa vị Thanh-văn, không có địa vị Bích-chi Phật, không có địa vị Phật. Đại thừa cũng như vậy, không có địa vị Thanh-văn cho đến không có địa vị Phật. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Như hư không, chẳng phải có sắc, chẳng phải không có sắc, chẳng phải có thể thấy, chẳng phải không thể thấy, chẳng phải có đối ngại, chẳng phải không có đối ngại, chẳng phải hợp chẳng phải tán. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải có sắc, chẳng phải không có sắc, chẳng phải có thể thấy, chẳng phải không thể thấy, chẳng phải có đối ngại, chẳng phải không có đối ngại, chẳng phải hợp, chẳng phải tán. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải vui, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải vui, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không, chẳng phải không, chẳng phải chẳng không, chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải làm, chẳng phải không làm. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải không, 

* Trang 397 *
device

 chẳng phải chẳng không, chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải làm, chẳng phải không làm. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng phải tịch diệt, chẳng phải chẳng tịch diệt, chẳng phải lìa, chẳng phải chẳng lìa. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải tịch diệt, chẳng phải chẳng tịch diệt, chẳng phải lìa, chẳng phải chẳng lìa. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không, chẳng phải tối, chẳng phải sáng. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải tối chẳng phải sáng. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không, chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc. Vì vậy nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Như hư không, chẳng phải có thể nói, chẳng phải không thể nói. Đại thừa cũng như vậy, chẳng phải có thể nói, chẳng phải không thể nói. Vì vậy, nên nói Đại thừa cùng với hư không bình đẳng.
Tu-bồ-đề! Do các nhân duyên ấy, nên nói Đại thừa, cùng với hư không bình đẳng. 

* Trang 398 *
device

LUẬN: Luận giả nói: Tu-bồ-đề tán thán Đại thừa như hư không, Phật liền thuật rộng thành việc ấy: Như hư không, không có mười phương, Đại thừa cũng không có mười phương, cũng không có dài ngắn, vuông tròn, xanh, vàng, đỏ, trắng. Đại thừa cũng như vậy.
Hỏi: Hư không có thể như vậy, là pháp vô vi, không có sắc, không phương hướng, còn Đại thừa là pháp hữu vi, là sắc pháp, đó là bố thí, trì giới v.v... làm sao nói cùng với hư không bình đẳng?
Đáp: Sáu Ba-la-mật có hai thứ là thế gian và xuất thế gian. Thế gian là pháp hữu vi, sắc pháp, chẳng đồng với hư không. Xuất thế gian cùng với như như, pháp tánh, thật tế, hòa hợp với trí tuệ nên giống như hư không. Từ sau khi chứng được Vô sinh pháp nhẫn, không có phân biệt như hư không.
* Lại nữa, như Phật dùng trí vô ngại, quán thật tướng như hư không người khác thời không được như vậy, vì trí tuệ chưa được thanh tịnh rốt ráo.
* Lại nữa, Phật trước sau nói các pháp rốt ráo không, như tướng Vô dư Niết-bàn, như hư không, không nên nghi ngờ. Các pháp khác cũng như vậy, cho đến như hư không chẳng phải nói, chẳng phải chẳng nói cũng như vậy.
Hỏi: Như hư không, nói là không có gì là đủ, cớ sao nói không có các tướng?
Đáp: Bồ-tát mới phát tâm, tâm đắm trước các pháp nhân duyên trong ngoài, vì vậy nên Phật nói như hư không, không có các tướng, Đại thừa cũng như vậy. 

* Trang 399 *
device

KINH: Tu-bồ-đề! Như lời ông nói: Như hư không hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, Đại thừa cũng hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh. Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề! Chúng sinh không có nên biết hư không không có; hư không không có nên biết Đại thừa cũng không có. Vì nhân duyên ấy nên Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sớ sao? Vì chúng sinh, hư không, Đại thừa, các pháp ấy đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa không có nên biết vô số không có; vô số không có nên biết vô lượng không có; vô lượng không có nên biết vô biên không có; vô biên không có nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Vì chúng sinh, hư không, Đại thừa, vô số, vô lượng, vô biên, hết thảy pháp ấy đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã không có, cho đến kẻ biết, kẻ thấy không có, nên biết như như, pháp tánh, thật tế không có; như như, pháp tánh, thật tế không có, nên biết cho đến vô lượng vô biên vô số không có, vô lượng vô biên vô số không có, nên biết hết thảy pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng

* Trang 400 *
device

sinh, vì sao? Vì chúng sinh cho đến kẻ biết, kẻ thấy; thật tế, cho đến vô lượng vô biên vô số, hết thảy pháp ấy đều không thể có được. 
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã không có cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết tánh bất khả tư nghì không có; tánh bất khả tư nghì không có, nên biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có; sắc thọ, tưởng, hành, thức không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết vô số không có; vô số không có, nên biết vô lượng không có; vô lượng không có, nên biết vô biên không có; vô biên không có, nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Nên biết Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến kẻ biết kẻ thấy v.v... hết thảy pháp đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã không có cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết mắt không có; tai, mũi, lưỡi, thân, ý không có; mắt cho đến ý không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết vô số không có; vô số không có, nên biết vô lượng không có; vô lượng không có, nên biết vô biên không có; vô biên không có, nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề!

* Trang 401 *
device

Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Tu-bồ-đề! Ngã cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã không có cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết Thí ba-la-mật không có; Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không có; Bát-nhã ba-la-mật không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết vô lượng vô biên vô số không có; vô lượng vô biên vô số không có, nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Vì ngã, chúng sinh, cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được. 
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã không có cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết “nội không” không có cho đến “vô pháp hữu pháp không” (abhāva-svabhāva-śūnyatā) không có; vô pháp hữu pháp không không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết vô số vô lượng vô biên không có; vô số vô lượng vô biên không có, nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Vì ngã, 

* Trang 402 *
device

chúng sinh, cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã, chúng sinh cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết bốn niệm xứ không có; bốn niệm xứ không có, cho đến mười tám pháp không chung không có; mười tám pháp không chung không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết vô số vô lượng vô biên không có; vô số vô lượng vô biên không có, nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa ấy hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Vì ngã, chúng sinh, cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã, chúng sinh không có, cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết Tánh địa không có, cho đến Dĩ tác địa không có; Dĩ tác địa không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết vô số vô lượng vô biên không có; vô số vô lượng vô biên không có, nên biết hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Vì ngã, chúng sinh, cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được.

* Trang 403 *
device

* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã, chúng sinh, cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết Tu-đà-hoàn không có; Tu-đà-hoàn không có, nên biết Tư-đà-hàm không có; Tư-đà-hàm không có, nên biết A-na-hàm không có; A-na-hàm không có, nên biết A-la-hán không có; A-la-hán không có, nên biết cho đến hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Tu-bồ-đề, vì ngã cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ngã cho đến kẻ biết kẻ thấy không có, nên biết Thanh-văn thừa không có; Thanh-văn thừa không có, nên biết Bích-chi Phật thừa không có; Bích-chi Phật thừa không có, nên biết Phật thừa không có; Phật thừa không có, nên biết người Thanh-văn không có; người Thanh-văn không có, nên biết Tu-đà-hoàn không có; Tu-đà-hoàn không có cho đến Phật không có; Phật không có, nên biết Trí nhất thiết chủng không có; Trí nhất thiết chủng không có, nên biết hư không không có; hư không không có, nên biết Đại thừa không có; Đại thừa không có, nên biết cho đến hết thảy các pháp không có. Vì nhân duyên ấy, Đại thừa hàm thụ vô lượng

* Trang 404 *
device

vô biên vô số chúng sinh, vì sao? Vì ngã cho đến hết thảy các pháp đều không thể có được, ví như, Tu-bồ-đề! Tánh Niết-bàn hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, Đại thừa cũng hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh. Vì nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Như hư không hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh, Đại thừa cũng như vậy, hàm thụ vô lượng vô biên vô số chúng sinh.
LUẬN:  Hỏi: Sao không nói hư không rộng lớn vô biên nên hàm thụ hết thảy vật, mà lại nói hư không không có nên có thể hàm thụ hết thảy chúng sinh, mọi vật, Đại thừa cũng không có?
Đáp: Hiện thấy hư không không có, hết thảy vạn vật đều ở trong đó, vì không có nên có thể hàm thụ.
Hỏi: Tâm tâm số pháp cũng không hình chất, sao không hàm thụ hết thảy vật?
Đáp: Tâm tâm số pháp có tướng giác tri, chẳng phải tướng hàm thụ. Lại không có chỗ ở, hoặc trong hoặc ngoài, hoặc gần hoặc xa, chỉ do tướng phân biệt nên biết có tâm. Pháp hình sắc có chỗ ở, nhân chỗ có sắc nên biết có hư không, do sắc không dung thọ các vật nên biết hư không dung thọ các vật. Sắc với hư không trái nhau, sắc nếu không dung thọ, thời biết hư không dung thọ; như do vô minh nên biết có minh, do khổ nên biết có vui, nhân sắc không có nên nói có hư không, chứ không có tướng riêng.
* Lại nữa, tâm tâm số pháp còn có nghĩa không dung thọ, như tâm tà kiến không dung thọ chánh kiến, tâm chánh 

* Trang 405 *
device

kiến không dung thọ tà kiến. Hư không thời không như vậy, hết thảy đều dung thọ.
* Lại tâm tâm số pháp có tướng sinh diệt, là pháp có thể dứt, còn hư không thời không như vậy. Tâm tâm số pháp và hư không đều đồng vô sắc, vô hình, chứ không được nói hoàn toàn không khác. Vì vậy, nên trong các pháp, chỉ nói hư không có thể dung thọ hết thảy.
Hỏi: Trước tôi hỏi ý không phải vậy! Ý tôi hỏi cớ sao không nói hư không vì vô lượng vô biên có thể dung thọ hết thảy vật, mà lại nói vì không có nên dung thọ hết thảy vật ?
Đáp: Tôi nói hư không không có tự tướng là đối đãi với sắc tướng mà nói hư không; nếu không có tự tướng thời không có hư không, làm sao nói nó vô lượng vô biên!
Hỏi: Ông nói tướng dung thọ, tức là hư không, cớ sao nói không có[1]?
Đáp: Tướng dung thọ tức là không có sắc tướng, chỗ sắc không đến được, gọi là hư không, vì vậy nên không có hư không. Nếu thật có hư không, thời khi chưa có sắc phải không có hư không; nếu chưa có sắc đã có hư không, thời hư không vô tướng, vì sao? Vì chưa có sắc. Nhân sắc nên biết có hư không, có sắc nên liền biết có vô sắc. Nếu trước có sắc, sau có hư không, thời hư không là pháp tạo tác, pháp tạo tác thời không gọi là thường. Nếu có pháp vô tướng là không thể có được, vì vậy nên không có hư không.
Hỏi: Nếu thường có hư không, nhân sắc nên tướng hư không hiện rõ, vậy tướng hiện ra sau ấy ở hư không?
 

[1] Trung luận (中論), quyển 1, Quán lục chủng phẩm đệ ngũ (觀六種品第五), tr. 7b5-8a6: Tướng hư không khi chưa có, thời không có pháp hư không, nếu trước đã có pháp hư không, tức pháp hư không ấy không có tướng. (空相未有時, 則無虛空法, 若先有虛空, 即為是無相. Pháp không có tướng ấy, tìm tất cả mọi nơi đều không có. đối với pháp vô tướng ấy, thời tướng không có chỗ để biểu tướng. (是無相之法, 一切處無有, 於無相法中, 相則無所相); Madhyamaka śāstra, Dhātuparīkṣā: Nākāśaṃ vidyate kiṃcitpūrvamākāśalakṣaṇāt, Alakṣaṇaṃ prasajyeta syātpūrvaṃ yadi lakṣaṇāt (1). Alakṣaṇo na kaścicca bhāvaḥ saṃvidyate kkacit. Asatyalakṣaṇe bhāve kramatāṃ kuha lakṣaṇam. (2)

* Trang 406 *
device

Đáp: Nếu hư không trước không có tướng, sau có tướng cũng không có chỗ ở. Nếu hư không trước có tướng, tướng không có sở tướng; nếu trước không có tướng, tướng cũng không có chỗ ở. Hoặc lìa tướng và vô tướng, vì tướng không có chỗ ở; nếu tướng không có chỗ ở, thời chỗ sở tướng cũng không có; chỗ sở tướng không có, nên tướng cũng không có. Lìa tướng và chỗ tướng ở, thì không còn có pháp. Vì vậy nên hư không không gọi là tướng, không gọi là sở tướng; không gọi là pháp, không gọi là phi pháp; không gọi là có, không gọi là không có. Dứt các ngôn ngữ thời vắng lặng như Vô dư Niết-bàn. Các pháp khác cũng như vậy.
Hỏi: Nếu hết thảy pháp như vậy tức là hư không, cớ sao còn lấy hư không làm ví dụ?
Đáp: Nhân quả các pháp đều là hư dối. Nhân vô minh nên có dối gạt tâm chúng sinh, chúng sinh đắm trước nơi pháp đó mà không đắm trước nơi hư không. Sáu trần dối gạt tâm chúng sinh, hư không tuy cũng dối gạt mà không như vậy, vì vậy nên lấy hư không làm ví dụ; lấy việc thô hiển phá việc vi tế. Như hư không nhân nơi sắc nên chỉ có tên giả, không có pháp nhất định. Chúng sinh cũng như vậy, nhân năm uẩn hòa hợp nên chỉ có tên giả, cũng không có pháp nhất định. Đại thừa cũng như thế, vì chúng sinh không, nên không có Phật, không có Bồ-tát, vì có chúng sinh nên có Phật có Bồ-tát; nếu không có Phật, không có Bồ-tát thời không có Đại thừa. Vì vậy nên Đại thừa hay dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sinh; nếu có pháp thời không thể dung thọ vô

* Trang 407 *
device

lượng chư Phật và đệ tử.
Hỏi: Nếu thật không có hư không, làm sao có thể dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sinh?
Đáp: Vì vậy nên Phật nói vì Đại thừa không có nên vô số không có; vô số không có nên vô lượng cũng không có; vô lượng không có nên vô biên cũng không có; vô biên không có nên hết thảy pháp cũng không có, vì vậy nên có thể dung thọ.
A-tăng-kỳ (Asaṃkhya) là, Tăng-kỳ, Trung Hoa dịch là Số, A dịch là Vô. Chúng sinh và các pháp mỗi mỗi không thể có được biên tế, nên gọi là vô số. Đếm mười phương hư không xa gần không thể có được biên giới của nó, nên gọi là vô số. Phân biệt đếm sáu Ba-la-mật, chủng chủng bố thí, chủng chủng trì giới v.v... không có số lượng, đếm bao nhiêu chúng sinh đã lên xe (Chánh pháp), sẽ lên xe, hiện lên xe, không thể kể hết; ấy gọi là vô số.
* Lại nữa, có người nói bắt đầu đếm chỉ có một, chỉ có một, một một nên nói hai. Như vậy v.v... đều là một, không còn cách đếm khác; nếu đếm là một thời không có số (vô số).
Có người nói: Hết thảy pháp do hòa hợp nên có tên gọi như bánh xe, vành bánh xe, cái tay hoa xe, cái bầu giữa bánh xe hòa hợp nên gọi là xe,[1] không có thật pháp nhất định. Một pháp không có nên nhiều pháp cũng không, vì trước một sau mới nhiều.
* Lại nữa, dùng số đếm sự vật, sự vật không có nên số đếm cũng không có, nên gọi là vô số.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 1: Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có, chứ không có tính biệt lập. Ví như xe, do có càng, nhíp, trục, bánh hòa hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng. Con người cũng như thế, do năm uẩn hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng.

* Trang 408 *
device

Vô lượng là như lấy đấu lường vật, lấy trí tuệ lường các pháp cũng như vậy. Các pháp không, nên vô số, vô số nên vô lượng vô biên, không có thật trí, làm sao biết được định tướng các pháp?
Vô lượng nên vô biên, lượng là tổng tướng, biên là biệt tướng; lượng là tướng đầu, biên là tướng cuối cùng.
* Lại nữa, ngã cho đến kẻ biết kẻ thấy không có nên thật tế cũng không có; thật tế không có nên vô số cũng không có; vô số không có, nên vô lượng cũng không có; vô lượng không có, nên vô biên cũng không có; vô biên không có, nên hết thảy pháp cũng không có. Vì vậy nên hết thảy pháp rốt ráo thanh tịnh. Đại thừa dung thọ được hết thảy chúng sinh và pháp, vì hai việc nhân nhau, nếu không có chúng sinh thời không có pháp, nếu không có pháp thời không có chúng sinh. Trước, tổng tướng nói hết thảy pháp không, sau mỗi mỗi riêng nói các pháp không. Thật tế là diệu pháp sau cùng, nó cũng không có huống gì các pháp khác. Từ tánh bất khả tư lượng cho đến tánh Niết-bàn, cũng như vậy.
KINH: Tu-bồ-đề! Như ông nói, Đại thừa ấy chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở. Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề! Đại thừa ấy chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở, vì sao? Tu-bồ-đề! Vì hết thảy các pháp tướng chẳng động, nên pháp ấy không chỗ đến, không chỗ đi, không chỗ ở, vì sao? Tu-bồ-đề! Vì sắc không từ 

* Trang 409 *
device

đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; thọ, tưởng, hành, thức không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào. Tu-bồ-đề! Sắc pháp không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; thọ, tưởng, hành, thức không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Sắc như không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; thọ, tưởng, hành, thức như, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Sắc tánh không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; thọ, tưởng, hành, thức, tánh, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Sắc tướng, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; thọ, tưởng, hành, thức tướng, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Mắt, pháp mắt, mắt tánh như, mắt tướng, mắt không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; tai, mũi, lưỡi, thân, ý, pháp ý, như ý, tánh ý, tướng ý, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như vậy.

* Trang 410 *
device

Tu-bồ-đề! Địa chủng, pháp địa chủng, như địa chủng, tánh địa chủng, tướng địa chủng, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; nước, lửa, gió, không, thức chủng, pháp thức chủng, như thức chủng, tánh thức chủng, tướng thức chủng, cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Như như, pháp như như, như như, tánh như như, tướng như như, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Thật tế, pháp thật tế, như thật tế, tánh thật tế, tướng thật tế, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Bất khả tư nghì, pháp bất khả tư nghì, như bất khả tư nghì, tánh bất khả tư nghì, tướng bất khả tư nghì, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Bất khả tư nghì, pháp bất khả tư nghì, như bất khả tư nghì, tánh bất khả tư nghì, tướng bất khả tư nghì, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Thí ba-la-mật, pháp Thí ba-la-mật, như Thí ba-la-mật, tánh Thí ba-la-mật, tướng Thí ba-la-mật, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào. Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, pháp Bát-nhã ba-la-mật, như Bát-nhã ba-la-mật, tánh Bát-nhã ba-la-mật, tướng Bát-nhã ba-la-mật, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.

[1] Đại trí độ luận, quyển 1: Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có, chứ không có tính biệt lập. Ví như xe, do có càng, nhíp, trục, bánh hòa hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng. Con người cũng như thế, do năm uẩn hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng.

* Trang 411 *
device

Tu-bồ-đề! Bốn niệm xứ, pháp bốn niệm xứ, như bốn niệm xứ, tánh bốn niệm xứ, tướng bốn niệm xứ, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát, pháp Bồ-tát, như Bồ-tát, tánh Bồ-tát, tướng Bồ-tát, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Phật, pháp Phật, như Phật, tánh Phật, tướng Phật, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, pháp, như, tánh, tướng, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Hữu vi pháp, pháp hữu vi pháp, như hữu vi pháp, tánh hữu vi pháp, tướng hữu vi pháp, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Tu-bồ-đề! Vô vi pháp, pháp vô vi pháp, như vô vi pháp, tánh vô vi pháp, tướng vô vi pháp, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào.
Do nhân duyên ấy, Tu-bồ-đề! Đại thừa không thấy chỗ đến, không thấy chỗ đi, không thấy chỗ ở.
LUẬN:  Luận giả nói: Phật bảo Tu-bồ-đề: Cớ sao ông chỉ tán thán Đại thừa không đến, không đi, không ở? Hết
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 1: Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có, chứ không có tính biệt lập. Ví như xe, do có càng, nhíp, trục, bánh hòa hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng. Con người cũng như thế, do năm uẩn hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng.

* Trang 412 *
device

Hết thảy pháp cũng như vậy, không đến, không đi, không ở, vì thật tướng hết thảy pháp chẳng động.
Hỏi: Các pháp hiện có đến, đi, có thể trông thấy, cớ sao nói tướng nó không động, không đến, không đi?
Đáp: Tướng đến, đi, trước đã phá,[1] nay sẽ nói lại: Trong Phật pháp không có ngã, không có chúng sinh, cho đến không có kẻ biết, kẻ thấy, nên kẻ đến kẻ đi không có; kẻ đến kẻ đi không có, nên tướng đến tướng đi cũng phải không có.
* Lại nữa, trong ba đời tìm tướng đi, không thể có được, vì cớ sao? Vì trong khi đã đi không đi, trong khi chưa đi cũng không đi, lìa đã đi và chưa đi, trong khi đi cũng không đi.[2]
Hỏi: Chỗ có thân động chuyển gọi là đi; trong khi đã đi và chưa đi không thân động chuyển. Vì vậy nên khi đi, thân động chuyển, tức phải có đi?
Đáp: Không phải vậy! Lìa tướng đi, khi đi không thể có được; lìa khi đi, tướng đi không thể có được, làm sao nói khi đi có đi?
* Lại nữa, nếu khi đi có tướng đi, lý đáng lìa tướng đi có khi đi, vì sao? Vì ông nói khi đi có đi?
* Lại nữa, nếu khi đi có đi, thời nên có hai đi: Một là biết khi đi, hai là biết khi đi có đi.[3]
Hỏi: Nếu như vậy thời có lỗi gì ?
Đáp: Nếu như vậy có hai người đi,[4] vì sao? Vì lìa người đi không có tướng đi, nếu lìa người đi khi tướng đi, thì
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 19, chương 29: Giải thích 37 phẩm trợ đạo: Đến nơi thời có thể không, chưa đến nơi thời có thể không, còn hiện tại chỗ đang đi thì phải có đi chứ? ….
[2] Trung luận (Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 1, Quán khứ lai phẩm (觀去來品), tr. 3c8-9: 已去無有去, 未去亦無去, 離已去未去, 去時亦無去; Madhyamaka śāstra, Gatāgataparīkṣā: Gataṃ na gamyate tāvadagataṃ naiva gamyate, gatāgatavinirmuktaṃ gamyamānaṃ na gamyate. (1)
[3] Trung luận (中論), quyển 1, Quán khứ lai phẩm (觀去來品), tr. 13-4a14: Ngay chỗ phát động là có đi, chính trong khi đó có đang đi, chứ không phải khi đã đi và khi chưa đi. Vậy nên biết khi đang đi có đi? (處則有去, 此中有去時, 非已去未去, 是故去時去),  Làm sao chính khi đang đi mà lại có động tác đi; vì nếu tách lìa động tác đi, thì khi đang đi cũng không thể có được (云何於去時, 而當有去法, 若離於去法, 去時不可得), Nếu cho rằng khi đang đi là có đi, người nói như vậy là có lỗi. Vì lìa ngoài động tác đi mà có khi đi, vậy khi đi, đi riêng một mình (若言去時去, 是人則有咎, 離去有去時, 去時獨去故), Nếu cố chấp khi đang đi là có đi, thời có hai thứ đi, thứ nhất là đang đi, thứ hai là đang có đi (若去時有去, 則有二種去, 一謂為去時, 二謂去時去); Madhyamakaśāstra, Gatāgataparīkṣā: Ceṣṭā yatra gatistatra gamyamāne ca sā yataḥ, na gate nāgate ceṣṭā gamyamāne gatistataḥ (2), Gamyamānasya gamanaṃ kathaṃ nāmopapatsyate, gamyamāne dvigamanaṃ yadā naivopapadyate (3), Gamyamānasya gamanaṃ yasya tasya prasajyate, ṛte gatergamyamānaṃ gamyamānaṃ hi gamyate (4), Gamyamānasya gamane prasaktaṃ gamanadvayam, yena tadgamyamānaṃ ca yaccātra gamanaṃ punaḥ. (5)
[4] Trung luận (Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 1, Quán khứ lai phẩm (觀去來品), tr. 4a16-29:
若有二去法 則有二去者 以離於去者 去法不可得.
若離於去者 去法不可得 以無去法故 何得有去者.
去者則不去 不去者不去 離去不去者 無第三去者.; Madhyamakaśāstra, Gatāgataparīkṣā:
Dvau gantārau prasajyete prasakte gamanadvaye,
Gantāraṃ hi tiraskṛtya gamanaṃ nopapadyate. (6)
Gantāraṃ cettiraskṛtya gamanaṃ nopapadyate, 
Gamane’sati gantātha kuta eva bhaviṣyati (7)
Gantā na gacchati tāvadagantā naiva gacchati,
Anyo ganturagantuśca kastṛtīyo hi gacchati. (8)

* Trang 413 *
device

lìa tướng đi không có người đi, thế nên người đi không đi, người không đi cũng không đi; lìa đi và không đi, cũng không có đi. Đến và ở cũng như vậy.
Vì vậy, Phật nói pháp của người phàm phu hư dối không thật, tuy mắt thịt trông thấy không khác loài súc sinh, đều là không thể tin.[1] Thế nên nói các pháp không đến không đi, không ở cũng không động, sao vậy? Như thế gọi là sắc, pháp sắc, như sắc, tánh sắc, tướng sắc.
Sắc là việc của mắt thấy, chưa phân biệt tốt xấu, thật không thật, tướng mình tướng khác; pháp sắc là chỉ vô thường sinh diệt, bất tịnh v.v... Như sắc là sắc do hòa hợp có, như bọt nước không bền chắc, ly tán thời không có, hư ngụy không thật, chỉ dối gạt mắt người. Sắc hiện tại như vậy, sắc quá khứ, vị lai cũng như vậy, như hiện tại lửa nóng, so sánh biết lửa quá khứ vị lai cũng như vậy.
* Lại nữa, như chư Phật quán sắc tướng rốt ráo thanh tịnh không, Bồ-tát cũng nên quán như vầy: Pháp sắc, như sắc, vì sao không giống như chỗ thấy của phàm phu?
- Vì tánh nó tự như vậy.
- Tánh ấy thâm diệu làm sao biết được?
- Do lực của tướng sắc nên biết được. Như lửa lấy khói làm tướng, thấy khói thời biết có lửa. Thấy tướng sắc nay vô thường, phá hoại, khổ não, thô sáp mà biết tánh nó là vậy. Năm pháp ấy[2] không đi không đến không ở, như trước nói. Cho đến vô vi, pháp vô vi; như, tánh, tướng vô vi, không đến không đi không ở cũng như vậy.
 

[1] Trung luận (Madhyamaka-śāstra- 中論), quyển 1, Quán khứ lai phẩm (觀去來品), Thanh Mục giải thích (青目釋), tr. 5a18-21: Hỏi: tuy ông đã dùng nhiều môn phá bỏ đi, đứng và người đứng, song chính mắt thấy có đi, có đứng? Đáp: Những điều của mắt thịt thấy, không thể tin được. Nếu thật sự có đi và có người đi, vì là do một pháp tạo thành hay do hai pháp rạo thành, đều có lỗi; Đại trí độ luận, quyển 30, tr. 282a4-5: Nếu không mắt tuệ, tuy có mắt thịt vẫn là đui. Tuy có mắt mà không  khác súc sanh; Đại trí độ luận, quyển 38, tr. 338a18-20: Nếu mắt thịt (nhục nhãn) thấy được cần gì cầu mắt trời (thiên nhãn)? Nếu như vậy mắt trời, mắt thịt, thánh, phàm không khác nhau. Ông dùng cái thấy đồng nhau từ nhiều đời súc tích, làm sao có thể thấy đời sau?
[2] Năm pháp: Sắc, pháp sắc, như sắc, tánh sắc, tướng sắc.
 

* Trang 414 *
device

KINH: Tu-bồ-đề! Như ông nói, Đại thừa tiền tế (đời trước) không thể có được, hậu tế không thể có được, trung tế không thể có được, thừa ấy ba đời bình đẳng, vì vậy nên gọi là Đại thừa. Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề! Đại thừa ấy tiền tế không thể có được, hậu tế không thể có được, trung tế không thể có được, thừa ấy ba đời bình đẳng, vì vậy nên gọi là Đại thừa, vì sao? Tu-bồ-đề! Đời quá khứ, đời quá khứ không; đời vị lai, đời vị lai không; đời hiện tại, đời hiện tại không; ba đời bình đẳng, ba đời bình đẳng không; Đại thừa, Đại thừa không; Bồ-tát, Bồ-tát không; vì sao? Tu-bồ-đề! Vì Không ấy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải bốn, chẳng phải năm, chẳng phải khác. Vì vậy nên nói ba đời bình đẳng.
Ấy là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát, vì trong thừa ấy tướng đẳng chẳng đẳng không thể có được; nhiễm chẳng nhiễm không thể có được; sân chẳng sân không thể có được; si chẳng si không thể có được; mạn chẳng mạn không thể có được, cho đến hết thảy pháp lành, pháp chẳng lành không thể có được. Trong thừa ấy thường không thể có được, vô thường không thể có được, vui không thể có được, khổ không thể có được, thật không thể có được, không không thể có được; ngã không thể có đươc, vô ngã không thể có được; cõi Dục không thể có 

* Trang 415 *
device

được, cõi Sắc không thể có được, cõi Vô sắc không thể có được; độ cõi Dục không thể có được, độ cõi Sắc không thể có được, độ cõi Vô sắc không thể có được, vì sao? Vì Đại thừa ấy tự pháp không thể có được.
Tu-bồ-đề! Quá khứ sắc, quá khứ sắc không; vị lai, hiện tại sắc, vị lai, hiện tại sắc không; quá khứ thọ, tưởng, hành, thức, quá khứ thọ, tưởng, hành, thức không; vị lai, hiện tại thọ, tưởng, hành, thức; vị lai, hiện tại thọ, tưởng, hành, thức không.
Trong không, sắc quá khứ không thể có được, vì sao? Vì trong không, không cũng không thể có được, huống gì trong không, lại có sắc quá khứ được? Trong không, sắc vị lai hiện tại không thể có được, vì sao? Vì trong không, không cũng không thể có được, huống gì trong không có sắc vị lai hiện tại được.
Trong không, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ không thể có được, vì sao? Vì trong không, không cũng không thể có được, huống gì trong không có thọ, tưởng, hành, thức quá khứ được, trong không, thọ, tưởng, hành, thức vị lai hiện tại không thể có được, vì sao? Vì trong không, không cũng không thể có được, huống gì trong không có thọ, tưởng, hành, thức vị lai, hiện tại được.

 
 
 

* Trang 416 *
device

Tu-bồ-đề! Thí ba-la-mật quá khứ không thể có được, Thí ba-la-mật vị lai không thể có được, Thí ba-la-mật hiện tại không thể có được, trong ba đời bình đẳng Thí ba-la-mật cũng không thể có được, vì sao? Vì trong bình đẳng, đời quá khứ không thể có được, đời vị lai không thể có được, đời hiện tại không thể có được; trong bình đẳng, bình đẳng cũng không thể có được, huống gì trong bình đẳng có đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại được. Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Trong đời quá khứ bốn niệm xứ không thể có được, cho đến trong đời quá khứ mười tám pháp không chung không thể có được. Trong đời vị lai, hiện tại cũng như vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Trong ba đời bình đẳng bốn niệm xứ không thể có được, trong ba đời bình đẳng cho đến mười tám pháp không chung không thể có được, vì sao? Vì trong bình đẳng bốn niệm xứ đời quá khứ không thể có được, trong bình đẳng bốn niệm xứ đời vị lai không thể có được, trong bình đẳng bốn niệm xứ đời hiện tại không thể có được; trong bình đẳng, bình đẳng cũng không thể có được; huống gì trong bình đẳng có bốn niệm xứ đời quá khứ, bốn niệm xứ đời vị lai, hiện tại được. Trong bình đẳng, bình đẳng cũng không thể có 

* Trang 417 *
device

được, huống gì trong bình đẳng có quá khứ cho đến mười tám pháp không chung được; đời vị lai, hiện tại cũng như vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Người phàm phu đời quá khứ không thể có được, người phàm phu đời vị lai hiện tại không thể có được. Trong ba đời bình đẳng, người phàm phu cũng không thể có được, vì sao? Vì chúng sinh không thể có được, cho đến kẻ biết kẻ thấy không thể có được. Thanh-văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát, Phật trong đời quá khứ không thể có được, Thanh-văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát, Phật trong đời vị lai, hiện tại không thể có được. Trong ba đời bình đẳng, Thanh-văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát, Phật không thể có được, vì sao? Vì chúng sinh không thể có được, cho đến kẻ biết kẻ thấy không thể có được.
Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật học tướng ba đời bình đẳng, sẽ đầy đủ Trí nhất thiết chủng, ấy gọi là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát; nghĩa là tướng ba đời bình đẳng.
Bồ-tát ma-ha-tát trú trong thừa ấy vượt trên hết thảy thế gian người, trời, A-tu-la, thành tựu Tát-bà-nhã.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát, vì sao? Vì các Bồ-tát quá khứ nơi thừa ấy học được Trí nhất thiết chủng, các Bồ-tát vị lai cũng 

* Trang 418 *
device

ở nơi thừa ấy học và sẽ được Trí nhất thiết chủng. Bạch đức Thế Tôn! Các Bồ-tát trong mười phương vô lượng vô số thế giới hiện nay cũng ở nơi thừa ấy học được Trí nhất thiết chủng. Vì vậy nên, bạch đức Thế Tôn! Thừa ấy thật là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát.
Phật bảo Tu-bồ-đề! Như vậy, như vậy! Chư Phật quá khứ vị lai, hiện tại nơi Đại thừa ấy học, đã được Trí nhất thiết chủng, sẽ được, nay được.
LUẬN:  Luận giả nói: Tu-bồ-đề lược tán thán Đại thừa ấy tiền tế, hậu tế, trung tế không thể có được, vì ba đời bình đẳng nên gọi là Đại thừa. Nay Phật diễn rộng lời tán thán của Tu-bồ-đề: Ba đời tại sao không thể có được? Đời quá khứ, đời quá khứ không, đời vị lai, đời vị lai không, đời hiện tại, đời hiện tại không, nên không thể có được. Ba đời bình đẳng, bình đẳng là không. Đại thừa, Đại thừa tự không; Bồ-tát, Bồ-tát tự không; ấy là ý nghĩa của tướng không trong ba đời. Tướng ba đời không, như trước đã nói.[1] Trong đây Phật tự nói nhân duyên của không. Nghĩa là không, tướng không, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải bốn, chẳng phải năm v.v..., chẳng khác, chẳng hợp, chẳng tán, không có phân biệt. Thế nên ba đời bình đẳng tướng không, vì không có gì, bình đẳng ấy cũng không.
Bồ-tát hiểu được ba đời bình đẳng như vậy, không cho từ đời vô thỉ lại đây làm mệt chán, không cho đời vị lai vô biên làm khó khăn, ấy là Bồ-tát ba đời bình đẳng, gọi là Đại
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 1.

* Trang 419 *
device

thừa. Trong Đại thừa ấy tướng bình đẳng không thể có được, tướng không bình đẳng cũng không thể có được. Được Tam-muội về ba đời bình đẳng ấy, phá tướng bất bình đẳng. Vì đối đãi, bất bình đẳng nên có đẳng, bất bình đẳng rốt ráo không có nên đẳng cũng không có. Muốn, chẳng muốn, cho đến ba cõi độ ba cõi, là pháp đối đãi cũng như vậy. Trong đây Phật tự nói: Các pháp ấy đều do nhân duyên hòa hợp nên không có tự tánh, tự tánh không có nên không.
* Lại nữa, sắc quá khứ, tướng sắc quá khứ không; vị lai, hiện tại cũng như vậy. Như sắc, bốn uẩn khác cũng như vậy, vì sao? Vì trong không, tướng không không thể có được, huống gì trong không có tướng ba đời năm uẩn được. Bồ-tát quán năm uẩn không, dứt tham dục, đi vào đạo, là Thí ba-la-mật v.v... cũng như năm uẩn, trong ba đời không thể có được, vì ba đời bình đẳng, bình đẳng tức là không. Trong bình đẳng ấy, Thí ba-la-mật không thể có được.
Hỏi: Cớ sao ba đời và trong ba đời bình đẳng, Thí ba-la-mật không thể có được?
Đáp: Trong các pháp bình đẳng không có ba đời, trong bình đẳng, tướng bình đẳng cũng không thể có được, huống gì có ba đời. Năm Ba-la-mật khác cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
* Lại nữa, trong ba đời tướng phàm phu không thể có được, Thanh-văn cho đến Phật cũng không thể có được; vì chúng sinh không vậy. Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật học ba đời bình đẳng không như vậy, nhóm các công đức lành, 

* Trang 420 *
device

liền đầy đủ Trí nhất thiết chủng. Phật nói Bồ-tát trú được ba đời bình đẳng như vậy, thời vượt trên hết thảy thế gian trời, người và A-tu-la.
Khi ấy Tu-bồ-đề, tán thán rằng: Lành thay, lành thay! Đại thừa lợi ích các Bồ-tát, vì sao? Vì các Bồ-tát quá khứ học Đại thừa ấy, được Trí nhất thiết chủng; chưa được, nay được cũng như vậy.
Có người nói: Không có nhân duyên được thanh tịnh, cũng không có nhân duyên nhiễm cấu uế, lớn nhỏ, tốt xấu, trói mở đều do vô chủ đưa đến. Có người nói: Tốt xấu, trói mở, thời tiết đến thì tự được. Có người nói: Phước đức thành tựu nên được Phật đạo.Có người nói: Chỉ được thật trí tuệ thanh tịnh mới được Phật đạo.
Những người nói như vậy đều là phi nhân duyên, ít nhân duyên, Tu-bồ-đề không tán thán. Nay Phật bỏ phi nhân duyên, cũng bỏ nhân duyên, không đầy đủ; mà nói nhân duyên đầy đủ, đó là sáu Ba-la-mật, ba đời Bồ-tát học thừa ấy đầy đủ, được thành Phật đạo. Phật cũng được Tu-bồ-đề tán thán nói: Lành thay! Lành thay!
(Hết cuốn 51 theo bản Hán)
 
 
____________
 

* Trang 421 *
device

Xem mục lục