Tin Tức (680)


TỰ GIÁC GIÁC THA CHÁNH BÁO Y BÁO

736

_Thầy dạy, tự giác bao nhiêu thì giác tha bấy nhiêu, vậy hai cái nó đồng bộ phải không thưa thầy?
_Thì nó cùng đồng bộ, nói đơn giản là mình tụng kinh chẳng hạn, đâu phải mình nghe một mình mình đâu, ít ra những người chung quanh cùng nghe, ngoài đó hàng xóm cùng nghe. Biết đâu, mấy anh ma gì đó anh tới anh nghe thì sao? Mình tụng cái tiếng mình nó thanh tịnh quá đến độ, chư thiên cũng nghe rồi sao, bởi vì rất nhiều người nói là tụng chú Lăng Nghiêm nhiều khi nghe mùi thơm, nhiều khi chư thiên đi qua thấy chỗ này đứng lại hưởng một chút.
Thành ra mình sống trong cõi giới vật chất, mình thấy là nó ngăn ngại tùm lum túa lua hết, nhưng mà anh sống trong một cảnh giới tinh thần anh sẽ thấy tư tưởng mình nó đi xa lắm, hầu như nó không có ngăn ngại. Bởi vậy mình mới tụng kinh Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà la ni, cái tâm đại bi là nó vô ngại, kêu là Vô Ngại Đại Bi Tâm. Chớ mình tưởng cái đại bi nó phóng ra tới cây quạt đó thôi sao được. Rồi mình nhờ cái chú đó nó triển khai cái tâm đại bi của mình tới mức độ nó thành vô ngại, thành ra tự giác và giác tha nó đi liền, mà khi nào anh thấy cái đó là anh hết làm biếng, phải hông? Bởi vì trách nhiệm mình lớn lắm, ngay cả một ý nghĩ của mình, nếu mình phóng ra một ý nghĩ tốt thì y như cả pháp giới chúng sanh đều ý nghĩ tốt đó hết, còn ý nghĩ tầm bậy, thì thế giới này nó ô nhiễm. Nó cũng giống như cái mùi, ở đây tôi đốt một cây hương nó thơm thì cả phòng này, thậm chí ở dưới kia nó cũng thơm nữa, phải hông? Mặc dầu cái hương có chút xíu chớ mấy, nếu tôi bỏ cái mùi gì nó thúi thì cả phòng này thúi, phải lo đi tìm thủ phạm của cái này, dầu nó chiếm một diện tích quá nhỏ, phải hông? Đó là vật chất, huống gì cái tâm cúng dường của mình, cái tâm thanh tịnh của mình, nó còn mạnh hơn nữa, mình coi thường mình quá, mình cứ nghĩ là cái tư tưởng mình không ra sao hết. Sáng nào cũng tụng là: nguyện pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo, nhưng mà mình thấy chúng sanh của mình đâu có lao xao mấy mạng ở chung quanh mình đây. Nhưng càng lên cao, càng đạt tới tánh Không chừng nào, bởi vì tánh Không là nó vô ngại, nó không bị ngăn ngại bởi bất kỳ cái gì hết, vì nó là nền tảng của tất cả mọi hình tướng, cho nên nó không ngăn ngại, càng đạt tánh Không nhiều chừng nào, càng không ngăn ngại chừng đó. Ví dụ: mình thấy sóng làm sao ngăn ngại đại dương, bởi vì sóng đó cũng là đại dương thôi. Nước đó không những nó là đại dương mà nó xuyên qua tất cả mọi sóng, phải hông? Nước của đại dương nó xuyên qua tất cả mọi sóng, bởi vì sóng làm ra từ nước của đại dương, chớ không phải sóng làm ra từ lửa hay từ món khác.

_Con bạch thầy, thầy dạy tự giác tới đâu thì giác tha tới đó, nếu chưa thấy được tự giác thì có nên giác tha không?
_Cái giác tha của mình nếu như tự giác mình yếu, thì giác tha là làm điều thiện, nó nghiêng về phước nhiều hơn. Ví dụ mình giác tha chưa được thì mình bố thí hay gì gì đó, còn cái ông giác tha nhiều ông bố thí kèm cái tâm của ông trong đó nữa, thành ra bố thí của ông nó trở thành nhiều, y như trong kinh Kim Cương nó gọi là gì đó: bố thí mà không trụ tướng thì phước báu không sánh kể.

_Thưa thầy, tự giác giác tha hữu hạn, mình thực hành để thấy được tự giác giác tha vô hạn, thấy được cái kia nó lợi hại hơn chớ thầy?
_Thì thấy được cái kia nó lợi hại hơn nhưng mà chính cái hữu hạn đó nó chứng minh được cái vô hạn của mình đó, phải hông? Nên nhớ cái vô hạn mình nói thì dễ lắm, nhưng mà chính cái hữu hạn nó chứng minh mình có vô hạn hay không? Như thầy nói hồi nãy đó, thầy không có sân, thầy không có tự có tha gì hết, nhưng mà thằng cha nào nó bộp tay mình, mình nổi điên lên liền, thì chính cái hữu hạn thằng đó nó bộp tay mình, nó mới chứng minh mình vô hạn tới đâu. Thành ra cái vấn đề là vậy đó, bởi vậy chính khi bắt đầu tu là mình nhắm vô cái tánh chớ gì, phải hông? Cái tướng là vô thường, nhưng mà nên nhớ, khi anh nhắm cái tánh đó, chính những cái tướng nó chứng minh cho mình, đừng có coi thường nó, nó vô thường nhưng nó chứng minh cho mình, chớ thầy nhiều khi ổng thấy cúng dường đồ cho ông, ông chứng minh dễ lắm, nhưng mà chính những cái tướng thì nó chứng minh cho mình, rất đơn giản, phải hông?

_Khi người thực hành để thấy ra như thầy dạy, thấy được cái tâm sự chung đó, rồi khi được cái tâm sự chung rồi thì những cái kia, nó làm cho mình có độ sắc bén hơn.
_Thì đó, nó giúp ích mình, mình làm cho độ sắc bén hơn, nhưng chính cái tự và tha tuyệt đối, chính mình đạt tới cái tự tha tuyệt đối là cái tánh đó đó, phải hông? Chính lúc đó mình cần cái tướng để mà thử nghiệm, là cái tánh mình cỡ nào.
Tu hành là phải vậy thôi, ông nào cũng nhắm tới tự tha là chung hết, là tuyệt đối hết nhưng mà thầy nói vậy đó, khi mình đi trên con đường tự tha tuyệt đối đó, chính cái tự tha tương đối này nó mới giúp ích cho mình, để mà mình tu hành tiếp tục, thầy hay nói rất rõ ràng thí dụ như là: chính cái y báo nó cho mình biết cái chánh báo, phải hông? Cái chánh báo là cái tu hành của mình, cái tự tha tuyệt đối của mình, mà mình chưa tuyệt đối đâu, bằng cớ cái y báo của mình nó chưa tuyệt đối, cái chân lý tuyệt đối nó phải được chứng mình bằng cái chân lý tương đối.
Những vị hồi xưa họ nói là chính khi anh đạt cái tuyệt đối đó rồi, anh đạt tới nhưng mà nó chưa hoàn thiện thì chính lúc đó, khổ hạnh nó mới như vàng ròng được, chớ còn mình nói: tôi tự tha nó tuyệt đối lắm nhưng mà tôi ra ngoài đó mới nắng một chút là tôi khó chịu, tôi bắt đầu muốn chửi thề rồi. Trời sao bữa nay nó nóng dữ vậy, hay là do thằng nào đốt pháo đốt lửa gì đó. Đó, nó bắt đầu sinh sự ra liền, thành ra cái chân lý tuyệt đối nó phải nhờ cái chân lý tương đối để mà nó kiểm nghiệm lại.
Thầy nói rất rõ ràng, Phật giáo nó khoa học lắm, y báo của anh như thế nào điều đó chứng tỏ chánh báo anh như thế đó. Ví dụ hoàn cảnh của thầy, sao mấy vị thuyết pháp là có mấy trăm người nghe mà mình thuyết pháp đâu có mấy chục người, chẳng ai biết mình, bởi cái y báo của mình tu hành mới có cỡ đó thôi. Ví dụ: anh nói anh là đai gia, anh thuộc loại tỷ đô la, tôi dòm cái xe anh, tôi dòm khu vườn của anh không ai cắt cỏ hết thì đại gia sao nổi.
Cái chánh báo, sự tu hành của mình, cái tuyệt đối không tự không tha, nó sẽ biểu lộ ra cái không tự không tha ở ngoài, mình nói là vô ngại, nhưng mà ở ngoài nó thấy mình nó vẫn ngăn ngại. Thành ra, qua đó mình thấy cái chánh báo của mình không tự không tha đó, nó vẫn còn giới hạn, chính chân lý tuyệt đối nó được kiểm nghiệm bằng chân lý tương đối, chớ đừng có coi cái chân lý tương đối là thứ bỏ đâu. Chân lý tương đối nó là vô thường, đúng, nhưng mà nó là cái kiểm nghiệm đó. Chính cái đất nước lửa gió này, chính cái sắc thọ tưởng hành thức này, nó kiểm nghiệm được là anh như thế nào?
Bởi vậy đức Phật được xưng là thầy của trời người là vậy. Trong đó không những người kiểm nghiệm thôi, còn trời kiểm nghiệm nữa, mấy ông Đế Thích xuống kiểm nghiệm nữa.
Khi đức Phật giác ngộ, cả ba cõi này nó đều sáng ra hay sao, có chấn động hay sao mà người ta đều biết hết, còn mình ngộ một cú chẳng thấy ai để ý hết, mình cũng nói mình thấp hương được rồi, nhưng cái hương của mình nó chưa bay xa nổi.
Để ý, những vị Bồ tát như ngài Duy Ma Cật chẳng hạn, mình thấy cái y báo của ngài nó đầy đủ lắm, ngài nổi tiếng còn hơn mấy vị thánh đệ tử của đức Phật nữa, chánh báo của ông, cái trí huệ của ông nó kinh lắm. Tự nhiên nó nổi tiếng chớ ông đâu có nói Tu Bồ Đề thua tôi là nó để yên cho ông đâu, người ta kêu công an bắt à. Mình thấy rõ ràng ngài nổi tiếng, thành ra mình thấy vị Bồ tát hay được vang danh khắp là vậy. Ở đời ông nào tài ba, thì danh tiếng khắp, thì trong đạo cũng vậy, nó cái y báo tu hành cở nào nó vang danh.
Bây giờ thầy nói thầy dạy đàn giỏi trong nhóm mười ông của thành phố này, nhưng mà không thấy ai vô đây học thì biết ông này xạo! Đơn giản vậy thôi.
Chính cái hoàn cảnh của mình cái y báo nó kiểm nghiệm cái chánh báo.
Mình để ý ngươi giao du với mình cũng nói lên mình cở nào. Mình là dân nhậu nhất miền Tây thì dân nhậu tới ào ào, còn mình là người quyền thế, thì dân quyền thế tới. Mình cứ dòm y báo của mình mình thấy chánh báo mình tu tới đâu.
Người tu càng cao thì ba cái đó nó rút lại thành viên ngọc như ý, trong kinh Pháp Hoa, Long Nữ dâng viên ngọc cho ngài Văn Thù, tức khắc thành Phật liền, bởi vì: tự giác giác tha giác hạnh viên mãn trong một hành động thôi.
Trong một hành động thôi, phải hông?
Đức Phật là vậy, nhiều khi ngài chỉ đưa một ngón tay lên mà thiên hạ đắc quả tùm lum hết.
Bởi vì tự giác giác tha giác hạnh viên mãn trong chỉ một hành động.

Tánh Hải Kính ghi

736

Hải Phòng khởi động mùa Vu lan báo hiếu mẹ cha

Hải Phòng khởi động mùa Vu lan báo hiếu mẹ cha(Dân trí) - Ngày 7/8, tại chùa Hang - TX Đồ Sơn, Đại đức Thích Giác Hiệu đã cùng chư tôn đức

14,086
Đạo đức, sức khỏe, và việc kéo dài tuổi thọ

Đạo đức, sức khỏe, và việc kéo dài tuổi thọĐạo đức, sức khỏe, và việc kéo dài tuổi thọ có mối quan hệ như thế nào ? Thiền sư nổi tiếng Trung

19,474
Cây sả

Cây sảSả, Sả chanh hay Cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Cỏ cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều.

22,865
BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN

BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN   Bài Giảng Cuối Tuần[Xin khởi động như sau:] “Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng

16,915
Bồ-Tát Đạo

Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát ĐạoĐại sư Ngulchu Thogme Zangpo (Vô Trước) Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát          Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư

17,694
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,382
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,802
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,709
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,496
Chùa Việt
Sách Đọc